1. Tính cấp thiết của đề tài .
Huyện chiêm hoá là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang.Đây là một huyên có nhiều đặc thù và là huyện có nhiều tài nguyên phong phú và vị trí quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội. Huyện Chiêm Hoá đã có những bước tiến dài và có những thành tựu nổi bật đặc biệt là đời sống nhân dân được nâng cao, công bằng xã hội được duy trì ổn định ,.
Tuy nhiên do quá trình phát triển kinh tế cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định như: nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc mang nặng dấu ấn của nền kinh tế tự nhiên, năng suất cây trồng vật nuôi, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp- cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng sản xuất dịch vụ thấp, các nhu cầu cần thiết cho đời sống nhân dân chưa được đảm bảo, văn hóa- xã hội chưa phát triển, trình độ dân trí thấp. Đúng như nhận định nghị quyết trung ương 5 (khoá VII) : cơ chế quản lý chính sách của nhà nước để phát triển chưa phù hợp, lợi ích của người lao động chưa được đảm bảo, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chưa thoát khỏi độc canh và thuần nông, chăn nuôi chưa phát triển manh, lâm nghiệp nặng về khai thác để lại hậu quả năng nề (lũ lụt) rừng trồng và bảo vệ rừng chưa thành ngành kinh doanh làm giàu cho người lao động công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ nông thôn chưa phát triển, các ngành công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải, thương nghiệp dịch vụ chuyển hướng chậm . Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các xã vùng sâu vùng xa. Vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện thì chúng ta thấy qua quá trình phát triển huyện Chiêm Hoá còn gặp nhiều khó khăn, nên vấn đề phát triên kinh tế - xã hội trở nên hết sức cấp thiết và đặc biệt quan tâm hơn để góp phần cải thiện mức sống của nhân dân ,giảm mức nghèo đói, chính vì những lẽ đó mà em tiến hành chọn nghiên cứu đề tài : "Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang". Đây là vấn đề có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học với những vấn đề thực tiễn, cấp bách đang được đặt ra trong phát triển kinh tế Tuyên Quang nói chung và huyên Chiêm Hoá nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài :
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và phương pháp luận để xem xét đánh giá vấn đề phát triển kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá.
Phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Từ đó rút ra những mặt đạt được, những mặt hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra những phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất, thực trạng đời sống của dân cư, điều kiệt sản xuất và phương hướng phát triển sản xuât ở huyện Chiêm Hoá.
4.Phương pháp nghiên cứu :
Để đảm bảo mục đích nghiên cứu nêu trên của đề tài tập trung áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-Dùng phương pháp duy vật biện chứng để xem xét vận động của sự vật trong mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau.
-Dùng các phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích,.Nhằm xem xét đối tượng nghiên cứu một cách toàn vẹn và trong trạng thái động .
5. Kết cấu của đề tài :
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo trong nông thôn.
Chương II: Thực trạng đói nghèo và xoá đói giảm nghèo trong nông thôn huyện Chiêm Hoá .
Chương III: Phương hướng và những giải pháp cơ bản thúc đẩy kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá.
126 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2558 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .
Huyện chiêm hoá là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang.Đây là một huyên có nhiều đặc thù và là huyện có nhiều tài nguyên phong phú và vị trí quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội. Huyện Chiêm Hoá đã có những bước tiến dài và có những thành tựu nổi bật đặc biệt là đời sống nhân dân được nâng cao, công bằng xã hội được duy trì ổn định ,...
Tuy nhiên do quá trình phát triển kinh tế cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định như: nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc mang nặng dấu ấn của nền kinh tế tự nhiên, năng suất cây trồng vật nuôi, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp- cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng sản xuất dịch vụ thấp, các nhu cầu cần thiết cho đời sống nhân dân chưa được đảm bảo, văn hóa- xã hội chưa phát triển, trình độ dân trí thấp. Đúng như nhận định nghị quyết trung ương 5 (khoá VII) : cơ chế quản lý chính sách của nhà nước để phát triển chưa phù hợp, lợi ích của người lao động chưa được đảm bảo, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chưa thoát khỏi độc canh và thuần nông, chăn nuôi chưa phát triển manh, lâm nghiệp nặng về khai thác để lại hậu quả năng nề (lũ lụt) rừng trồng và bảo vệ rừng chưa thành ngành kinh doanh làm giàu cho người lao động công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ nông thôn chưa phát triển, các ngành công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải, thương nghiệp dịch vụ chuyển hướng chậm . Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các xã vùng sâu vùng xa. Vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện thì chúng ta thấy qua quá trình phát triển huyện Chiêm Hoá còn gặp nhiều khó khăn, nên vấn đề phát triên kinh tế - xã hội trở nên hết sức cấp thiết và đặc biệt quan tâm hơn để góp phần cải thiện mức sống của nhân dân ,giảm mức nghèo đói, chính vì những lẽ đó mà em tiến hành chọn nghiên cứu đề tài : "Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang". Đây là vấn đề có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học với những vấn đề thực tiễn, cấp bách đang được đặt ra trong phát triển kinh tế Tuyên Quang nói chung và huyên Chiêm Hoá nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài :
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và phương pháp luận để xem xét đánh giá vấn đề phát triển kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá.
Phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Từ đó rút ra những mặt đạt được, những mặt hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra những phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất, thực trạng đời sống của dân cư, điều kiệt sản xuất và phương hướng phát triển sản xuât ở huyện Chiêm Hoá.
4.Phương pháp nghiên cứu :
Để đảm bảo mục đích nghiên cứu nêu trên của đề tài tập trung áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-Dùng phương pháp duy vật biện chứng để xem xét vận động của sự vật trong mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau.
-Dùng các phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích,.....Nhằm xem xét đối tượng nghiên cứu một cách toàn vẹn và trong trạng thái động .
5. Kết cấu của đề tài :
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo trong nông thôn.
Chương II: Thực trạng đói nghèo và xoá đói giảm nghèo trong nông thôn huyện Chiêm Hoá .
Chương III: Phương hướng và những giải pháp cơ bản thúc đẩy kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá.
Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo :PGS.TS. Hoàng Việt và sự nỗ lực của bản thân, luận văn đã được hoàn thành. Tuy nhiên do khả năng có hạn, thời gian thực tập ngắn nên chắc chắn luận văn còn nhiều hạn chế, em mong được sự góp ý thêm của các thầy, Cô giáo và các bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dấn : PGS.TS. Hoàng Việt và các thầy cô giáo trong khoa KTNN-PTNT trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG NÔNG THÔN
1. Quan niệm và tiêu chí xác đinh đói nghèo
1.1 Quan niệm về đói nghèo
Xã hội loài người đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trình độ sản xuất quy đinh. Bằng lao động sản xuât con người khai thác thiên nhiên để tạo ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở, và những nhu cầu khác. Năng suất lao động ngày càng tăng thì của cải ngày càng nhiều, các nhu cầu sống được đáp ứng đầy đủ hơn; trái lại năng s1uất lao động thấp, của cải vât chất thu được ít, con người rơi vào cảnh đói nghèo. Đói nghèo không chỉ xuất hiện và tồn tại dưới chế độ công xã nguyên thuỷ, chế độ chiếm hữu nô lệ,chế độ phong kiến với trình độ lực lượng sản xuất kém phát triển mà ngay trong thời đại ngày nay với công cuộc cách mang khoa học hiện đại, với lực lượng sản xuất cao trưa từng thấy, trong từng quốc gia kể cả các quốc gia đã phát triển nhất trên thế giới, đói nghèo vẫn tồn tại một cách hiển nhiên. Do đó loài người đã phải luôn tìm mọi cách để nâng cao trình độ sản xuất của mình, nâng cao đời sống của nhân dân ..... Đối với nước ta Bác Hồ đã từng nói: "Đảng và Nhà nước vừa lo những việc lớn như đổi nền kinh tế văn hoá tiên tiến, vừa đồng thời quan tâm đến những việc nhỏ như, tương, cà, mắm muối cấn thiết cho đời sống hàng ngày của nhân dân".
Đói nghèo là một vấn đề nóng bỏng và nhức nhối, nó được các giới nghiên cứu, cơ quan hoạch định chính sách của nhiều quốc gia quan tâm nghiên để tìm ra những nguyên nhân của đói nghèo và xác định các biện pháp xoá đói giảm nghèo.
Tại các hội nghị bàn về giảm đói nghèo khu vực Châu á thái Bình Dương do ESCAP tổ chức ở Băng Kôk Thái Lan tháng 9 năm 1993 đã đưa ra khái niệm và định nghiã đói nghèo như sau:
"Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương".
Theo PGS - PTS Đỗ Nguyên Phương thì đói nghèo được nghiên cứu như sau: "Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư có điều kiện thoả mãn một phần các nhu cầu tối thiều, cơ bản của cuộc sống và có mức thu nhập thấp hơn mức trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện".
Trên cơ sở nhất trí với quan điểm xem xét vấn đề nghèo đói của tổ chức Liên Hợp Quốc, Ngân hàng châu á đã đánh giá về thực trạng nghèo đói và đã đưa ra 2 khái niệm nghèo đói là: Nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối. Nghèo tương đối là tình trạng thu nhập không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu, chỉ duy trì cuộc sống cơ thể con người. Nghèo tuyệt đối là tình trạng thu nhập thấp không có khả năng đạt tới mưc sống tối thiểu tại một thời điểm nào đó.
Theo uỷ ban kinh tế xã hội khu vưc châu Á thái bình Dương (ESCAP) thì "sự thiếu thốn của cải trong mỗi quan hệ với nhu cầu thiết yếu của con người được xem là nghèo khổ tuyệt đối. Còn khi xem xét thực trạng mức sống và vị trí ( về kinh tế - xã hội ) các nhóm hoặc cá nhân khác ở phương diện mức độ tiêu thụ và thu nhập của họ sẽ cho ta hình dung được về khèo khổ tương đối "
Ở nước ta, Bộ lao động thương Binh - xã hội đã đưa ra định nghĩa về hai loại đói nghèo như sau: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
- Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có thu nhập thấp không đủ khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu chỉ để duy trì cuộc sống .
- Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu nhập thấp không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt xã hội ở một thời điểm nào đó.
Nhưng hiện nay ở Việt Nam, bên cạnh khái niệm "nghèo " còn sử dụng khái niệm "đói "để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân cư ."nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu không thoả mãn các nhu cầu ăn, mặc, ở, ytế, giáo dục, đi lại giao tiếp; và "đói" là một tình trạng một bộ phận có mức sống dưới mức tối thiểu cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thu nhập không đảm bảo duy trì cuộc sống.
Tuỳ thuộc vào khả năng đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm để duy trì cuộc sống trong năm, Việt nam còn phân hộ đói ra thành hai nhóm là: hộ thiếu đói và hộ đói gay gắt để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Ngoài khái niệm hộ nghèo, hộ đói, việt Nam còn sử dụng khái niệm "vùng nghèo, xã nghèo" là nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều và mức sống dân cư thấp hơn nhiều so với mức sống chung của cả nước.
Tình trạng phổ biên của vùng nghèo là các điểu kiện tự nhiên không thuận lợi (đất xấu, thiên tai thường xuyên), kết cấu hạ tầng kém phát triển.
1.2 Tiêu chí xác định ranh giới đói nghèo.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta và hiện trạng đời sống trung bình phổ biến của dân cư hiện nay, có thể xác lập các chỉ tiêu đánh giá về đói nghèo theo mấy chỉ tiêu sau đây: thu nhập, nhà ở và tiện nghi sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn.
Chuẩn mức nghèo đói do bộ lao động thương binh xã hội đề ra năm 1993 như bảng sau:
- Theo tiêu chí cũ
Mức đói nghèo
Chuẩn mực
Năng lượng bình quân
Nghèo tuỵêt đối
< 15 kg gạo / người / tháng
< 1765 kcalo/ ngày
Nghèo tương đối
< mức TB của địa phương
Thiếu đói kinh niên
< 12 kg gạo / người / tháng
< 1412 kcalo /ngày
Đói gay gắt kinh niên
< 8 kg gạo / người / tháng
< 943 kcalo/ ngày
Nghèo khổ được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Xét điều kiện sống của người giầu và người nghèo ta thấy: ngưòi giàu thường được ở trong những ngôi nhà sang trọng, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, công cụ lao động hoàn thiện, hiện đại hơn, thể lực cường tráng, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, con cái được học hành tử tế... ngược lại những người nghèo khổ phải chịu điều kiện ăn, ở, tồi tàn, nhà cửa dột nát, xiêu vẹo phương tiện sinh hoạt thiếu thốn, cũ kỹ, công cụ lao động thô sơ, lạc hậu, thể trọng gầy yếu, tác phong châm chạp, tâm tư buồn bã, con cái thường nghỉ học sớm hoặc không có điều kiện để theo học.
- Theo tiêu chí mới
Sự phân hoá giàu nghèo được xem xét trên nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Cụ thể hơn, có thể xem xét sự phân hoá giàu nghèo ở các khu vực khác nhau giữa các tầng lớp dân cư và các vùng theo các lĩnh vực cụ thể như:
+ Sự khác nhau về sở hữu / chiếm hữu tư liệu sản xuất
+ Sự chêng lệch về thu nhập / mức sống và việc làm
+ Sự khác nhau về sở hữu / sử dụng các tài sản như nhà ở, các phương tiện trong cuộc sống và sinh hoạt.
+ Sự khác nhau về khả năng và hưởng thụ các thành quả phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ( như y tế, giáo dục, giải trí...).
+ Sự phân biệt về chính tri, tức là khả năng và điều kiện tham gia vào hệ thống chính trị và các quyền chính trị cơ bản.
Sau đây là tiêu chí đánh giá sự nghèo đói của một số cơ quan khác nhau:
* Theo tiêu chí của liên hợp quốc: theo chuẩn mực đánh của liên hợp quốc, ở các nức đang phát triển nói chung, những người có mức thu nhập dưới 1 USD / ngày là thuộc mức nghèo khổ tuyệt đối.
* Theo tiêu chí của ngân hàng thế giới: các nhà kinh tế ngân hàng thế giới đã đề xuất một mức chuẩn quốc tế dựa trên cơ sở tiêu chuẩn Ấn Độ. Theo đó ranh giới đói nghèo là mức thu nhập cần thiết để có mức cung cấp hàng ngày 2250 kcalo / người vào năm 1995.
* Theo tiêu chí của tổng cục thống kê: năm 1994 các chỉ tiêu đựơc áp dụng cụ thể như sau:
Các hộ gia đình
TNBQ
Nghèo ở nông thôn
< 50.000 đồng / người / tháng
Cực nghèo ở nông thôn
< 25.210 đồng/ người / tháng
Nghèo ở thành thị
< 70.000 đồng / người / tháng
Cực nghèo ở thành thị
< 42.140 đồng / ngưòi / tháng
Theo cách tính này, năm 1993 ở nước ta có 20% hộ nghèo và 4,4% hộ cực nghèo.
* Theo tiêu chí của Bộ lao động thương binh xã hội : theo thông báo số
1751/ LĐ- XH của Bộ lao động - thương binh xã hội ngày 20/5/1997, chuẩn mực đối với hộ nghèo đói ở nước ta như sau:
+ Hộ đói: là hộ có TNBQ < 13 kg gạo ( 45.000 đồng) / người/ tháng.
+ Hộ nghèo có TNBQ < 15 kg gạo ( 55.000 đồng ) / người / tháng.
Đối với khu vực nông thôn, vùng núi và hải đảo.
+ Hộ nghèo đối với khu vực nông thôn vùng đồng bằng, trung du có mức
TNBQ < 20 kg gạo (90.000 đồng) / người / tháng .
+ Hộ nghèo đối với khu vực thành thị có mức
TNBQ < 25 kg gạo (90.000 đồng) / người / tháng.
* Theo tiêu chí mới của tỏng cục thống kê năm 2000 chuẩn mực đói nghèo của nước ta như sau:
Các hộ gia đình
TNBQ
Nghèo ở các vùng hải đảo và vùng núi nông thôn
<= 80.000 đồng / ngưòi /tháng
Nghèo ở vùng đồng bằng nông thôn
<= 100.000 đồng / người / tháng
Nghèo ở khu vực thành thị
<= 150.000 đồng / người / tháng
Nghiên cứu các chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta cũng cần đề cập sự khác biệt giữa các nhóm dân cư về sở hữu / chiếm hữu tư liệu sản xuất, về sở hữu các tài sản, phương tiện phục vụ đời sống vật chất và tinh thần, về khả năng và điều kiện hưởng thụ của các thành quả phát triển trên các lĩnh vực văn hoá xã hội ( y tế, giáo dục, vui chơi giải trí) khả nằng hội nhập với cộng đồng trong quá trình phát triển.
2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tác động đến đói nghèo trong nông thôn.
2.1 Một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng nghèo khó đó là trình độ học vấn thấp, việc làm chủ yếu trong khu vực nông nghiệp với việc làm không ổn định.
Những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu cầu tối thiểu và do vậy không có điều kiện dể nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái,... ảnh hưởng không nhỏ đến thế hệ hiện tại và cả thế hệ trong tương lai.
Người nghèo có trình độ học vấn thấp khoảng 90% những người nghèo là những người chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Kết quả điều tra mức sống cho thấy trong số người nghèo, tỷ lệ số người chưa bao giờ được đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiế 39%, phổ thông có sở chiếm 37%.Tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ giáo dục tăng lên, 80%số người nghèo làm các công việc trong nông nghiệp có mức độ thu nhập rất thấp.Trình độ học vấn thấp, hạn chế nên khả năng kiếm việc làm trong khu vực, trong các nghành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn.
2.2 Các nguyên nhân về dân số .
Quy mô hộ gia đình là "mẫu số" quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ đông con vừa là hệ quả của đói nghèo. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao, đông con là một trong những đặc điểm của các hộ gia đình nghèo. Năm 1998, số con bình quân /phụ nữ của nhóm 20% nghèo nhất là 3,5 con so với mức 2,1 con của nhóm 20% giàu nhất. Quy mô hộ gia đình lớn làm cho tỷ lệ phụ thuộc cao. Tỷ lệ phụ thuộc của nhóm nghèo nhất là 0,95 so với 0,37 của nhóm giàu nhất .
Một trong những nguyên nhân tỷ lệ sinh cao trong các hộ nghèo là do hộ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khoẻ sinh sản, tỷ lệ phụ nữ nghèo đặt vòng chánh thai thấp độ hiểu biết của phụ nữ nghèo về an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói và sức khoẻ sinh sản và tăng nhân khẩu còn hạn chế .
Tỷ lệ phụ nữ cao trong các hộ nghèo còn có nghĩa là nguồn lực về lao động rất thiếu, và đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của hộ.
2.3 Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn .
Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thiếu nguồn nhân lực, người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì họ không thể đầu tư vào nguồn nhân lực của họ. Ngược lại, nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói.
Các hộ nghèo có rất ít đất đai, và tình trạng không có đất của họ có xu hướng tăng lên. Đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc đảm bảo an ninh lương thực của người nghèo cũng như khả năng đa dạng hoá sản xuất, để hướng tới sản xuất các loại cây trồng có giá trị cao hơn. Đa số người nghèo lựa chọn phương án tự cung, tự cấp, họ vẫn dữ các phương thức sản xuất truyền thống với giá trị thấp, thiếu cơ hội thực hiện các phương án mang lại lợi nhuận cao hơn. Do vẫn theo phương pháp sản xuất truyền thống nên giá trị sản phẩm và năng suất thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường và vì vậy đã đưa họ vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó.
Bên cạnh đó, đại đa số người nghèo không có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, phòng dịch bệnh, tiếp cận các nguồn nước, hệ thống thuỷ lợi, giống mới, phân bón, thị trường….. các yếu tố này góp phần làm tăng nguồn lực đầu vào cũng như của cải đầu ra của họ.
Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cân các nguồn tín dụng là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với sản xuất. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, đưa công nghệ mới, thay đổi giống, chất lượng cao…Mặc dù trong khuôn khổ dự án tín dụng cho người nghèo thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia, khả năng tiếp cận tín dụng đã tăng lên rất nhiều, song vẫn còn khá nhiều người nghèo, đặc biệt là người rất nghèo, không có khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng. Một mặt những người nghèo do không có tài sản thế chấp, họ phải dựa vào tín chấp với các món vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khả năng hoàn trả vốn. Mặt khác, đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể, hoặc sử dụng các nguồn vốn vay không đúng mục đích, do vậy họ không có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn, và cuối cùng cũng làm cho họ nghèo hơn.
2.4 Nguy cơ dễ bị tổn thương và sự cô lập .
Các hộ gia đình nghèo dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ kém nên họ khó có khả năng chống trọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khoẻ…). Đối với khả năng kinh tê mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ.
Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với người nghèo cũng rất cao, do họ không có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Khả năng đối phó và khắc phục các rủi ro của người nghèo cũng rất kẽm do nguồn thu nhập hạn hẹp làm cho hộ gia đình mất khả năng khắc phục rủi ro và có thể còn gặp rủi ro hơn nữa.
Hàng năm số người phải cứu trợ đột xuất do thiên tai khoảng từ 1- 1,5 triệu người. Bình quân hàng năm, số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi đói nghèo vẫn còn lớn, do ít số hộ đang sống ở bên ngưỡng đói nghèo và rất dễ bị tác động bởi các yếu tố rủi ro như thiên tai, ốm đau, mất việc làm ….
Các phân tích từ cuộc điều tra hộ gia đình 1992- 1993 và 1997- 1998 cho thấy các hộ gia đình phải chịu nhiều thiên tai nguy cơ dễ lún sâu vào đói nghèo. Điều này chỉ ra vai trò quan trọng của việc giảm nhẹ hậu quả thiên tai như là một thước đo chủ yếu để đánh giá xóa đói giảm nghèo .
2.5 Sức khoẻ yếu kém cũng là nhân tố chính đẩy con người vào tình trạng nghèo đói trầm trọng.
Vấn đề sức khoẻ kém ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chỉ tiêu của người nghèo do mất đi nguồn lao động và tăng chi phí cho chữa chạy các đột biến về chi phí y tế, là một trong những nguyên nhân khiến người nghèo rơi vào tình trạng khốn quẫn.
Gánh nặng chi phí bảo vệ sức khoẻ đối với người nghèo cũng là một cái bẫy đẩy người nghèo luẩn quẩn trong vòng đói nghèo. Họ phải chịu đựng hai gánh nặng: thứ nhất là mất thu nhập do người lao động đem lại và thứ hai là chi phí thuốc thang chữa bệnh cho người ốm (liên quan đến thu nhập và tài sản gia đình). Không giống như cong nhân và công chức nhà nước, những người có thu nhập cố định, ngư