Đề tài Những giải pháp để phát triển ngân hàng nhà nước Việt Nam

Thứ nhất Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nên có những thông điệp rõ ràng về chủ trương, chính sách lớn trong họat động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng để các ngân hàng thương mại có định hướng họat động. chính phủ công khai các công trình trọng điểm quốc gia cần vay vốn ngân hàng thương mại cổ phần có cơ hội tham gia Thứ hai, về hoàn thiện cơ sở pháp lý, việc sửa đổi luật ngân hàng sắp tới cần hạn chế tối đa việc cấp giấy phép con mà theo hướng đưa ra các điều kiện để ngân hàng náo có đủ điều kiện thì được thực hiện không pải xin phép qua nhiều cấp làm mất thời gian, lỡ cơ hội kinh doanh của nhiều ngân hàng. Việc xây dựng nghị định thay thế nghị định số 19/2000/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến các ngân hàng thương mại nên đề nghị ngân hàng Nhà nước cân nhắc kĩ để vừa đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện Việt Nam Thứ ba, quy định mới về mức vốn nghị định ( Nghị định số 141/2006/NĐ-CP) làm một số ngân hàng gặp khó khăn trong việc tăng vốn vì thời gian hơi gấp. Để hỗ trợ các ngân hàng, đề nghị ngân hàng Nhà nứơc xem xét, tạo điều kiện cho các ngân hàng nhất là các ngân hàng nhỏ, có điều kiện mở rộng mạng lưới, chiếm lĩnh thị trường nội địa. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh thực hiện căn cứ vào quy mô vốn. tuy nhiên, các ngân hàng thương mại đang có xu hướng xây dựng mô hình hoạt động theo các mảng họat động nghiệp vụ, đề nghị ngân hàng nhà nước có cơ chế để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại được thành lập những chi nhánh theo loại hình nghiệp vụ (bán buôn, bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp .), các ngân hàng lựa chọn cơ cấu thích hợp với khả năng vốn khả năng nhân sự và khả năng kiểm soát rủi ro. Để công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước được tập trung và triết giảm chi phí về bộ máy của các tổ chức tín dụng, đề nghị ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện cơ chế báo cáo thống kê theo hướng: hội sở hoặc chi nhánh trung tâm của ngân hàng thương mại tại từng địa phương sẽ chịu trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Thứ tư, một số quy định của Chín phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính về các công cụ tiền tệ (trái phiếu, tín phiếu) chưa thống nhất, đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu để phối hợp với Bộ, ngành liên quan để có các điều chỉnh cho phù hợp, thống nhất.

doc32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2497 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp để phát triển ngân hàng nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM I/ SỰ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Sau khi nước việ nam dân chủ cộng hòa được thành lập, trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến tháng 5 năm 151 trên lãnh thổ dưới chế độ dân chủ mới, nước ta không có một loại hình ngân hàng nào, mọi họat động thuộc lĩnh vực tiền tệ, tín dụng đều do Bộ Tài Chính phụ trách. Trong thời gian đó, nhu cầu chi tiêu cho kháng chiến ngày cáng lớn, nguồn thu chủ yếu của nhà nước là phát hành tiền. vì vậy, tình hình lưu thông tiền tệ vào những năm 1950-1951 đã lâm vào tình trạng lạm phát một cách trầm trọng. giá cả leo thang, tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội. trên lĩnh vực tín dụng, sau gần hai năm bỏ trống trận địa, tháng 02 năm 1947 Nhà nước ra sắc lệnh thành lập nhà tín dụng sản xuất trực thuộc Bộ Tài Chính, làm nhiệm vụ cho vay và phát triển sản xuất. với tư cách vốn chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp tiền để cho vay phục vụ nhiệm vụ kinh tế - chính trị của Đảng và nhà nước. Do đó họat động của nó mang tính chất tài chính nhà nước. Từ sau đại hội Đảng lần II vào tháng 02 năm 1951, cuộc kháng chiến chuyển sang một giai đoạn mới, nhu cầu chi tiêu cho ngân sách càng lớn. Chính phủ đã đề ra mục tiêu cho công tác tài chính là thống nhất quản lý thu chi ngân sách nhà nước để tăng thu, giảm chi, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho kháng chiến và phát triển cho sản xuất, tiến tới tăng bằng thu chi ngân sách, chính đốn thuế khóa để thúc đẩy sản xuất, mấu chốt của tăng thu là thuế nông nghiệp. thành lập ngân hàng quốc gia để phát hành giấy bạc ngân hàng, làm nhiệm vụ quản lý tiền tệ thi hành chính sách tín dụng nhằm phát triển kinh tế, tăng nguồn thu tài chính, trên cơ sở đó đấu tranh chấm dứt lạm phát. Ngày 6-5 -1951, ngân hàng quốc gia việt nam được thành lập với tư cách là ngân hàng trung ương, đống thời kiêm nhiệm chức năng của ngân hàng thương maị. Ngân hàng quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ: Ngân hàng quốc gia Việt nam làm những công việc để thi hành chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng và chính sách ngân hàng của chính phủ. Sự ra đời cuả ngân hàng quốc gia Việt Nam là bước ngoặc lịch sử để trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng ở nước ta. Lần đầu tiên trong lịch sử dưới chính thể dân chủ mới, nước ta đã thành lập được một ngân hàng mang đầy đủ tính chất độc lập, tự chủ của đất nước được xây dựng theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin. Tháng 1-1960, ngân hàng quốc gia Việt Nam đổi tên thành ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phù hợp với tinh thần của hiến pháp mới. Thực hiện nghị định 171 CP ngày 26-10-1961 của chính phủ, chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Nhà nước được mở rộng, hệ thống tổ chức được phát triển cả về số lượng và chất lượng, hình thành một hệ thống từ trung ương đến các tỉnh, thành và huyện lỵ nhằm bao quát toàn bộ các họat động kinh tế và đóng vai trò trung tâm tiền mặt, trung tâm tín dụng và trung tâm thanh toán của nền kinh tế quốc dân. Sau khi thống nhất đất nước và hoàn thành việc quốc hữu hóa hệ thống ngân thống ngân hàng dưới chế độ cũ ở Miền Nam. Hội đồng chính phủ đã ra nghị định 163 CP ngày 16-6-1977 về cơ cấu tổ chức và bộ máy của ngân hàng nhà nước. theo đó, trên cả nước, hình thành một hệ thống nhà nước thống nhất bao gồm bộ máy tổ chức của ngân hàng nhà nước và bộ máy tổ chức của ngân hàng chuyên nghiệp như : ngân hàng công nghiệp , ngân hàng thương mại ,ngân hàng nông nghiệp , ngân hàng ngoại thưong : quỹ tiết kiệm XHCN . hệ thống ngân hàng tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò trung tâm tiền mặt, trung tâm tín dụng và trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Từ sau đại hội toàn quốc của đảng lần thứ VI cả nước bước vào thời kỳ đổi mới thực hiện chủ trương của chính phủ ngày từ 19860-1986, ngân hàng nhà nước đã tiến hành làm thí điểm việc chuyển họat động nhà nước sang hạch toán kinh doanh XHCN. Tiếp đó, ngày 26 -3 – 1988 chính phủ lại ra nghị định 053 HĐBT về tổ chức bộ máy ngân hàng tổ chức việt nam và nội dung chủ yếu là tổ chức thành hệ thống ngân hàng trong cả nước thành hai cấp: Ngân hàng nhà nước và ngân hàng chuyên doanh đồng thời phân định rõ quyền hạn nhiệm vụ quản lý nhà nước và độc quyền phát hành tiền là do ngân hàng nhà nước đảm nhiệm tổ chức kinh doanh tiền tệ trực tiếp đối với nền kinh tế. Ngày 24-5-1990, nhà nước ban hành 02 pháp lệnh “pháp lệnh ngân hàng nhà nước và pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” có hiệu lực thi hành năm 1990 đó là bước tiến quan trọng trong việc hợp pháp hóa hoạt động ngân hàng nhằm tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện công tác ngân hàng, thực hiện hai pháp lệnh đó hệ thống tổ chức ngân hàng được bố trí lại theo yêu cầu của chức năng nhiệm vụ mới, Phân định rõ rãng hai cấp : cấm quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô do ngân hàng nhà nước đảm nhiệm cấm kinh doanh tác nghiệp với tư cách là các doanh nghiệp với tư cách là các doanh nghiệp với nhiều thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng và dịch vụ ngân hàng do các ngân hàng thương mại các hợp tác xã tín dụng và các công ty tài chính đảm nhiệm. đồng thời xây dựng lại hệ thống chính sách chế độ và cơ chế nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng thanh toán và phương thức quản trị điều hành để đảm bảo cho hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng theo đúng pháp lệnh nhanh chóng thích ứng với cơ chế thị trường ( Sách tiền tệ ngân hàng – Trang 209 ÷ 214) II. VỊ TRÍ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC. Ngân hàng nhà nước Việt Nam được thành lập với tư cách là một cơ quan ngang bộ trong bộ máy quản lý của nhà nước thuộc sở hữu nhà nước và thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển và đổi mới của đất nước, ngân hàng nhà nước cũng ngày càng khẳng định vị trí của mình, ngày nay đã và đang tiếp tục đổi mới để đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng trung ương trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. cho đến nay, vị trí của ngân hàng Nhà Nước đã xác định trong pháp lệnh” Ngân hàng nhà nước” năm 1990: “ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gọi tắt là Ngân Hàng Nhà Nước, là cơ quan của Hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ) có chức năng quản lý Nhà nước về họat động tiền tệ, là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ( Sách tiền tệ ngân hàng – Trang 215, 216) III. CHỨC NĂNG, QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM. Sau bảy năm pháp lệnh đi vào thực tế của cuộc sống, đã chứng minh vai trò to lớn của 02 pháp lệnh nói trên đối với toàn bộ hoạt động tiền tệ tín dụng và ngân hàng và đó là bước tiến quan trọng việc luật pháp luật hóa hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, nhằm đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động ngân hàng, trên cơ sở khắc phục những hạn chế của pháp lệnh, ngày 26-12-1997, chủ tịch nước đã công bố “ luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, trong đó khẳng định lại và quy định rõ chức năng của ngân hàng nhà nước Việt Nam là thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng: Là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho chính phủ, với các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây : Trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước : Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam; Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; ban hành các văn bản quy phạm luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền; Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt ngân hàng các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Kiểm tra thanh tra hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; Xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, họat động ngân hàng theo thẩm quyền. Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định cảu chính phủ Chủ trì và theo dõi kết quả thực hiện các cân thanh toán quốc tế. Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. Đại diện cho cộng Hòa xã hội chủ nghĩa việt nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ ủy quyền; Tổ chức đào tạo, bòi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng. Trong việc thực hiện chức năng ngân hàng trung ương : Tổ chức in, đúc, bảo quản,vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền; Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế; Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở; Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước; Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán; Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho kho bạc Nhà nước; Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin ngân hàng. ( Sách tiền tệ ngân hàng – Trang 227 ÷ 230) IV. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ, ĐIỀU HÀNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Hệ thống tổ chức. Gắn liền với quá trình đổi mới kinh tế hệ thống tổ chức ngân hàng Nhà nước đã được bố trí, sắp xếp và đang từng bước hoàn chỉnh theo yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của một ngân hàng trung ương trong nền kinh tế tiền tệ có sự quản lý của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một pháp nhân, đặt trụ sở tại Thủ đô Hà Nội và có các chi nhánh trực thuộc đặt tại các tỉnh, thành phố và đặc khu trong cả nước. Tại trụ sở ngân hàng Trung ương, bộ máy tổ chức được bố trí theo từng khối : Khối nghiên cứu, hoạch định các chính sách, tiền tệ,v.v… ; Khối thanh tra, kiểm soát, khối kế toán, thanh toán, xử lý thông tin, khối hậu cần,v.v… phù hợp với yêu cầu thực hiện vai trò một tổ chức ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Theo đó, các chi nhánh ngân hàng trực thuộc được bố trí cơ cấu tổ chức của chi nhánh cho phù hợp với chức trách của một ngân hàng Nhà nước tịa địa phương. Họat động ngân hàng Nhà nước đặt dưới quyền điều hành của Thống đốc ngân hàng Nhà nước – Thành viên của Hội đồng chính phủ. Giúp việc cho Thống đốc có một số phó thống đốc, trong đó có một phó thống đốc thường trực. Thống đốc ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn: Triệu tập và chủ tọa các phiên họp; điều hành hoạt động của ngân hàng nhà nước; Quyết định tổ chức bộ máy, quy chế hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc ngân hàng Nhà nước, Tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng, các qui định của ngân hàng Nhà nước; Ký kết những điều ước quốc tế và hợp đồng tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng trong phạm vi quyền hạn Nhà nước giao; Khởi kiện các vụ kiện dân sự, đề nghị khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; trình thủ tướng chính phủ báo cáo hàng năm về hoạt động của ngân hàng nhà nước. Căn cứ theo luật ngân hàng nhà nước Việt Nam,, chính phủ thành lập Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia để tư vấn cho chính phủ trong việc quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của chính phủ về chính sách tiền tệ. Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia gồm : Chủ tịch là một phó thủ tướng chính phủ, Ủy viên thường trực là thống đốc ngân hàng nhà nước, các ủy viên khác là đại diện Bộ Tài Chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, các bộ, ngành hữu quan khác và các chuyên gia về lĩnh vực ngân hàng. Nhiệm vụ và quyền hạn cuả hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia do chính phủ quy định. ( Sách tiền tệ ngân hàng – Trang 234 ÷ 236 ) CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của NHNN Việt Nam hiện nay: Một là, số đông người dân, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngày càng làm quen với dịch vụ ngân hàng tiện ích, tin tưởng vào ngân hàng. Tăng khả năng tiết kiệm và sử dụng tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng vừa an toàn, vừa có lãi, vừa được hưởng các tiện ích khác. Không chỉ mở tài khỏan thanh toán, mở tài khoản thanh toán, mở tài khoản sử dụng thẻ mà còn gửi tiết kiệm và các kỳ hạn khác nhau. Đây là xu hướng văn minh, tiến bộ của nền kinh tế, cho phép giảm tỷ trọng thanh toán bằng biền mặt thanh toán thẻ, thanh toán điện tử liên ngân hàng…. Ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Hai là, về nguyên lý cũng như thực tiễn, vốn đầu tư cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng thời kì này sẽ tạo ra tăng trưởng ở thời kỳ sau, ít nhất là 6 tháng. Như vậy trong các tháng cuối năm cũng như năm 2008 và các năm tới có thể khẳng định nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có tốc độ phát triển cao không chỉ dư vốn cho vay của hệ thống ngân hàng mà còn do tốc độ chu chuyển vốn trong thanh toán, khả năng huy động vốn để đáp ứng cho các kênh đầu tư khác: đầu tư trên thị trường chứng khoán, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành lập quỹ đầu tư và doanh nghiệp Ba là, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đổi mới mạnh mẽ và cạnh tranh rất sôi động sau 1 năm nền kinh tế nước ta gia nhập WTO. Cụ thể màng lưới của các ngân hàng được mở rộng với tốc độ rất nhanh đến gần dân, tiện lợi cho doanh nghiêp. Công nghệ ngân hàng đang sử dụng và chuẩn bị được lắp đặt ở vào trình độ hiện đại của thế giới. Quy mô vốn điều lệ và năng lực tài chính của các ngân hàng được nâng cao lên rõ rệt. Trình độ quản trị điều hành, chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện. Các quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác… giữa các ngân hàng thương mại trong nước với các tập đoàn tài chính lớn của thế giới, với các doanh nghiệp khác của Việt Nam theo hướng hình thành tập đoàn kinh doanh đa năng… ngày càng chặt chẽ. Thực trạng phát triển của NHNN Việt Nam Sôi động dòng vốn qua Ngân hàng Năm 2007 còn gần 2 tháng nữa mới kết thúc, nhưng dòng vốn chu chuyển qua hệ thống ngân hàng tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay và vượt xa dự báo từ đầu năm của các nhà quản lý và quản trị ngân hàng cho thấy những diễn biến tích cực và rất đáng mừng của nền kinh tế ở thời điểm hiện tại cũng như trung và dài hạn Tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất và sôi động nhất cả nước, tính đến hết tháng 10-2007, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn đật 437.000 tỷ đồng, tăng 53% so với cuối nămg 2006 và tăng tới 73% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng lớn nhất từ trước tới nay. Trong số đó thì vốn huy động bằng nội tệ đạt 322.706 tỷ đồng, vốn huy động ngoại tệ quy đổi đạt 114.294 tỷ đồng, chiếm 26,1%. Dự báo đến hết năm 2007, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đạt 460.000 – 465.000 tỷ đồng, tăng 62-65% so với cuối năm 2006. Tại Hà Nội, tính đến hết tháng 10-2007, tổng nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 326.624 tỷ đồng, tăng 34,54% so với cuối nămg 2006, đây là mức tăng lớn nhất trong nhiều năm. Dự báo đến hết năm 2007, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố sẽ đạt 350.000 – 355.000 tỷ đồng, tăng 42 – 44% so với cuối năm 2006. Đây là mức độ tăng trưởng cao ngoài dự kiến từ đầu năm của hầu hết các ngân hàng. Về sức hấp thụ vốn cho tăng trưởng kinh tế qua điển hình ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng cho những diễn biến ngoài dự đoán. Cũng tính đến hết tháng 10-2007, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ước tính đạt 345.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cuối năm 2006 và tăng 63% so với cùng kỳ này năm trước. Phân theo tiền tệ thì dư nợ cho vay bằng nội tệ đạt 241.155 tỷ đồng, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đạt 103.445 tỷ đồng. Phân theo kỳ hạn thì dư nợ cho vay ngắn hạng đạt 209.647 tỷ đồng, dư nợ trung và dài hạn đạt 135.353 tỷ đồng. Do tỷ giá ổn định, lãi suất cho vay ngoại tệ chỉ bằng 50%-60% mức lãi suất cho vay nội tệ nên nhiều doanh nghiệp thích vay vốn ngoại tệ hơn, ngược lại người gửi tiền thì thích gửi bằng nội tệ hơn vì lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn của nội tệ cao gấp 2 lần tiền gửi ngoại tệ. Tại Hà Nội, dư nợ cho vay cũng tăng với tốc độ rất lớn. Tính đến hết thán 10-2007, tổng dư nợ cho vay đạt 163.838 tỷ đồng, tăng 37,44% so với cuối năm 2006. Dự báo đến hết năm 2007, dư nợ cho vay sẽ đạt 171.000 – 174.999 tỷ đồng, tăng 45% - 48% so với cuối năm trước. Đây cũng là mức tăng cao nhất từ trước đến nay và vượt xa nhiều so với dự báo từ đầu năm của các ngân hàng. Một số ngân hàng thương mại cổ phần sẽ có mức tăng dư nợ tới 55% đến 65%. Về cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn, cho vay ngắn hạn đạt 100.089 tỷ đồng, tăng 33,50% và dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 63,749 tỷ đồng, tăng 44,10%. Tín dụng trung dài hạn tăng cao hơn ngắn hạn chứng tỏ nhu cầu vốn đầu tư chiều sâu, đầu tư cho mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt trang thiết bị mới và hiện đại tăng lên. Một nguyên nhân khác, vốn đầu tư cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới, dự án nhà ở, vốn cho vay mua nhà chung cư, mua ôtô, phương tiện vận chuyển, máy móc,thiết bị thi công, xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, siêu thị…. Cũng tăng cao. Về cơ cấu dư nợ theo tiền tệ, dự nợ cho vay bằng nội tệ đạt 100.092 tỷ đồng, tăng 38.8% và dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 34.72%. Nguyên nhân dư nợ cho vay nội tệ cao hơn ngoại tệ cũng tương tự như ở thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ riêng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mà trong cả nước, nhất là những tỉnh, thành phố lớn, có tốc độ công nghệ hoá nhanh,… các luồng vốn huy động, thanh toán, cho vay… của hệ thống ngân hàng cũng có tốc đô tăng trưởng cao ngoài dự kiến. ( Việt Nam đủ điều kiện vay vốn dành cho các nước có thu nhập trung bình: Ông Robert B.Zoellick, Chủ tịch Ngân hàng thế giới, hôm nay tuyên bố, Việt Nam đã đủ didều kiện để tiếp cận nguồn tài chính của Ngân hàng thế giới (WB) cho các nước có thu nhập trung bình. Ông Robert B.Zoellick nói: “Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận trong thập kỷ qua về giảm nghèo, và nhóm Ngân hàng thế giới cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ đối tác tốt đẹp với Việt Nam khi Việt Nam đang tiến lên con đường phát triển bền vững cho mọi người”. Ông Zoellick cũng cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam vào mùa hè vừa qua, ông đã tận mắt chứng kiến quyết tâm của Việt Nam nhằm phát huy những thành công đã đạt được, và WB đang chuẩn bị trợ giúp cho những nỗ lực này bằng cả hỗ trợ tài chính lẫn kỹ thuật. Tại cuộc họp báo trực tuyến giữa Washington và Hà Nội sáng nay, ông Ajay Chhiibber, Giám đốc WB tại Việt Nam, cho biết Việt Nam được WB công nhận có đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Tái thiết và phát triển (IBRD). Đây là nguồn tín dụng có lãi suất thấp nhất đối với các khoản cho vay thương mại dành cho các nước đang phát triển. Nguồn vốn này nhằm giảm nghèo tại các nước có thu nhập trung bình và các nước đang phát triển nhưng có độ tin cậy tín dụng, thông qua việc khuyến khích phát triển bền vững qua các khoản vay, bảo lãnh tín dụng, quản lý rủi ro, và dịch vụ tư vấn và phân tích. Các khoản vahy IBRD cũng ưu đãi hơn điều khoản của các khoản vay tương tự cho các nước có thu nhập trung bình trên thị trường tài chính quốc tế. Theo ông Chhibber, nguồn vốn này sẽ bổ sung cho hỗ trợ tài chính từ nguồn tài chính của WB cho các nước có thu nhập thấp là Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) mà Việt Nam hiện đang được hưởng. Việt Nam đã được vay hơn 7 tỷ USD của IDA từ năm 1993, khi đó tỷ lệ nghèo của Việt Nam đang là 58%. Đến năm 2004, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 20%. GDP bình quân đầu người đã tăng nhanh, từ dưới 200 USD/người vào năm 1993 lên 835 USD/người năm 2007. Mặc dù Việt Nam hiện vẫn chưa là nước có thu nhập trung bình, nhưng ông Chhibber cho biết, trước khi đưa ra quyết định này WB đã thành lập một nhóm nghiên cứu rất kỹ các
Luận văn liên quan