Đề tài Những giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp ở nước ta
Ở Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp kinh tế được ra từ khi đất nước giành độc lập, tuy nhiên ở giai đoạn đầu các tranh chấp kinh tế chưa đa dạng và phức tạp. Sự ra đời cơ chế mới là yêu cầu khách quan, Điều 15 Hiến pháp 1992 đã khẳng định : “ Nhà nước phát triển nền kinh tế tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường.” Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nhiều thành phần đã phát sinh các quan hệ kinh tế mới, song song với chúng là các tranh chấp mới, các tranh chấp kinh tế này rất đa dạng về chủ thể, phong phú về nội dung, quyết liệt về tính chất tranh chấp mà trước đây chưa có. Chính vì vậy cơ chế giải quyết tranh chấp cũ không còn phù hợp về hình thức cũng như cách thức giải quyết. Trước yêu cầu đó nhà nước đã thành lập toà kinh tế nằm trong hệ thống Toà án Nhân dân và các trung tâm trọng tài kinh tế (Phi Chính phủ), các cơ quan tài phán này có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế phát sinh trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình hoạt động các cơ quan tài phán đã đạt được hiệu quả nhất định, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định xã hội, tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nội dung và tình hình tranh chấp trong kinh tế ngày càng biến động và phát triển, việc giải quyết kinh tế tranh chấp kinh tế còn hạn chế cả về văn bản pháp luật kinh tế và cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp. Do đó, nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế được đặt ra, là cần phải sửa đổi bổ sung nhưng quy định không còn phù hợp đã được phân tích kỹ ở Chương II. Gồm một số vấn đề sau: - Hình thức của hợp đồng kinh tế; - Chủ thể của hợp đồng kinh tế; - Mục đích ký kết hợp đồng kinh tế; - Hợp đồng kinh tế vô hiệu và cách giải quyết hợp đồng kinh tế vô hiệu. - Thời hiện khởi kiện. - Thành lập Trung tâm trọng tài thương mại. - Quyết định trọng tài. - Thi hành quyết định của trọng tài. - Môi trường pháp lý.