Du lịch là một ngành công nghiệp không khói. Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm triệu người đi du lịch và số người đi du lịch có khuynh hướng ngày càng gia tăng. Đối với Việt Nam, du lịch là một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, hàng năm Chính phủ đầu tư một lượng vốn không nhỏ để phái triển ngành du lịch, Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, từ đó Việt Nam rất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và thu thút rất nhiều khách du lịch đến thăm , và càng ngày càng tăng.
Từ đó công ty du lịch Hoàng Long đã ra đời để đáp ứng nhu cầu thuận lợi và sự phát triển của ngành du lịch.
Trong cơ chế thị trường hiện nay là có sự cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các công ty lữ hành với nhau. Vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là hết sức quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Để thu thút được khách đến với công ty.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty du lịch Hoàng Long.
Mục tiêu nghiên cứu là tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, thực trạng về kinh doanh lữ hành về chương trình du lịch, về nguồn khách…Để nâng cao khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của công ty du lịch Hoàng Long.
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp luận, phương pháp cụ thể. Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích xử lý thông tin, phương pháp thống kê, so sánh,…
Xuất phát từ những vấn đề trên em lựa chọn đề tài “Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Hoàng Long’’.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 : Lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành và hiệu quả kinh doanh lữ hành .
Chương 2 : Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành và hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty Du lịch Hoàng Long .
Chương 3 : Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Du lịch Hoàng Long.
85 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5373 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Hoàng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Du lịch là một ngành công nghiệp không khói. Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm triệu người đi du lịch và số người đi du lịch có khuynh hướng ngày càng gia tăng.
Ngày nay, du lịch không những là động lực chủ yếu thúc đẩy nền kinh tế thế giới mà còn là một nhân tố có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội của mỗi quốc gia, du lịch còn thúc đẩy hoà bình, giao lưu văn hoá và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc giữa các quốc gia.
Đối với Việt Nam, du lịch là một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, hàng năm Chính phủ đầu tư một lượng vốn không nhỏ để phái triển ngành du lịch, Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, từ đó Việt Nam rất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và thu thút rất nhiều khách du lịch đến thăm , và càng ngày càng tăng.
Từ đó công ty du lịch Hoàng Long đã ra đời để đáp ứng nhu cầu thuận lợi và sự phát triển của ngành du lịch.
Trong cơ chế thị trường hiện nay là có sự cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các công ty lữ hành với nhau. Vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là hết sức quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Để thu thút được khách đến với công ty.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty du lịch Hoàng Long.
Mục tiêu nghiên cứu là tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, thực trạng về kinh doanh lữ hành về chương trình du lịch, về nguồn khách…Để nâng cao khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của công ty du lịch Hoàng Long.
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp luận, phương pháp cụ thể. Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích xử lý thông tin, phương pháp thống kê, so sánh,…
Xuất phát từ những vấn đề trên em lựa chọn đề tài “Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Hoàng Long’’.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 : Lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành và hiệu quả kinh doanh lữ hành .
Chương 2 : Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành và hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty Du lịch Hoàng Long .
Chương 3 : Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Du lịch Hoàng Long.
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH
VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH
I.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH.
1.1 Công ty lữ hành
1.1.1. Định nghĩa
Ở Việt Nam doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa: “ Doanh nghiệp lữ hành là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng giao dịch, ký kết các hợp đồng về du lịch và tổ chức thực hiện chương trình Du lịch đã bán cho khách Du lịch ”
Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: có trách nhiệm xây dựng các chương trình Du lịch trọn gói hoạch từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình Du lịch đã bán hoặc ký kết hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa.
Doanh nghiệp lữ hành nội địa: có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình Du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện nhiệm vụ chương trình Du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc té đưa vào Việt Nam.
1.1.2. Vai trò của công ty lữ hành:
Các Công ty lữ hành thực hiện các hoạt động sau đây:
Tổ chức hoạt động trung gian bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch. Trên cơ sở đó, rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch.
- Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú thăm quan, vui chơi giải trí,… thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của khách. Các chương trình du lịch trọn gói sẽ xoá bỏ tất cả những khó khăn lo ngại của khách du lịch, tạo cho họ sự an tâm, tin tưởng vào thành công của chuyến đi du lịch.
Các công ty lữ hành lớn với hệ thệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phong phú từ các công ty hàng không đến các chuỗi khách sạn, hệ thống ngân hàng…đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Những tập đoàn lữ hành, du lịch mang tính chất toàn cầu sẽ quyết định tới xu hướng tiêu dùng trên thị trường hiện tại và trong tương lai.
Sơ đồ : Vai trò của các công ty lữ hành du lịch trong mối quan hệ cung- cầu du lịch
1.1.3. Hệ thống sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành
Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dần đến sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm cung ứng của doanh nghiệp lữ hành. Căn cứ vào tính chất, nội dung, có thể chia các sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành thành 3 nhóm cơ bản.
a) Các dịch vụ trung gian.
Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp. Trong hoạt động này, các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động bán sản phẩm của các nhà sản xuất tới khách du lịch. Các đại lý du lịch không tổ chức sản xuất các sản phẩm của bản thân đại lý, mà chỉ hoạt động như một đại lý bán hoặc một điểm bán sản phẩm của các nhà sản xuất du lịch. Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm:
* Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay.
* Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thủy, đường sắt, ô tô,….
* Môi giới cho thuê ô tô.
* Môi giới và bán bảo hiểm.
* Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch
* Đăng ký đặt chõ trong khách sạn
* Các dich vụ môi giới trung gian khác.
b) Các chương trình du lịch trọn gói.
Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Có nhiều tiêu thức để phân loại các chương trình du lịch. Ví dụ như các chương trình nội địa và quốc tế, các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày, các chương trình du lịch tham quan văn hoá và giải trí . Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các Công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian.
c) Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp.
Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình, trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. Vì lẽ đó các doanh nghiệp lữ hành lớn trên thế giới hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến du lịch.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
- Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí.
- Kinh doanh vận chuyển du lịch: hàng không, đường thuỷ,…
- Các dịch vụ ngân hàng phục khách du lịch ( điển hình là American express).
Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch.
Trong tương lai, hoạt động lữ hành du lịch càng phát triển, hệ thống sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành sẽ càng phong phú.
1.2. Nội dung hoạt động kinh doanh lữ hành .
Hoạt động chủ yếu của công ty lữ hành là kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói.
1.2.1. Định nghĩa chương trình du lịch.
Theo cuốn “từ điển quản lý du lịch khách sạn và nhà hàng” : chương trình du lịch trọn gói (Inclsive Tour) là các chuyến đi du lịch trọn gói, giá của chương trình du lịch bao gồm : vận chuyển, khách sạn, ăn uống…và mức giá này rẻ hơn so với mua riêng lẻ từng dịch vụ.
Theo quy định của tổng cục du lịch Việt Nam trong quy chế quản lý lữ hành: chương trình du lịch (tour program) là lịch trình của chuyến du lịch bao gồm lịch trình từng buổi, từng ngày, hạng khách sạn lưu trú, loại phương tiện vật chuyển, giá bán chương trình, các dịch vụ miễn phí…
Theo tập thể giáo viên khao du lịch – khách sạn, Đại học Thương mại : Các chương trình du lịch trọn gói là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó để người ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã được xác định trước. Nội dung của chương trình thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thăm quan…Mức giá của chương trình bao gồm hầu hết các dịch vụ hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện du lịch.
1.2.2. Nội dung kinh doanh lữ hành
Hoạt động chủ yếu của công ty lữ hành là kinh doanh các chương trình du lịch. Quá trình kinh doanh một chương trình du lịch gồm các giai đoạn sau:
Thiết kế chương trình:
Xây dựng ý tưởng của chương trình du lịch:
Đây là bước khó khăn nhất của quy trình đồng thời là bước quan trọng nhất quyết định chương trình có thành công hay không, có hấp dẫn được khách mua hay không? Thông thường một ý tưởng sáng tạo được thể hiện ở một tên gọi lôi cuốn sự chú ý và nhất thiết trong nội dung chuyến phải thể hiện được một số mới lạ như: tuyến điểm mới, hình thức du lịch mới, dịch vụ độc đáo…
Xác định giới hạn về giá và thời gian:
Sau khi thực hiện nghiên cứu nhu cầu thị trường, cần phải đưa ra được khoảng giá thành và giá bán cho phép cũng như khoảng thời gian hợp lý để thực hiện một chuyến du lịch. Đây là căn cứ để qua đó lựa chọn các phương án về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan…
Xây dựng tuyến hành trình cơ bản:
Sau khi đã qua các bước trên, ta bắt đầu và xây dựng một lộ trình cho chương trình du lịch, lịch trình với không gian và thời gian cụ thể. Không gian cà thời gian này phải nối với nhau theo một tuyến hành trình nhất định tạo thành bộ khung trong đó đã được cài đặt các dịch vụ.
Xây dựng phương án vận chuyển:
Cần phải tính được cụ thể số km di chuyển, địa hình phải đi qua ( đồi núi, đèo dốc, sông ngòi, ao hồ, cấp đọ đường, quốc lộ, tỉnh lộ… ) để từ đó chọn phương tiện vận chuyển thích hợp cho mỗi chặng. Người xây dựng chương trình du lịch cần lưu ý đến khoảng cách giữa các điểm du lịch có trong chương trình, xác định được nơi dừng chân ở đâu, trong thời gian bao lâu… Ngoài ra, cần lưu ý đến tốc độ, sự an toàn, tiện lợi và mức giá của các phương tiện vận chuyển lựa chọn. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, giới hạn về quỹ thời gian là yếu tố quyết định phương án vận chuyển.
Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống:
Việc quyết định lựa chọn khách sạn và nhà hàng phải căn cứ vào các yếu tố chủ yếu: vị trí và thứ hạng của cơ sở, mức giá, chất lượng phục vụ, số lượng dich vụ và mối qua hệ của cơ sở lưu trú, ăn uống đó với chính bản thân doanh nghiệp lữ hành.
Mặt khác, một yếu tố quan trọng nữa là sự thuận tiện: khách sạn, nhà hàng phải ở gần điểm du lịch.
Sau khi hoàn tất việc lựa chọn các dịch vụ chủ yếu, phải bổ sung thêm các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm và các dịch vụ khác nhằm tạo nên sự phong phú hấp dẫn của chương trình, chi tiết hoá lịch trình theo từng buổi, từng ngày.
Để một chương trình du lịch được thực hiện trong một chuyến nhất định đạt chất lượng mong muốn cần chú ý những yêu cầu sau:
- Tốc độ thực hiện hợp lý, không quá dồn dập, gây căng thẳng về tâm sinh lý cho khách, cần có thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
Đa dạng hoá các loại hình hoạt động, tránh tạo cảm giác nhàm chán ch du khách ( nhất là hoạt động về buổi tối)
Chú trọng tới hoạt động đón tiếp và tiễn khách ( thể hiện sự quan tâm chăm sóc khách hàng. Điều này sẽ cho phép nâng cao mức độ thoả mãn của khách du lịch)
- Phải có sự cân đối giữa thời gian – tài chính và các yêu cầu của khách với nội dung, chất lượng của chuyến hành trình; đảm bảo chữ tín trong kinh doanh.
(Tính giá cho chương trình du lịch:
Xác định giá thành:
Giá thành của chương trình bao gồm toàn bộ những chi phí thực sự mà công ty lữ hành chi trả để tiến hành thực hiện các chương trình du lịch
Giá thành của chương trình phụ thuộc số lượng khách trong đoàn vì vậy người ta nhóm toàn bộ các chi phí vào hai loại cơ bản:
- Các chi phí biển đổi: tính cho một khách du lịch bao gồm tất cả các dịch vụ, hàng hoá mà đơn giá quy định cho từng khách.
- Các chi phí cố định tính cho cả đoàn: bao gồm tất cả các dịch vụ, hàng hoá mà đơn giá quy định cho cả đoàn, không phụ thuộc một các tương đối vào số lượng khách trong đoàn. Nhóm này gồm các chi phí mà mọi thành viên trong đoàn dùng chung, không tách bóc được một cách riêng rẽ.
Trên cơ sở các loại chi phí cố định và chi phí biển đổi trên, tồn tại một số phương pháp xác định giá thành. Xin được đề cập hai phương pháp cơ bản như sau:
Phương pháp 1: Xác định giá thành theo khoản mục chi phí
Phương pháp này xác định giá thành bằng cách nhóm toàn bộ các chi phí phát sinh vào một số khoản mục chủ yếu. Thông thường người ta lập bảng xác định:
Bảng xác định giá thành một chương trình du lịch theo khoản mục:
Chương trình du lịch Số khách ( N)
Mã số: Đơn vị tính:
TT
KHOẢN MỤC CHI PHÍ
Chi phí
biến đổi
Chi phí
cố định
Khách sạn ( lưu trú)
(
Ăn uống
(
Bảo hiểm
(
Vé tham quan
(
Vi sa- hộ chiếu
(
Vận chuuyển ( ôt tô, thuyền )
(
Hướng dẫn viên
(
Các chi phí thuê bao khác (Văn nghệ ... )
(
Tổng
B
A
Giá thành của một khách du lịch được tính theo công thức:
Z = b +A/N
Giá thành cho cả đoàn:
Z = b.B + A
Trong đó: N: Số thành viên trong đoàn
A: Tổng chi phí cố định tính cho cả đoàn khách
b: Tổng chi phí biến đổi tính cho một khách
Phương pháp tính giá trên có ưu điểm là dễ tính, dễ kiểm tra, linh hoạt, khi có sự thay đổi một dịch vụ nào đó thì giá thành vẫn có thể xác định một cách dễ dàng. Tuy nhiên trong phương pháp này cần chú ý đến giới hạn thay đổi. Khi số khách vượt quá mức nào đó thì bản thân các chi phí cố định sẽ không còn giữ nguyên. Ví dụ như sự thay đổi chủng loại xe khi số khách tăng lên.
Tuy nhiên phương pháp này có một nhược điểm là các khoản chi phí dễ bị bỏ sót khi tính gộp vào các khoản mục. Để khắc phục nhược điểm này người ta có một phương pháp tính khác
Phương pháp 2: Xác định giá thành theo lịch trình.
Về cơ bản không khác gì so với phương pháp thứ nhất. Tuy nhiên các chi phí ở đây được liệt kê cụ thể và chi tiết theo từng ngày.
Bảng xác định giá thành một chương trình du lịch theo lịch trình
Chương trình du lịch Số khách ( N)
Mã số: Đơn vị tính:
Ngày
TT
Nội dung chi phí
Chi phí biến đổi
Chi phí cố định
Ngày 1
Vận chuyển ( ôtô)
(
Khách sạn ( ngủ)
(
....
(
Ngày 2
Khách sạn
(
Vé tham quan
(
...
(
Ngày ...
Vận chuyển
(
Các chi phí thuê bao khác (Văn nghệ ... )
(
Chi phí chung
Visa
.....
(
Tổng chi phí
B
A
Giá thành của một khách du lịch được tính theo công thức:
Z = b +A/N
Giá thành cho cả đoàn:
Z = b.B + A
Trong đó: N: Số thành viên trong đoàn
A: Tổng chi phí cố định tính cho cả đoàn khách
b: Tổng chi phí biến đổi tính cho một khách
Phương pháp này còn có ưu điểm là xác đinh được chi phí cần sử dụng trong từng ngày tour.
Tuy nhiên với phương pháp kinh doanh sử dụng các hợp đồng du lịch thì việc xác định này là không cần thiết. Phương pháp này vẫn tồn tại một nhược điểm là cách tính quá dài và phần nào kém linh hoạt so với phương pháp trước. Trên thực tế người ta vẫn áp dụng phương pháp 1 và thận trọng trong việc tập hợp các khoản mục.
Xác định giá bán:
Giá bán của một chương trình du lịch phụ thuộc các yếu tố sau:
Mức giá phổ biến trên thị trường.
Vai trò, khả năng của công ty trên thị trường.
Mục tiêu của công ty.
Giá thành của công trình.
Căn cứ vào các yếu tố trên ta có thể xác định được các giá bán thông qua công thức sau:
G = Z + P+ Cb + Ck + T
Trong đó :
G: Giá bán của chương trình du lịch
Z: Giá thành của chương trình du lịch
P: Lợi nhận dành cho công ty lữ hành.
Cb: Chi phí bán bao gồm hoa hồng cho các đại lý, chi phí
khuyếch trương…
Ck: chi phí khác như : chi phí thiết kế chương trình, chi phí dự
phòng …
Nếu tất cả các khoản chi, phí lợi nhuận, thuế kể trên được tính theo giá thành thi công thức trên có thể viết lại như sau:
G = Z + apZ + Zab. Z + ak. Z + at.Z
Nếu như tất cả được tính theo giá bán thì ta có thể viết như sau:
G = Z + βbG + βkG + βpG + βtG
Nếu như trong chương trình có vé máy bay thì công thức trên được áp cho giá mặt đất. Sau đó để có giá bán thì cộng thêm giá vé máy bay bán lẻ thông thường.
G = GMĐ + GMB
Trong đó :
G : giá bán
GMĐ: giá mặt đất
GMB: giá vé máy bay
( Tổ chức bán chương trình .
Khi đã xây dựng chương trình và tính giá thi bước tiếp theo là tổ chức bán chương trình đó. Để bán được chúng ta phải chiêu thị và đàm phán để bán sản phẩm. Chiêu thị là một trong bốn yếu tố của Maketing-mix nhằm hỗ trợ cho việc bán hàng. Muốn chiều thị đạt hiệu quả phải có tính cách liên tục, tập chung và phối hợp. Trong du lịch, chiều thị có ba lĩnh vực cần nghiên cứu .
Thông tin trực tiếp .
Quan hệ xã hội .
Quảng cáo .
Tất cả các sản phẩm muốn bán được nhiều cần phải chiều thị. Đối với sản phẩm du lịch, việc chiều thị lại cần thiết hơn vì :
+ Sức cần của sản phẩm là thời vụ và cần được khích lệ vào lúc tráo mùa.
+ Sức cần của sản phẩm rất nhậy bén về giá cả và biến động tình hình kinh tế.
+ Khách hàng thường phải được nghe về sản phẩm, trước khi thấy sản phẩm.
+ Sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu sản phẩm thường không sâu sắc.
+ Hấu hết các sản phẩm bị cạnh tranh .
+ Hấu hết các sản phẩm đều bị thay thế .
( Thực hiện chương trình .
Công việc thực hiện chương trình vô cùng quan trọng. Một chương trình du lịch trọn gói dù có tổ chức thiết kế hay nhưng khâu thực hiện kém sẽ dẫn đến thất bại. Bởi lẽ khâu thực hiện liên quan đến vấn đề thực tế, phải giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong chuyến du lịch .
Công việc thực hiện chương trình du lịch trọn gói bao gồm:
Chuẩn bị chương trình du lịch.
Tiến hành du lịch trọn gói .
Báo cáo sau khi thực thiện chương trình .
Giải quyết các phàn nàn của khách .
( Hoạch toán chuyến du lịch.
Sau khi thực hiện chương trình trên cơ sở các chứng từ thu được, phòng tài chính kế toán sẽ hoạch toán chuyến du lịch.
Phòng tài chính kế toán sẽ theo dõi các chứng từ của khách hàng, theo dõi lượg tiền mặt đã trả, phải trả và khoản phải thu. Doanh thu của chuyến đi du lịch chủ yếu là thông qua số tiền mà khách phải trả .
Doanh thu = Giá chương trình * Số khách đoàn
Tập hợp các hoá đơn chi trong chương trình du lịch như hoá đơn về cơ sở lưu trú, vận chuyển, vé thăm quan…chi cho hướng dẫn viên (tạm ứng) hoặc tiền công của hướng dẫn viên (nếu thuê ngoài) .
Ở đây cần chu ý về cách ghi hoá đơn giá trị gia tăng để thuận tiện cho việc khấu trừ thuế và không để thiệt cho công ty .
Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí khác được phân bổ lần lượt trong kỳ. Lãi gộp của chuyến du lịch là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của chuyến du lịch đó. Cuối kỳ kế toán sẽ phân bổ các chi phí quản lý, bán hàng…để tính lỗ lãi trong kỳ.
Phòng kế toán tài chính theo dõi các hoá đơn phải thu để đến hạn phải thu sẽ yêu cầu khách hàng phải trả, các hoá đơn đến hạn phải trả thì phải chuẩn bị tiền để thanh toán cho nhà cung cấp.
II. HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH .
Khái niệm
Trong kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn mình làm ăn có hiệu quả. Vậy hiệu quả trong kinh doanh là gì . Tức là khi một doanh nghiệp bỏ vốn ra kinh doanh , sau một khoảng thời gian kinh doanh nhất định đó vốn của doanh nghiệp phải tăng lên chứ không bao giờ hụt đi. Nếu vốn tăng càng nhiều thì hiệu quả kinh doanh càng cao, tỷ số tăng trường kỳ này cao hơn kỳ trước. ở Việt Nam, du lịch ngày càng được xã hội hoá và đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Hoạt động du lịch đã đạt được thành quả nhất định .
1.1.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành .
Hiệu quả kinh doanh lữ hành bao gồm hệ thống các chỉ tiêu định lượng để giúp các nhà quản lý có cơ sở chính xác