Đề tài Những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing của trung tâm du lịch lữ hành Phù Đổng thuộc công ty thương mại và dịch vụ Thành Long

Hiện nay Du lịch Việt Nam đang từng bước phát triển và nhanh chóng từng bước hoà nhập vào nền kinh tế chung của cả nước, cũng như từng bước hoà nhập vào sự phát triển chung của toàn ngành Du lịch thế Giới. Trong đó doanh nghiệp Lữ hành đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đó. Doanh nghiệp lữ hành với tư cách là chiếc cầu nối giữa cung và cầu trong du lịch, là loại hình doanh nghiệp đặc biệt trở thành yếu tố nối giữa cung và cầu trong du lịch, là loại hình doanh nghiệp đặc biệt trở thành yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển du lịch hiện đại. Trung tâm kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thưch hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra các công ty Lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác như mua vé máy bay, vé tầu thuê xe, visa

doc80 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2710 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing của trung tâm du lịch lữ hành Phù Đổng thuộc công ty thương mại và dịch vụ Thành Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay Du lịch Việt Nam đang từng bước phát triển và nhanh chóng từng bước hoà nhập vào nền kinh tế chung của cả nước, cũng như từng bước hoà nhập vào sự phát triển chung của toàn ngành Du lịch thế Giới. Trong đó doanh nghiệp Lữ hành đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đó. Doanh nghiệp lữ hành với tư cách là chiếc cầu nối giữa cung và cầu trong du lịch, là loại hình doanh nghiệp đặc biệt trở thành yếu tố nối giữa cung và cầu trong du lịch, là loại hình doanh nghiệp đặc biệt trở thành yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển du lịch hiện đại. Trung tâm kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thưch hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra các công ty Lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác như mua vé máy bay, vé tầu thuê xe, visa… Đợt thực tập tại Trung tâm Du lịch Lữ hành Phù Đồng đã giúp em năm vững hơn các lý thuyết đã học, được đối diện và tiếp xúc với phong các làm việc cảu các bộ phận trong Trung tâm lữ hành đặc biệt là bộ phận marketing, từ đó em đã có ý tưởng muốn đóng góp chút hiểu biết của mình cho Trung tâm. Trong quá trình học và thực tập em nhận thấy rõ vai trò của bộ phận marketing trong chiến lược kinh doanh của Trung tâm là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của Trung tâm công tác với thực trạng của Trung tâm Em đã quyết định chọn và viết về đề tài sau: " Những giải pháp nhăm hoàn thiện chính sách marketing của Trung tâm du lịch Lữ hành Phù Đổng thuộc Công ty thương mại và dịch vụ Thành Long" CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. HOẠT ĐỘNG MARKETING 1.1. Khái niệm marketing Chúng ta cũng biết có nhiều quan niệm hoạt động marketing là hoạt động bán hàng. Nhưng thực ra hoạt động bán hàng là một khía cạnh của hoạt động marketing. Hoạt động marketing bao trùm toàn bộ các chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng để đạt được lợi nhuận tối đa cho công ty. Định nghĩa marketing: "Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác".( Philip Kotler, Năm 2003) Định nghĩa này của marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi: Nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ thị trường, marketing và những người làm marketing. Nội dung cụ thể làm việc với thị trường ta có thể phát biểu một cách tổng quát về marketing trong công ty kinh doanh như sau: "Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu mong muốn của họ thông qua trao đổi". "Marketing là làm thế nào để đưa sản phẩm, dịch vụ đúng, đến đúng khách hàng, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng giá cả trên kênh phân phối đúng và hoạt động yểm trợ đúng". "Marketing là sự hoàn thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm vào một luồng sản xuất, dịch vụ để đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ".( Th.S.Trần Ngọc Nam và Trần Huy Khánh, Năm 2005) Dẫn đến marketing là phương pháp, công cụ, quản lý hiện đại và không thể thiếu của công ty trong điều kiện nền kinh tế hiện đại. Thị trường là khâu quan trọng nhất, công ty cần bán những cái mà thị trường cần chứ không phải là bán những cái đã có sẵn, bán cái thị trường cần trước bán cái ta cần sau. Marketing là một quá trình mà trong đó phải sử dụng một cách tổng hợp hệ thống các chính sách, biện pháp và nghệ thuật trong kinh doanh để đem lại hiệu quả tốt nhất, marketing có mối quan hệ mật thiết với thị trường. Vì vậy thị trường biến động thì dẫn đến marketing biến động. Nó thực sự trở thành marketing khi tất cả các chính sách, nghệ thuật phương pháp ấy thực sự trở thành công cụ của công ty áp dụng trong thực tế. Marketing vận dụng trong nền kinh tế thị trường với đa thành phần kinh tế, tự do cạnh tranh quá trình trao đổi trên thị trường và lợi nhuận thu được là các yếu tố không thể thiếu để vận dụng các biện pháp marketing vào thực tiễn. Kinh doanh lữ hành là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được để tạo nên ngành du lịch. Với vai trò là một bộ phận của ngành du lịch nên việc vận dụng marketing trong du lịch cũng bao hàm cả việc vận dụng marketing trong kinh doanh lữ hành. Nghiên cứu khái niệm marketing du lịch cũng đồng nghĩa với nghiên cứu marketing trong kinh doanh lữ hành. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về marketing trong du lịch, ta có thể xem xét một số định nghĩa sau: Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới WTO "Marketing du lịch là một triết lý quản trị mà nhờ nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dựa trên nhu cầu của du khách nó có thể đem sản phẩm du lịch ra thị trường sao cho phù hợp với mục đích thu nhiều lợi nhuận cho tổ chức du lịch đó". Định nghĩa của Bobert Languar và Robert Hollier: "Marketing du lịch là một loạt phương pháp và kỹ thuật được hỗ trợ bằng một tinh thần đặc biệt và có phương pháp nhằm thoả mãn các nhu cầu không thể nói ra hoặc nói ra của khách hàng có thể là mục đích tiêu khiển hoặc những mục đích khác bao gồm công việc gia đình công tác và hợp thành". Ngoài ra chúng ta cũng có thể định nghĩa marketing du lịch như sau: "Marketing du lịch là tiến trình nghiên cứu, phân tích những nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm, dịch vụ du lịch và những phương thức cung ứng, hỗ trợ để đưa khách hàng đến với sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của họ, đồng thời đạt được những mục tiêu của tổ chức". ( Th.S.Trần Ngọc Nam và Trần Huy Khánh, Năm 2005) + Là một tiến trình nghiên cứu, phân tích: - Những nhu cầu của khách hàng. - Những sản phẩm dịch vụ du lịch. - Những phương thức cung ứng sản phẩm, hỗ trợ của tổ chức. + Để đưa khách hàng đến với sản phẩm nhằm - Thoả mãn nhu cầu của khách hàng - Đạt mục tiêu của các tổ chức (lợi nhuận) Sản phẩm du lịch vì ở xa khách hàng và cố định nên những đơn vị cung ứng du lịch phải tìm cách đưa khách hàng đến với sản phẩm để làm được điều này thì cần phải có lữ hành vì vậy kinh doanh lữ hành đóng vai trò là chiếc cầu nối quan trọng của khách du lịch và sản phẩm du lịch. Vận dụng marketing vào thực tiễn nhằm thoả mãn nhu cầu khách để thu được lợi nhuận. Do đó vận dụng vào kinh doanh lữ hành ta có thể hiểu marketing trong kinh doanh lữ hành là một chức năng quản lý của công ty lữ hành nhằm làm thế nào cung ứng các chương trình du lịch và các sản phẩm khác của công ty nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi nhuận tối đa cho công ty lữ hành đó. 1.2. Marketing hỗn hợp 1.2.1.Khái niêm marketing hỗn hợp( marketing- mix). Trong luận án tiến sĩ về "Dynamique du Tourisme et Marketing" của Schawars, ông đã đưa ra một định nghĩa marketing hỗn hợp (marketing - mix) như sau: "Marketing hỗn hợp là tập hợp các công cụ về Marketing mà một công ty sử dụng để đạt được những mục tiêu trên thị trường mục tiêu". (Th.s.Trần Ngọc Nam và Trần Huy Khánh, Năm 2005). Marketing hỗn hợp hay marketing - mix gồm bốn thành phần căn bản dựa trên 4P: Sản phẩm: Product Giá cả:Price Phân phối: Place Chiêu thị hoặc xúc tiến bán hàng: Promotion Trong Marketing du lịch, 4P được hiểu như sau: Con người (khách hàng, nhân viên): People Bao trọn gói: Packaging Hợp tác giữa các đơn vị cung ứng, giữa khách hàng và nhân viên: Partnersship Chương trình kết hợp du lịch: Programming 1.2.2. Chiến lược Marketing hỗn hợp 4P (Marketing Mix) Chiến lước marketing về cơ bản thường được triển khai chung quanh 4 yếu tố thường được gọi là 4P, gồm: sản phẩm (product), giá (price), xúc tiến thương mại hay truyền thống (promotion) và kênh phân phối (prace). Tuỳ vào hình thức thực tế của thị trường mà người ta vận dụng một hay nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược thị trường các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là sản phẩm dịch vụ thường có xu hướng triển khai từ 4 yếu tố chính này thành 7 yếu tố để phản ánh sự chú tâm của mình đối với sự đặc thù của sản phẩm dịch vụ sản phẩm (product), Giá (price), xúc tiến thương mại truyền thống (promotion), kênh phân phối (place), con người (people), quy trình (process) và chứng minh thực tế (physical evidence). Đây là một số giải pháp cơ bản về chiến lược Marketing được triển khai từ 4p + Sản phẩm. - Phát triển dải sản phẩm - Cải tiến chất lượng đặc điểm, ứng dụng - Hợp nhất dải sản phẩm - Định vị - Nhãn hiệu + Giá. - Thay đổi giá, điều kiện, thời hạn thanh toán. - áp dụng chính sách hớt bọt (skimming) - áp dụng chính sách thâm nhập (penetration) + Truyền thống - Thay đổi nội dung quảng cáo hoặc khuyến mại - Thay đổi định vị cho thương hiệu (tái định vị) - Thay đổi phương thức truyền thống - Thay đổi cách tiếp cận + Kênh. - Thay đổi phương thức giao hàng hoặc phân phối - Thay đổi dịch vụ - Thay đổi kênh phân phối + Con người. - Bổ xung nhân lực có đủ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết mà công việc đòi hỏi. - Huấn luyện bổ sung để nâng cao chuyên môn và kiến thức sản phẩm khi có sản phẩm mới - Chuẩn hoá dịch vụ khách hàng - Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc thông qua nhận xét của khách hàng và mức độ hài lòng. + Quy trình: - áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO… nhằm chuẩn hoá quy trình và tăng hiệu quả. - Cải tiến, rút ngắn quy trình nhằm tạo ra tiện lơi cho khách hàng như quy trình đặt hàng, quy trình thu tiền, quy trình nhận hàng… - Đầu tư thiết bị, công nghệ mới, thải hồi thiết bị công nghệ cũ lạc hậu. + Chứng minh cụ thể Các cơ sở hạ tầng như trụ sở, văn phòng giao dịch Trung tâm dịch vụ khách hàng, Trung tâm bảo hành điểm phục vụ. II.TẦM QUAN TRONG CỦA HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM. 2.1. Quan điểm Marketing Các hoạt động marketing phải được tiến hành trong khuôn khổ của một triết lý đã được cân nhắc kỹ về marketing hữu hiệu, có hiệu quả và có trách nhiệm nỗ lực đạt được những kết quả mong muốn trong việc trao đổi với các thị trường mục tiêu. "Quan điểm marketing khẳng định rằng, chìa khoá để đạt được những mục tiêu của tổ chức là xác định được những nhu cầu cùng mong muốn của các thị trường mục tiêu và đảm bảo mức độ thoả mãn mong muốn bằng những phương thức hữu hiệu và hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh". ( Philip Kotler, Năm 2003) Quan điểm marketing được diễn đạt một cách văn hoá theo nhiều cách. - "Đáp ứng nhu cầu một cách có lời" - "Hãy tìm kiếm những mong muốn rồi thoả mãn chung" - "Hãy yêu quý khách hàng chứ không phải sản phẩm" - "Vâng xin tuỳ ý ông bà" (Burgerking) - "Khách hàng là thượng đế" (Uniled, Airlines) "Hãy làm tất cả những gì mà sức ta có thể để cho mỗi đồng USD của khách hàng được đền bù xứng đáng bằng giá trị, chất lượng và sự mãn nguyện" (J.C.Penney). Theodoe levitt đã nêu ra sự tương phản sâu sắc giữa quan điểm bán hàng và quan điểm Marketing như sau: "Quan điểm bán hàng tập trung vào những nhu cầu của người bán, quan điểm Marketing thì chú trọng đến những nhu cầu của người mua. Quan điểm bán hàng để tâm đến nhu cầu của người bán là làm thế nào để biến sản phẩm của mình thành tiền mặt, còn quan điểm Markting thì quan tâm đến ý tưởng thoả mãn những nhu cầu của khách hàng bằng chính sản phẩm và tất cả những gì nên quan tâm đến việc tạo ra, cung ứng và cuối cùng là tiêu dùng sản phẩm đó." Quan điểm Marketing dựa trên bốn trụ cột chính là thị trường mục tiêu, nhu cầu của khách hàng, marketing phối hợp và khả năng sinh lời. Những yếu tố này được thể hiện và được đối chiếu với quan điểm bán hàng. Quan điểm bán hàng nhìn triển vọng từ trong ra ngoài. Nó xuất phát từ nhà máy tập, tập trung vào những sản phẩm hiện có của công ty và đòi hỏi phải có những biện pháp tiêu thụ công thẳng và khuyến mại để đảm bảo bán hàng có lợi. Quan điểm markting thì nhìn triển vọng từ ngoài vào trong. Nó xuất phát từ thị trường được ngoài vào trong. Nó xuất phát từ thị trường được xác định rõ ràng, tập trung vào những nhu cầu của khách hàng, phối hợp tất cả những hoạt động nào có tác động đến khách hàng và tạo ra lợi nhuận thông qua việc tạo ra thoả mãn cho khách hàng. Các chuyên gia marketing về quan điểm kinh doanh được thể hiện như sau: "Tài sản của công ty sẽ chẳng có mấy giá trị khi không có khách hàng" " Vì vậy nhiệm vụ then chốt của công ty là phải thu hút và giữ khách hàng". "Khách hàng bị thu hút bằng những hàng hoá có ưu thế cạnh tranh và bị giữ chân bằng cách làm cho họ hài lòng". "Nhiệm vụ của marketing là phát triển những hàng hoá tốt hơn và đảm bảo thoả mãn khách hàng". "Kết quả công tác của các bộ phận khác đều có ảnh hưởng đến mức độ thoả mãn của khách hàng". "Marketing còn tác động đến những bộ phận khách hàng để họ cùng hợp tác trong việc đảm bảo thoả mãn khách hàng".(Philip Kotler, Năm2003) 2.2.Tầm quan trọng của các chiến lược marketing. 2.2.1. Marketing là thiết yếu với doanh nghiệp. Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cần phải biết làm thế nào để xác định và phân khúc thị trường, xây dựng giải pháp hấp dẫn để chào cho khách hàng và xây dựng thương hiệu với định vị mạnh. Doanh nghiệp làm thế nào để làm giá cho giải pháp của mình một cách hấp dẫn và hợp lý, và làm thế nào để chọn và quản trị kênh phân phối để đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp còn phải biết làm thế nào để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của mình, để khách hàng biết và mua. Không chỉ thế, họ cần phải biết áp dụng chiến lược thị trường và phương pháp quản trị phù hợp với thực tế thị trường đầy kỹ thuật mới trong xu hướng toàn cầu hoá 2.2.1.Sự cần thiết của Marketing Du lịch Chúng ta cũng biết du lịch mang lại lợi ích rất lớn và doanh thu và nhiều lợi ích khác cho các đơn vị cung ứng, cho quốc gia. Ngoài lợi ích kinh tế chúng ta biết du lịch mang tính tổng hợp, nên phát triển du lịch có lợi và nhiều mặt chính trị, ngoại giao, văn hoá xã hội. Ngành du lịch chủ yếu thiên về ngành dịch vụ, nên đặc tính của sản phẩm du lịch khác với sản phẩm hàng hoá, và khách hàng thường ở xa sản phẩm vì vậy Marketing du lịch rất cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. 2.2.1.Tầm quan trọng của các chiến lược marketing đối với doanh nghiệp. Thực tế, ngày nay cạnh tranh trên thương trường ngày nay càng khốc liệt, cùng với đó là các khái niệm kinh doanh mới không ngừng được hoàn thiện và luôn thay đổi.Trước đây,quan niệm" rượu ngon không ngại quán nhỏ" một thời rất được quan tâm thì nay cũng bị quá trình cạnh tranh trên thị trường làm thay đổi. Sản phẩm có chất lượng tốt đến đâu nếu không được đưa ra giới thiệu, quảng cáo thì kết quả cũng không mấy ai quan tâm, bởi phạm vi của nó bị bó hẹp. Ted kunkel giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hãng sản xuất bia Foster, Úc, từng nói về quan điểm tiêu thụ và sản xuất như sau "Chỉ chú ý đến chất lượng thì chưa đủ, điều quan trọng là làm thế nào đề mọi người biết đến, mới chính là điều cốt yếu". sản xuất ra nhiều sản phẩm bia nổi tiếng, hãng Foster xuất phát điểm từ một xưởng sản xuất bia nhỏ, không mấy ai biết tới và cho đến hôm nay, Foster đã là một trong những hãng bia hàng đầu thế giới. Hiện sản phẩm bia, rượu của Foster đang dần chiếm lĩnh nhiều thị trường lớn tại châu Âu và châu Á. Nói đến những thành công này, Ted Kunkel cho biết 3 bí quyết thành công của hãng là: Một là dựa vào chất lượng sản phẩm. Hai là tinh thần phục vụ. Ba là cách thức tuyên truyền độc đáo của hãng tới người tiêu dùng. Trong đó, yếu tố thứ ba là hết sức quan trọng. Có thể lấy việc Foster thâm nhập vào thị trường Thiên Tân rộng lớn của Trung Quốc làm ví dụ.Thiên Tân là một thành phố lớn của Trung Quốc.Việc gây ảnh hưởng lên các vùng ngoại ô thành phố là khá quan trọng, đồng thời nếu nắm bắt được thị trường của thành phố Thiên Tân cũng đồng nghĩa với việc chiếm được thị trường của các vùng xung quanh Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây được coi như một ảnh hưởng dây chuyền đến nhu cầu của thi trường. Năm 1997, lần đầu tiên đem sản phẩm giới thiệu tại Thiên Tân với hương vị quyến rũ và chất lượng cao, nhưng không ngờ sản phẩm bia của Foster lại bị đóng băng, được rất ít người chú ý tới. Nguyên nhân chỉ vì tấm biển hiệu của một số cửa hàng bán bia Foster chỉ vỏn vẹn ba chữ" Hãng bia Foster" khiến mọi người nhìn vào ngỡ rằng đó là một tấm biển hiệu của công ty nhỏ. Ted Kunkel trong lần đó hiểu rằng: Sản phẩm có tốt đến mấy thì phải quảng cáo thì khách hàng mới biết được và việc đàu tiên là đánh động đế người tiêu dùng bằng một chiến dịch tuyên truyền rộng lớn. Đích thân Ted Kunkel cùng một nhóm nhân viên đưa sản phẩm với tinh thần phục vụ chân thành, nhiệt tình theo chủ trương "Bất cứ vận chuyển, Foster xin hoàn toàn chịu trách nhiệm".Cùng với đó, chủ trương của Foster là các cơ sở bán lẻ chỉ đưa tiền khi sản phẩm bia đã được bán. Chính từ đó đã có rất nhiều cửa hàng bán lẻ nhận tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Sau đó, thành công thật mỹ mãn, sản phẩm bia Foster ngày càng có tiếng tại Thiên Tân. Không dừng ở lại đây, Foster nhận thấy đây cơ hội thuận lợi nhất đã đến, hãng liên doanh với Hiệp hội thực phẩm Thiên Tân, đài truyền hình địa phương, nhật báo Thiên Tân tổ chức một bữa tiệc lớn giới thiệu sản phẩm của Foster. Trong bữa tiệc, để giải toả tâm lý khách, giúp họ thoát khỏi định kiến so sánh với sản phẩm bia nổi tiếng khác, Foster quyết định đem sản phẩm bia Heneiken nổi tiếng so sánh với sản phẩm bia Foster, đồng thời mời chuyên gia đến thưởng thức. Kết quả nhiều người không nhân ra đâu là sản phẩm bia Foster đâu là sản phẩm cuả Heneiken. Chính sách lược này đã đem đến cho những người tham gia bữa tiệc cảm thấy rất thú vị. Chỉ trong một thời gian ngắn báo chí liên tục đưa tin về sản phẩm cuả Foster. Từ đó, thương hiệu Foster ngày một nổi tiếng khiến cho các khách hàng trước đây vốn ưa chuộng bia Foster này càng cảm thấy tự tin hơn. Thị trường Tiên Tân của Foster từ đó cũng được mở rộng ra toàn bộ Trung Quốc. Sản phẩm sản xuất cung không đủ cầu. Nhưng rồi điều bất ngờ đã xẩy ra. Đúng vào thời điểm hãng Foster phát triển nhất tại Tiên Tân và có nhiều kế hoách phát triển lớn hơn thì cơ quan chưc năng của thành phố Thiên Tân ra quy định khống chế việc sản suất đưa sản phẩm bia từ ngoài vào thành phố. Đối mặt với vấn đề nây, Ted Kunkel đã có bài viết trên tờ Nhật báo Thiên Tân phản đối quyết định mới của chính quyền địa phương và cùng một lúc gửi lên báo China Today và Thời báo kinh tế Trung Quốc. Trước bước đi này của Ted Kunkel, nhiều hãng nước ngoài khác đã ủng hộ và cũng có những phản đối tương tự khiến chính quyền thành phố Thiên Tân phải rút lại quyết định này. Năm 1999, Đại hội thể thao toàn quốc được tổ chức tại Bắc Kinh. Đây là cơ hội hiếm có mà Foster không thể bỏ lỡ. Ngay lập tức Foster đầu tư 60.000 USD để tài trợ cuộc triển lãm dụng cụ thể thao tại Bắc Kinh. Tại cuộc triển lãm, Foster cung cấp bia và nươc uống miễn phí cho khách. Với chất lượng hàng đầu, qua cuộc triển lãm, các sản phẩm bia của Foster được người dân thành phố Bắc Kinh rất ưa chuộng. Bên cạnh đó, trong lễ bế mạc cuộc triển lãm, Foster còn tiến hành một buổi lễ nhỏ với nghi thức chúc mừng Ban tổ chức. Việc làm này càng khiến hình ảnh Foster thêm sâu sắc trong con mắt người tiêu dùng Trung Quốc. Những sách lược quảng bá, tuyên truyền hình ảnh của Foster luôn hiệu quả theo tiêu chí gắn liền với người tiêu dùng đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ thương hiệu Foster trên thị trường. Thử hỏi rằng, nếu không có những chiến lược marketing như trên thì liệu sản phẩm bia Foster có được thương hiệu nổi tiếng như ngày hôm nay ? III. MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH MARKETING LỮ HÀNH DU LỊCH 3.1. Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô gồm rất nhiều nhân tố: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, pháp luật… tồn tại khách quan xung quanh công ty. Kinh doanh du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp liên quan đến rất nhiều bộ phận kinh tế khác trong toàn ngành kinh tế và xã hội. Vì vậy các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn, đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Trong phạm vi bài viết chún
Luận văn liên quan