Ngày nay, gần như tất cả các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đang chạy đua cùng với công nghệ thanh toán điện tử trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, điều đó đặt ra xu thế cạnh tranh gay gắt đối với các ngân hàng. Do đó, câu hỏi đặt ra là : “Các NHTMNN và NHTMCP ở Việt Nam đã phát triển được những dịch vụ ngân hàng điện tử nào? Kết quả hoạt động của dịch vụ này ra sao? Giá trị mà dịch vụ mang lại cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế? Bên cạnh đó, đâu là những mặt hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như những rủi ro của ngân hàng, khách hàng khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ đang trong giai đoạn đầu phát triển ở Việt Nam hiện nay?”
Xuất phát từ những vấn đề đã đặt ra, nhóm 2 chọn đề tài : “Những hạn chế khi triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề của nhóm.
30 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3584 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những hạn chế khi triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA SAU ĐẠI HỌC
----- o0o -----
ĐỀ TÀI MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
NHÖÕNG HAÏN CHEÁ KHI TRIEÅN KHAI
DÒCH VUÏ NGAÂN HAØNG ÑIEÄN TÖÛ
TAÏI VIEÄT NAM
GVHD : Tiến sĩ Vũ Thị Minh Hằng
Lớp : K20 Ngày 4
Nhóm thực hiện : Nhóm 2
TP.HCM, THÁNG 03/2011MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN MỞ ĐẦU
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ (E-BANKING)
KHÁI NIỆM VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
Thanh toán điện tử tại điểm bán hàng (EFTPOS)
Máy rút tiền tự động (ATM)
Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Phone Banking)
Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking)
Dịch vụ ngân hàng qua internet (Internet Banking)
Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile Banking)
Dịch vụ ngân hàng qua vô tuyến truyền hình tương tác (Interactive TV Banking)
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
CHƯƠNG 2: NHỮNG HẠN CHẾ KHI TRIỂN KHAI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
Về phía khách hàng
Về phía ngân hàng
Tính pháp lý trong dịch vụ ngân hàng điện tử
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
Kiến nghị đối với Chính phủ và cơ quan quản lý
Kiến nghị đối với Hiệp hội Ngân hàng
III.Kiến nghị đối với hệ thống ngân hàng
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những thập niên gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ mà đặc biệt là công nghệ thông tin và khoa học viễn thông đã làm một cuộc cách mạng trong thương mại. Các phương pháp kinh doanh truyền thống đã và đang dần dần được thay thế bằng một phương pháp mới. Đó chính là thương mại điện tử mà "xương sống" của nó là công nghệ thông tin và Internet.
Thương mại điện tử đã đưa ra một giải pháp hữu hiệu, một hướng đi trực tiếp trong việc trao đổi thông tin, hàng hoá, dịch vụ và mở rộng quy mô thị trường, thị trường không biên giới. Chính cuộc cách mạng về quy mô thị trường này đã trở thành động lực cho một cuộc cách mạng trong ngành ngân hàng hướng tới một hệ thống thanh toán phù hợp với yêu cầu của thị trường thương mại điện tử. Điều này đã tạo ra một dịch vụ ngân hàng mới, dịch vụ ngân hàng điện tử.
Dịch vụ ngân hàng điện tử đã được phát triển ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Nó đáp ứng được phần nào nhu cầu thanh toán của người dân Việt Nam đồng thời mở ra cho các ngân hàng Việt Nam các cơ hội lớn cũng như những thách thức trong việc hoàn thiện dịch vụ ngân hàng để có thể cạnh tranh trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Không thể phủ nhận rằng dịch vụ ngân hàng điện tử đã mang lại những lợi ích nhất định cho ngân hàng, cho khách hàng và cho toàn thể nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích trên, vẫn còn một số hạn chế trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nước và khối ngân hàng nước ngoài, việc mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử là điều cần thiết. Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển ở Việt Nam, là vấn đề quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, gần như tất cả các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đang chạy đua cùng với công nghệ thanh toán điện tử trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, điều đó đặt ra xu thế cạnh tranh gay gắt đối với các ngân hàng. Do đó, câu hỏi đặt ra là : “Các NHTMNN và NHTMCP ở Việt Nam đã phát triển được những dịch vụ ngân hàng điện tử nào? Kết quả hoạt động của dịch vụ này ra sao? Giá trị mà dịch vụ mang lại cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế? Bên cạnh đó, đâu là những mặt hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như những rủi ro của ngân hàng, khách hàng khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ đang trong giai đoạn đầu phát triển ở Việt Nam hiện nay?”
Xuất phát từ những vấn đề đã đặt ra, nhóm 2 chọn đề tài : “Những hạn chế khi triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề của nhóm.
Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích những hạn chế trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam phát triển.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về những hạn chế khi triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của các NHTM ở Việt Nam.
Đối tượng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử là doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập dữ liệu sơ cấp: Lập bảng câu hỏi khảo sát. Dùng phần mềm Excel để thống kê và phân tích dữ liệu.
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Tham khảo từ website Ngân hàng Nhà nước VN, một số NHTM; từ các website chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử và tài chính – ngân hàng.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ (E-BANKING)
KHÁI NIỆM VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
"Ngân hàng điện tử" tiếng Anh là Electronic Banking, viết tắt là e-banking. Có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau về "Ngân hàng điện tử", song nhìn chung "Ngân hàng điện tử" được hiểu là một loại hình thương mại về tài chính ngân hàng có sự trợ giúp của công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính và công nghệ mạng. Nói ngắn gọn, "Ngân hàng điện tử" là hình thức thực hiện các giao dịch tài chính ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử.
Hay có một khái niệm khác: “Dịch vụ ngân hàng điện tử là những dịch vụ được ngân hàng cung cấp cho khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ thộng tin hiện đại, cho phép khách hàng có thể truy nhập từ xa vào một ngân hàng nhằm thực hiện một số giao dịch với ngân hàng hoặc với các khách hàng khác thông qua các phương tiện thông tin hiện đại mà không cần phải đến quầy giao dịch.”
Thuật ngữ "Ngân hàng điện tử" đối với nhiều người có vẻ khó hiểu và xa lạ. Thực ra rất nhiều ứng dụng của "Ngân hàng điện tử" đang phục vụ cho bạn. Bạn rút tiền từ một máy rút tiền tự động, trả tiền cho hàng hoá và dịch vụ bằng thẻ tín dụng, kiểm tra số dư tài khoản qua mạng hay điện thoại; công ty của bạn giao dịch, thanh toán, chuyển khoản với các đối tác qua internet, điện thoại...; tất cả những hoạt động tương tự như vậy đều có thể gọi là dịch vụ "Ngân hàng điện tử".
Ngân hàng điện tử - giải pháp thanh toán hiện đại.
CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
Thanh toán điện tử tại điểm bán hàng (EFTPOS - Electronic Funds Transfer at Point of Sale)
Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng (credit card) hoặc thẻ ghi nợ trực tiếp (direct debit card) để thực hiện các giao dịch mua bán. Máy đọc thẻ tại các điểm bán hàng sẽ kết nối với trung tâm chứng thực khách hàng của ngân hàng để thực hiện việc chứng thực thẻ, chấp thuận/từ chối giao dịch mua bán.
Máy rút tiền tự động (ATM - Automatic Teller Machines)
Khách hàng dùng thẻ tín dụng (credit card) hoặc thẻ ghi nợ trực tiếp (direct debit card) để rút tiền mặt. Máy rút tiền tự động sẽ chứng thực thẻ sau khi người sử dụng nạp mã số nhận dạng cá nhân (Personal Identity Number – PIN). Mỗi ngân hàng thường đưa ra các loại máy ATM riêng của ngân hàng mình. Khách hàng rút tiền tại các máy ATM của ngân hàng mà mình có tài khoản. Tuy nhiên, khách hàng cũng có thể rút tiền từ máy ATM của ngân hàng khác nhưng phải trả một mức phí.
Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Phone Banking)
Khách hàng sẽ gọi điện thoại đến trung tâm cung cấp dịch vụ bằng một (hoặc nhiều) số điện thoại được cung cấp. Thông qua các phím chức năng được khái niệm trước, khách hàng sẽ được phục vụ một cách tự động hoặc thông qua nhân viên tổng đài. Để được chứng thực là khách hàng hợp lệ, khách hàng sẽ phải nạp mã số nhận dạng cá nhân (PIN) hoặc mật khẩu bằng cách sử dụng các phím trên điện thoại.
Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking)
Với ngân hàng tại nhà ( Homebanking), khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nhưng là mạng nội bộ ( Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch được tiến hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính của Ngân h àng. Để sử dụng được dịch vụ Homebanking khách hàng chỉ cần có máy tính ( tại nhà hoặc trụ sở) kết nối với hệ thống máy tính của Ngân hàng thông qua modem-đường điện thoại quay số, đồng thời khách hàng phải đăng ký số điện thoại và chỉ những số điện thoại này mới được kết nối với hệ thống Homebanking của Ngân hàng.
Khách hàng sẽ quay số trực tiếp để kết nối với trung tâm cung cấp dịch vụ qua đường điện thoại thông thường. Sau khi thực hiện các bước chứng thực (nhập số PIN hoặc mật khẩu giao dịch), khách hàng sẽ có quyền thực hiện các giao dịch ngân hàng từ máy tính cá nhân.
Dịch vụ ngân hàng qua internet (Internet Banking)
Dịch vụ này tương tự như dịch vụ ngân hàng tại nhà. Các thiết bị cần có bao gồm máy tính cá nhân, modem và đường truy cập điện thoại. Tuy nhiên, thay vì quay số điện thoại để kết nối trực tiếp với trung tâm dịch vụ ngân hàng thì khách hàng sử dụng Internet banking cần phải truy cập vào Internet thông qua một (hoặc nhiều) nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Services Provider – ISP). Ngoài ra, trong khi khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng tại nhà cần phải có phần mềm được thiết kế dành riêng cho việc kết nối với ngân hàng cung cấp dịch vụ thì khách hàng sử dụng Internet banking hầu như không cần phần mềm đặc biệt. Khách hàng sử dụng Internet banking hiện nay có thể dễ dàng truy cập vào trang web cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua các trình duyệt Internet (Internet web browser) như: Microsoft Internet Explorer, Firefox, Google Chrome.
Một số giao dịch như truy vấn số dư, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại,… đều có thể thực hiện trực tuyến. Khách hàng không phải đích thân đến trụ sở ngân hàng, chỉ cần truy cập vào website ebanking của ngân hàng, đăng nhập bằng username và password là có thể thực hiện các giao dịch trực tuyến.
Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile Banking)
Đây là loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ viễn thông không dây của mạng di động (mobile network) bao gồm việc thực hiện dịch vụ ngân hàng bằng cách kết nối điện thoại di động (mobile phone) với trung tâm cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử và kết nối Internet trên điện thoại di động sử dụng giao thức truyền thông WAP/GPRS. Dịch vụ ngân hàng qua mạng viễn thông không dây yêu cầu khách hàng cần được trang bị thiết bị kết nối thích hợp (điện thoại di động hiện đại sử dụng công nghệ WAP/GPRS, đa băng tần...) và được cài đặt chương trình phần mềm phù hợp. Sự phổ biến của điện thoại di động trên thế giới cùng với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ viễn thông trong những năm gần đây cho thấy việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng bằng điện thoại di động là một hướng phát triển chiến lược dài hạn của các ngân hàng trên thế giới.
Dịch vụ ngân hàng qua vô tuyến truyền hình tương tác (Interactive TV Banking)
Dịch vụ này thường được cung cấp trên cơ sở hệ thống truyền hình cáp (cable TV). Ngân hàng sẽ tận dụng đường truyền hình cáp để tích hợp đường truyền cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Khách hàng sử dụng màn hình TV thông thường để truy cập vào dịch vụ ngân hàng thông qua việc nhập mã số nhận dạng cá nhân hoặc mật khẩu. Để truy cập vào các dịch vụ khác nhau trên màn hình, khách hàng sẽ sử dụng bộ điều khiển từ xa thông thường hoặc được thiết kế riêng cho việc sử dụng dịch vụ ngân hàng qua vô tuyến truyền hình tương tác. Đây là hình thức dịch vụ tiện lợi cho khách hàng vì hầu như gia đình nào cũng có vô tuyến. Tuy nhiên, do tính chất bảo mật và riêng tư của các giao dịch còn thấp nên dịch vụ này ít được khách hàng chấp thuận.
Hiện tại ở Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng điện tử thường được sử dụng nhất là:
ATM
Internet Banking
Mobile Banking (+ SMS Banking)
POS
Phone Banking (+ Call Center)
Home Banking
Còn dịch vụ ngân hàng điện tử Interactive TV Banking chưa được triển khai tại Việt Nam.
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
Sự ra đời và phát triển của dịch vụ "Ngân hàng điện tử" là một xu hướng tất yếu phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Và chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại.
Lợi ích cho ngân hàng
Thứ nhất, ngân hàng điện tử giúp các ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí, giảm bớt các thủ tục giấy tờ, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch. Các giao dịch qua kênh điện tử có chi phí vận hành rất thấp. Chi phí chủ yếu là đầu tư ban đầu, ngân hàng không cần đầu tư nhân sự, địa điểm và các chi phí in ấn, lưu chuyển hồ sơ cho việc giao dịch. Khi chi phí hoạt động được cắt giảm đáng kể thì doanh thu của ngân hàng cũng theo đó tăng lên và tất nhiên kéo theo đó là lợi nhuận hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Thứ hai, đối với nhiều ngân hàng thì ngân hàng điện tử là một giải pháp mang tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động. Ngân hàng điện tử được xem như một kênh phân phối quan trọng đối với các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng điện tử cũng là công cụ quảng bá, khuyếch trương thương hiệu của NHTM một cách sinh động, hiệu quả.
Thứ ba, ngân hàng điện tử có thể giúp các ngân hàng thương mại tăng khả năng cung cấp các dịch vụ gia tăng khác của mình. Theo đó, các Ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng căn bản các nhu cầu của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng về các dịch vụ liên quan tới ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán,… Bằng việc cung cấp một loạt các dịch vụ và sản phẩm tài chính thông qua mạng Internet, ngân hàng lại có thể kiếm được một nguồn lợi đáng kể.
Thứ tư, một lợi ích quan trọng khác mà ngân hàng điện tử đem lại cho ngân hàng, đó là việc ngân hàng có thể thực hiện chiến lược “toàn cầu hoá”, chiến lược “bành trướng” mà không cần phải mở thêm chi nhánh. Ngân hàng có thể vừa tiết kiệm chi phí do không phải thiết lập quá nhiều các trụ sở hoặc văn phòng, nhân sự gọn nhẹ hơn, đồng thời lại có thể phục vụ một khối lượng khách hàng lớn hơn. Internet quả là một phương tiện có tính kinh tế cao để các ngân hàng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra các quốc gia khác mà không cần đầu tư vào trụ sở hoặc cơ sở hạ tầng.
Lợi ích cho khách hàng
Không chỉ riêng ngân hàng mới tìm thấy ở ngân hàng điện tử nhiều ưu điểm, loại hình dịch vụ ngân hàng mới này cũng đem lại cho khách hàng vô số những thuận lợi, và đó mới chính là nền tảng và lý do tồn tại, phát triển của ngân hàng điện tử với mục đích là phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Thứ nhất, ngân hàng điện tử là một kênh quan trọng giúp cho khách hàng có thể thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn. Khi khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử, họ sẽ nắm được nhanh chóng, kịp thời những thông tin về tài khoản, tỷ giá, lãi suất. Chỉ trong chốc lát, qua máy vi tính được nối mạng với ngân hàng, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với ngân hàng để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ công cộng, thanh toán thẻ tín dụng, mua séc du lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ, kinh doanh chứng khoán với ngân hàng,...
Thứ hai, dịch vụ ngân hàng điện tử giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian quý báu của mình. Các giao dịch ngân hàng từ Internet được thực hiện và xử lý một cách nhanh chóng và hết sức chính xác. Khách hàng không cần phải tới tận văn phòng giao dịch của ngân hàng, không phải mất thời gian đi lại hoặc nhiều khi phải xếp hàng để chờ tới lượt mình. Ngoài ra, còn giúp khách hàng tiết kiệm chi phí (xăng, xe,…). Giờ đây, với dịch vụ ngân hàng điện tử, họ có thể tiếp cận với bất cứ một giao dịch nào của ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào hoặc ở bất cứ đâu họ muốn. Chỉ cần nhấn chuột, tất cả mọi thao tác được thực hiện chỉ trong nháy mắt thay vì một chuỗi dài những thao tác phức tạp nếu giao dịch qua giấy tờ hoặc tại quầy.
Thứ ba, dịch vụ ngân hàng điện tử giúp cho khách hàng (nhất là doanh nghiệp) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua các dịch vụ Ngân hàng điện tử, các lệnh chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện chu chuyển nhanh vốn tiền tệ, trao đổi tiền - hàng. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ tư, khách hàng không phải mang theo nhiều tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất tiền, bị cướp giật, tiền giả, nhầm lẫn, thời gian kiểm đếm.
Lợi ích đối với nền kinh tế
Ngoài những lợi ích chính đối với các bên tham gia "Ngân hàng điện tử" nói trên, "Ngân hàng điện tử" còn đem lại những lợi ích to lớn tiềm tàng đối với toàn thể nền kinh tế.
Về mặt xã hội - kinh tế, NHĐT góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với khu vực và thế giới. Đặc biệt góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử phát triển. Với ngân hàng điện tử, các bên liên quan có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Điều này cho phép các khách hàng tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt trong khi mua bán. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thật nhanh chóng.
Việc tiêu dùng chủ yếu bằng tiền mặt có rất nhiều điều hạn chế. Nhà nước phải bỏ ra một chi phí nhất định hàng năm trong việc in và quản lý số lượng tiền in ra cho thị trường. Việc khó xác định chính xác lượng tiền lưu hành trong dân khiến cho nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra các chính sách tài khoá nhằm đảm bảo một thị trường tài chính ổn định. "Ngân hàng điện tử" với sự phổ biến sử dụng tài khoản cá nhân và tiền điện tử sẽ góp phần không nhỏ trong việc tháo gỡ khó khăn này. Chính tiền điện tử và giao dịch tài khoản làm cải thiện khả năng thanh toán trong thị trường tài chính. Bên cạnh đó, ngân hàng điện tử còn giúp cho khách hàng không phải mang theo nhiều tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất, tiền giả, nhầm lẫn, thời gian kiểm đếm. Tường minh các giao dịch giảm bớt được việc thiếu minh bạch so với giao dịch bằng tiền mặt.
"Ngân hàng điện tử" giúp cho nhà nước có thông tin đầy đủ về việc thực hiện thu nộp thuế một cách nhanh chóng và cập nhật kịp thời.
CHƯƠNG 2: NHỮNG HẠN CHẾ KHI TRIỂN KHAI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
Trong điều kiện và hoàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tâm lý thanh toán bằng tiền mặt trong giao dịch vẫn chiếm đa số, dẫn tới những hạn chế khi các ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai ngân hàng điện tử, các ngân hàng luôn đối mặt với nhiều rủi ro. Tính pháp lý và những chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Từng khía cạnh tác động đến dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ được xem xét ở phần dưới đây:
VỀ PHÍA KHÁCH HÀNG
Thói quen tiêu dùng tiền mặt
Sự chấp nhận của người dân trong thanh toán điện tử, đây là một vấn đề cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Thực tế hiện nay cho thấy việc thanh toán bằng tiền mặt đã trở thành thói quen của người dân, nhất là trong mua sắm nhỏ lẻ. Vì vậy, việc thay đổi thói quen này để dần đưa dịch vụ ngân hàng điện tử vào cuộc sống cũng là một thách thức đối với các ngân hàng.
Tốn chi phí đầu tư máy vi tính, nối mạng internet và chưa có kiến thức sử dụng máy tính
Ngân hàng điện tử mà cụ thể hơn là Internet banking đã làm tăng sự lệ thuộc của con người vào máy tính điện tử và mạng Internet. Khách hàng cần có máy vi tính, modem, tài khoản Internet. Đây là một khoản chi phí đầu tư ban đầu không nhỏ. Thêm nữa, người sử dụng cũng phải nắm được những thao tác và kiến thức cơ bản nhất để sử dụng máy tính. Điều này hoàn toàn khác biệt so với quá trình giao dịch trực tiếp tại ngân hàng: bất cứ khách hàng nào cũng có thể đến thẳng ngân hàng tiến hành giao dịch trực tiếp và có thể được nhân viên ngân hàng hướng dẫn.
Tâm lý e ngại về mức độ an toàn trong giao dịch điện tử
Vấn đề bí mật, an toàn cho khách hàng là điều đáng lo ngại nhất. Có lẽ đây là lý do chủ yếu mà một số lượng không nhỏ các khách hàng còn tỏ ra ngần ngại và lưỡng lự khi quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Phần lớn tài sản và của cải họ cất giữ trong tài khoản gửi tại ngân hàng, vậy thì việc họ