Đề tài Những kinh nghiệm Giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng

Lịch sử phát triển đô thị chia làm bốn giai đoan: Cổ đại (từ năm 4000 TCN đến 500 sau CN) Trung đại (từ năm 500 đến 1500), Cận đại (từ năm 1500 đến 1800) và đô thị kiểu hiện đại (từ năm 1800 đến nay). Qua các giai đoạn phát triển đó đô thị đã trở thành một cộng đồng dân cư đông đúc với chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách và lối sống thành thị . Ở Việt Nam, các đô thị hình thành rất sớm có thể kể từ Cổ Loa trước CN rồi đến Hoa Lư (ở thế kỷ thứ X) rồi đến thành Thăng Long (ở thế kỷ XI).Trải qua các thời kỳ đến nay các đô thị ở Việt Nam đa số phát triển: các đô thị mở rộng về địa lý, các vùng vốn nghèo nàn lạc hậu trở thành những vùng có mật độ dân cư đông đúc, có các hoạt động KTXH phong phú dồi dào, có đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao . Tuy nhiên, quá trình mở rộng và phát triển đô thị gặp giới hạn về mặt không gian do quỹ đất là có hạn. Để cung cấp đủ quỹ đất cho xây dựng các công trình: đường, cầu, công viên, khu công nghiệp, khu đô thị mới phải phát triển đất của khu vực cũ mà nội dung cơ bản của nó là thông qua các hoạt động phá dỡ, di chuyển, cải tạo, nâng cấp để cải biến kết cấu sử dụng đất các khu vực cũ nhằm nâng cao trình độ tập trung, tiết kiệm trong việc sử dụng đất đô thị . Như vậy cung cấp đất cho quá trình đô thị hoá đang trở thành vấn đề nóng bỏng tại các đô thị. Qua tìm hiểu, xem xét em nhận thấy: quận Hai Bà Trưng là một quận cũ của Hà Nội, giáp khu vực ngoại thành, nằm trên trục đường phía nam dẫn vào thủ đô; trên địa bàn có nhiều cơ sở, xí nghiệp như nhà máy cơ khí, chế biến. Do là một quận cũ cho nên những cơ sở kết cấu hạ tầng cũ không còn đáp ứng được nhu cầu hiện tại, đòi hỏi quận phải có những dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp. Từ thực tế trên em chọn quận Hai Bà Trưng làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài “những kinh nghiệm giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng” để góp phần nâng cao chất lượng công tác giải phóng mặt bằng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư được thực hiện nhanh chóng. Bằng sự hiểu biết hạn chế của mình về lý luận cũng như thực tiễn, mặc dù đã rất cố gắng song bài viết của em chắc không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận dược sự giúp đỡ và góp ý của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!

doc24 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những kinh nghiệm Giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử phát triển đô thị chia làm bốn giai đoan: Cổ đại (từ năm 4000 TCN đến 500 sau CN) Trung đại (từ năm 500 đến 1500), Cận đại (từ năm 1500 đến 1800) và đô thị kiểu hiện đại (từ năm 1800 đến nay). Qua các giai đoạn phát triển đó đô thị đã trở thành một cộng đồng dân cư đông đúc với chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách và lối sống thành thị . Ở Việt Nam, các đô thị hình thành rất sớm có thể kể từ Cổ Loa trước CN rồi đến Hoa Lư (ở thế kỷ thứ X) rồi đến thành Thăng Long (ở thế kỷ XI)...Trải qua các thời kỳ đến nay các đô thị ở Việt Nam đa số phát triển: các đô thị mở rộng về địa lý, các vùng vốn nghèo nàn lạc hậu trở thành những vùng có mật độ dân cư đông đúc, có các hoạt động KTXH phong phú dồi dào, có đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao . Tuy nhiên, quá trình mở rộng và phát triển đô thị gặp giới hạn về mặt không gian do quỹ đất là có hạn. Để cung cấp đủ quỹ đất cho xây dựng các công trình: đường, cầu, công viên, khu công nghiệp, khu đô thị mới … phải phát triển đất của khu vực cũ mà nội dung cơ bản của nó là thông qua các hoạt động phá dỡ, di chuyển, cải tạo, nâng cấp để cải biến kết cấu sử dụng đất các khu vực cũ nhằm nâng cao trình độ tập trung, tiết kiệm trong việc sử dụng đất đô thị . Như vậy cung cấp đất cho quá trình đô thị hoá đang trở thành vấn đề nóng bỏng tại các đô thị. Qua tìm hiểu, xem xét em nhận thấy: quận Hai Bà Trưng là một quận cũ của Hà Nội, giáp khu vực ngoại thành, nằm trên trục đường phía nam dẫn vào thủ đô; trên địa bàn có nhiều cơ sở, xí nghiệp như nhà máy cơ khí, chế biến. Do là một quận cũ cho nên những cơ sở kết cấu hạ tầng cũ không còn đáp ứng được nhu cầu hiện tại, đòi hỏi quận phải có những dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp. Từ thực tế trên em chọn quận Hai Bà Trưng làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài “những kinh nghiệm giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng” để góp phần nâng cao chất lượng công tác giải phóng mặt bằng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư được thực hiện nhanh chóng. Bằng sự hiểu biết hạn chế của mình về lý luận cũng như thực tiễn, mặc dù đã rất cố gắng song bài viết của em chắc không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận dược sự giúp đỡ và góp ý của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! I . NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN : 1. Một số khái niệm : Các đô thị ở Việt Nam hình thành rất sớm, đó là những điểm tập trung dân cư đông đúc được hình thành với những đặc điểm về địa lý, kinh tế, chính trị và xã hội. Lịch sử phát triển đô thị Việt Nam gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc, quá trình này trải qua 3 giai đoạn: Cổ đại, Trung đại, Cận đại. - Thời kỳ Cổ đại và Trung đại các đô thị Việt Nam có đặc điểm + Đô thị được hình thành chủ yếu do yếu tố “đô”- yếu tố chính trị còn yếu tố “thị”- yếu tố buôn bán thương mại chưa được chú ý đến . + Đô thị thơi kỳ này vẫn còn mang tính tự cung,tự cấp hay còn gọi là bán nông thôn, bán thành thị . - Đến thời kỳ Cận đại các đô thị Việt Nam đa số phát triển nhanh hơn. Lúc nàyviệc giao lưu buôn bán với bên ngoài cũng đã được mở rộng do giao thông đi lại thuận tiện. Nhưng các đô thị Viêt Nam vẫn mang sắc thái: + Cơ sở công nghiệp thô sơ lạc hậu + Cơ sở kết cấu hạ tầng ở đô thị hầu như không đáng kể +Nếp sống văn minh đô thị chưa được hình thành Trong lịch sử Việt Nam, sự hình thành và phát triển của ngành thủ công nghiệp đã thúc đẩy sự ra đời của các đô thị thời phong kiến, đặc biệt các điểm dân cư đông đúc là đầu mối giao thông quan trọng để buôn bán và trao đổi hàng hoá với bên ngoài như cảng biển, cảng sông. Bố cục của các đô thị thời phong kiến đã thể hiện được sự kết hợp hài hoà với điều kiện tự nhiên. Đầu thế kỷ XI, vào năm 1010 Lý Công Uốn lên ngôi và rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Từ đó Thăng Long trở thành trung tâm hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại Việt, sau đó lần lượt xuất hiên các đô thị như Huế, Hôi An, Đà Nẵng, Sài Gòn… Nhìn lại quá trình phát triển các đô thị ở Việt Nam trong vòng mấy thập kỷ qua cho thấy: 1954-1975 các đô thị ở Việt Nam mới bắt đầu có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể: hệ thống đô thị ở miền Bắc phát triển trên cơ sở công nghiệp hoá XHCN như HàNội,Việt Trì, Thái Nguyên, Yên Viên, Từ Sơn…Trong khi đó hệ thống đô thị ở miền Nam phát triển nhanh nhằm phục vụ bộ máy của chế độ nguỵ quyền và xâm lược như Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Vũng Tàu… Giữa năm 1975 trở đi, do đặc điểm lịch sử của hai miền Nam-Bắc khác nhau nên có những đặc thù riêng của mỗi vùng về tốc độ phát triển, hình thức phân bố quy hoạch, phân bố dân cư, hình thái kiến trúc, cơ sở kết cấu hạ tầng cũng như những yếu tố KTXH truyền thống của vùng. Sau chiến tranh, quá trình công nghiệp hoá trên đà phát triển đã tao điều kiện thuận lợi cho công cuộc đô thị hoá diễn ra trong cả nước. Nhưng mặt trái của nó là đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần dẫn đến nhiều người nông dân trở nên thất nghiệp, đồng thời công cuộc công nghiệp hoá ở đô thị lại cuốn hút người nông dân rời bỏ làng quê lên thành thị kiếm việc làm .Vì vậy dân số trong các đô thị không ngừng tăng lên Ngày nay, trong công cuộc đổi mới , cùng với các chính sách kinh tế mở cửa, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của cơ chế thị trường đã có tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội ở đô thị, dẫn đến những biến đổi rất quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội cũng như làm xuất hiện những hình thái mới của lối sống công nghiệp trong điều kiện mới . Từ lịch sử hình thành và phát triển đô thị đã có nhiều khái niệm khác nhau về đô thị: +Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp + Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị + Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện Như vậy chúng ta có thể đưa ra một khái niệm khái quát về đô thị như sau: đô thị là nơi tập trung dân cư với mật độ cao; lao động phi nông nghiệp là chủ yếu; có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ hoặc tiến tới hoàn chỉnh đồng bộ; dân cư sống và làm việc theo phong cách và lối sống thành thị. Dù các khái niệm đưa ra khác nhau, hoàn cảnh phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước khác nhau nhưng đều thống nhất ở những tiêu chuẩn cơ bản sau: + Quy mô dân cư đô thị trên 2000 (miền núi có thể thấp hơn) + Cơ cấu lao động trên 60% lao động phi nông nghiệp + Có mật độ cư trú được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm của từng vùng + Có đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ nhu cầu của dân cư đô thị Gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các đô thị là quá trình đô thị hoá. Đô thị hoá chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: + Trên quan điểm một vùng: đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị. + Trên quan điểm kinh tế quốc dân: đô thị hoá là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị. Tóm lại, đô thị hóa là quá trình hình thành, phát triển và mở rộng các thành phố gắn liền với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của mỗi nước. Nói đô thị hoá cũng có nghĩa là quá trình biến các khu vực nông thôn thành đô thị, biến các vùng vốn nghèo nàn lạc hậu thành những vùng có mật độ dân cư đông đúc, có các hoạt động kinh tế xã hội phong phú dồi dào, có dời sống vật chất và tinh thần cao, phong phú hơn so với các vùng lân cận. Đó cũng là quá trình xây dựng và phát triển các đô thị hoặc các khu công nghiệp mới. Qúa trình đô thị hoá cũng chính là quá trình cải biến cơ cấu kinh tế của từng khu vực theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của khu vực. Đô thị hoá có những đặc điểm sau đây: + Đô thị hoá mang tính xã hội và lịch sử và là sự phát triển về quy mô, số lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các chùm đô thị + Đô thị hoá nông thôn là xu hướng bền vững có tính quy luật, là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn. Thực chất đó là tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững. + Đô thị hoá ngoại vi là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại của thành phố do kết quả phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng tạo ra các cụm đô thị, liên đô thị góp phần đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn. + Đô thị hoá giả tạo là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và do dân cư từ các vùng khác đến đặc biệt là từ nông thôn dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường… + Đô thị hoá gắn liền với chủ trương của mỗi quốc gia. Thông thường,vấn đề đô thị hoá thường được đề cập gắn liền với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của mỗi quốc gia. Cùng với quá trình phát triển và hội nhập, các quốc gia đang phát triển thường gắn với đầu tư nước ngoài phát triển các khu công nghiệp tập trung và các khu chế xuất, hình thành các vùng kinh tế động lực, thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình phát triển kinh tế của đất nước đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống. Vấn đề đặt ra là để làm những việc trên đô thị phải cung cấp một quỹ đất thích ứng. Giải quyết vấn đề này có nhiều con đường khác nhau trong đó có một con đường đó là thực hiện công tác giải phóng mặt bằng mà chúng ta sẽ xem xét ở phần tiếp theo. 2.Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến vấn đề giải phóng mặt bằng Quá trình đô thị hoá đòi hỏi phải mở rộng thích ứng quỹ đất cung cấp cho nó để xây dựng các công trình như cầu, đường, công viên, khu công nghiệp, khu đô thị mới… tức là phải phát triển đất đô thị. Phát triển đất đô thị theo nghĩa hẹp là biến đất sử dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp thành đất sử dụng cho công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, văn hoá, giải trí, dân cư. Tuy nhiên, trong điều kiện diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp nếu nhấn mạnh việc mở rộng lượng ngoại vi đất đô thị để gia tăng cung cấp đất đô thị thì sẽ làm gay gắt hơn mâu thuẫn giữa đất sử dụng cho nông nghiệp và đất sử dụng cho phát triển đô thị. Phát triển đất đô thị theo nghĩa là sử dụng tổng hợp đất đô thị bao gồm phát triển đất đô thị của khu vực mới và cải tạo đất của khu vực cũ tức là phát triển lần thứ nhất và lần thứ hai đất đô thị. Quá trình đô thị hoá đòi hỏi phải mở rộng thích ứng quỹ đất cung cấp cho nó. Cung cấp đất cho phát triển đô thị bao gồm hai hàm nghĩa: một là cung cấp tự nhiên, hai là cung cấp kinh tế. Cung cấp tự nhiên của đất chỉ số lượng các loại quỹ đất mà trái đất có thể cung cấp cho loài người sử dụng trong điều kịên kinh tế kỹ thuật nhất định; nó là sự cung cấp không có tính co giãn vì không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhân tố nhân tạo hay nhân tó xã hội nào. Cung cấp kinh tế của đất nước được thực hiện trên cơ sở cung cấp tự nhiên của nó, chỉ số lượng cung cấp đất của một loại công dụng nào đó biến đổi song song với sự biến đổi của công dụng đó. Đất cung cấp cho người sử dụng thường tồn tại nhiều loại công dụng khác nhau, giữa chúng có giá trị cạnh tranh và thay thế lẫn nhau. Khi hiệu quả của một loại công dụng nào đó nâng cao thì số lượng cung ứng của nó cũng sẽ nâng cao tương ứng. Như vạy, cung cấp kinh tế của đất có tính co giãn, nó biến đổi theo sự gia tăng nhu cầu về đất và sự nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sự dụng đất. Phát triển đất nước của khu vực mới, mở rộng diện tích sử dụng đất đô thị là để gia tăng cung cấp kinh tế của đât đô thị. Nội dung của nó gồm hai mặt: một là, tiến hành trưng dụng đất, chuyển phương hướng sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất dùng để phát triển đô thị. Hai là, tiến hành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật để chuyển đất nông lâm thực sự trở thành đất đô thị. Phát triển đất của khu vực cũ là một con đường chủ yếu khác để gia tăng cung cấp kinh tế của đất đô thị. Nội dung cơ bản của nó là thông qua các hoạt động phá bỏ, di chuyển và cải tạo, nâng cấp để cải biến kết cấu sử dụng đất của các khu vực cũ nhằm nâng cao trình độ tập trung, tiết kiệm trong việc sử dụng đất đô thị. Như vậy quá trình đô thị hoá đòi hỏi phải cung cấp một quỹ đất đủ lớn vì như chúng ta đã biết mọi công trình xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp đều cần có đất, điều đó cho thấy tầm quan trọng của nó. Do đó để có đất mà không làm thay đổi đến cơ cấu đất (công, nông, lâm) không làm những mâu thuẫn sẵn có trở nên găy gắt hơn thì chỉ có con đường là chú trọng vào phát triển đất của khu vực cũ. Phát triển theo hướng này thì công việc đầu tiên mà chúng ta cần phải làm là phá dỡ, di chuyển tức là làm công tác giải phóng mặt bằng. 3.Đánh giá đất đai Xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tổng cung về đất có thể coi là ổn định vì diện tích đất đai có hạn. Tuy nhỉên, đất được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau trên cơ sở đặc điểm tự nhiên và quy hoạch của Nhà nước theo luật, nên quy mô từng loại đất có sự thay đổi theo nhận thức và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Khi Nhà nước mở rộng các đô thị bằng cách xây dựng các khu đô thị mới ở các vùng ngoại vi thành phố, cung về đất đô thị sẽ tăng. Trong phạm vi từng đô thị, mục đích sử dụng đất cũng thay đổi dẫn đến sự thay đổi về cung của từng loại đất. Quá trình đô thị hoá gắn liền với nó là quá trình công nghiệp hoá. Trong quá trình công nghiệp hoá xuất hiện rất nhiều loại cầu khác nhau về đất: + Cầu đất đai cho công nghiệp, giao thông và các công trình công cộng. Thông thường cầu về đất đai làm địa bàn phát triển các hoạt động công nghiệp, giao thông và các công trình công cộng là cầu được xã hội hoá và đáp ứng bằng các chương trình của Chính phủ. Nó có xu hướng tăng trong quá trình đô thị hoá. + Cầu về đất đai cho sản xuất là tổng nhu cầu mở rộng các hoạt động sản xuất dựa váo mở rộng diện tích đất đai sử dụng. Cầu về đất đai cho sản xuất thường là cầu về đất đai cho các hoạt động sản xuất thuộc khu vực I của xã hội bao gồm: cầu của các hoạt động sản xuất dựa vào đất đai như nông lâm, ngư nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng và hầm mỏ. Thông thường, xã hội càng phát triển tức là quá trình đô thị hoá càng cao, các hoạt động sản xuất thuộc khu vực I càng giảm xuống một cách tương đối so với các khu vực khác, do vậy cầu về đất đai cho sản xuất tăng lên không đáng kể so với các khu vực khác. Như đã trình bày ở phần trước, để cung cấp đất cho phát triển đô thị chúng ta đã xác định chủ yếu là bằng con đường phát triển đất của khu vực cũ tức là thông qua phá dỡ, di chuyển, cải tạo. Mà đặc điểm của nước ta là đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho người dân. Do đó khi Nhà nước thu hồi đất để tiến hành xây đựng phát triển đô thị phải có phương án đền bù, hỗ trợ thiệt hại về đất đai và tài sản gắn liền với đất cho người dân. Giá đền bù thiệt hại về đất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: + Vị trí của lô đất trong thành phố: khoảng cách từ lô đất đến trung tâm thành phố, đến các trung tâm dịch vụ thương mại, loại dường, tuyến dường + Cơ sở hạ tầng xung quanh lô đất: mức độ hoàn thiện của đường sá, điện nước, cống rãnh, trường học, bệnh viện… + Chức năng của lô đất theo quy hoạch của thành phố: đất ở, đất nông nghiệp… Có nhiều phương pháp để đánh giá đất, bao gồm các phương pháp sau: + Phương pháp đánh giá trực tiếp: đây là phưong pháp đơn giản dựa trên cơ sở phân tích , so sánh lô đất hiện tại với những lô đất xung quanh đã được mua bán trao đổi + Phương pháp xác định giá đất theo khả năng sinh lời: giá thị trường của đất là tổng giá trị của các luồng thu nhập từ đất trong tương lai được hiện đại hoá Thu nhập G = Lãi suất tiền gửi ngân hàng nhà nước (%/năm) không kỳ hạn + Phương pháp trừ dần: là phương pháp áp dụng cho các lô đất đã xây dựng các công trình trên đó. Giá đất bằng tổng giá trị nhà và đất trừ đi các yếu tố giá trị nhà cửa, cây cối và các loại chi phí liên quan. + Phương pháp thay thế: là cách xác định giá đất bằng cách giả định nó như là lô đất ở nơi khác. Phương pháp này chỉ sử dụng khi không có thông tin về giá đất ở xung quanh và không xác định được luồng thu nhập mà lô đất có thể đem lai. Trên thực tế để xác định giá đất đền bù thiệt hại khi giải phóng mặt bằng Nhà nước sử dụng phương pháp tính giá đất theo khả năng sinh lời, từ đó tính hệ số k theo công thức Giá đất theo khả năng sinh lời K = Giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo khung giá do CP quy định giá đất tính đền bù thiệt hại được xác định trên cơ sở giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của chính phủ nhân với hệ số k II. Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Tổ chức giải phóng mặt bằng Trong các văn bản pháp luật Nhà nước quy định “ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì mọi tổ chức, cá nhân (gọi chung là người sử dụng đất) đang sử dụng đất bị thu hồi được đền bù thiệt hại về đất và tài sản trên đất theo quy định; đồng thời phải nghiêm chỉnh chấp hành việc di chuyển theo kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền của Nhà nước phê duyệt” Khi có quyết định thu hồi đất, chủ tịch UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung uơng chỉ đạo lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng. Trong trường hợp cần thiết phải sớm giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án thì có thể thành lập Hội đồng đền bù trước khi có quyết định thu hồi đất. Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng phát tờ khai, tuyên truyền, hướng dẫn kê khai, thu tờ khai. Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp thẩm định phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng trình hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định. Theo đó, trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận được tờ trình của UBND quận, huyện về giá đất ở và đất chuyên dùng làm căn cứ lập phương án bồi thường thịêt hại; cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ; quỹ nhà ở, đất ở, giá bán nhà và nguyên tắc bố trí tái định cư cho dự án Hội đồng thẩm định và Thường trực ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố tổ chức thẩm định, trình UBND thành phố quyết định phê duyệt các nội dung: + Giá bồi thường thiệt hại về đất ở và đất chuyên dùng theo thời điểm thu hồi đất. + Quỹ nhà ở, đất ở tái định cư (nơi tái định cư) và nguyên tắc bố trí tái định cư cho các hộ gia đình + Giá nhà ở, đất ở bố trí tái định cư phù hợp với giá bồi thường thiệt hại + Chính sách hỗ trợ di chuyển khác (nếu có) + Quy định về thời gian và tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng. Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng cấp quận do Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh làm chủ tịch Hội đồng, các thành viên khác gồm: + Trưỏng phòng tài chính- Ủy viên thường trực hội đồng + Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có đất bị thu hồi- Ủy viên + Đại diện Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh- Ủy viên + Chủ dự án (chủ sử dụng đất) – Ủy viên. + Đại diện những người được đền bù thiệt hại Các thành viên khác do chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế của mỗi công trình. Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng được lập cho từng công trình (dự án) và hoạt động cho đến khi thực hiện xong việc đền bù thiệt hại giải phóng cho công trình đó. Trong trường hợp đối với những dự án nhỏ, đơn giản chủ dự án có thể thoả thuận với người bị thu hồi đất về mức đền bù thiệt hại theo quy định tại nghị định 22 thì không nhất thiết phải thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng. Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo phương án đền bù cho UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh phê duyệt để thực hiện. Chủ dự án là thành viện của Hội đồng giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng. Phương án đền bù được lập thành hai phần: + Phần I: xác định mức đền bù do chủ dự án sử dụng đất phải chi trả.
Luận văn liên quan