Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên và tổng hợp hóa học được dùng để phòng và trừ sâu, bệnh, cỏ dại, chuột hại cây trồng và nông sản được gọi chung là sinh vật hại cây trồng và nông sản. Thuốc thực vật gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi tên theo nhóm sinh vật hại, như thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ bênh dùng để trừ bênh cây Trừ một số trường hợp, còn nói chung mỗi nhóm thuốc chỉ có tác dụng đối với sinh vật gây hại thuộc nhóm đó. Thí dụ không thể dùng thuốc trừ sâu để trừ bệnh cây hoặc ngược lại. Thuốc bảo vệ thực vật nhiều khi còn gọi là thuốc trừ dịch hại (Pestiside) và khái niệm này bao gồm cả các lại thuốc trừ các loại ve, bét, rệp hại vật nuôi và trừ côn trùng y tế, thuốc làm rụng lá cây, thuốc điều hòa tăng trưởng cây trồng.
Hiện nay trong nông nghiệp các chất hoá học được sử dụng ngày càng nhiều, với các mục đích khác nhau, bao gồm:
- Các loại phân bón có nguồn gốc hoá học hay vi sinh nhằm tăng dinh dưỡng cho cây.
- Các chất điều hoà sinh trưởng (phytohormon): ví dụ như anxin, cytokinin, gibberelin. Các chất này có vai trò quan trọng trong các quá trình vận chuyển chất, phát triển, già, chín của cây trồng.
- Các hóa chất bảo vệ thực vật (pesticides): sử dụng với mục đích phòng trừ các cá loại động vật, thực vật, vi sinh vật gây thiệt hại cho cây trồng.
Mặc dù các nhà khoa học, nhà sản xuất đã có nhiều cố gắng nghiên cứu tạo ra các hợp chất trừ sâu diệt cỏ có các ưu điểm nêu trên, nhưng hiện nay các chất này vẫn có độc tính cao.
61 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4566 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những nguy cơ ô nhiễm môi trường từ thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng dư lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Giới thiệu
I.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên và tổng hợp hóa học được dùng để phòng và trừ sâu, bệnh, cỏ dại, chuột hại… cây trồng và nông sản được gọi chung là sinh vật hại cây trồng và nông sản. Thuốc thực vật gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi tên theo nhóm sinh vật hại, như thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ bênh dùng để trừ bênh cây…Trừ một số trường hợp, còn nói chung mỗi nhóm thuốc chỉ có tác dụng đối với sinh vật gây hại thuộc nhóm đó. Thí dụ không thể dùng thuốc trừ sâu để trừ bệnh cây hoặc ngược lại. Thuốc bảo vệ thực vật nhiều khi còn gọi là thuốc trừ dịch hại (Pestiside) và khái niệm này bao gồm cả các lại thuốc trừ các loại ve, bét, rệp hại vật nuôi và trừ côn trùng y tế, thuốc làm rụng lá cây, thuốc điều hòa tăng trưởng cây trồng.
Hiện nay trong nông nghiệp các chất hoá học được sử dụng ngày càng nhiều, với các mục đích khác nhau, bao gồm:
- Các loại phân bón có nguồn gốc hoá học hay vi sinh nhằm tăng dinh dưỡng cho cây.
- Các chất điều hoà sinh trưởng (phytohormon): ví dụ như anxin, cytokinin, gibberelin. Các chất này có vai trò quan trọng trong các quá trình vận chuyển chất, phát triển, già, chín của cây trồng.
- Các hóa chất bảo vệ thực vật (pesticides): sử dụng với mục đích phòng trừ các cá loại động vật, thực vật, vi sinh vật gây thiệt hại cho cây trồng.
Mặc dù các nhà khoa học, nhà sản xuất đã có nhiều cố gắng nghiên cứu tạo ra các hợp chất trừ sâu diệt cỏ có các ưu điểm nêu trên, nhưng hiện nay các chất này vẫn có độc tính cao.
Thời gian bán huỷ của nhiều chất rất lâu, trên 50 năm (ví dụ: DDT). Tạo ra các chất độc hơp như dioxin khi sử dụng 2, 4 D và 2, 4, 5 T. Gây ngộ độc cấp khi cơ thể nhiễm phải lượng lớn.
Gây ngộ độc trường diễn khi cơ thể hấp thụ phải những lượng hết sức nhỏ trong thời gian dài vì chúng tích lũy trong cơ thể. Khi sử dụng không đúng quy trình hướng dẫn thường gây ngộ độc (cấp và trường diễn). Hơn nữa, trong quá trình sử dụng con nguời đã lạm dụng mặt tích cực, không chú ý đúng mức đến mặt tiêu cực dẫn đến phá vỡ hệ sinh thái, gây hậu quả xấu cho môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
I.3. Khái niệm về dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật
Theo tiểu ban danh pháp dinh dưỡng của liên hợp quốc thì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là “những chất đặc thù tồn lưu trong lương thực và thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp và trong thức ăn vật nuôi mà do sử dụng thuốc gây nên”. Những chất đặc thù này bao gồm “ dạng hợp chất ban đầu, các dẫn xuất đặc thù, sản phẩm phân giải, chuyển hóa trung gian, các sản phẩm phản ứng và các chất phụ gia có tính chất về mặt độc lý”. Như vậy, theo đinh nghĩa trên thì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các hoạt chất và các phụ gia ở dạng hợp chất ban đầu và các sản phẩm hoạt hóa trung gian và sản phẩm phân giải ở dạng tự do hoặc liên kết với nội chất thực vật có hại tới sức khỏe con người và độc vật máu nóng (gọi chung là hợp chất độc). Những hợp chất độc tan trong lipit nhưng không tan trong nước thường tồn lưu ở lớp biểu bì, gọi là dư lượng biểu bì (cuticle residue), những hợp chất độc tan trong nước tồn ở phía trong lớp biểu bì gọi là dư lượng nội bì (subciticle residue), những loại chất độc không tan trong nước và lipit tồn tại ở phía ngoài lớp biểu bì gọi là dư lượng ngoại bì (extracuticle residue).
Lượng dư được tính bằng (microgam) hợp chất độc trong 1 kg nông sản hoặc mg trong 1 kg nông sản. Từng loại thuốc đối với từng loại nông sản đều được quy định mức dư lượng tối đa (maximum residue limit, viết tắt là RML), tức là lượng chất độc cao nhất được phép tồn lưu trong nông sản mà không gây ảnh hưởng đến cơ thể người và vật nuôi khi sử dụng nông sản đó làm thức ăn. Mức dư lượng tối đa được tính như sau:
MRL (mg/kg hay /kg)
ADI (mg/kg hay /kg /ngày
NEDD (mg/kg hay /ngày
ADI (acceptable daily intake) là lượng chất độc không gây hại cơ thể người được chấp nhận từ kết quả thí nghiệm trên động vật máu nóng (mg hay hợp chất độc cho 1 kg trọng lượng cơ thể trong vòng 1 ngày).
NEDD ( no effec daily intake) là lượng thuốc được đưa vào thức ăn hàng ngày mà không gây nguy hiểm cho cơ thể.
NEL (no effect level) là lượng thuốc không gây nguy hiểm cho động vật máu nóng được đưa vào lượng thức ăn của động vật làm thí nghiệm (mg hay lượng chất độc/kg thức ăn. DE là lượng nông sản bình quân mỗi người tiêu thụ trong một ngày (kg/ngày). Rf hệ số an toàn, Gm là trọng lượng cơ thể người và Ga là trọng lượng cơ thể động vật làm thí nghiệm (kg). Khi sử dụng thuốc hỗn hợp thuốc dư tối đa của các hỗn hợp chất độc được tính như sau:
Đối với những hỗn hợp thuốc mà mỗi thành phần hỗn hợp có cơ chế độc lý khác nhau và các hỗn hợp độ độc tăng theo cấp số nhân thì MRL của hỗn hợp được tính như sau:
(D là lượng xác định được của các loại thuốc A, B, C…MRL = mức dư lượng tối đa của các loại thuốc A, B, C…Mức dư lượng tối đa của mỗi loại thuốc trong từng sản phẩm cây trồng và vật nuôi thường được quy định khác nhau ở mỗi nước căn cứ vào các đặc điểm sinh lý, sinh thái và nhất là căn cứ vào đặc điểm dinh dưỡng của người dân nước đó. Ngoài mức dư lượng tối đa (MRL), tiểu ban danh pháp về dinh dưỡng còn nêu một định nghĩa khác là “mức dư lượng nguồn gốc bên ngoài” (extraneous residue limit, viết tắt là ERL). Đó là dư lượng thuốc tồn lưu trong cây trồng và sản phẩm cây trồng do sự nhiễm bẩn môi trường gây nên bởi các xí nghiệp hóa chất hoặc nguyên nhân khác không liên quan đến dùng thuốc bảo vệ thực vật.
I.2. Phân loại thuốc BVTV
Tùy theo mục đích khác nhau, người ta có thể phân thuốc BVTV thành nhiều loại khác nhau: theo loài gây hại chúng kiểm soát, theo nguồn gốc hóa học, theo dạng kỹ thuật sử dụng, theo mức độ gây độc…
I.2.1. Phân loại theo Mục đích sử dụng (nguồn EPA)
Bảng 1. Phân loại thuốc BVTV theo Mục đích sử dụng
I.2.2. Phân loại theo nguồn gốc
I.2.2.1.Thuốc BVTV hóa học
a. Vô cơ
Hỗn hợp Bordeaux: thuốc trừ bệnh thành phần gốc đồng (Cu) bao gồm tetracupric sulfate và pentacupric sulfate. Được sử dụng để ức chế các enzym khác nhau của nấm, diệt nấm cho trái cây và rau màu.
Hợp chất Arsen: thuốc trừ sâu chứa thạch tín (Arsen) bao gồm trioxid arsenic, sodium arsenic, calcium arsenat. Được sử dụng như thuốc diệt cỏ (Paris xanh, Arsenat chì, Arsenat calci).
b. Hữu cơ
Clor hữu cơ: Các clo hữu cơ là những hợp chất hydrocarbon clo hóa trong phân tử có các gốc Aryl, carbocylic, heterocylic và có phân tử lượng 291– 545 đ.v.C.
Các clo hữu cơ có thể chia làm bốn loại chính:
– DDT và các chất liên quan
– HCH (hexaclocyclohecxan)
– Cyclodiens và các chất tương tự
– Polychorterpen
Do hầu hết các thuốc clo hữu cơ: (1) bền vững trong môi trường sống, (2) tích lũy và phóng đại sinh học trong chuỗi thực phẩm nên đã bị cấm sử dụng nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam vẫn còn sử dụng một số nhưng bị hạn chế như Dicofol, Endosulfan… Phần lớn clo hữu cơ khó phân hủy và tích lũy trong mô mỡ của động vật.
Phosphat hữu cơ: Lân hữu cơ là những chất có ít nhất một nguyên tử photpho 4 hóa trị. Các thuốc phospho hữu cơ có hai đặc tính nổi bật: (1) thuốc độc đối với động vật có xương sống hơn là thuốc clo hữu cơ và (2) không tồn lưu lâu (dễ phân hủy trong môi trường có pH > 7) và ít hoặc không tích lũy trong mô mỡ động vật. Các thuốc phospho hữu cơ gây độc chủ yếu thông qua sự ức chế men acetylcholinesterase làm tích lũy quá nhiều acetylcoline tại vùng synap làm cho cơ bị giật mạnh và cuối cùng bị tê liệt.
Các phosphat hữu cơ có ba nhóm dẫn xuất chính:
– Aliphatic (mạch thẳng)
– Phenyl (mạch vòng)
– Heterocylic (dị vòng)
Carbamate: Các Carbamate là dẫn xuất của acid Carbamic, tác dụng như lân hữu cơ ức chế men cholinesterase. Thuốc có hai đặc tính tốt là ít độc (qua da và miệng) đối với động vật có vú và có khả năng tiêu diệt côn trùng rộng rãi. Nhiều Carbamate là chất lưu dẫn dễ hấp thu qua lá, rễ, mức độ phân giải trong cây thấp, tiêu diệt tuyến trùng mạnh mẽ. Nhìn chung nhóm này có độc chất thấp nhất so với hai nhóm trên, cơ thể cũng có khả năng phục hồi nhanh hơn nếu bị nhiễm độc. Ngoại lệ các Nitrosomethyl carbamate là chất gây đột biến mạnh mẽ.
Pyrethroid: nhóm thuốc tương tự Pyrethrum (thuốc diệt côn trùng xưa nhất, trích ly từ cây hoa thủy cúc trồng ở Nam Phi và Châu Á, độc tính qua đường miệng LD50 = 1500 mg/kg, giá đắt và không bền với ánh sáng). Perythroid được tổng hợp bền với ánh sáng, sử dụng rộng rãi với liều thấp, tuy độ độc cao với loài chân đốt song không hại cho động vật máu nóng. Độ độc chia làm hai loại tùy vào
nhiệt độ cao hay thấp.
Các Pyrethroid có bốn thế hệ thuốc:
– Allethrin (Pyamin) được thương mại hóa vào năm 1949, tương đối ổn định và bền hơn Pyrethrum.
– Tetramethrin (Neo–pyamin) (1965) có tác dụng tiêu diệt nhanh, tác dụng dễ dàng với các chất cộng hưởng (synergis), Resmethrin (1967) hiệu lực hơn Pyrethrum 20 lần, Bioresmethrin – đồng phân của Resmethrin hiệu lực hơn Pyrethrum 50 lần nhưng dễ bị phân hủy trong không khí, Bioallethrin (1969) dễ pha trộn nhưng không hiệu quả, Phenothrin (1973) có độc lực trung bình, tăng hiệu lực khi trộn chung với chất hợp lực.
– Fenvalerate (Pydrin, Tribute), Permethrin (Ambush, Dragnet, Pouce, Pramex, Torpedo (1973) có hoạt tính diệt côn trùng cao, bền với tia UV và ánh sáng, tồn tại 4–7 ngày trên mặt lá.
– Thế hệ 4 có nhiều tính chất vượt trội, hiệu lực tiêu diệt với nồng độc chỉ bằng 1/10 thuốc thế hệ thứ 3, bền với ánh sáng, ít bay hơi.
Các loại khác như: Lưu huỳnh hữu cơ có vòng phenyl, có phân tử lưu huỳnh ở trung tâm, độc tính cao với côn trùng; Các loạiFormadine (Clodimeform, Formetanate, Amitraz) chống sâu non vàtrứng sâu, ức chế men monoamine oxidase là cơ chế tác động mới sovới các thuốc cổ điển; Các loại Thyocyanates (Lathane 384, Thanite)chứa gốc SCN ngăn trở hô hấp và biến dưỡng tế bào; Các loạiDinitrophenol (DNOC, Dinoseb) chứa 1, 2 phenol độc nhiều với sâuhại, diệt cỏ, nấm, chống phosphoryl hóa trong quá trình sử dụngnăng lượng từ dưỡng chất cơ thể. Do độc tính cao nên đã bị cấm sử dụng.
I.2.2.2. Thuốc BVTV Sinh học
Thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học là các loại thuốc chiết xuấttừ những nguyên liệu tự nhiên như động vật, thực vật, vi khuẩn vàmột số khoáng chất nhất định. Cuối năm 2001, đã có khoảng 195nguyên liệu thuốc BVTV sinh học đăng kí thành phần và 780 sảnphẩm, bao gồm ba nhóm chính.
Thuốc vi sinh (Microbial Pesticides): bao gồm các vi sinhvật (tảo, vi khuẩn, virus, nguyên sinh động vật…) là thành phần hoạthóa. Mỗi loại thành phần có khả năng kiểm soát một loài gây hạitương ứng. Loại hợp chất được sử dụng rộng rãi ở dạng này là các nhánh và dòng của vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt). Mỗi dòng vikhuẩn này sinh ra một loại hỗn hợp protein khác nhau, tiêu diệt vàiloại ấu trùng của côn trùng (như mọt, kiến, muỗi…). Các glycoproteincao phân tử bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa có tính kiềm của các côntrùng mẫn cảm tạo ra các phần tử nhỏ hơn phá hủy vách trong ốngtiêu hóa, làm sai lạc cân bằng thẩm thấu, gây tê liệt phần miệng và ống tiêu hóa làm sâu không ăn được. Có một số loài bào tử có khảnăng nẩy mầm trong ống tiêu hóa của sâu và gây độc, sau cùng làm cho sâu chết vì nhiễm độc máu. Loại thuốc này có hiệu lực đối vớinhiều sâu non bộ Lepidoptera Cánh vảy (Tại Việt Nam thuốc thườngdùng trừ sâu tơ trên bắp cải). Vì thuốc có tác động chuyên biệt trênsâu non nên an toàn đối với người và là thiên địch của nhiều loại côntrùng gây hại. Đây là loại thuốc lý tưởng để quản lý tổng hợp dịchhại. Thuốc không độc đối với cây trồng, không có triệu chứng về độccấp tính trên chuột, chó và các loài động vật có vú khác, kể cả người.
Plant–Incorporated–Protectants (PIPs) (Chất bảo vệthực vật kết hợp): là hợp chất thực vật sản sinh ra từ vật liệu ditruyền đã được thêm vào cây trước đó (Các nhà khoa học có thể lấygen của Bt cấy vào cây để cây sinh ra chất BVTV mong muốn). Ngoàira nhóm này còn có các loại thuốc chiết xuất thuần thảo mộc (câythuốc cá, cây lá nem, cây họ Cúc, họ Đậu, thuốc lá, xoan, nghể, thânmát Milletia Ichthyochtoma…)
Thuốc sinh hóa (Biochemical Pesticides): là các hợp chấttrong tự nhiên diệt côn trùng theo cơ chế không độc, trái ngược vớicác loại thuốc truyền thống, là những nguyên liệu tổng hợp, trực tiếplàm chết hay mất hoạt hóa côn trùng. Nhóm thuốc loại này bao gồm các pheromones dẫn dụ côn trùng vào bẫy để phun thuốc, bẫy chứachất dính…(thường dùng nhất là hormone sinh dục do con cái tiết rahấp dẫn con đực trong mùa giao phối). Bẫy pheromone có rất nhiềudạng đã được dùng để khống chế khoảng 25 loài côn trùng, có thểphân hủy sinh học, không độc và độ bền kém, thuốc đặc trị theo loàicao và không nguy hại đến môi trường.
I.2.3. Phân loại theo độc tính
Bảng phân loại theo mức độ tác hại đối với người chủ yếu dựa trên độc tính của HCBVTV đối với chuột cống qua đường miệng và đường da như sau:
Bảng 2. Phân loại HCBVTV theo mức độ tác hại đối với người, dựatrên độc tính đối với chuột cống qua đường miệng và đường da
Bảng phân loại trên dùng để đánh giá phân biệt mức độ độc hạicủa HCBVTV. Sự phân biệt mức độ tác hại cung cấp các thông tin vềnguy cơ cấp tính đối với sức khoẻ do tiếp xúc một lần duy nhất haynhiều lần trong thời gian ngắn.
Chương II. Tổng quan tính độc của thuốc BVTV
II.4.1. Các dạng tác động của thuốc BVTV:
Người ta chia thuốc bảo vệ thực vật làm hai loại: chất độc nồngđộ (concentrative poison) và chất độc tích lũy (cumulative poison).
Mức độ gây độc của nhóm chất độc nồng độ phụ thuộc vào lượng thuốc xâm nhập cơ thể. Ở dưới liều tử vong (sublethal dose) cơ thể không bị tử vong và thuốc dần dần bị phân giải, bài tiết ra ngoài.Thuộc nhóm độc này gồm các chất thuộc nhóm lân hữu cơ, Carbamate, Pyrethroid, thuốc có nguồn gốc sinh vật...
Các loại thuốc thuộc nhóm độc tích lũy gồm nhiều hợp chất clo hữu cơ, các hợp chất chứa As, chì, thủy ngân,... có khả năng tích lũy lâu trong cơ thể, gây biến đổi sinh lý có hại cho cơ thể sống. Khi chất độc xâm nhập vào cơ thể nhiều lần sẽ có hai hiện tượng tích luỹ: tích lũy hóa học; tích lũy chức năng (tích lũy hiệu ứng). Trong một số trường hợp tích lũy chức năng có thể được bài tiết hoàn toàn ra ngoài hiệu ứng của nó vẫn tác động đến chức năng của cơ thể và được tăng cường thêm do hiệu quả của liều chất độc xâm nhập vào cơ thể lần sau.
II.4.2 Tính độc của thuốc BVTV:
II.4.2.1 Độ độc cấp tính (Acute)
Tại hội nghị y tế thế giới lần thứ 8 năm 1975, WHO đưa ra bảng phân loại thuốc BVTV theo độ độc hại đối với các loại sinh vật căn cứ trên giá trị LD50 (Lethal Dose 50) và LC50 (Lethal Concentration 50). Trong đó, LD50 là liều thuốc gây chết 50% cá thể thí nghiệm, có thể là chuột hoặc thỏ, được tính bằng mg/kg trọng lượng. LD50 gây nhiễm qua đường tiêu hóa (per oral ) hoặc LD50 qua da (dermal hoặc cutant ). LC50 là nồng độ gây chết trung bình của thuốc xông hơi được tính bằng mg hoạt chất/m3 không khí. LD và LC càng nhỏ, độc tính càng cao. Độ độc của TBVTV dạng rắn cao gấp 4 lần độc tính của TBVTV dạng lỏng. Căn cứ vào độ độc cấp tính của thuốc BVTV, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chia các loại thuốc thành năm nhóm độc.
Bảng 2.3. Thuốc BVTV phân chia theo nhóm độc (WHO)
II.4.2.2. Độ độc mãn tính
Là khả năng tích lũy trong cơ thể người và động vật máu nóng, khả năng gây đột biến tế bào, khả năng gây kích thích tế bào u ác tính phát triển, ảnh hưởng của thuốc đến bào thai và gây dị dạng đối với các thế hệ sau,… Các thí nghiệm dùng để xác định độ độc mãn tính của một thuốc bảo vệ thực vật thường được tiến hành từ 1–2 năm trên cơ thể động vật máu nóng. Tuy nhiên thường xuyên tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, thiếu thận trọng khi làm việc với thuốc cũng có thể bị độc hại mà ta gọi là nhiễm độc “mãn tính”. Lúc đầu sự nhiễm độc này có thể nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác như da xanh, nhức đầu, mỏi cổ, mỏi khớp, suy gan, rối loại tuần hoàn… Khi sử dụng cùng một lúc hai hay nhiều thuốc bảo vệ thực vật khác nhau có thể có hai dạng tác động: hợp lực và đối kháng.
II.4.2.3. Tính độc của thuốc BVTV
Bản chất của các chất độc đối với các loài sinh vật, hay còn gọi là tính kỵ sinh vật, được quyết định bởi cấu tạo và hoạt tính của chúng. Đối với thuốc bảo vệ thực vật, bản chất tính độc là do:
Sự có mặt của các gốc sinh ra trong phân tử của chất đó như Arsen, Hg hoặc HCN.
Hoạt tính hóa học của chất đó: As2O3 > As2O5.
Sự thay thế của nhóm này bằng nhóm khác, sự thêm vào hay bớt đi của một nhóm phân tử (methyl parathion LD50 = 24 mg/kg chuột cái; ethyl parathion: LD50 = 3.6 mg/kg chuột cái).
Các loại đồng phân: trong tám đồng phân của BHC chỉ có đồng phân gamma có hiệu lực trừ sâu mạnh nhất.
Kích thước phân tử (kích thước phân tử nhỏ thì dễ hoà tan, gây độc càng mạnh).
II.5. TÁC ĐỘNG ĐỘC TÍNH THUỐC BVTV LÊN SINH VẬT
II.5.1. Tổng quan
Thuốc bảo vệ thực vật bản chất là những hóa chất độc hại có thể gây tác động cục bộ, lưu dẫn hoặc cả hai khả năng ấy, để tiêu diệt và khống chế sinh vật. Khi thuốc tiếp xúc với lá và gây hư hại lá, ta có tác động cục bộ. Khi thuốc được dẫn đến các vị trí khác trong cây ta có tác động lưu dẫn, chẳng hạn một số thuốc diệt cỏ phun trên lá được dẫn đến đỉnh sinh trưởng rễ và thân, thuốc chống đông máu được dẫn từ hệ tiêu hóa vào máu. Thuốc bảo vệ thực vật được phun vào cây ký chủ để bảo vệ toàn cây thoát khỏi sự hủy hoại của dịch hại, chẳng hạn khi phun thuốc diệt côn trùng vào đất, nó sẽ được dẫn lên lá và gây ngộ độc cho các sâu ăn lá. Thuốc diệt cỏ, một số có tác động tác động hủy diệt trực tiếp trên toàn bộ lá bị phun thuốc và gây héo, một số khác cản trở sự hút dinh dưỡng và khả năng sinh trưởng và quang hợp của cây. Thuốc diệt côn trùng có nhiều loại tác dụng: độc thần kinh, độc cơ, gây rụng lá, kích thích tăng trưởng thực vật, triệt sinh sản, hoặc chỉ có tác dụng bít nghẹt các lỗ khí thở của côn trùng. Một số thuốc diệt nấm có tác dụng hủy diệt vì chúng có khả năng tiêu diệt nấm đã xâm nhiễm vào mô và gây bệnh. Cách tác động này là ức chế các hoạt động biến dưỡng các nấm đang sinh trưởng, các loại khác có tác dụng phòng ngừa xâm nhiễm của nấm Tóm lại, khi thuốc bảo vệ thực vật vào cơ thể sinh vật sẽ:
Tạo các biến đổi lý hóa học. Khi xảy ra những biến đổi này thì tế bào không hoàn thành chức năng sinh lý của chúng nữa;
Tác động đến sự phân hủy các acid amin trong tế bào sinh vật;
Kết hợp với những kim loại và các thành phần khác của tế bào gây cản trở sự phát triển;
Làm tê liệt hoạt động của các men hoặc ức chế hoạt tính của men;
Tác động đến sự hình thành các vitamin trong cơ thể, làm mất tác dụng của chúng.
II.5.2. Đối với con người và động vật
Ảnh hưởng của HCBVTV đến cơ thể con người phụ thuộc vào loại độc chất, liều lượng, đường tiếp xúc, khả năng hấp thụ, chấtchuyển hoá, sự tích lũy và tính bền vững. Ngoài ra, còn phụ thuộc vàotình trạng sức khỏe (người suy dinh dưỡng hay mất nước tăng nhạycảm đối với HCBVTV).
Đường xâm nhập của HCBVTV chủ yếu qua da, qua đường hôhấp, qua mắt hoặc đường ăn uống. Sự thấm qua da thường gặp nhiềunhất khi phun thuốc trên đồng ruộng, cây cối. Trong cơ thể, HCBVTVdễ tan trong mỡ, trong nước có thể chuyển hóa làm tăng độc tính, vídụ như: sự thủy phân của cacbosulphan và furathiocarbo tạo ra hợpchất độc hơn, dễ tan trong nước hơn. Một số hợp chất tan trong mỡnhưng lại khó chuyển hoá, được tích lũy ở các mô mỡ như hợp chấtClo hữu cơ, DDT. Khi cơ thể bị suy dinh dưỡng hoặc khi đói, mỡ dựtrữ được huy động vào máu, làm cho nồng độ thuốc trong máu tăngcao gây nhiễm độc mãn tính.
Nghiên cứu tại Argentina do các nhà khoa học Pháp và Argentina phối hợp thực hiện cho thấy thuốc trừ sâu, diệt cỏ và diệt nấm làm giảm đáng kể lượng tinh trùng ở đàn ông. Tỷ lệ tinh trùng của những người tiếp xúc nhiều với các loại thuốc nói trên nằm dướimức có thể sinh sản.
Khi sử dụng cùng một lúc từ hai loại thuốc trở lên, chúng có thểtác động tương tác lẫn nhau, có thể giảm độc tính hoặc cũng có thểtăng độc tính lên như: Nitrit có trong thức ăn gặp HCBVTV chứanhóm amin có thể tạo ra các nitrosamin gây biến đổi gen hoặc gâyung thư.
II.5.2.1. Các yếu tố quyết định độc tính của TBVTV đối với con người
Các yếu tố đó là:
Đường vào: lượng TBVTV được tiêu hóa hoặc hấp thụ.Đường tiêu hóa qua dạ dày hoặc hấp thu qua phổi, da, mắt….
Sinh hóa của việc hấp thu, phân phối, tích lũy