Lý do chọn đềtài:
Trong điều kiện Viêt Nam hiện nay, cổtức là chỉtiêu nhạy cảm và có thểnói là
quan trọng đối với nhà đầu tư. Chính sách cổtức của các công ty niêm y ết ảnh hưởng
lớn đến giá cổphiếu trên thịtrường chứng khoán. Nhưng chính sách cổtức lại ch ịu
ảnh hưởng của nhiềunhân tốtrực tiếp và gián tiếp khác, nó ảnh hưởng lớn đến lợi ích
của mỗi nhà đầu tư và của chính công ty. Vì vậy chúng em quyết đ ịnh nghiên đềtài
chính sách cổtức trong thực tiễn Việt Nam đ ểcó thểtìm ra hướng giải quy ết mới cho
vấn đềchi trảcổtức của các công ty niêm y ết.
Mục tiêu nghiên cứu:
Xem xét thực trạng chi trảcổtức của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam trong nhữngnăm qua.
Đánh giá các yếu tốtác động đến chính sách cổtức của các công ty
niêm y ết.
Phân tích những bất cập nổi lên trong việc lựa chọn chính sách cổtức
của các công ty niêm y ết thời gian qua.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê nhằm tập hợp các sốliệu và đánh giá thực trạng.
Phương pháp mô tả nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan vềnhững chính
sách cổtức đang được áp dụng tại các công ty niêm y ết.
Phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quán
khứđểtìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp.
Phương pháp hồi quy nhằm phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tốnội
sinhđến sựchi trảcổtức của công ty.
Nội dung nghiên cứu :bài nghiên cứu chia làm phần
Một là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách chi trảcổtức
trong thực tiễn Việt Nam như chi phí giao dịch, chi phí phát hành, lạm phát, lãi suất,
các điều khoản hạn chểtrong hợp đồng, hạn chếpháp lý, thuế, ưu tiên của cổđông và
bảo vệchống loãng giá.
Hai là các chính sách chi trảcổtức trong thực tiễn Việt Nam hiện nay, quá trình
chi trảcổtức.
Ba là các phương thức chi trảcổtức của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay
các công ty Việt Nam chủyếu chi trảcổtức bằng tiền mặt, chi trảbằng cổphiếu, bằng
tài sản và cổphiếu thưởng.
Bốn là thực trạng chi trảcổtức của một vài công ty niêm y ết trên thịtrường
chứng khoán Việt Nam, xây d ựng mô hình hồi quy kiểm định sựtác động của các y ếu
tốnội sinh đ ến chính sách cổtức của các doanh nghiệp Việt Nam.
52 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3091 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những nhân tố tác động đến chính sách tổ chức trong thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ - NĂM 2010”
TÊN CÔNG TRÌNH:
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
TRONG THỰC TIỄN
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
2
MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt đề tài.............................................................................................................. 4
Lời mở đầu ................................................................................................................. 6
1. Lý luận tổng quan ..................................................................................................7
1.1 Chính sách cổ tức trong thị trường hoàn hảo.................................................... 7
1.2 Các chính sách cổ tức trong thực tiễn .............................................................. 7
1.2.1 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động................................................... 7
1.2.2 Chính sách tiền mặt ổn định ............................................................... 10
1.2.3 Các chính sách khác ........................................................................... 11
1.3 Các phươngbthức chi trả cổ tức ..................................................................... 12
1.3.1 Cổ tức trả bằng tiền mặt...................................................................... 12
1.3.2 Cổ tức trả bằng cổ phiếu..................................................................... 15
1.3.3 Cổ tức trả bằng tài sản và cổ phiếu thưởng ......................................... 16
1.4 Quá trình chi trả cổ tức .................................................................................. 18
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách cổ tức trong thực tiễn của
doanh nghiệp ................................................................................................. 21
1.5.1 Chi phí giao dịch ................................................................................ 21
1.5.2 Chi phí phát hành ............................................................................... 22
1.5.3 Lạm phát ............................................................................................ 25
1.5.4 Lãi suất............................................................................................... 27
1.5.5 Điều khoản hạn chế ............................................................................ 28
1.5.6 Hạn chế pháp lý.................................................................................. 29
1.5.7 Ảnh hưởng của thuế ........................................................................... 30
1.5.7.1 Đối với doanh nghiệp................................................................. 30
1.5.7.2 Đối với nhà đầu tư cá nhân......................................................... 30
1.5.8 Ưu tiên cổ đông .................................................................................. 31
1.5.9 Nhu cầu thanh khoản.......................................................................... 32
1.5.10 Khả năng vay và tiếp cận thị trường vốn........................................... 32
1.5.11 Các cơ hội tăng trưởng vốn............................................................... 32
3
1.5.12 Bảo vệ chống loãng giá..................................................................... 33
2. Thực trạng chính sách cổ tức của một số công ty trên thị trường Việt Nam........... 33
2.1 Số liệu chi trả cổ tức qua các năm.................................................................. 33
2.2 Xây dựng mô hình hồi quy kiểm định những nhân tố nội sinh tác động đến
chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam ......................................... 36
2.2.1 Tính toán các biến .............................................................................. 37
2.2.2 Phương pháp tiến hành ....................................................................... 38
2.2.3 Kết quả hồi quy .................................................................................. 39
2.2.4 Tóm tắt và nhận xét ............................................................................ 44
3. Những bất cập trong chính sách cổ tức tại Việt Nam............................................ 46
3.1 Chính sách trả cổ tức theo nhu cầu của nhà đầu tư mà không quan tâm đến sự phát
triển bền vững của công ty.....................................................................................46
3.2 Sử dụng công cụ cổ tức để đánh bóng hình ảnh của doanh nghiệp..........................47
3.3 Chính sách cổ tức bị chi phối bởi ban quản lý, tiếng nói của cổ đông nhỏ chưa
được bảo vệ .................................................................................................. 48
Kết luận.................................................................................................................... 50
Tài liệu tham khảo.................................................................................................... 51
Phụ lục ..................................................................................................................... 53
4
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài:
Trong điều kiện Viêt Nam hiện nay, cổ tức là chỉ tiêu nhạy cảm và có thể nói là
quan trọng đối với nhà đầu tư. Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết ảnh hưởng
lớn đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhưng chính sách cổ tức lại chịu
ảnh hưởng của nhiều nhân tố trực tiếp và gián tiếp khác, nó ảnh hưởng lớn đến lợi ích
của mỗi nhà đầu tư và của chính công ty. Vì vậy chúng em quyết định nghiên đề tài
chính sách cổ tức trong thực tiễn Việt Nam để có thể tìm ra hướng giải quyết mới cho
vấn đề chi trả cổ tức của các công ty niêm yết.
Mục tiêu nghiên cứu:
Xem xét thực trạng chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam trong những năm qua.
Đánh giá các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty
niêm yết.
Phân tích những bất cập nổi lên trong việc lựa chọn chính sách cổ tức
của các công ty niêm yết thời gian qua.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng.
Phương pháp mô tả nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về những chính
sách cổ tức đang được áp dụng tại các công ty niêm yết.
Phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quán
khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp.
Phương pháp hồi quy nhằm phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố nội
sinh đến sự chi trả cổ tức của công ty.
Nội dung nghiên cứu : bài nghiên cứu chia làm phần
Một là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách chi trả cổ tức
trong thực tiễn Việt Nam như chi phí giao dịch, chi phí phát hành, lạm phát, lãi suất,
5
các điều khoản hạn chể trong hợp đồng, hạn chế pháp lý, thuế, ưu tiên của cổ đông và
bảo vệ chống loãng giá.
Hai là các chính sách chi trả cổ tức trong thực tiễn Việt Nam hiện nay, quá trình
chi trả cổ tức.
Ba là các phương thức chi trả cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay
các công ty Việt Nam chủ yếu chi trả cổ tức bằng tiền mặt, chi trả bằng cổ phiếu, bằng
tài sản và cổ phiếu thưởng.
Bốn là thực trạng chi trả cổ tức của một vài công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam, xây dựng mô hình hồi quy kiểm định sự tác động của các yếu
tố nội sinh đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam.
6
LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế nước ta đã được
công nhận là nền kinh tế thị trường. Do đó, các loại hình công ty đã và đang xuất hiện
để hoàn thiện cho toàn nền kinh tế, trong đó các công ty cổ phần ở nước ta đóng góp
một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế đất nước. Mỗi công ty cổ phần đều có
những chính sách và đường lối phát triển riêng. Trong số đó, chính sách cổ tức là một
vấn đề quan trọng mà ban giám đốc mỗi công ty cần xem xét và cân nhắc. Có nhiều
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chính sách cổ tức như: hạn chế pháp lý,
ảnh hưởng của thuế, nhu cầu thanh khoản, ổn định của lợi nhuận, bảo vệ chống loãng
giá. Chính sách chi trả cổ tức và phương thức trả cổ tức của mỗi công ty cũng khác
nhau. Đây là một vấn đề nhạy cảm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi cá
nhân và tập thể. Trong thực tế chính sách này diễn ra như thế nào và nó còn những bất
cập gì thì chúng ta cùng xem qua bài nghiên cứu “Những nhân tố tác động đến
chính sách cổ tức trong thực tiễn” sau đây.
7
1. Lý luận tổng quan:
1.1 Chính sách cổ tức trong thị trường hoàn hảo:
Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu
tư và chi trả cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các nhà đầu tư một
nguồn tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng tương lai thông qua tái đầu tư, trong khi cổ tức
cung cấp cho họ một phân phối hiện tại. Nó ấn định mức lợi nhuận sau thuế của công
ty sẽ được đem ra phân phối như thế nào, bao nhiêu phần trăm được giữ lại để tái đầu
tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông.
1.2 Các chính sách chi trả cổ tức trong thực tiễn:
1.2.1 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động:
Chính sách này xác nhận rằng doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi có các cơ
hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà cổ đông
đòi hỏi thì nên giữ lại lợi nhuận hay nói cách khác thì doanh nghiệp không nên chi trả
cổ tức. Bởi lẽ, việc chi trả cổ tức sẽ dẫn đến hoặc là doanh nghiệp phải hi sinh các cơ
hội đầu tư hoặc phải chấp nhận huy động các nguồn tài trợ khác vốn không có sẵn và
có thể phải tốn kém hơn nhiều so với lợi nhuận giữ lại.
Mức chi trả cổ tức sẽ thay đổi từ năm này sang năm khác tuỳ thuộc vào cơ hội
đầu tư có sẵn. Tuy nhiên, cổ tức có thể được duy trì hàng năm theo hai cách:
Thứ nhất là doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỉ lệ khá cao trong những
năm có nhu cầu vốn cao, và nếu công ty cứ tiếp tục tăng trưởng thì các giám
đốc tài chính có thể tiếp tục thực thi chính sách này mà không cần cắt giảm cổ
tức.
Thứ hai là doanh nghiệp có thể vay vốn để thực hiện cơ hội đầu tư của mình
mà không cần cắt giảm cổ tức. Nếu doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt
trong suốt một năm nào đó thì chính sách vay nợ sẽ thích hợp hơn so với cắt
giảm cổ tức. Sau đó, trong những năm tiếp theo, doanh nghiệp cần giữ lại lợi
nhuận để đẩy tỷ số nợ trên vốn cổ phần về lại mức thích hợp.
Ở Việt Nam hiện nay, một nghịch lí đang xảy ra ở chính sách này. Đó là phải thỏa
mãn nhu cầu cổ tức cao trong khi lại thiếu vốn đầu tư phát triển. Nguồn vốn của một
doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Hầu hết các doanh nghiệp
8
hiện nâng vốn thông qua việc nâng vốn vay, thường bằng cách vay ngân hàng, chính
điều này đã gây một áp lực trả nợ lớn cho doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp cổ phần đã niêm yết và chưa niêm yết, việc nâng vốn
chủ sở hữu có thể được tiến hành bằng nhiều cách, trong đó có cách phát hành cổ
phiếu mới. Tuy nhiên, cách này sẽ phát sinh chi phí, thông thường từ 5-10% tổng giá
trị đợt phát hành. Trong khi đó, việc tăng vốn chủ sở hữu bằng cách giữ lại một phần
hay toàn bộ lợi nhuận hầu như không tốn chi phí. Vướng mắc duy nhất có lẽ là làm
sao đạt được sự đồng thuận của cổ đông. Cổ đông của một doanh nghiệp thường bao
gồm nhà đầu tư ngắn hạn và nhà đầu tư chiến lược. Nhà đầu tư chiến lược luôn có xu
hướng nắm giữ lâu dài cổ phiếu và sẵn sàng hi sinh lợi nhuận ban đầu (cổ tức) để dành
vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp và hưởng những giá trị nâng cao trong tương lai.
Trong khi đó, nhà đầu tư ngắn hạn không có ý định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp
nên muốn được chia cổ tức cao và có xu hướng bán cổ phiếu ra khi được giá. Không
thể đánh giá thấp nhà đầu tư nào, dù là ngắn hạn hạn hay dài hạn vì chính nhà đầu tư
ngắn hạn tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu và làm cho thị trường chứng khoán sôi
động. Tuy nhiên, xét từ góc độ doanh nghiệp, nhà đầu tư dài hạn đóng vai trò quan
trọng trong chính sách cổ tức. Việc phân chia lợi nhuận như thế nào được quyết định
tại Đại hội cổ đông, nơi nhà đầu từ chiến lược có tiếng nói quan trọng. Vấn đề quan
trọng là phân chia lợi nhuận phải phù hợp với tình hình kinh doanh và phát triển. Nếu
doanh nghiệp cần vốn đầu tư, đặc biệt trong trường hợp các doanh nghiệp mới, đang
phát triển, thì tăng phần lợi nhuận giữ lại, chia cổ tức ít. Khi doanh nghiệp đã phát
triển ổn định thì nâng mức cổ tức lên cao, thậm chí rất cao.
Ở nước ngoài, ví dụ điển hình cho chính sách này là tập đoàn Microsoft.
Dividend/Split History
Date
Amount Per Share/Split
Ratio Type
2010-03-11 $0.13000 Dividend
2008-12-11 $0.13000 Dividend
2008-09-11 $0.11000 Dividend
2008-02-19 $0.11000 Dividend
9
Nguồn: www.dividendinformation.com
Qua đó ta có thể rút ra nhận xét : Mặc dù thừa khả năng chi trả cổ tức tiền mặt,
nhưng trong chính sách của công ty họ đã chọn việc mua lại cổ phần và tái đầu tư.
Mấy năm trở lại đây Microsoft có thực hiện chi trả cổ tức nhưng không nhiều. Tuy
nhiên, công bằng mà nó thì các cổ đông của Microsoft đã kiếm những khoản lời cực
lớn từ lãi vốn, vì giá cổ phiếu của họ tăng nhanh trên thị trường chứng khoán.
$-
$0.10
$0.20
$0.30
$0.40
$0.50
$0.60
Q1-
05
Q2-
05
Q3-
05
Q4-
05
Q1-
06
Q2-
06
Q3-
06
Q4-
06
Q1-
07
Q2-
07
Q3-
07
Năm
EP
S
và
D
IV
($
)
EPS
DIV
2007-11-13 $0.11000 Dividend
2007-08-14 $0.10000 Dividend
2007-05-15 $0.10000 Dividend
2007-02-13 $0.10000 Dividend
2006-11-14 $0.10000 Dividend
2006-08-15 $0.09000 Dividend
2006-05-15 $0.09000 Dividend
2006-02-15 $0.09000 Dividend
2005-11-15 $0.08000 Dividend
2005-08-15 $0.08000 Dividend
2005-05-16 $0.08000 Dividend
2005-02-15 $0.08000 Dividend
10
Nhìn vào biểu đồ trên, Microsoft có mức chi trả cổ tức tiền mặt khá ổn định (qua
các quí từ đầu năm 2005 đến nay) với mức cổ tức trung bình 0.08634$. Nhưng tỷ lệ
chi trả cổ tức vẫn còn rất thấp và không ổn định(cao nhất 34.78%-qu í I/2005 và thấp
nhất 19.6%-quí III/2007) do EPS của doanh nghiệp có tính chu kỳ, và cũng do kết quả
kinh doanh thuận lợi của sản phẩm mới – Window Vista làm EPS qu í III/2007 tăng
đột biến.
1.2.2 Chính sách tiền mặt ổn định:
Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức tiền mặt tương
đối ổn định. Mục tiêu của chính sách này là nhằm duy trì cổ tức ở một mức độ nhất
định và chỉ tăng cổ tức lên mức cao hơn khi công ty có thể đạt được sự gia tăng lợi
nhuận một cách vững chắc, đủ khả năng cho phép tăng cổ tức và một khi đã tăng cổ
tức thì công ty cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho đến khi công ty thấy rõ
không thể hi vọng ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận kéo dài trong tương lai.
Chính sách cổ tức ổn định phù hợp với những công ty đã đi vào giai đoạn ổn định.
Chính sách này mang lại cho công ty những ưu điểm sau:
Với mức cổ tức nhận được ổn định thì giá cổ phiếu của công ty trên thị
trường sẽ tăng lên và ngày càng nhận được sự tín nhiệm của nhà đầu tư.
Nếu có sự thay đổi trong mức chi trả cổ tức thì nhà đầu tư được xem có
nhiều rủi ro hơn, và chính điều này thì các công ty có cùng mức chi trả cổ
tức nhưng công ty nào có chính sách ổn định hơn thì nhà đầu tư sẽ quan
tâm và trả giá cao hơn.
Với việc ổn định cổ tức giúp công ty định hướng được những cơ hội về đầu
tư, việc phân phối lợi nhuận, việc sản xuất kinh doanh…từ đó tạo được sự
phát triển bền vững cho công ty.
Thực hiện ổn định cổ tức có thể giúp công ty ổn định về số cổ đông, từ đó
tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý công ty. Ở nhiều nước trên thế
giới, thu nhập của các cổ đông phụ thuộc vào số cổ tức họ nhận được, nên
nếu chính sách cổ tức của công ty bất ổn có thể các cổ đông sẽ nhắm đến
những cổ phiếu có tính ổn định hơn.
11
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nêu trên chính sách này cũng có một vài
những nhược điểm sau:
Tạo một áp lực rất lớn cho ban giám đốc công ty và có thể gây khó khăn
cho họ trong việc điều hành công ty.
Nếu thực thi chính sách này thì ngay cả khi lợi nhuận của doanh nghiệp
đang giảm sút, doanh nghiệp vẫn phải vay nợ hoặc phát hành thêm cổ phiếu
mới để chi trả cổ tức. Và trong một vài năm tiếp theo, tình hình của doanh
nghiệp vẫn không ổn định, thu nhập ngày càng giảm sút thì chính sách này
không thể thực hiện tiếp được.
Việc duy trì một chính sách cổ tức ổn định có thể sẽ đẩy công ty đến tình
thế phải từ bỏ các dự án đầu tư vì không tận dụng được tối đa lợi nhuận của
công ty mà phải thực hiện cho việc chi trả cổ tức.
Việc chi trả cổ tức này trong trường hợp doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong
kinh doanh cũng có thể gây nên sự phản đối lớn từ các chủ nợ.
1.2.3 Các chính sách khác:
Ngoài hai chính sách chi trả cổ tức thông dụng, được nhiều công ty trong thực tế
sử dụng còn có một số chính sách chi trả cổ tức khác như:
Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi: doanh nghiệp chấp nhận một
chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi sẽ có thể gặp rủi ro nếu có sự
biến động trong lợi nhuận giữa các năm. Vì khi đó cổ tức sẽ dao động theo
mức biến động của lợi nhuận và gây ảnh hưởng tâm lý xấu đến cổ đông và
nhà đầu tư làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá của chứng khoán.
Chính sách trả cổ tức nhỏ từng đợt cộng với cổ tức thưởng thêm cuối năm;
chính sách này thích hợp cho doanh nghiệp có lợi nhuận biến động và nhu
cầu tiền mặt biến động. Khi có lợi nhuận thấp doanh nghiệp chi trả theo
mức cổ tức đều đặn và thấp. Khi có lợi nhuận cao và không có nhu cầu sử
dụng tiền mặt cuối năm, doanh nghiệp sẽ trả thêm phần cổ tức thưởng.
Chính sách này tạo khả năng linh hoạt để giữ lại lợi nhuận mà vẫn thoả mãn
nhu cầu của nhà đầu tư.
12
Ở Việt Nam, hình thức này được rất nhiều công ty áp dụng, họ thường chia cổ tức
làm thành 2 đợt:
Đợt 1 (thường là vào tháng 3,4): đây là thời điểm sau khi kết thúc năm tài
chính, các công ty có kết quả của kiểm toán và công bố kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của cả năm vừa rồi và thông báo phân chia lợi nhuận,
cổ tức (sau khi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua).
Đợt 2 (thường là vào tháng 7,8): các công ty sau khi có kết quả nửa năm (2
quý đầu năm) thường tạm ứng cổ tức cho các cổ đông dựa vào chỉ tiêu kế
hoạch và kết quả thực tế đạt được trong nửa năm.
1.3 Các phương thức chi trả cổ tức:
1.3.1 Cổ tức trả bằng tiền mặt:
Đây là phương thức cơ bản nhất trong các phương thức chi trả cổ tức, hầu hết các
công ty hiện nay đều chọn phương thức này. Bởi vì, khi các nhà đầu tư mua cổ phiếu
của một công ty, họ đều nhắm đến đạt được khoảng bao nhiêu lợi nhuận trong tương
lai, trong đó cổ tức cũng là một phần họ kỳ vọng. Đồng thời, việc chi trả cổ tức
thường diễn ra vào cuối mỗi năm, giai đoạn này các cổ đông rất cần tiền mặt để chi
cho tiêu dùng cá nhân, nếu công ty trả cổ tức bằng tiền mặt thì sẽ giúp tài khoản của
họ có tính thanh khoản cao hơn.
Ưu điểm của phương thức này:
Nếu chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn qua các năm thì sẽ đưa ra một dấu hiệu
khả quan cho thị trường. Muốn làm được điều này thì công ty phải thể hiện được qua
khả năng thanh toán tốt, đồng thời phải đảm bảo một khoản lợi nhuận nhất định để chi
trả cổ tức và giữ lại để đem đi tái đầu tư. Từ đó, doanh nghiệp muốn gửi đến một
thông điệp cho nhà đầu tư là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tốt.
Việc trả cổ tức bằng tiền mặt cao có mặt tích cực là tạo một sức ép lớn cho ban
giám đốc có những chính sách điều hành công ty phù hợp để đưa doanh thu và lợi
nhuận của công ty tăng đều qua hằng năm, và qua đó có thể đào thải những người còn
hạn chế về năng lực.
13
Đáp ứng được tâm lý của đa số các nhà đầu tư, do sợ các rủi ro về lãi suất, lạm
phát, rủi ro hệ thống, nên các nhà đầu tư này thích nhận được cổ tức tiền mặt ngay lập
tức hơn là kỳ vọng vào phần lãi vốn không chắc c