Đề tài Những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc (ngày 08 tháng 05 năm 1945), nhìn lại lịch sử nhân loại, ta bỗng giật mình khi nhìn thấy Đức, Nhật, Ý, các nước bại trận trong cuộc chiến khốc liệt đó nay đã trở thành các cường quốc về kinh tế. Nền kinh tế của Tây Đức thịnh vượng hơn nền kinh tế của Anh, Pháp, mức sống của họ hiện cao nhất ở Tây Âu. Nhật còn thịnh vượng hơn nữa: khắp thế giới, ngay cả ở Mỹ, đều mua máy chụp ảnh, ô tô của Nhật, xe Honda, xe Suzuki tràn ngập thị trường Việt nam, kỹ nghệ đóng tàu của họ đứng vào bậc nhất thế giới. Không một chính phủ nào dám coi thường các dân tộc bại trận đó, họ đã vượt được nhiều dân tộc đã thắng họ 60 năm trước. Vì sao vậy? Câu trả lời rất đơn giản: thế giới ngày nay đã không còn là thiên hạ của các nhà quân sự nữa mà là thiên hạ của những nhà quản trị, những nhà kinh doanh. Chiến tranh giờ đã thay bằng cạnh tranh, chiến trường đã thay bằng thị trường. Chính vì vậy mà ngày nay, tài nguyên thiên nhiên đã không còn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phát triển kinh tế nữa mà thay vào đó là tài nguyên con người. Vì vậy, chọn đề tài “Những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi” là để xác định những vai trò của nhà quản trị trong cuộc chiến lớn đó, và những kỹ năng cùng biểu hiện của một nhà quản trị được xem là giỏi. Từ đó chúng ta có thể đào tạo, rèn luyện và kịp thời phát hiện những người có phẩm chất năng lực lãnh đạo để giúp cho tổ chức, công ty, tập đoàn phát triển, xa hơn là sự phát triển lớn mạnh về kinh tế cho đất nước. Nhận thức được được tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài được chọn, chúng tôi đã việc một cách rất nghiêm túc và trong quá trình làm quả thật cũng có nhiều tình cảm cũng như bức xúc muốn nhân lời mở đầu (mà thực ra là được viết sau cùng) này giải bày. Đầu tiên chúng tôi muốn nói đến là nguồn tài liệu, mai mắn sống trong thế kỷ 21 và vừa bước sang thế kỷ 22 thế kỷ của thông tin thì chỉ việc ngồi nhà lướt web tìm, trao đổi và gửi thông tin cho nhau. Quả thật là kỳ diệu! Nhưng đồng thời gánh nặng thông tin cũng trở nên nặng hơn khi phải lọc lượng thông tin khổng lồ như thế và đa số thông tin là không chính quy cho nên chủ yếu là dự vào hiểu biết và cảm tính của các thành viên trong nhóm. Phần thứ hai mà chúng tôi muốn nhắc đến là phương pháp nghiên cứu và làm việc của nhóm. Khoảng cách địa lý và thời gian làm bài ngắn thêm cận kề tết cũng khiến tinh thần xao lãng ít nhiều. Nhưng nhóm cũng đã có được 3 cuộc họp nhóm chính thức tại thư viện trường và các trao đổi khi gặp mặt và qua mail. Nhóm thống nhất được kết cấu bài làm và phân chia nội dung trong buổi họp đầu tiên. Lần họp thứ hai xem xét lại những kết quả làm được và cùng đóng góp phát triển thêm và lần 3 hơi buồn là các bạn họp không đầy đủ do về quê ăn tết sớm hết nhưng cũng cơ bản duyệt lại bài lần cuối. Đó là cách nhóm đã làm việc cùng nhau. Còn phương pháp nghiên cứu do phân công rõ ràng công việc nên chủ yếu ai làm phần đó, mỗi người có cách thức tiếp cận vấn đề, nghiên cứu, và làm bài khác nhau. Nhưng phương pháp vẫn chủ yếu là tổng hợp và phân tích có dẫn chú ví dụ chứng minh, kèm theo những đánh giá và cảm nhận của cá nhân mỗi thành viên về đề mình được giao sau cùng được nhóm trưởng tổng hợp và có chỉnh một chút cho hợp với bố cục toàn bài. Mặc dù các thành viên đã rất cố gắng nhưng cũng khó có thể mắc nhiều sai xót mong được các bạn đóng góp để nhóm ngày càng hoàn thiện.

docx20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3237 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH -----š›&š›----- KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN Đề tài: Những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi. Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Hương Sen Thực hiện: Nhóm 2 Lớp: NCTH4A Khoa: Khoa học & Kỹ thuật máy tính. TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 02 năm 2011 .˜™˜ LỜI MỞ ĐẦU ™˜™. Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc (ngày 08 tháng 05 năm 1945), nhìn lại lịch sử nhân loại, ta bỗng giật mình khi nhìn thấy Đức, Nhật, Ý, các nước bại trận trong cuộc chiến khốc liệt đó nay đã trở thành các cường quốc về kinh tế. Nền kinh tế của Tây Đức thịnh vượng hơn nền kinh tế của Anh, Pháp, mức sống của họ hiện cao nhất ở Tây Âu. Nhật còn thịnh vượng hơn nữa: khắp thế giới, ngay cả ở Mỹ, đều mua máy chụp ảnh, ô tô của Nhật, xe Honda, xe Suzuki tràn ngập thị trường Việt nam, kỹ nghệ đóng tàu của họ đứng vào bậc nhất thế giới. Không một chính phủ nào dám coi thường các dân tộc bại trận đó, họ đã vượt được nhiều dân tộc đã thắng họ 60 năm trước. Vì sao vậy? Câu trả lời rất đơn giản: thế giới ngày nay đã không còn là thiên hạ của các nhà quân sự nữa mà là thiên hạ của những nhà quản trị, những nhà kinh doanh. Chiến tranh giờ đã thay bằng cạnh tranh, chiến trường đã thay bằng thị trường. Chính vì vậy mà ngày nay, tài nguyên thiên nhiên đã không còn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phát triển kinh tế nữa mà thay vào đó là tài nguyên con người. Vì vậy, chọn đề tài “Những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi” là để xác định những vai trò của nhà quản trị trong cuộc chiến lớn đó, và những kỹ năng cùng biểu hiện của một nhà quản trị được xem là giỏi. Từ đó chúng ta có thể đào tạo, rèn luyện và kịp thời phát hiện những người có phẩm chất năng lực lãnh đạo để giúp cho tổ chức, công ty, tập đoàn phát triển, xa hơn là sự phát triển lớn mạnh về kinh tế cho đất nước. Nhận thức được được tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài được chọn, chúng tôi đã việc một cách rất nghiêm túc và trong quá trình làm quả thật cũng có nhiều tình cảm cũng như bức xúc muốn nhân lời mở đầu (mà thực ra là được viết sau cùng) này giải bày. Đầu tiên chúng tôi muốn nói đến là nguồn tài liệu, mai mắn sống trong thế kỷ 21 và vừa bước sang thế kỷ 22 thế kỷ của thông tin thì chỉ việc ngồi nhà lướt web tìm, trao đổi và gửi thông tin cho nhau. Quả thật là kỳ diệu! Nhưng đồng thời gánh nặng thông tin cũng trở nên nặng hơn khi phải lọc lượng thông tin khổng lồ như thế và đa số thông tin là không chính quy cho nên chủ yếu là dự vào hiểu biết và cảm tính của các thành viên trong nhóm. Phần thứ hai mà chúng tôi muốn nhắc đến là phương pháp nghiên cứu và làm việc của nhóm. Khoảng cách địa lý và thời gian làm bài ngắn thêm cận kề tết cũng khiến tinh thần xao lãng ít nhiều. Nhưng nhóm cũng đã có được 3 cuộc họp nhóm chính thức tại thư viện trường và các trao đổi khi gặp mặt và qua mail. Nhóm thống nhất được kết cấu bài làm và phân chia nội dung trong buổi họp đầu tiên. Lần họp thứ hai xem xét lại những kết quả làm được và cùng đóng góp phát triển thêm và lần 3 hơi buồn là các bạn họp không đầy đủ do về quê ăn tết sớm hết nhưng cũng cơ bản duyệt lại bài lần cuối. Đó là cách nhóm đã làm việc cùng nhau. Còn phương pháp nghiên cứu do phân công rõ ràng công việc nên chủ yếu ai làm phần đó, mỗi người có cách thức tiếp cận vấn đề, nghiên cứu, và làm bài khác nhau. Nhưng phương pháp vẫn chủ yếu là tổng hợp và phân tích có dẫn chú ví dụ chứng minh, kèm theo những đánh giá và cảm nhận của cá nhân mỗi thành viên về đề mình được giao… sau cùng được nhóm trưởng tổng hợp và có chỉnh một chút cho hợp với bố cục toàn bài. Mặc dù các thành viên đã rất cố gắng nhưng cũng khó có thể mắc nhiều sai xót mong được các bạn đóng góp để nhóm ngày càng hoàn thiện. MỤC LỤC BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Họ & Tên Chức Vụ Công việc phân công* Nhận xét của nhóm trưởng Ký tên Điểm 1 Nguyễn Duy Ngọc Hải Chương I: Những cơ sở lý luận Loại B: Tham gia đầy đủ. 2 Nguyễn Thành Tiến Thư Ký 2.1.1        Khả năng thu thập và xử lý thông tin: Loại A: Vắng 1 buổi họp nhưng tham gia đóng góp tích cực 3 Dương Huy Thông 2.1.2.         Lãnh đạo:  Loại B: Tham gia đầy đủ. 4 Lê Tuấn Bình 2.1.3.         Quản lý: Quyết đoán: Dân chủ:  Loại A: Tham gia và đóng góp tích cực 5 Trần Quốc Thanh   Nhóm Trưởng 2.1.4.         Đạo đức và trách nhiệm nhiệm:  Loại A-: Chưa quản lý tốt thành viên nhóm. 6 Hoàng Duy Bình 2.2.1.         Khả năng nhận thức và năng lực tư duy:  Loại A: Tham gia và đóng góp tích cực. 7 Vũ Minh Quang 2.2.2        Ứng xử giao tiếp: 2.1. Kỹ năng cứng: 2.2. Kỹ năng mềm:  Loại B+: Họp nhóm đầy đủ, có tham gia đóng góp. 8 Phan Thế Tuấn 2.2.3.         Khả năng (Thuật) dùng người:  Loại A+: Tham gia rất tích cực 9 Nguyễn Thiên Tín 2.2.4.         Khả năng truyền thông:  Loại A+: Tham gia đóng góp rất tích cực. 10 Phan Hà Thiên Bảo 2.2.5.       Tầm nhìn: Loại B+: Đóng góp tích cực  11 Nguyễn Thế Kiệt Chương III: Giải pháp  Lọa B-: Có đóng góp. *Ghi chú: Những phần không được phân công sẽ do trưởng nhóm làm dựa vào ý kiến đóng góp của các thành viên. Chương I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN Hiểu thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi? Hiểu thế nào cho đúng về một nhà lãnh đạo giỏi? Đó có phải là những con người thiên tài với những năng khiếu bẩm sinh sẵn có, đã được sắp đặt trước là người lãnh đạo những người khác? Liệu rằng rèn luyện có thể đạt được khả năng để trở thành một nhà lãnh đạo? Và nếu có thể học tập được thì phải học những gì? Đây là những câu hỏi mà chúng tôi đã tự đặt ra ngay khi được tiếp cận với đề tài này! Chúng ta sẽ không phủ nhận có một số người khi sinh ra đã mang sẵn trong mình những phẩm chất và điều kiện thiết yếu để trở thành một nhà lãnh đạo xuất chúng. Nhưng bạn có biết theo thống kê những người được cho là thiên tài và rất được kỳ vọng ở nước Mỹ cuối cùng cũng chỉ là những con người làm việc một cách bình thường như bao người khác, thậm chí một số người còn rơi vào tình cảnh bi đát. Vì sao? Tôi giả dụ rằng tôi học chung với một thiên tài có đầu óc lớp 5 cùng tôi học lớp một; biết mình yếu thế tôi cố gắng học hết năm này đến năm kia, trong khi bạn ấy ỷ vào thiên bẩm của mình nên không cố gắng bằng. Như một cuộc chạy maratong đường dài bạn ấy đi một bước tôi cố gắng hai bước và tui chấp bạn ấy 5 bước ngay từ điểm xuất phát. Như vậy khi đến một thời điểm nhất định tôi sẽ bằng và vượt qua bạn ấy. Đưa ra ví dụ này là nhằm giải thích cho bạn năng khiếu bẩm sinh là rất quan trọng là món quà chỉ được tặng cho một số rất ít người nhưng nếu không biết rèn luyện và phát huy những phẩm chất đó thì một ngày họ cũng sẽ bị một người bình thường khác qua mặt. Và đồng thời tôi cũng tin tưởng ai cũng có những tố chất bẩm sinh nhưng cao thấp tùy mỗi người không ngừng trao dồi học hỏi nhất định sẽ đạt được mục đích của mình. Hồ Chí Minh – Minh chứng cho một nhà lãnh đạo không ngừng rèn luyện. Vậy, những nhà lãnh đạo giỏi đơn giản chỉ là những con người không ngừng nổ lực. Họ là những con người truyền cảm hứng và có một tầm nhìn rộng, là vị thuyền trưởng lèo lái con thuyền của tổ chức họ đi đến những nơi xa thẳm, tung hoành khắp đại dương bao la. Họ không phải là người làm giỏi tất cả việc, họ là người có sức hút mãnh liệt kết nối và thu hút người người tài giỏi hơn ở bên họ. Theo cách hiểu của tôi đó là một nhà lãnh đạo giỏi. Đặc điểm xác định một nhà lãnh đạo giỏi: Ở phần 1.1 chúng ta đã tìm hiểu về thế nào là nhà lãnh đạo (quản trị) giỏi trong từ đó chúng ta biết được rằng để điều đó hoàn toàn có thể luyện rèn được, trong phần này chúng ta lại cùng nhau xác định những kỹ năng (phẩm chất) mà nhà lãnh đạo giỏi có để có một mục tiêu rõ ràng cụ thể hơn để phấn đấu. Và sau đây là những kỹ năng theo chúng tôi là bắt buộc phải có ở một nhà quản trị: Steve Jobs – Một người hội đủ các tố chất của một nhà lãnh đạo kiệt xuất. + Có khả năng thu thập và xử lý thông tin + Có khả năng lãnh đạo + Có kỹ năng quản lý + Có đạo đức và tinh thần trách nhiệm + Khả năng nhận thức và năng lực tư duy + Biết cách ứng xử giao tiếp + Có khả năng dùng người + Có khả năng truyền thông tốt + Và có tầm nhìn xa. Sau cùng, để hiểu rõ hơn vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của các kỹ năng đối với nhà lãnh đạo mời các bạn qua chương tiếp theo. Chương II: THỰC TIỄN VÀ ÁP DỤNG Kỹ năng cứng: Kỹ năng cứng hay còn gọi là kỹ năng nền tảng là những kỹ năng mà ta có thể nhìn thấy, cân đo, đong đếm được. Đó là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc qua nhiều năm. Nhóm kỹ năng này thường được đề cập tới trong các bản sơ yếu lý lịch - là điều kiện cần khi xin việc. Kỹ năng cứng là kỹ năng chuyên môn trong ngành nghề cụ thể, chính thế mà rất khó phân biệt rõ ràng đâu là kỹ năng cứng, đâu là kỹ năng mềm vì nó có thể là kỹ năng mềm trong ngành này nhưng trong ngành khác nó là kỹ năng cứng. Ví dụ: với vị trí marketing thì kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng là kỹ năng cứng, bởi đó là chuyên môn nghề nghiệp; còn với lập trình viên máy tính thì đương nhiên đó là những kỹ năng mềm. Tuy nhiên, trong sự gói gọn về nội dung bài tiểu luận này chúng ta sẽ chỉ xét đến khía cạnh kỹ năng của các nhà quản trị. Và do sự hiểu biết còn hạn hẹp nên tất cả sự phân biệt giữa hai nhóm kỹ năng này chỉ có tính tương đối và đôi khi không chính xác (mà nhóm không nhìn ra) mong người đọc có thể thông cảm và đóng góp thêm ý kiến để nhóm ngày càng hoàn thiện hơn. Khả năng thu thập và xử lý thông tin: Khả năng thu thập và xử lí thông tin là tên gọi khái quát chung của nhiều kỹ năng mà nếu chia nhỏ ra sẽ bao gồm kỹ năng công việc: Thu thập và xử lý thông tin dữ liệu, số liệu,…và kỹ năng con người: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nhận định con người,… Thông thường kỹ năng cứng là những kỹ năng có tính chất quan hệ với công việc và khoa học còn kỹ năng mềm thường có tính chất quan hệ với con người. Nhưng do xét thấy công việc quản trị đối tượng của nó là quản lý con người nên người viết xếp nó vào nhóm kỹ năng cứng. Thêm nữa chúng tôi cũng đã phân ra phẩm chất ứng xử và giao tiếp trong phần này sẽ chỉ xét khả năng thu thập và xử lý thông tin ở góc độ quan hệ với công việc. Thực tế kỹ năng này đã được giảng dạy một cách bài bản ở các trường có chuyên ngành kinh tế thông qua các môn học như: Xác xuất thống kê, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô,…Biểu đồ cung cầu là dạng thu thập và xử lý thông tin cơ bản nhất mà bất cứ sinh viên kinh tế nào ra trường cũng phải biết. Khả năng thu thập và xử lý thông tin là kỹ năng nền giúp người quản trị bước đầu nhận thức vấn đề từ đó áp dụng và phát huy những kỹ năng khác như khả năng quản lý, lãnh đạo và khả năng tiên đoán (tầm nhìn). Nhà quản trị tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: khách hàng, báo cáo tiêu dùng, nhân viên, đồng nghiệp, chuyên gia tư vấn, truyền thông đại chúng, các bản báo cáo,...Việc thu thập thông tin một cách đa luồng như vậy giúp nhà quản trị có một cái nhìn khách quan hơn để xem xét và đánh giá vấn đề. Tuy khả năng thu thập thông tin rất quan trọng nhưng chính khả năng xử lý thông tin mới thể hiện được đẳng cấp của một nhà quản trị có năng lực. Lãnh đạo: Nói đến kỹ năng lãnh đạo ta không thể không nhắc đến kỹ năng quản lý và ngược lại. Sự nhập nhằng và mập mờ giữa hai khái niệm này đôi khi cũng gây khó cho chính những người học và làm trong ngành kinh tế. Chính vậy mà tôi nghĩ trước khi đi sâu vào kỹ năng lãnh đạo chúng ta hãy cùng nhau phân biệt rõ hai khái niệm này. Một người có khả năng lãnh đạo là người có khả năng truyền cảm hứng cho nhân viên và định hướng đi cho công ty tổ chức của họ (hay nói cách khác đó là người quyết định sự thay đổi của công ty), trong khi người có kỹ năng quản lý là những người có nhiệm vụ trọng tâm là làm người điều khiển, truyền đạt và thực hiện bằng cách quản lý nhân viên thuộc cấp, bảo đảm hoạt động của công ty diễn ra trôi chảy theo định hướng của nhà lãnh đạo. Ví dụ đất nước ta là do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Và như Warren B.Bennis và Burt Nanus trong cuốn “Những nhà lãnh đạo” đã nói: “Người quản lý là những người làm việc đúng cách, còn người lãnh đạo là những người làm đúng việc”. Bây giờ thì chúng ta đi sâu hơn để hiểu thế nào là phẩm chất lãnh đạo là như thế nào?! Một nhà lãnh đạo giỏi là nhà lãnh đạo có thể giúp nhân viên phát huy được hết năng lực làm việc của mình và biết cách động viên khi họ vấp ngã. Một nhà lãnh đạo thành công ắt hẳn phải là một cá nhân gắn bó chặt chẽ với cộng đồng chung quanh. Nói cách khác họ phải nắm bắt mọi chiến lược phát triển chung giữa yếu tố cá nhân với yếu tố nhân sự. Một lãnh đạo giỏi hẳn nhiên phải biết rõ nhiệm vụ của mình là gì, biết vì sao tổ chức này tồn tại. Từ suy nghĩ của mình, họ phải vẽ lên được những mục tiêu gắn liền với sự phát triển lâu dài của một tổ chức. Những mục tiêu ấy không phải là những điều bí truyền mà người trong cuộc mới hiểu và xa rời thực tế, mà là những điều rất rõ ràng, dễ diễn tả và dễ hiểu với mọi người.  Lấy nhân sự làm gốc, nhà lãnh đạo xuất chúng biết cách giúp mỗi một cấp dưới xác định được mục tiêu của riêng họ và cần thiết nỗ lực như thế nào để đạt được thành quả. Khi có thể tiếp cận với người lãnh đạo, họ thường tin rằng cấp trên đang quan tâm đến họ, tác phong làm việc và kết quả công việc của họ. Cấp dưới luôn cần đến một người cấp trên để họ hướng đến khi tìm kiếm sự chỉ đạo, dẫn dắt và thúc đẩy động cơ tiến xa hơn. Do đó, nhà lãnh đạo cần chủ động đến với họ bằng một đề nghị hoặc đơn giản chỉ là câu động viên kịp thời.  Lãnh đạo là một kỹ năng quan trọng và không phải ai cũng có sẵn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi nhờ học tập và trau dồi kinh nghiệm. Một nhà lãnh đạo giỏi là người biết tạo động lực, thúc đẩy người khác làm việc, là người luôn tin rằng còn có một con đường và nhìn thấy con đường ấy dù trong hoàn cảnh nguy khốn. Muốn làm được như vậy thì trước tiên bạn cũng phải thúc đẩy bản thân mình trước đã. Lòng nhiệt tình là một thứ rất dễ lan truyền được từ người này sang người khác. Nếu người khác thấy bạn nhiệt tình thì lòng nhiệt tình của họ cũng có thể được khuấy động. Sẵn sàng sửa sai và không giấu dốt – đó chính là những tính cách rất cần thiết ở một nhà lãnh đạo giỏi. Nhiều người cho rằng khi mình ở cương vị lãnh đạo thì mình không được để cho cấp dưới nhìn thấy những điểm yếu của mình. Họ đã sai lầm. Không thừa nhận những thiếu sót sẽ khiến họ ngày càng trở nên thiếu sót hơn và như vậy thì không thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi được. Khi có chuyện sai sót xảy ra thì các nhà lãnh đạo giỏi sẽ không bao giờ tìm cách đổ lỗi mà trước tiên họ sẽ tìm cách khắc phục vấn đề. Họ biết rằng việc đổ lỗi lúc đó sẽ chẳng mang lại tác dụng gì cả. “Hành động” là một trong những phương châm của các nhà lãnh đạo giỏi. Nếu chỉ nói, chỉ lập kế hoạch mà không hành động thì ý tưởng sẽ mãi mãi chỉ là ý tưởng và nó không mang lại tác dụng gì cả. Một nhà lãnh đạo giỏi cũng không chỉ có tinh thần hăng hái hành động mà họ còn biết cách truyền sự đam mê này cho cả những người khác nữa. Quản lý: *Dân chủ: Biết lắng nghe những ý kiến đóng góp của mọi người, không đặt nặng vấn đề ý kiến đó của người có trình độ thấp hơn mình hay đó là người mình có những bất đồng quan điểm, vì khi bạn là một nhà quản trị bạn phải biết lắng nghe một cách đúng đắn để luôn đảm bảo sự thuận lợi cho công việc của tổ chức. *Quyết đoán: Quyết đoán không phải là độc đoán. Quyết đoán là luôn bảo vệ cho những điều bạn muốn nhưng không bỏ mặc quyền lợi của người khác. Hầu hết mọi người đều cố gắng tỏ ra quyết đoán bằng một cách nào đó. Nhưng ít khi người ta thực hiện được như ý muốn. Tại sao? Hãy phân tích để thấy điểm khác biệt giữa sự quyết đoán và các thái độ khác: - Sự độc đoán: Hùng hổ để đạt được những điều mong muốn của bản thân bất chấp người khác bị ảnh hưởng ra sao. - Sự độc đoán gián tiếp: bạn cố gắng đạt được điều mình mong muốn, nhưng không cho người khác biết bạn đang muốn gì. Có thể hiểu rằng bạn đang lừa dối người khác cho mục đích của mình. Ví dụ như một người đang cố tìm cách thoái thác việc tham dự một sự kiện nào đó. - Bị động: Bạn thể hiện thái độ bị động khi lúc nào bạn cũng tự hạ thấp bản thân, chẳng bao giờ ủng hộ cho nhu cầu của mình mà cứ nhường cho thiên hạ. Bị động thường có nghĩa là tránh xung đột bằng mọi giá. Những kẻ bị động thường luôn miệng xin lỗi cho dù mình sai hay đúng. - Quyết đoán: Quyết đoán nghĩa là bạn biểu lộ cảm xúc và nhu cầu của mình, nhưng bằng một cách thẳng thắn và chân thật. Bạn biết rằng mọi người xung quanh cũng có những mong muốn và hiểu rằng không ai hoàn hảo kể cả bạn, ai cũng có một giá trị đóng góp nhất định. Chúng ta đều biết, để có được sự thành đạt trong sự nghiệp, không có phương thức nào mười phân vẹn mười song sự quyết đoán thường sẽ giúp bạn rất nhiều, có khi còn quyết định sự thành công của bạn. Tại sao lại có thể khẳng định như vậy? Trong bất kỳ công việc gì, nếu bạn là chủ thật sự thì quyết định cuối cùng là bạn. Bởi thế, bạn có quyết định hay không? Có quyết tâm thực hiện ý định hay không? là một điều rất quan trọng. Khi ra quyết định thường đòi hỏi bạn phải hạ quyết tâm với ý thức quyết đoán kịp thời, tóm lại là bạn phải sẵn sàng đón nhận thách thức. Đối mặt với thách thức càng nhiều thì cơ hội càng lớn. Trong cuộc sống có rất nhiều cơ hội song đối với những người do dự chần chừ, cơ hội chắc chắn sẽ vụt mất. Tất nhiên, để có thể quyết đoán được một việc cũng không đơn giản song nếu như ta không dám bắt tay vào thì sao có khả năng chiến thắng. Bạn nên nhớ, bất cứ một người hiếu thắng nào cũng không nhất thiết trận nào cũng thắng cả, chỉ có chiến thắng nhiều hơn mà thôi. Thế nhưng nếu bạn lại lo sợ ngay từ khi chưa nghênh chiến thì rõ ràng cơ hội chiến thắng không thể nắm trong tay được. Giống như một đứa trẻ phải dũng cảm bước những bước chân đầu trong nỗi sợ hãi thì sau đó không lâu mới có thể bước những bước chân dài hơn - những bước chân như người lớn mà không còn chút sợ hãi nữa. Có một nguyên nhân nữa làm bạn thiếu khả năng quyết đoán đó là bản tính biếng nhác. Bởi vì muốn đưa ra một quyết đoán có hiệu quả, bạn cần phải thu thập thông tin với một tinh thần bền bỉ trong một thời gian dài. Thu thập đầy đủ sự thật là tiền đề cần có của sự phát huy khả năng quyết đoán. Sau khi thu thập mọi thông tin trong từng mục, bạn cần đánh dấu cộng hoặc trừ để sau đó tự so điểm. Nếu cột bên cộng nhiều hơn thì bạn đừng chần chừ gì nữa hãy quyết đoán thực hiện công việc kinh doanh đó, còn nếu ngược lại thì cân nhắc thêm, nhưng nếu cả hai bên bằng nhau thì chỉ có cách dựa vào những kinh nghiệm trước đây của bạn và dựa vào vận may để quyết định. Có một điều nữa bạn cần lưu ý đó là bạn chỉ nên lo lắng để có thể đưa ra quyết định không lãng phí dù chỉ là một phút song khi đã ra quyết định rồi thì sự lo lắng cần chấm dứt. Quyết định ý chí là liều thuốc mạnh mẽ của cả đời người, vì thế khi đã quyết tâm thì không nên thay đổi chủ ý. Dĩ nhiên, sau khi đã ra quyết định không ít người vẫn suy nghĩ đeo đẳng và lo lắng bồn chồn, sợ thất bại. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu nhiều lần xuất hiện khi bạn lo lắng quyết đoán. Bạn hãy cứ nghĩ như thế này cho việc quyết đoán đơn giản hơn. Cơ hội không dễ dàng đến vậy mà ta lại để nó bay ngang mất qua cửa sổ vào tay đối thủ cạnh tranh vậy chi bằng ta cứ thử kể cả nếu phải nếm mùi thất bại. Quyết đoán không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám làm. Một việc gì nếu bạn dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì sao thành công lại không thể đến. Đạo đức và trách nhiệm: Từ còn nằm nôi ta được bà kể chuyện cổ tích răn dạy ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, lên tiểu học ta được học môn đạo đức với câu chuyện nghị lực tạo nên số phần của em Ký mà ngày nay là nhà giáo ưu tú, lên trung học rồi cao hơn ta được học giáo dục công dân để có thể nhận thức được trách nhiệm làm một người công dân tốt. Ở đâu cũng vậy là một con người thì nhất thiết có đạo đức và không ngừng tu dưỡng vì cuộc sống luôn có nhiều thứ cám dỗ đầy thu hút mà chỉ cần rẽ sai đường tương lai của họ sẽ rất khác. Đồng tiền và quyền hành luôn là những thứ có sức hút mãnh liệt mà nhà quản trị phải luôn đối mặt vớ
Luận văn liên quan