Đề tài Những quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm tài sản trong công ty hợp danh

Hiện nay, hòa vào xu thế chung của thế giới, Việt Nam đang hội nhập và phát triển không ngừng. Xu thế này đã thúc đẩy sự ra đời hàng loạt các doanh nghiệp với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, trong đó có công ty hợp danh.Loại hình này chính thức được ghi nhận trong luật doanh nghiệp 1999 và được cụ thể hóa rõ nét hơn trong luật doanh nghiệp 2005, song, cho đến nay trên thực tế công ty hợp danh vẫn còn là một khái niệm mới mẻ, chưa có một chỗ đứng nhất định trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Trong khi đó, nhu cầu phát triển đồng bộ hài hòa nền kinh tế đòi hỏi sự gia tăng và lớn mạnh của các loại hình kinh doanh khác nhau. Chính vì vậy, pháp luật cần được hoàn thiện hơn nữa, tạo nên một cơ chế thông thoáng cho công ty hợp danh phát huy được những ưu thế của mình cũng như nâng cao nhận thức xã hội về loại hình kinh doanh này. Đây là một vấn đề rất cần thiết trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

doc15 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm tài sản trong công ty hợp danh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu Hiện nay, hòa vào xu thế chung của thế giới, Việt Nam đang hội nhập và phát triển không ngừng. Xu thế này đã thúc đẩy sự ra đời hàng loạt các doanh nghiệp với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, trong đó có công ty hợp danh.Loại hình này chính thức được ghi nhận trong luật doanh nghiệp 1999 và được cụ thể hóa rõ nét hơn trong luật doanh nghiệp 2005, song, cho đến nay trên thực tế công ty hợp danh vẫn còn là một khái niệm mới mẻ, chưa có một chỗ đứng nhất định trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Trong khi đó, nhu cầu phát triển đồng bộ hài hòa nền kinh tế đòi hỏi sự gia tăng và lớn mạnh của các loại hình kinh doanh khác nhau. Chính vì vậy, pháp luật cần được hoàn thiện hơn nữa, tạo nên một cơ chế thông thoáng cho công ty hợp danh phát huy được những ưu thế của mình cũng như nâng cao nhận thức xã hội về loại hình kinh doanh này. Đây là một vấn đề rất cần thiết trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Nội dung Một số vấn đề chung về công ty hợp danh Sự hình thành và phát triển của công ty hợp danh a, Sự ra đời của công ty hợp danh trên thế giới Khác với Việt Nam, công ty hợp danh là loại hình công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người. Hình thức này ghi nhận sự liên kết của những nhà kinh doanh dựa trên sự tin cậy và quen biết lẫn nhau nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng như các nhà kinh doanh ngày càng cao thì việc kinh doanh đơn lẻ của các cá nhân tỏ ra không còn phù hợp nữa, đòi hỏi kinh doanh trên quy mô lớn để thu được nhiều lợi nhuận hơn. Chính vì vậy, mô hình công ty đối nhân ra đời là một tất yếu của lịch sử, trong đó công ty hợp danh chính là hình thức đầu tiên, xuất hiện sớm nhất. Điều này cũng phù hợp với yêu cầu đảm bảo an toàn trong kinh doanh, khi sự liên kết kinh doanh mới ở thời kỳ sơ khai thì tâm lý lo ngại rủi ro cũng như lòng tin của những nhà kinh doanh với nhau còn nhiều hạn chế. Ở châu Á, sự ra đời của công ty hợp danh cũng là một điều tất yếu. Đây là những quốc gia có nền tảng kinh tế là nông nghiệp lúa nước. Ban đầu người dân làm nông với mục đích tự cung tự cấp, sau đó giao thương buôn bán xuất hiện nhưng chỉ ở quy mô nhỏ hẹp,chủ yếu là sự trao đổi sản phẩm giữa các gia đình. Do đó, tâm lý kinh doanh nhỏ lẻ đã là một truyền thống ăn sâu vào tâm lý nhiều thế hệ người dân ở khu vực này. Vì thế họ lựa chọn sự liên kết kinh doanh trên cơ sở hiểu rõ về nhân thân của nhau để có được sự an toàn nhất định. Công ty hợp danh chính là sự lựa chọn phù hợp nhất cho những nhà kinh doanh ở các nước thuộc khu vực văn mình lúa nước này, trong đó có Việt Nam. b, Sự ra đời của công ty hợp danh ở Việt Nam Công ty hợp danh ra đời khá muộn ở Việt Nam, đánh dấu bằng việc ghi nhận chính thức công ty này trong văn bản pháp luật của nhà nước. Do Việt Nam là một nước nông nghiệp, việc giao thương buôn bán trước đây hầu như không được chú trọng, cộng thêm đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trước năm 1999 đã tạo nên một nền kinh tế khép kín, với thành phần chủ yếu là kinh tế tập thể. Vì thế đã kìm hãm sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân nói chung và loại hình công ty hợp danh nói riêng. Như vậy, mãi đến năm 1999 công ty hợp danh mới được ghi nhận chính thức trong Luật doanh nghiệp Việt Nam, nhưng mầm mống của nó đã xuất hiện ngay từ thời kỳ đất nước ta bị đô hộ bởi thực dân Pháp. Một biểu hiện là tại “Dân luật thi hành tại các tòa án Bắc kỳ” năm 1931, công ty hợp danh đã xuất hiện dưới hình thức “ hội buôn” và được gọi bằng tên “ hội người” gồm “hội hợp danh” và “hội hợp tư”. Theo bộ luật thương mại Sài Gòn năm 1975 áp dụng ở miền nam Việt Nam, công ty hợp danh đã được gọi với cái tên chính thức là “ công ty hợp danh”. Luật này đã ghi nhận công ty hợp danh là một hội đoàn thương sự, gồm có công ty đối nhân và đối vốn. Vây có thể nhận thấy, loại hình công ty hợp danh đã xuất hiện ở Việt Nam từ trước năm 1975 với nhiều tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung đã mang dáng dấp của công ty hợp danh hiện đại với bản chất đối nhân. Bản chất pháp lý của công ty hợp danh a, Khái niệm công ty hợp danh Công ty hợp danh là một loại hình công ty đối nhân- mang bản chất đối nhân. Bản chất đó được thể hiện ở chỗ các thành viên trong công ty chỉ quan tâm đến nhân thân của nhau mà ít chú ý tới yếu tố vốn. Từ những quy định trong pháp luật của các quốc gia khác nhau, có thể nhận thấy rằng có hai loại thành viên công ty hợp danh tùy thuộc vào việc mỗi nước quy định công ty đó mang bản chất gì, “hợp danh tuyệt đối” hay “hợp danh tương đối”, đó là : thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Pháp luật của một số quốc gia ( như Việt Nam, Hoa Kỳ) thì thừa nhận cả hai loại thành viên này cùng có thể tồn tại trong công ty hợp danh, nhưng cũng có pháp luật nhiều nước ( như Pháp…) lại không thừa nhận sự có mặt của thành viên góp vốn trong loại hình doanh nghiệp này.Từ đó dẫn đến những quy định khác nhau về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh. Tóm lại, không thể đưa ra một khái niệm thật chính xác và đầy đủ về công ty hợp danh. Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm khái quát tương đối như sau : Công ty hợp danh là một loại hình liên kết mang bản chất đối nhân, có tư cách pháp nhân, thành viên công ty có thể chi là thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn hoặc bao gồm cả thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty. b, Đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh + Thứ nhất, công ty hợp danh là một loại hình công ty đối nhân, mang bản chất đối nhân. Bản chất này được thể hiện ở chỗ trong sự liên kết giữa các nhà kinh doanh với nhau thì yếu tố nhân thân được chú trọng hàng đầu, các thành viên trong công ty quan tâm phần lớn đến nhân thân của nhau, khác với công ty đối vốn là chỉ quan tâm đến vốn góp. Nhưng như thế không có nghĩa là các thành viên của công ty không cần góp vốn. Để thành lập công ty hợp danh, các thành viên phải góp những phần vốn nhất định để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh về sau. Tuy nhiên, nếu ở loại hình công ty đối vốn, vốn góp thường được thể hiện dưới dạng vật chất như : tiền mặt, kim khí, giấy tờ có giá… thì vốn góp của công ty hợp danh thường gắn liền với nhân thân từng người, có thể là: uy tín nghề nghiệp, bằng cấp, kinh nghiệm, bí quyết kinh doanh… Chính điều đó đã làm cho việc chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh bị cấm hoặc hạn chế rất nhiều so với vốn góp của thành viên trong các loại hình công ty đối vốn. Cũng chính hạn chế này là một đặc điểm quan trọng nhằm phân biệt công ty hợp danh và các loại hình công ty khác. Tuy nhiên trong công ty hợp danh còn có thành viên góp vốn, chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của mình. Thành viên góp vốn không có quyền điều hành trong công ty và cũng không phải chia sẻ rủi ro kinh doanh cùng các thành viên hợp danh, việc thay đổi thành viên này cũng không làm ảnh hưởng đến bản chất đối nhân của công ty hợp danh. Vì thế nên việc chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên này hầu như không bị cấm và ít khi bị hạn chế. + Thứ hai, về chế độ trách nhiệm đối với mỗi loại thành viên trong công ty hợp dah. Theo truyền thống, công tu hợp danh chỉ bao gồm một loại thành viên hợp danh mang bản chất đối nhân tuyệt đối. Nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường thì công ty hợp danh cũng phát triển linh hoạt hơn và có những biến đổi của nó, đó là sự xuất hiện của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh. Chế độ trách nhiệm của thành viên hợp danh là vô hạn, có nghĩa là khi công ty gặp khó khăn cũng như là hoạt động kinh doanh thua lỗ thì các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trước các nghĩa vụ và khoản nợ của công ty. Còn đối với thành viên góp vốn chỉ nắm vai trò trợ lực về vốn cho công ty và không được tham gia vào quản lý, điều hành công ty, chế độ trách nhiệm hữu hạn áp dụng cho loại thành viên này cũng là một điều dễ hiểu. Như vậy, công ty hợp danh cùng tồn tại hai loại chế độ trách nhiệm áp dụng tương ứng cho hai loại thành viên. + Thứ ba, công ty hợp danh thường hoạt động dưới một tên gọi riêng. Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty hợp danh cũng là một chủ thể kinh doanh được pháp luật ghi nhận và nó cũng cần có một tên gọi riêng tránh nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác khi thực hiện các hành vi kinh doanh. + Thứ tư, về tư cách pháp lý của công ty hợp danh, công ty hợp danh có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân, điều này phụ thuộc vào quan điểm của mỗi quốc gia. Lần đầu tiên được ghi nhận trong luật doanh nghiệp Việt Nam 1999, công ty hợp danh không có tư cách tư cách pháp nhân. Luật doanh nghiệp 2005 được ban hành thay thế luật doanh nghiệp 1999 đã thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh tại khoản 2 Điều 130 : “công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Sự khác nhau này là do : một trong những điều kiện quan trong để trở thành một pháp nhân là phải có khối tài sản độc lập, tách bạch với ngay cả tài sản của chính thành viên pháp nhân. Đây là điều mà công ty hợp danh khó có thể đáp ứng được khi thành viên hợp danh trong công ty phải chịu chế độ trách nhiệm là vô hạn. Việc luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh là nhằm tạo điều kiện cho công ty hợp danh có địa vị pháp lý nhất định và một môi trường thuận lợi để phát triển, góp vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Những quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm tài sản trong công ty hợp danh 2.1- Tài sản của công ty hợp danh Nếu luật doanh nghiệp 1999 không quy định về tài sản của công ty hợp danh thì luật doanh nghiệp 2005 đã xác định rõ : “ Tài sản của công ty hợp danh: 1.Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty. 2. Tài sản tạo lập được mang tên công ty. 3. Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện. 4. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.” Như vậy tài sản của công ty hợp danh bao gồm tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh của công ty hoặc tài sản góp vốn của các thành viên nhưng đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty. Tài sản góp vốn có thể là : tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật và các tài sản khác ghi trong điều lệ công ty do thành viên góp vốn để tạo thành vốn của công ty. Từ quy định này có thể thấy, tài sản của công ty hoàn toàn độc lập với tài sản của các thành viên công ty, tài sản góp vốn của các thành viên hợp danh hay thành viên góp vốn đều phải được chuyển quyền sở hữu cho công ty. Đây là điểm khác biệt giữa công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, ở loại hình doanh nghiệp tư nhân, tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không cần phải chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp, do đó không có sự tách biệt giữa tài sản của doanh nghiệp với chủ doanh nghiệp tư nhân. 2.2- Trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh Chế độ trách nhiệm là một tiêu chí pháp lý quan trọng nhất để phân biệt các loại hình công ty. Nếu như Luật doanh nghiệp 1999 không quy định Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân thì đến Luật doanh nghiệp 2005, các nhà làm luật đã quy định điều này. Với tư cách pháp lý này, Công ty hợp danh thuận lợi hơn trong các quan hệ pháp luật và cũng phải chịu những trách nhiệm như các pháp nhân khác. Các nhà làm luật đã làm cho công ty hợp danh có tài sản riêng (một trong những yêu cầu của pháp nhân) bằng cách quy định: khi thành viên góp vốn vào công ti thì phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty. Tuy nhiên, quy định Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân có ổn hay không? Một số quan điểm cho rằng, không nên công nhận tư cách pháp nhân của công ty bởi hai lý do chính như sau: Thứ nhất, việc thừa nhận tư cách pháp nhân mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi hội đủ bốn điều kiện: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Thứ hai, hầu hết các nước trên thế giới đều quy định công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân. Quan điểm ngược lại cho rằng, khó có thể chứng minh việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh là mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự và nếu chứng minh được thì cũng không có ảnh hưởng gì về lý luận pháp lý, bởi Bộ luật Dân sự là luật chung còn Luật Doanh nghiệp là luật chuyên ngành; việc thừa nhận này có thể coi là một ngoại lệ của Bộ luật Dân sự.Đồng thời, khi trích dẫn pháp luật nước ngoài cho rằng công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân, những người viện dẫn đã không xem xét cụ thể những quy định để công ty hợp danh có thể tham gia giao dịch với người thứ ba và tham gia hoạt động tố tụng. Để chứng minh cho tính hợp lý của việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh, ngoài việc phản biện hai ý nêu trên, một số nhà khoa học đưa ra thêm hai lý do sau: trước hết, pháp luật Việt Nam quy định rằng tổ chức tham gia một ngành nghề nào đó phải có tư cách pháp nhân. Vì vậy, việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh cho phép loại hình doanh nghiệp này được quyền tham gia những ngành nghề đó; thứ hai, việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh là điều đơn giản và dễ dàng hơn việc xây dựng một loạt khái niệm pháp luật và kỹ thuật pháp lý khác để công ty hợp danh có thể tham gia giao dịch với bên thứ ba và tham gia vào hoạt động tố tụng. Đó là những tranh luận từ trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 được ban hành. Đến thời điểm này, các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã đi vào cuộc sống. Việc xem xét tính đúng đắn của các quan điểm trên có thể thông qua mấy điểm sau đây: Một là, những quy định về tính độc lập về tài sản của công ty hợp danh là chưa triệt để. Luật Doanh nghiệp năm 2005 tại khoản 1 điều 132 có quy định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của thành viên thành tài sản của công ty để khẳng định tính độc lập về tài sản của công ty hợp danh với các thành viên tạo ra nó. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp lại đồng thời quy định chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của của công ty. Chế độ này được hiểu là thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình của mình về các nghĩa vụ của công ty. Cụ thể hơn, đối với những khoản nợ của công ty, thành viên hợp danh có nghĩa vụ chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty. Như vậy, thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, không kể là tài sản đã chuyển quyền sở hữu cho công ty hay tài sản của cá nhân không đưa vào tài sản công ty. Hai là, nguyên tắc lex generalis – lex specialis thông thường chỉ áp dụng khi chính luật được coi là luật riêng (lex specialis) tự xác định ưu tiên trong nội dung của luật đó. Ví dụ, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Cạnh tranh năm 2004 tự xác định tính ưu tiên áp dụng so với luật khác. Cụ thể, Luật Cạnh tranh có quy định: “Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của luật này với quy định của luật khác về hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng quy định của luật này”[17]. Trong khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 không có những quy định tương tự. Vì vậy, khẳng định việc quy định tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh là một ngoại lệ so với những quy định của luật chung là Bộ luật Dân sự chỉ đơn thuần là suy luận mang tính học thuật, không có giá trị pháp lý xác định. Như vậy cùng với việc ghi nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh, luật doanh nghiệp 2005 đã xác định trách nhiệm về tài sản của công ty với khách hàng là trách nhiệm trong phạm vi tài sản của công ty, tức là công ty hợp danh chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản của mình được xác định theo điều 132 luật doanh nghiệp 2005. 2.3- Trách nhiệm tài sản của thành viên công ty hợp danh a) Thành viên hợp danh - Khái niệm Theo khoản 12 điều 4 luật doanh nghiệp 2005, “ thành viên hợp danh là thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty hợp danh”. Thành viên hợp danh là những người quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty cả về mặt pháp lý và thực tế. Trong quá trình hoạt động các thành viên được hưởng những quyền cơ bản , quan trọng của thành viên công ty đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ tương xứng để bảo vệ quyền lợi của công ty và những người liên quan. - Trách nhiệm Điểm b, khoản 1 Điều 130 luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 quy định : “ thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty” Như vậy, trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Có thể thấy rằng, trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh có tính rang buộc chặt chẽ trong mọi quan hệ. Mọi điều khoản trong điều lệ công ty giảm thiểu trách nhiệm cho các thành viên là vô hiệu. Bên thứ ba khi giao dịch với công ty không những được đảm bảo bằng tài sản của công ty mà còn được bảo đảm bằng tài sản riêng của mỗi thành viên. Mặt khác, khi các thành viên hợp danh đều phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty thì đương nhiên họ có quyền bình đẳng trong việc điều hành công ty và quyền đại diện công ty. Do vậy, sự liên kết trong công ty hợp danh phải dựa trên sự tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia, sự góp vốn chỉ là yếu tố thứ yếu. Chế độ trách nhiệm của thành viên hợp danh công ty được xác lập ở những nội dung sau: Thứ nhất, chế độ trách nhiệm của các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh là trực tiếp. Các thành viên hợp danh của công ty đều phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với các khoản nợ của công ty đó, các chủ nợ có quyền yêu cầu trực tiếp bất kỳ thành viên hợp danh trong công ty thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với mình. Khi có các khoản nợ, chủ nợ có quyền yêu cầu công ty hoặc bất kỳ thành viên nào của công ty thanh toán, chủ nợ không dứt khoát phải yêu cầu tất cả các thành viên trả nợ. Trách nhiệm liên đới giữa các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh thể hiện ở chỗ khi một thành viên hợp danh thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với khoản nợ của công ty thì thành viên này đã làm cho tất cả các thành viên hợp danh khác trong công ty được giải trái khỏi món nợ đó đối với chủ nợ. Quyền đòi nợ của chủ nợ chấm dứt với một thành viên thì cũng chấm dứt đối với công ty và tất cả thành viên hợp danh còn lại trong công ty. Thành viên hợp danh đã trả nợ sẽ có quyền đòi các thành viên còn lại thanh toán phần nợ của họ trong món nợ đó. Như vậy, thành viên hợp danh này đã được thế quyền của chủ nợ, quyền đòi nợ của chủ nợ đã được chuyển sang tay thành viên đã trả nợ với tất cả các đặc quyền. Thứ hai, trách nhiệm của thành viên hợp danh là vô hạn, vượt ra ngoài phạm vi phần vốn góp của thành viên đó vào công ty. Khác với các loại hình công ty đối vốn, các thành viên của công ty này chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty, ngược lại đối với công ty hợp danh, các thành viên hợp danh không chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng tài sản đã góp vào công ty, trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để thực hiện các nghĩa vụ đối với chủ nợ, thì các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản riêng của mình. Thứ ba,thành viên hợp danh mới được tiếp nhận vào công ty chỉ chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ của công ty sau khi đăng ký việc gia nhập với cơ quan đăng ký kinh doanh vì khi giao dịch với công ty, bên thứ ba chỉ nhằm vào trách nhiệm của các thành viên hiện hữu. Như vậy, những cam kết của công ty trước khi thành viên gia nhập không làm phát sinh trách nhiệm của thành viên này. Thứ tư, nếu thành viên hợp danh rút khỏi công ty th
Luận văn liên quan