Đề tài Những quy định về sự hỗ trợ của Toà án đối với hoạt động của Trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại 2010

Trọng tài là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, đây là phương thức thông qua một thiết chế tài phán do các bên thỏa thuận với nhiều ưu việt, hạn chế được những khó khăn khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án công của nhà nước trong các tranh chấp thương mại. Dựa trên nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí của các bên, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càn được sử dụng phổ biến trong các quan hệ thương mại không chỉ ở phạm vi quốc gia mà ở cả phạm vi quốc tế. Trọng tài phi chính phủ được hiểu là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của các trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết trên cơ sở sự tồn tại của các bên tranh chấp và có hiệu lục bắt buộc đối với các bên. Trọng tài là một thiết chế dân chủ trong giải quyết tranh chấp thương mại. Theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này (khoản 1 Điều 3). Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi mà các bên có quyền lợi liên quan chỉ định, thẩm quyền của trọng tài được xác lập trên cơ sở của thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh (khoản 2 Điều 3). Điều 16 Luật trọng tài thương mại 2010 cũng quy định về hình thức của thỏa thuận trọng tài, có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Ưu điểm của trọng tài đó là thủ tục tiện lợi, nhanh chóng, thể hiện tính chất đơn giản, linh hoạt mềm dẻo về mặt tố tụng. Phán quyết của trọng tài thường chính xác, có kết quả và có độ tin cậy cao, đảm bảo bí mật và giữ vững uy tín cho các chủ thể tranh chấp. Điều này xuất phát từ quy chế của trọng tài cho phép các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn quy tắc tố tụng, chọn trọng tài viên, xét xử kín ; quyết định của trọng tài là chung thẩm, vì vậy việc kháng cáo, kháng nghị về mặt nội dung bị loại trừ. Ngoài ra, với thủ tục tố tụng đơn giản nên chi phí trọng tài ít tốn kém hơn so với chi phí kiện tụng trước tòa án, nhất là trường hợp tranh chấp được giải quyết qua nhiều cấp toàn án.

doc13 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2150 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những quy định về sự hỗ trợ của Toà án đối với hoạt động của Trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC TRANG Khái quát chung về Trọng tài thương mại. 2 Khái niệm, đặc điểm và phân loại 2 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 3 Thẩm quyền của trọng tài thương mại. 4 Những quy định về sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài theo Luật trọng tài thương mại năm 2010. 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 Khái quát chung về Trọng tài thương mại. . Khái niệm, đặc điểm và phân loại. Trọng tài là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, đây là phương thức thông qua một thiết chế tài phán do các bên thỏa thuận với nhiều ưu việt, hạn chế được những khó khăn khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án công của nhà nước trong các tranh chấp thương mại. Dựa trên nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí của các bên, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càn được sử dụng phổ biến trong các quan hệ thương mại không chỉ ở phạm vi quốc gia mà ở cả phạm vi quốc tế. Trọng tài phi chính phủ được hiểu là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của các trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết trên cơ sở sự tồn tại của các bên tranh chấp và có hiệu lục bắt buộc đối với các bên. Trọng tài là một thiết chế dân chủ trong giải quyết tranh chấp thương mại. Theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này (khoản 1 Điều 3). Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi mà các bên có quyền lợi liên quan chỉ định, thẩm quyền của trọng tài được xác lập trên cơ sở của thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh (khoản 2 Điều 3). Điều 16 Luật trọng tài thương mại 2010 cũng quy định về hình thức của thỏa thuận trọng tài, có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Ưu điểm của trọng tài đó là thủ tục tiện lợi, nhanh chóng, thể hiện tính chất đơn giản, linh hoạt mềm dẻo về mặt tố tụng. Phán quyết của trọng tài thường chính xác, có kết quả và có độ tin cậy cao, đảm bảo bí mật và giữ vững uy tín cho các chủ thể tranh chấp. Điều này xuất phát từ quy chế của trọng tài cho phép các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn quy tắc tố tụng, chọn trọng tài viên, xét xử kín…; quyết định của trọng tài là chung thẩm, vì vậy việc kháng cáo, kháng nghị về mặt nội dung bị loại trừ. Ngoài ra, với thủ tục tố tụng đơn giản nên chi phí trọng tài ít tốn kém hơn so với chi phí kiện tụng trước tòa án, nhất là trường hợp tranh chấp được giải quyết qua nhiều cấp toàn án. Tuy nhiên, trọng tài thương mại cũng có những nhược điểm so với con đường tòa án, điều này giải thích cho hiện tượng tại sao mặc dù có sự tồn tại của trọng tài mà các bên vẫn có trường hợp đưa các tranh chấp thuộc thầm quyền của trọng tài ra tòa án giải quyết. Các nhược điểm đó là trọng tài không phải cơ quan quyền lực nhà nước nên khi xét xử, trong trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo chứng cớ, trọng tài không thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc về điều đó mà phải yêu cầu tòa án thi hành các phán quyết trọng tài. Hiện nay, để khắc phục nhược điểm này, Luật trọng tài thương mại 2010 đã xây dựng được một cơ chế hỗ trợ phối hợp giữa tòa án và trọng tài về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và việc thực thi phán quyết cuối cùng của trọng tài. Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức. đó là trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) và trọng tài thường trực. Trọng tài vụ việc là trọng tài được thành lập bởi các bên đương sự, nhằm giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể nào đó và sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài khoản riêng và trụ sở cố định, có danh sách trọng tài viên. 1.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài. Theo quy định tại Điều 4 Luật trọng tài thương mại năm 2010, các nguyên tắc giải quyết bằng trọng tài như sau: Thứ nhất, trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. Thứ hai, trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật. Thứ ba, các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Thứ tư, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Thứ năm, phán quyết trọng tài là chung thẩm. Thẩm quyền của trọng tài thương mại. Trọng tài thương mại được thành lập là để giải quyết các tranh chấp thương mại. Nhưng tranh chấp thương mại cũng chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại nếu các bên có tranh chấp có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài này có hiệu lực. Như vậy một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại khi có hai điều kiện: Thứ nhất, tranh chấp được gửi đến trọng tài thương mại phải là tranh chấp thương mại; Thứ hai, giữa các bên có tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài. Trước khi xem xét nôi dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết. Khác với thẩm quyền của Tòa án, thẩm quyền của trọng tài chỉ là thẩm quyền vụ việc, nếu được các bên có “vụ việc” lựa chọn đích danh. Các nguyên tắc phân định thẩm quyền theo lãnh thổ, theo trụ sở hoặc chỗ ở của bị đơn và theo sự thỏa thuận của nguyên đơn không được áp dụng trong tố tụng trọng tài. Khi các bên đã thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài, họ trao cho hội đồng trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp và phủ định thẩm quyền xét xử đó của Tòa án trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc các bên hủy bỏ thỏa thuận trọng tài. Những quy định về sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài theo Luật trọng tài thương mại năm 2010. Hiện nay ở VN có hai cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại đó là: hệ thống Tòa án nhân dân và hệ thống Trọng tài thương mại. Toà án và Trọng tài thương mại là các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bổ sung lẫn nhau. Theo quy định tại Điều 6 Luật trọng tài 2010 thì nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của các Trung tâm Trọng tài thương mại cần có sự phối hợp của Toà án. So với Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, Luật Trọng tài thương mại đã có những sửa đổi và bổ sung thêm đối với cac quy định đối với sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài. Điều 7 Luật trọng tài thương mại 2010 xác định Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài như sau: “1. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựa chọn một Tòa án cụ thể thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án được các bên lựa chọn. 2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa chọn Tòa án thì thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau: a) Đối với việc chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú của bị đơn nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của bị đơn nếu bị đơn là tổ chức. Trường hợp có nhiều bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của một trong các bị đơn đó. Trường hợp bị đơn có nơi cư trú hoặc trụ sở ở nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn; b) Đối với việc thay đổi Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp; c) Đối với yêu cầu giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định; d) Đối với yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi có chứng cứ cần được thu thập; đ) Đối với yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng; e) Đối với việc triệu tập người làm chứng thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú của người làm chứng; g) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài. 3. Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.” Cụ thể hơn sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010: Thứ nhất, Tòa án hỗ trợ trong tài vụ việc trong việc thành lập Hội đồng trọng tài. Theo quy định tại Điều 41 Luật trọng tài thương mại 2010 về thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc, thì có thể thấy Tòa án có thẩm quyền hỗ trợ bị đơn trong việc chỉ định trọng tài viên hoặc Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán chỉ định trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài hoặc chỉ định trọng tài viên duy nhất và thông báo cho các bên. Sự hỗ trợ của Tòa án trong việc thành lập Hội đồng trọng tài và chỉ định trọng tài viên đảm bảo cho tranh chấp được giải quyết và đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên tranh chấp. Thứ hai, theo quy định tại khoản 4 Điều 42 về thay đổi Trọng tài viên thì Tòa án còn hỗ trợ trọng tài vụ việc quyết định thay đổi Trọng tài viên. Đối với vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp thì theo thời hạn do pháp luật quy định, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên. Thứ ba, Tòa án có thể xem xét lại quyết định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Thẩm quyền giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể của hội đồng trọng tài là do thỏa thuận trọng tài của các bên xác định. Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu có đơn khiếu nại của một bên về việc hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, Hội đồng trọng tài phải xem xét quyết định xem vụ tranh chấp có thuộc thẩm quyền của mình hay không. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền thì một hoặc các bên đương sự có quyền khiếu nại quyết định này ra Toà án. Trong trường hợp nếu Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì các bên đương sự có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền theo thủ tục chung (theo quy định tại Điều 44 Luật trọng tài thương mại năm 2010). Thứ tư, theo quy định của Điều 47 của Luật trọng tài thương mại 2010 thì Hội đồng trọng tài có quyền triệu tập nguời làm chứng đến phiên họp. Nếu nguời làm chứng không đến thì Hội đồng trọng tài có quyền đề nghị Toà án có thẩm quyền triệu tập người làm chứng đến phiên họp theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Tòa án cần gửi quyết định triệu tập cho Hội đồng trọng tài, người làm chứng đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Quy định về sự hỗ trợ của Tòa án trong việc triệu tập người làm chứng là một quy định mới của Luật trọng tài thương mại, sự đề nghị của Tòa án ở đây đối với người làm chứng mang tính bắt buộc, đòi hỏi người làm chứng phải có nghĩa nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của Tòa án, nhờ đó tạo thuận lợi hơn trong việc giải quyết tranh chấp và giúp việc giải quyết tranh chấp được tiến hành nhanh hơn. Thứ năm, Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 33 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003: “Trong quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, thì các bên có quyền làm đơn đến Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây: 1. Bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu huỷ; 2. Kê biên tài sản tranh chấp; 3. Cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp; 4. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp; 5. Kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ; 6. Phong toả tài khoản tại ngân hàng”. Tuy nhiên, Luật Trọng tài thương mại 2010 đã quy định cho Hội đồng trọng tài có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có một hoặc các bên đương sự yêu cầu (theo quy định tại Điều 49 Luật trọng tài thương mại 2010). Đây là quy định mới so với Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Hội đồng trọng tài chỉ có quyền ra quyết định áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại khoản 2 Điều 49 và Hội đồng trọng tài chỉ có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi Hội đồng trọng tài đã thành lập. Cụ thể các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm: “a) Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; b) Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài; c) Kê biên tài sản đang tranh chấp; d) Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp; đ) Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên; e) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp”. Các trường hợp khác do Tòa án thực hiện. Vì vậy, khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, các bên cần lưu ý để gửi đơn yêu cầu tới đúng cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, Luật Trọng tài thương mại đã phân định phạm vi thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giữa Hội đồng trọng tài và Tòa án nhằm tránh tình trạng xung đột về thẩm quyền, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc trong mọi trường hợp các bên đều có thể làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo quy định tại khoản 3 Điều 49 thì nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu trên mà sau đó lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối và ngược lại, nếu Hội đồng trọng tài đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án sẽ từ chối, trừ trường hợp những nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Ngoài ra, trong trường hợp hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụn biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu mà gây thiệt hại cho một trong các bên thì bên bị thiệt hại lúc này có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Thẩm quyền, trình tư, thủ tục của Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 53 Luật trọng tài thương mại 2010. Thứ sáu, đối với việc đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc: Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 không quy định về sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động này, đây là một quy định mới của Luật trọng tài thương mại 2010. Theo Điều 62 Luật Trọng tài thương mại 2010,phán quyết của Trọng tài vụ việc được đăng kí tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp trước khi yêu cầu Cơ quant hi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó. Và Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán xem xét và giải quyết đơn đăng kí phán quyết đó. Thứ bảy, cũng như Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003, Luật trọng tài thương mại năm 2010 cũng quy dịnh đối với việc hủy phán quyết trọng tài của Tòa án. Mặc dù nếu quyết định của Trọng tài có sai sót về nội dung thì không có cơ quan nào có thẩm quyền xem xét lại nội dung vụ tranh chấp nhưng trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, một trong các bên tranh chấp có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài. Tòa án sẽ xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên và các căn cứ hủy phán quyết của trọng tài như sau: “1. Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên. 2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này; c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ; d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài; đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. 3. Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau: a) Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó; b) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.” (Điều 68 Luật trọng tài thương mại 2010). So với Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 thì Luật trọng tài thương mại quy định cụ thể hơn về việc xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài và quy định phù hợp hơn về thủ tục Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Khác với Pháp lệnh trọng tài thương mại, thủ tục tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại 2010 chỉ có một cấp và có giá trị chung thẩm. Luật quy định một Hội đồng gồm 03 thẩm phán xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài và quyết định của Hội đồng là chung thẩm có hiệu lực thi hành ngay (Điều 71). Quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 giúp hạn chế nguy cơ phán quyết của Trọng tài bị Tòa án tuyên hủy bởi quy định không phù hợp của Pháp lệnh Trọng tài thương mại như quy định về quyền của một bên được gửi đơn lên Toà án yêu cầu huỷ quyết định trọng tài nếu “không đồng ý với quyết định trọng tài”, bởi vì các quy định này của Pháp lệnh đã làm cho tố tụng trọng tài trở nên rất rủi ro và làm mất đi tính chung thẩm của phán quyết trọng tài mà pháp luật của hầu hết các nước đều công nhận. Thứ tám, Tòa án hỗ trợ trọng tài vụ việc trong việc lưu trữ hồ sơ trọng tài, đăng kí phán quyết trọng tài thương mại. àCó thể thấy được rõ nét mối quan hệ giữa Trọng tài với Toà án trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ tranh chấp của các bên. Sự hỗ trợ của Tòa án giúp khác phục những hạn chế cố hữu của trọng tài, với tính chất của một phương thức tài phàn phi nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp thương mại. 
Luận văn liên quan