Đề tài Những Thông Tin Cần Thiết Khi Kinh Doanh Quán Café

Việt Nam là nước xuất khẩu thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Braxin với tổng sản lượng xuất khẩu năm 2009 đạt 1.18 triệu tấn, tương đương 1,73 tỷ USD. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, một dạng cà phê có tiêu chuẩn thấp hơn cà phê Arabica mà các nước châu Âu thường sử dụng. Nước ta là nước có nền văn hóa cà phê, tuy nhiên lượng cà phê sử dụng đầu người chỉ vào khoảng 0.7kg/người /năm, thấp hơn nhiều so với các nước dẫn đầu là Phần Lan (11kgs/người /năm), và so với nước cao nhất trong khu vực là Nhật Bản (3.3kgs). Tiêu thụ thị trường nội địa tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng cà phê xuất khấu, tương đương 61,000 tấn/năm. Trong đó cà phê hòa tan chiếm 9,000 tấn, cà phê rang xay có nhãn hiệu chiếm 35,000 tấn còn lại là cà phê không tên tuổi và nhãn hiệu. Thị trường cà phê nội địa tăng trưởng hàng năm khoảng 18% trong đó cà phê hòa tan đang dẫn đầu mức tăng trưởng (+22%) còn cà phê rang xay tăng trưởng chậm hơn thị trường (+13%).

docx32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những Thông Tin Cần Thiết Khi Kinh Doanh Quán Café, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: Những Thông Tin Cần Thiết Khi Kinh Doanh Quán Café Nội dung nghiên cứu Thị trường café hiện nay: Việt Nam là nước xuất khẩu thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Braxin với tổng sản lượng xuất khẩu năm 2009 đạt 1.18 triệu tấn, tương đương 1,73 tỷ USD. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, một dạng cà phê có tiêu chuẩn thấp hơn cà phê Arabica mà các nước châu Âu thường sử dụng. Nước ta là nước có nền văn hóa cà phê, tuy nhiên lượng cà phê sử dụng đầu người chỉ vào khoảng 0.7kg/người /năm, thấp hơn nhiều so với các nước dẫn đầu là Phần Lan (11kgs/người /năm), và so với nước cao nhất trong khu vực là Nhật Bản (3.3kgs). Tiêu thụ thị trường nội địa tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng cà phê xuất khấu, tương đương 61,000 tấn/năm. Trong đó cà phê hòa tan chiếm 9,000 tấn, cà phê rang xay có nhãn hiệu chiếm 35,000 tấn còn lại là cà phê không tên tuổi và nhãn hiệu. Thị trường cà phê nội địa tăng trưởng hàng năm khoảng 18% trong đó cà phê hòa tan đang dẫn đầu mức tăng trưởng (+22%) còn cà phê rang xay tăng trưởng chậm hơn thị trường (+13%). Theo nghiên cứu của IAM về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê bảy lần trong tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng về cà phê hòa tan thì có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần và hơi nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ(52%) Tỷ lệ sử dụng cà phê tại nhà (in home)  và bên ngoài  (Out of home) là ngang nhau 49%/50%. Thời gian uống cà phê phổ biến nhất là từ 7-8 giờ sáng. Một số thương hiệu cà phê mà các quán mua về để bán và người tiêu dùng mua về nhà để uống ở là Buôn Mê Thuộc Trung Nguyên, Highland, Vinacafe, Nescafe, Thu Ha, Mai, Phát Đạt... Quán cà phê tại Việt Nam có thể tìm thấy tại mọi ngóc ngách, phổ biến đa dạng, đa kiểu tạo sự thuận tiện nhất cho người uống cà phê. Các loại café ở VN hiện nay Robusta Coffee: Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối thuộc loài thực vật Coffea Canephora Pierre ex A. Froehner. Là loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam chiếm hơn 90% sản lượng hằng năm. Đặc điểm: có mùi thơm dịu, vị đắng gắt, nước có màu nâu sánh, không chua, hàm lượng cafein vừa đủ đã tạo nên một loại cà phê đặc sắc phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam. Arabica Coffee: Cà phê Arabica còn được biết đến với cái tên dân gian gọi là cà phê chè. Ơ nước ta chủ yếu gồm 2 giống chính là mokka và catimor thuộc loài thực vật Coffea L. Đặc điểm: Arabica khi pha cho nước có màu nâu nhạt sánh, mùi vị đắng rất đa dạng từ đắng dịu hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ đến vị đắng lẫn hương thơm nồng nàng, đặc biệt có vị hơi chua rất lôi cuốn và thích hợp với khẩu vị của các qúy bà. Cherry Coffee: Cherry hay còn gọi là cà phê mít nguyên. Đặc điểm: mùi thơm thoang thoảng, đặc biệt là vị chua của cherry tạo ra một cảm giác thật sảng khoái. Cherry rất thích hợp với sở thích của phái nữ với sự hòa quyện giữa mùi và vị tạo ra một cảm giác dân dã, cao sang quý phái hòa quyện nhau thât sâu sắc. Culi Coffee: Đặc điểm: Là những hạt cà phê no tròn. Đặc biệt là trong một trái chỉ có duy nhất một hạt. Vị đắng gắt, hương thơm say đắm, hàm lượng cafein cao, nuớc màu đen sánh đó là những gì mà Culi coffee mang đến. Robusta – Arabica Coffee: Đây là dòng sản phẩm dựa trên sự kết hợp hoàn hảo của Robusta và Arabica. Đặc điểm: Tạo ra một loại cà phâ riêng biệt, nước màu nâu đậm đặc. Là sự kết hợp vị đắng gắt của Robusta và hương thơm đậm đà của Arabica. Tạo nên một cảm giác thư giãn thật là thoải mái. Robusta – Cherry Coffee: Là sự hòa quyện giữa đắng gắt của Robusta và vị chua quyến rũ của Cherry.. Đặc điểm: Nước sánh đậm, vị đắng gắt và chua pha lẫn vào nhau tạo nên một loại thức uống. Đây là kết quả của mối tình chua và đắng. Robusta – Culi Coffee: Đây là một sản phẩm tổng hợp Robusta – Culi. Tạo nên sự đậm đà hơn nữa trong màu sắc cũng như tăng cường vị đắng gắt của Robusta. Đặc điểm: vị đắng gắt, hương thơm nhẹ, hàm lượng cafein tương đối cao, nước màu nâu sánh. Tạo cảm giác sảng khoái, năng động hơn. Euro Coffee: Là sản phẩm khơi nguồn từ niềm đam mê bóng đá. Là sự kết hợp hòan hảo giữa những loại cà phê thượng hạng. Tạo cho người sử dụng có được cảm giác hưng phấn và tăng thêm niềm đam mê bóng đá. Đặc điểm: Hương thơm nồng nàng lôi cuốn của Arabica, vị đắng gắt của Robusta, chua của Cherry, hàm lượng cafein rất cao của những hạt cà phê Culi thượng hạng. Tất cà tạo nên một niềm đam mê bất tận giành cho những đêm thao thức cùng quả bóng tròn. Lựa chọn đối tượng kinh doanh chính của quán Xác định đối tượng chính (thị trường mục tiêu): một doanh nghiệp không thể phục vụ hết tất cả các nhu cầu của mọi khách hàng. Ví dụ điển hình là sự thất bại của café Việt’s Top với vốn đầu tư lớn Việt’s Top xây dựng mô hình quán café hiện đại, phục vụ cùng lúc nhiều đối tượng có sở thích và nhu cầu khác nhau, với từng không gian riêng biệt. Tầng trệt được dành cho giới trẻ thích sự náo nhiệt, sôi động với những màn trình diễn hip-hop của các tay chơi nghiệp dư. Các tầng trên có những khu vực dành cho giới công sở, hoặc người có sở thích nhâm nhi cà phê và ngắm đường phố… Nhưng chỉ một thời gian không lâu sau đó, Viet’s Top đã phải sang quán vì kinh doanh thua lỗ. Nguyên nhân, theo nhận định của giới kinh doanh cà phê, là do Viet’s Top… cố phục vụ nhiều đối tượng có nhu cầu và sở thích khác nhau trong cùng một không gian nên rốt cuộc, chẳng đối tượng nào thực sự hài lòng hay thỏa mãn trọn vẹn. Chẳng hạn, người thích mơ màng bên ly cà phê cần không khí lãng đãng, nhạc êm dịu nên dù trong quán đã dành một khu vực riêng biệt vẫn không tránh khỏi sự chung đụng với những khu vực ồn ào, náo nhiệt khác. Trong khi đó những khách trẻ thích nhạc sôi động thì không gian tầng trệt lại không đủ lớn để họ thỏa sức vẫy vùng. Ngoài ra, cấu trúc kính của tòa nhà thoạt trông có vẻ hiện đại, tạo cảm giác được giải thoát khỏi đường phố ồn ào, ô nhiễm nhưng vào mùa nóng nó lại khiến người ta ngột ngạt như đang trong bồn tắm hơi. Do đó, việc phân chia thị trường thành từng phân khúc nhỏ để lựa chọn thị trường mục tiêu rồi xác định nhu cầu. Từ đó, đáp ứng tốt các nhu cầu đó hơn đối thủ cạnh tranh để thu được lợi nhuận. Có nhiều phân khúc thị trường: Theo địa lý: khu dân cư, vùng miền, ngoại thành – trong thành phố, khu du lịch… Theo trình độ nghề nghiệp: doanh nhân, nhân viên văn phòng, công nhân, học sinh – sinh viên… Theo độ tuổi: giới trẻ, trung niên, cao niên. Theo sở thich: thích ngắm cảnh, nghe nhạc, giải trí, thưởng thức… Theo thu nhập: thu nhập cao, thu nhập thấp, thu nhập trung bình. Xác định nhu cầu của thị trường mục tiêu: Sau khi quyết định thị trường mục tiêu của quán, tiếp đến là nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của thị trường đó: Với khách hàng có sở thích ngắm cảnh, yên tĩnh thì chắc chắn quán sân vườn, sân thượng là hàng đầu. Với khách là người có thu nhập trung bình và thấp thì quán café hướng tới sẽ là loại hình “bình dân” hoặc với khách là người yêu chuộng thưởng thức café thì chất lượng café là điều quán quan tâm trên hết… Các loại hình café hiện nay Café “cóc”, café “bệt”, café “vỉa hè”…: là tên gọi chung và phổ biến dành cho loại hình café với sự đầu tư rất ít. Riêng ở Hà Nội còn gọi là café “chè hè”. Mặt bằng và bàn ghế: tận dụng những khu công cộng: công viên, lề đường, gốc cây, bờ hồ,…nên chỉ cần mặt bằng 1 diện tích nhỏ, thậm chí chỗ pha chế là 1 cái ghế và 1 thùng đá đựng nguyên vật liệu là đủ. Nhiều nơi chỉ vọn vẻn 1 tờ giấy báo cho khách ngồi gọi là café “bệt”. Nguyên vật liệu: thông thường là café được pha sẵn (đóng chai để lạnh), hơn là café phin. Nhờ vậy cách pha chế được rút gọn tối thiểu: café hòa tan với vài muỗng đường rồi thêm đá nên chất lượng không đậm đà và ngon so với café được pha chế kỹ lưỡng. Nhân viên: ngoài chủ quán, có hoặc không người phụ giúp (bưng bê, rửa ly…) Đặc điểm: tiện ích cho việc ngắm cảnh, đọc báo, tán dóc, chờ đợi v.v…giá rẻ: dao động 5,000 – 10,000 đồng/ly do chi phí đầu tư rất ít. Tuy nhiên, không vệ sinh, chất lượng dịch vụ (phục vụ, tiện nghi, ghế ngồi…) không cao. Những địa điểm nổi tiếng với loại hình café này: Ở HCM: xung quanh nhà thờ Đức Bà, quảng trường “hồ con rùa”, phía trước cơ quan Sài Gòn thủy cục, hẻm 47 đường Phạm Ngọc Thạch…Ở Hà Nội có quán vỉa hè Nguyễn Du… Café “bình dân”: là sự tích hợp giữa café cóc và café hộp, tuy nhiên có đầu tư hơn về mặt bằng, bàn ghế, giải trí.. Mặt bằng: sử dụng mặt bằng chính của nhà, không hoặc có chỉ 1 lầu, sân hoặc lề thường tận dụng để xe, Bàn ghế: bàn, ghế giá trung bình khoảng vài trăm ngàn 1 bộ, có quán tận dụng thu mua bàn ghế cũ để tiết kiệm chi phí. Quạt, đèn, dù, bạt…: vừa đủ. Để giải trí quán thường có 1 máy đĩa, dàn ampli và tivi. Trang trí: đơn giản vài bức tranh, chậu cây, hoa…Nhiều quán chỉ dán những áp phích quảng cáo. Nhân viên: nếu không hướng tới khách thích ngoại hình thì thường phục vụ quán 1-2 người. Ngược lại thì nhân viên tuyển chọn phải có ngoại hình. Thông thường quán café loại hình này kết hợp với dịch vụ truyền hình bóng đá trực tiếp hoặc chiếu phim lẻ để thu hút khách thường xuyên đến quán. Nơi tâp trung: rải rác mọi nơi hoặc tập trung thành một khu vực. Café sân vườn: thiên nhiên luôn tạo cảm giác thoải mái, thư giãn nhất là trong một thành phố thì con người hay tìm đến sự trong lành của thiên nhiên để nhanh chóng phục hồi là năng lượng Mặt bằng: đòi hỏi phải có diện tích rộng, thoáng mát, nhiều cây cối tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Vài yếu tố khi thiết kế và trang trí quán sân vườn: với 4 yếu tố căn bản: cây, đất, đá và nước được kết hợp một cách nhuần nhuyễn trong quá trình thiết kế và trang trí khung cảnh sân vườn. Đó là các hòn non bộ với các loại đá ngũ sắc, san hô cùng với các loại cây cỏ được trồng một cách tự nhiên trên đó sẽ làm cho không gian gần với thiên nhiên hơn, tiếng nước chảy từ những khe suối của hòn giả sơn sẽ làm cho bao ưu tư mệt nhọc tan biến hết, đầu óc sẽ trở nên thư thái, tâm hồn nhẹ nhàng, ngắm nhìn những chú mục đồng, những chàng tiều phu,  những ông lão tóc bạc ngồi trầm tư câu cá, đánh cờ, khách sẽ quên đi được bao bon chen, bộn bề  của cuộc sống, đưa tâm thức của mình đến gần hơn với sự tĩnh lặng thuần khiết... Bàn ghế thông thường làm từ vật liệu mây, tre, nứa, gỗ…tăng cảm giác sân vườn cho cảnh quan. Các quán café sân vườn nổi tiếng: Hà Nội – café sân vườn Phố Cổ, café Le Malraux (Q. Hoàn Kiếm), Scooby Doo Café (Trần Phú)…HCM – Cõi Riêng (Q.Tân Bình), Thềm Xưa (Q.1), Miên Khúc, Du Miên, Miền Đồng Thảo (Q.Phú Nhuận), Ân Nam (Q.3)… Café cá tính, độc đáo: Theo lựa chọn màu sắc (đen, trắng, tím, xanh…) hầu hết mọi thứ trong quán đều được trang trí theo những màu sắc chủ đạo nhất định. Điển hình quán café Đen và Trắng 47 Tú Xương, quận 3, TP HCM với hai màu chủ đạo duy nhất: đen và trắng đúng với tên quán tạo nên không gian nhẹ nhàng, sang trọng và thanh thoát. Hoặc café Tino được trang trí ấn tượng bởi những gam màu mạnh, đầy màu sắc nhưng cũng rất có "gu" trong một không gian vô cùng rộng rãi và thoáng đãng Theo đối tượng: những người thích đọc sách, chơi game, sưu tầm đồ gỗ…Theo đó, cách bài trí sẽ hướng trọng tâm vào đối tượng đó. Ví dụ: Café Báo (62, Trần Quốc Toản, TP. Hà Nội) là nơi giao lưu của các nhà báo và người yêu sách báo. Yếu tố văn hóa là hướng chủ đạo mà quán theo đuổi. Ngoài chân dung các nhà báo lão thành của Việt Nam còn có nhiều bài báo của các nhà báo trẻ viết về văn hóa, văn nghệ, xã hội... Không chỉ có báo, chủ quán còn bày biện những đồ sưu tập thời kỳ bao cấp, thời mà trong đời của những người sinh ra ở thế kỷ 20 không ai có thể quên được, như: Sổ gạo, tem phiếu, cặp lồng đựng cơm... Hay café “Sơn Cốc” (Q. Bình Thạnh, TP. HCM) Là nơi gặp gỡ, giao lưu giữa những người trong giới sưu tầm và chơi đồ gỗ. Sơn Cốc có một không gian mang màu sắc rất riêng, nơi hội tụ những kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ quý hiếm từ chốn thâm sơn cùng cốc, những tác phẩm được gọt giũa bởi nắng, gió nước hàng trăm năm tạo nên những hình thù kỳ lạ độc đáo chỉ có, mỗi kiệt tác có hình hài tự nhiên hay trừu tượng đều mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Ngoài ra còn theo thời gian: cổ xưa, hiện đại.. Café kết hợp nhiều dịch vụ: Kết hợp với dịch vụ âm nhạc: nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức âm nhạc từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp. Nhiều quán đầu tư thêm các phòng Karaoke hoặc các phòng trà với dàn âm thanh và nghệ sĩ chuyên nghiệp biểu diễn hoặc sân khấu cho chính ca sỹ nghiệp dư (khan giả) hát với nhau… Các quán nổi tiếng: Cowboy (nhạc đồng quê), Ân Nam (nhạc Trịnh), phòng trà Không Tên, MTV…ở HCM, Góc Phố ở Phú Yên …. Kết hợp với giải trí công nghệ cao: có sự đầu tư lớn vào các thiết bị máy móc kỹ thuật cao đặc biệt ở các dịch vụ Internet, xem phim, ngoài ra bàn ghế và cách trang trí quán cũng theo phong cách hiện đại. WOW I-Café (Hai Bà Trưng, Hà Nội): trung tâm vui chơi giải trí số 1 của các game thủ, được xây dựng theo mô hình phòng Game cao cấp đến từ Hàn Quốc. Với dàn máy, chỗ ngồi dịch vụ tốt nhất cho game thủ, hơn thế quán còn thường xuyên tổ chức các giải đấu lớn E-sports (Game đá banh), những trận chiến Cross Fire nẩy lửa (game bắn súng, hành động) hay vũ điệu nhịp nhàng của các vũ công Audition (game nhảy với âm nhạc)… HD café (Q.3, TP.HCM) ngoài dịch vụ café, cung cấp thiết bị cáp HDMI và optical... và các sản phẩm, phụ kiện liên quan đến HD...Hơn thế, đây là nơi lý tưởng để lướt wed, xem phim và cả tải phim… tất cả đều ở tốc độ cao và dịch vụ hiện đại. Ngoài 2 dịch vụ phổ biến: kết hợp cà phê mua sắm (ví dụ như quán cà phê trên tầng 3 siêu thị Fivimart), cà phê kết hợp thẩm mỹ viện, thời trang, cà phê kết hợp ăn nhẹ, ăn fastfood, cà phê trong rạp phim cho người chờ đến giờ chiếu, cà phê trong cửa hàng sách báo để khách mua sách và đọc tại nơi... Café thưởng thức: ở loại hình này đầu tư nhiều nhất là vào chất lượng café hơn là các yếu tố dịch vụ, không gian…Có các loại pha chế thủ công: café Moka, Mo-capu, Ro-Rhum..có loại pha chế theo dây chuyền tự động và bán tự động: café Mo-Nes, Ro-Nes, Darkess…Ở loại hình này đòi hỏi phải có thương hiệu mạnh như: hương vị Việt có café Trung Nguyên, Buôn Ma Thuộc, phong cách Châu Âu có Highland, Goria Jean’s …hầu hết đều tận dụng ưu thế về tự sản xuất, cách chế biến để từ đó tạo rạ café với hương vị đắc trưng cho mình. Mặt bằng quán café: Địa điểm Trong kinh doanh, địa điểm luôn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh và phân phối hàng hóa, dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bỏ chi phí cao cho những địa điểm có tính cạnh tranh cao. Tất cả đều mong muốn sở hữu những địa điểm kinh doanh đắc địa, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Kinh doanh café cũng như vậy, một địa điểm thích hợp sẽ đem lại thành công. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm kinh doanh, các chủ quán phải cân nhắc rất nhiều tiêu chí, dựa trên chiến lược, mục tiêu kinh doanh và cả khả năng tài chính của mình. Một trong những tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm kinh doanh của nhiều doanh nghiệp kinh doanh cafe chính là phải gần một số lượng khách hàng tiềm năng tương đối lớn. Vì vậy, ta không khó nhận ra đa số các quán café cho tuổi teen đều gần trường học, nơi có nhiều khách hàng tuổi teen. Quán café cho giới văn phòng cũng thường gần các công ty. Ngoài ra, các nhà doanh nghiệp nếu chưa xác định được đối tượng khách hàng cho mình, họ có thể tìm một địa điểm dựa trên những tiêu chí sau: Khách hàng có thể đi lại, vào ra dễ dàng. Có nhiều chỗ đậu xe. Khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy cơ sở kinh doanh. Tránh những địa điểm tối tăm, bẩn thỉu. Sau đó, nhà doanh nghiệp sẽ tiến hành khảo sát, nghiên cứu đối tượng dân cư sống gần đó để xác định khách hàng mình nên nhắm đến là đối tượng nào. Chẳng hạn như nếu xung quanh địa điểm nhiều trường học hoặc nhiều công ty, xí nghiệp để quyết định giới tuổi teen hay giới văn phòng sẽ là khách hàng tiềm năng. Diện tích và giá cả mặt bằng kinh doanh hiện nay. Để đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm và quy mô kinh doanh, các chủ quán café phải cân nhắc rất nhiều tiêu chí, dựa trên chiến lược, mục tiêu kinh doanh và đặc biệt là khả năng tài chính của mình. Với tình hình lạm phát cao cùng sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, giá bất động sản tăng cao và đang làm khó những nhà kinh doanh trong việc tìm thuê mặt bằng kinh doanh. Hầu hết các mặt tiền đường phố hiện nay đều lấy bề ngang khoảng 4 - 4,2m và sâu 8 - 10m làm chuẩn. Theo đó, giá mặt bằng chuẩn đường Lê Thánh Tôn (quận 1) hiện khoảng 2.800 - 3.000 USD/tháng; đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Trãi (quận 1) giá tương đương nhau, từ 2.000 - 2.500 USD/tháng. Trong khi đó, theo các hộ kinh doanh tại những đoạn đường chính của quận 5, giá thuê tại đây từ 250.000 - 280.000đ/m2; quận Bình Thạnh giá từ 80.000 - 150.000đ/m2. Tuy nhiên, đối với mặt bằng có chiều ngang rộng từ 5m trở lên giá cao hơn. Vì vậy, để kinh doanh quán café tốt, chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ giá thị trường mặt bằng thuê so với diện tích mình muốn mở để có thể cân nhắc kỹ hơn về việc tổ chức quán. Qua đó, tránh được tình trạng thâm hụt tài chính kinh doanh sau này. Không gian của mặt bằng Tùy theo loại hình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chọn không gian mặt bằng theo chiều rộng hay chiều cao, Nhân viên: Được xem là yếu tố quyết định không kém phần quan trọng trong sự thành công của 1 quán café nói riêng hay các ngành dịch vụ nói chung. Tuyển dụng: Tập là 1 thực khách không chỉ giúp am hiểu nhu cầu của khách hàng mà bên cạnh đó kết hợp với nhu cầu chuyên môn cho công việc sẽ giúp cho việc tuyển chọn có hiệu quả cao. Ví dụ: Nhân viên phục vụ - người tiếp xúc gần nhất với khách hàng, đòi hỏi phải có: Trình độ: thông thường không đòi hỏi, riêng nếu khách hàng là người nước ngoài thì đòi hỏi nhân viên phải có khả năng giao tiếp ngoại ngữ (phổ biến là tiếng Anh, Hoa, Nhật, Pháp…) Kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp tốt: phải tạo cho khách cảm giác được sự chào đón và thoải mái thông quá thái độ niềm nở, than thiện và gần gũi, nhiệt tình trong tư vấn dịch vụ, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng nếu họ cần bất cứ sự phục vụ thêm nào. Khả năng chịu đựng áp lực công việc cao. Vì là công việc phục vụ không tránh khỏi thiếu sót, chậm trễ hoặc khách hàng khó chịu… những lúc này đòi hỏi ở người phục phải bình tỉnh, vui vẻ, thông cảm và cố gắng phục vụ khách thật tốt. Trí nhớ: một điểm mạnh đang được tận dụng phổ biến ở các ngành dịch vụ đặc biệt trong ngành ăn uống. Thuộc thực đơn khách, thói quen khách, những điều khách thích và không thích… sẽ giúp bất kỳ ai đến quán sớm trở thành khách quen của quán. Bởi thật ấn tượng khi bước vào quán, nhân viên đã chọn chỗ ngồi lý tưởng, không cần đợi menu tới mà nhân viên đã hỏi những món quen thuộc, hơn nữa khi vừa tính tiền xong ra bãi lấy xe, xe đã được quay đầu để riêng, chỉ cần ngồi lên và đi không mất công đợi chờ. Tạo cho khách cảm giác được phục vụ từ đầu đến cuối… Thông thường làm việc theo ca, lương tính theo giờ. Hiện nay lương trung bình cho 1 nhân viên phục vụ tại các quán café là 1,200,000 -1,500,000 vnđ/tháng. Tiến hành tuyển nhân viên: thông qua tờ rơi, internet, báo chí truyên thông… không chỉ một mặt là tuyển nhân lực cho quán, mặt khác cũng là một hình thức PR quán đến với mọi người. Tổ chức đào tạo, kiểm tra, đánh giá nhân viên: Đào tạo: hầu hết không phải lúc nào việc tuyển dụng cũng dễ dàng, sẽ có nhân viên có kinh nghiệm và cũng có nhân viên chưa có kinh nghiệm làm việc. Do đó, việc đào tạo góp phần giải quyết vấn đề trên và hơn nữa đào tạo giúp nâng cao khả năng làm việc của nhân viên. Nội dung đào tạo: liên quan đến tình hình quán, liên quan đến tình hình sản phẩm của quán, liên quan đến thị trường, tình hình của đối thủ cạnh tranh… Cách thức đào tạo: Phương pháp đào tạo tập trung theo lớp, do một nhân viên đào tạo chuyên nghiệp tiến hành đào tạo theo lớp Phương pháp đào tạo thông qua phương tiện truyền thông: sách, băng đĩa, hội thảo, đạo tạo qua Internet… Đánh giá: tiến hành định kỳ giúp quan sát tốt hiệu quả làm việc của từng nhân viên, từ đó có hành động kịp thời để chỉnh đốn sự thiếu xót, yếu kém hoặc khích lệ, khen thưởng cho nhân viên giỏi. Bảng tóm lược về nhân viên cơ bản trong 1 quán café Đội ngũ Số
Luận văn liên quan