Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra sôi động khắp hành tinh, nền kinh tế Việt
Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thì ngo ại thương
trở thành hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp.
Muốn hoạt động ngoại thương có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần có chuyên
gia giỏi nghiệp vụ ngoại thương. Bài báo cáo của nhóm đi vào nghiên cứu một nghiệp
vụ mới đang được ứng dụng thành công vào hoạt động ngoại thương: “Hải quan điện
tử tại Việt Nam - Những thuận lợi và khó khăn”. Với những mục tiêu nhằm tạo thuận
lợi cho phát triển XNK, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương
quốc tế, đảm bảo quản lý, nâng cao chất lư ợng, hiệu quả công tác Hải quan Việt Nam
đã luôn luôn thực hiện theo khẩu hiệu mà mình đã đặt ra: “Thuận lợi, Tận tuỵ, Chính
xác”
21 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2995 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những thuận lợi và khó khăn của Hải Quan điện tử Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Huế
Trường Đại Học Kinh Tế
Những thuận lợi và khó khăn của Hải
Quan điện tử Việt Nam
Nhóm 6 – N.02
Huế ngày 27/4/2011
Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam
Nhóm 6 – N.02
Apr. 26
2
MỤC LỤC
PHẦN I. MỤC TIÊU CỦA BÀI BÁO CÁO
PHẦN II. HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ...............................................3
1.1 Khái niệm, đặc điểm, chức năng của hải quan điện tử ................................................................3
1.1.1 Khái niệm ...........................................................................................................................3
Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương tiện điện tử..................3
1.1.2 Đặc điểm ............................................................................................................................3
1.1.3 Chức năng .........................................................................................................................4
1.2 Lợi ích của hải quan điện tử .................................................................................................4
1.2.1 Tiện ích khi thực hiện khai hải quan điện tử ........................................................................4
1.2.2 Ứng dụng phần mềm khai báo hải quan điện tử ..................................................................5
1.2.3 Những ưu tiên khi thực hiện khai hải quan điện tử ..............................................................5
1.3 Quy trình thủ tục hải quan điện tử ..............................................................................................5
1.3.1 Những điểm mới của quy trình TTHQĐT ...........................................................................5
1.3.2 Đối với người khai hải quan ...............................................................................................6
1.3.3 Đối với cơ quan hành chính nhà nước.................................................................................8
Thông tin khai báo ........................................................................................................................ 12
Hồ sơ HQ...................................................................................................................................... 12
Phương thức tiếp nhận khai báo .................................................................................................... 12
Cách thức xử lý thông tin .............................................................................................................. 12
Cách thức phản hồi thông tin ......................................................................................................... 12
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM .............................................. 12
2.1 Tình hình hoạt động của HQĐT Việt Nam ............................................................................... 12
2.2 Kết quả đạt được .................................................................................................................... 14
2.3 Định hướng ............................................................................................................................. 14
CHƯƠNG 3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HQĐT VIỆT NAM ............................ 15
3.1 Thuận lợi HQĐT Việt Nam ..................................................................................................... 15
Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam
Nhóm 6 – N.02
Apr. 26
3
3.2 Khó khăn HQĐT Việt Nam .................................................................................................... 17
3.3 Giải pháp hoàn thiện ứng dụng hải quan điện tử Việt Nam....................................................... 19
PHẦN I. MỤC TIÊU CỦA BÀI BÁO CÁO
Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra sôi động khắp hành tinh, nền kinh tế Việt
Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thì ngoại thương
trở thành hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp.
Muốn hoạt động ngoại thương có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần có chuyên
gia giỏi nghiệp vụ ngoại thương. Bài báo cáo của nhóm đi vào nghiên cứu một nghiệp
vụ mới đang được ứng dụng thành công vào hoạt động ngoại thương: “Hải quan điện
tử tại Việt Nam- Những thuận lợi và khó khăn”. Với những mục tiêu nhằm tạo thuận
lợi cho phát triển XNK, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương
quốc tế, đảm bảo quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hải quan Việt Nam
đã luôn luôn thực hiện theo khẩu hiệu mà mình đã đặt ra: “Thuận lợi, Tận tuỵ, Chính
xác”
PHẦN II. HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
1.1 Khái niệm, đặc điểm, chức năng của hải quan điện tử
1.1.1 Khái niệm
Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương tiện
điện tử.
1.1.2 Đặc điểm
Khai báo Hải quan và xứ lý hồ sơ được thực hiện qua mạng.
Hệ thống phân luồng tự động trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro.
Thiết lập kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các hãng vận chuyển, cảng vụ, sân
bay, đại lý, kho bạc, ngân hàng, các cơ quan cấp phép để tiếp nhận thông tin về
hàng hóa, hành khách, trước khi phương tiện nhập cảnh.
Thực hiện thông quan trước khi hàng đến đối với các doanh nghiệp có độ tuân
thủ cao.
Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam
Nhóm 6 – N.02
Apr. 26
4
1.1.3 Chức năng
Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập
cảnh, quá cảnh Việt Nam trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế khu vực và
thế giới.
Xây dựng và chỉ dạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển hải quan Việt
Nam
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan
Hướng đẫn, thực hiên và tuyên truyền pháp luật hải quan
Quy định về tổ chức hoạt động của hải quan
Đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ công chức hải quan
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý
hải quan hiện đại.
Thống kê nhà nước về hải quan
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật
về hải quan
Hợp tác quốc tế về hải quan
1.2 Lợi ích của hải quan điện tử
1.2.1 Tiện ích khi thực hiện khai hải quan điện tử
Khai báo hải quan điện tử giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian làm thủ tục hải
quan (do thông tin khai báo qua mạng được Chi cục Hải quan cửa khẩu (HQCK) kiểm
tra ngay khi doanh nghiệp truyền đến).
Việc nhầm lẫn, sai sót trong khai báo đã được phản hồi từ chương trình, thông
báo trực tiếp đến doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp đã biết trước và khắc phục được
thiếu sót về hồ sơ, tránh cho doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần.
Tại trụ sở doanh nghiệp, Giám đốc công ty có thể theo dõi tình hình lô hàng, làm
thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu; về số tiền thuế phải nộp; về thông tin phản hồi yêu cầu
hoàn thiện hồ sơ theo Luật định. Giúp cho công tác báo cáo, thống kê, kế toán của
doanh nghiệp: kiểm soát các số liệu dễ dàng, lưu trữ thuận tiện, nhanh chóng do phần
mềm thanh toán tự trừ lùi. Việc thanh khoản các hồ sơ hàng nhập nguyên liệu để sản
xuất hàng xuất khẩu; hàng gia công xuất khẩu được thuận lợi, chính xác, doanh nghiệp
Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam
Nhóm 6 – N.02
Apr. 26
5
kiểm soát được tình hình nguyên phụ liệu nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu đảm bảo
chính xác. Hạn chế các chi phí phát sinh về đi lại, văn phòng phẩm và đặc biệt tiết
kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2 Ứng dụng phần mềm khai báo hải quan điện tử
- Hệ thống tiếp nhận hải quan tự động phân tích nội dung bản khai điện tử, tự
động thông báo cho doanh nghiệp biết những sai sót trong quá trình nhập liệu như: mã
Hồ sơ không có trong danh mục chuẩn, các thông báo về đơn vị tính...
- Cập nhập ngay được số tờ khai và thông tin phân luồng tờ khai;
- Thời gian thông quan được nhanh chóng đối với những lô hàng luồng xanh;
- Đối với các doanh nghiệp thực hiện các loại hình: Nhập nguyên liệu và sản xuất
hàng xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu, hệ thống phần mềm cho phép khai sửa đổi
các danh mục npl, định mức...
1.2.3 Những ưu tiên khi thực hiện khai hải quan điện tử
- Cùng một thời điểm, cán bộ hải quan đăng ký tiếp nhận tờ khai của nhiều doanh
nghiệp khác nhau thì ưu tiên cho việc tiếp nhận đăng ký tờ khai hải quan được khai
qua mạng Internet trước;
- Khi có thông tin khai báo điện tử của doanh nghiệp gửi đến, cán bộ làm nhiệm
vụ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay và sớm có kết quả trả lời;
- Những khó khăn vướng mắc trong thực hiện khai báo hải quan điện tử sẽ được
Tổ giải quyết khó khăn vướng mắc tại các Chi cục HQCK ưu tiên giải quyết trước,
đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, đúng quy định;
- Định kỳ, Chi cục HQCK phối hợp với Trung tâm dữ liệu và Công nghệ thông
tin (TTDL&CNTT) hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện khai hải quan điện tử kiểm tra hệ
thống, quét vi rút và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện.
1.3 Quy trình thủ tục hải quan điện tử
1.3.1 Những điểm mới của quy trình TTHQĐT
a. Chứng từ hải quan điện tử
- Chứng từ điện tử là là những thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận, và lưu trữ bằng
phương tiện điện tử trong hoạt động tài chính.
- Là thông điệp dữ liệu.
Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam
Nhóm 6 – N.02
Apr. 26
6
- Chứng từ HQĐT có giá trị làm thủ tục như chính chứng từ đó thể hiện ở dạng văn
bản giấy
b. Quản lý tuân thủ dựa trên quản lý rủi ro
- Trên cơ sở nguyên tắc chính của Công ước Kyoto sửa đổi 1999:
+ Hạn chế kiểm soát hải quan ở mức cần thiết để đảm bảo tuân thủ Luật HQ.
+ Thủ tục hành chính đơn giản và mang tính thực tiễn.
+ Mang tính ít xâm phạm và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.
- Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp nhằm cung cấp quy trình xử lý
và thông quan tự động. Cán bộ HQ phải có sư tích hợp với các hệ thống TM.
- Hiệu quả hơn so với thủ tục hải quan truyền thống trước đây “tiền kiểm”
1.3.2 Đối với người khai hải quan
Hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu
a. Tờ khai HQĐT theo mẫu
b. Bản ĐT vận tải đơn hoặc 1 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản
vận tải đơn có ghi chữ copy hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp
hàng được người khai HQ đề nghị cơ quan HQ xác nhận thực xuất
c. Bản chính "Bản kê chi tiết hàng hóa" trong trường hợp hàng hoá có nhiều chủng
loại hoặc đóng gói không đồng nhất
d. Bản ĐT giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong
trường hợp hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu
e. Bản ĐT hoặc 1 bản sao các chứng từ khác phải có theo quy định của pháp luật
liên qua`n
Khi khai hải quan điện tử, người khai hải quan thực hiện:
Bước 1: Lập tờ khai hải quan điện tử
Lập tờ khai hải quan trên phần mềm. DN có thể sự dụng bất cứ phần mềm nào có
thể kết nối và truyền dữ liệu đến hệ thống tiếp nhận của Hải quan. Ngoài việc khai đầy
đủ thông tin trên tờ khai, bắt buộc doanh nghiệp phải khai thêm những chứng từ kèm
theo như: hợp đồng, invoice, packing list, vận tải đơn, giấy phép (nếu có),…vv.
Bước 2 : Khai báo tờ khai điện tử
Thực hiện gửi khai báo điện tử. Khi có số tiếp nhận của Hệ thống Hải quan trả về
Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam
Nhóm 6 – N.02
Apr. 26
7
thì đã xong bước gửi tờ khai điện tử.
Bước 3: Nhận kết quả khai báo tờ khai điện tử
Chờ 1 thời gian nhất định, cán bộ Hải quan sẽ xử lý tờ khai và phản hồi kết quả.
Căn cứ trên kết quả phản hồi này, doanh nghiệp tiến hành theo hướng dẫn của kết quả
được phản hồi.
- Trường hợp nếu doanh nghiệp khai báo sai hoặc chứng từ không rõ ràng thì cơ
quan Hải Quan gửi phản hồi yêu cầu doanh nghiệp bổ sung và điều chỉnh, sau khi điều
chỉnh doanh nghiệp gừi khai báo lại để lấy lại số tiếp nhận mới;
- Trong phần khai báo thủ tục hải quan điện tử có phần scan chứng từ kèm theo.
Chỉ khi nào cơ quan Hải Quan yêu cầu doanh nghiệp scan kèm theo thì doanh
nghiệp mới scan và đính kèm vào tờ khai và gửi lại tờ khai, lưu ý dung lượng file scan
không quá 2Mb).
- Trường hợp chứng từ của doanh nghiệp hợp lệ thì cơ quan Hải Quan cấp cho
doanh nghiệp số tờ khai.
Bước 4: Kiểm tra và xử lý tờ khai
Sau khi có số tờ khai thì doanh nghiệp chờ phản hồi của cơ quan Hải Quan để
xem kết quả phân luồng tờ khai, thủ tục hải quan điện tử được phân thành 3 luồng
chính : xanh, vàng, đỏ:
- Nếu tờ khai được phân luồng xanh: doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký
tên, đóng dấu doanh nghiệp, đem ra cơ quan Hải Quan nộp cho cán bộ đăng ký đóng
dấu thông quan hàng hóa. Trường hợp này, cán bộ đăng ký ký thông quan hàng hóa.
- Nếu tờ khai được phân luồng vàng:
o Luồng vàng điện tử: thì hình thức giống như luồng xanh;
o Luồnz .;g vàng giấy: thì doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu
doanh nghiệp, kèm với toàn bộ chứng từ XNK cần thiết đem ra cơ quan Hải Quan làm
thủ tục. Tờ khai sẽ được chuyển qua để cán bộ thuế kiểm tra và quyết định DN có
được thông quan hàng hóa hay không.
- Nếu tờ khai được phân luồng đỏ: doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên,
đóng dấu doanh nghiệp, kèm bộ chứng từ XNK cần thiết đem ra cơ quan Hải Quan. Tờ
khai sẽ được xử lý qua các khâu đăng ký- tính thuế và cuối cùng là kiểm hoá để kiểm
Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam
Nhóm 6 – N.02
Apr. 26
8
tra thực tế hàng hóa. Trường hợp này, cán bộ kiểm hóa ký thông quan hàng hóa.
Bước 5: Nhận hàng
Sau khi nhận lại tờ khai đã được cán bộ hải quan xử lý, DN cầm 1 bản và làm các
thủ tục nhận hàng như bình thường.
Lưu ý:
- Hệ thống này không cho phép gửi khai báo rác, do vậy doanh nghiệp khi khai
báo cần chú ý hoàn tất và kiểm tra kỹ nội dung tờ khai trước khi khai báo. Không thực
hiện khai báo thử tràn lan. Khi cần huỷ khai báo, doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu huỷ.
Quy trình thực hiện như sau:
+ Sau khi có số tiếp nhận, nếu gửi yêu cầu huỷ ngay, có 2 truờng hợp:
o Tờ khai chưa được xử lý, sẽ có ngay thông báo huỷ thành công.
o Tờ khai nếu đã, đang được xử lý thì không được huỷ nữa. DN cần nhận kết quả
phản hồi của HQ và thực hiện theo yêu cầu.
+ Nếu tờ khai đã có số tờ khai,
o Khi gửi yêu cầu huỷ, phải kèm lý do huỷ. Yêu cầu huỷ tờ khai sẽ được chấp
nhận nếu lý do hợp lý.
o Nếu Tờ khai có lý do không hợp lý hoặc rơi vào các tình huống khác thì DN
cần liên hệ cán bộ hải quan để được hướng dẫn xử lý.
1.3.3 Đối với cơ quan hành chính nhà nước
Bước 1: Kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai điện tử
- Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa dữ liệu điện tử về tên hàng và mã số hàng hóa
xuất nhập khẩu do DN khai báo
- Kiểm tra sự đầy đủ các tiêu chí trên TK
- Xử lý thông tin khai báo
+ Thông tin khai báo đầy đủ và phù hợp: Chấp nhận đăng ký TK điện tử, cập nhật kết
quả kiểm tra vào hệ thống để hệ thống cấp sổ đăng ký, phân luồng TK
Hệ thống chấp nhận thông quan, tiếp bước 4
Hệ thống chưa chấp nhận thông quan phải thực hiện một số nghiệp vụ khác:
Thông báo cho người khai HQ xuất trình các chứng từ theo quy định thông qua
hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử và chuyển sang bước 2
Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam
Nhóm 6 – N.02
Apr. 26
9
- Trường hợp thông tin khai của người khai chưa phù hợp theo quy định, công chức
kiểm tra thông qua hệ thống hướng dẫn người khai điều chỉnh cho phù hợp hoặc từ
chối đăng ký và nêu rõ lỹ do bằng “thông báo từ chối TKHQĐT”
- Các trường hợp khác báo cáo Lãnh đạo Chi Cục
Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ HQĐT
Hình thức, nội dung kiểm tra chi tiết
a. Hình thức, mức độ kiểm tra
Hình thức kiểm tra hồ sơ hải quan: Kiểm tra chứng từ giấy, kiểm tra chứng từ
điện tử (bao gồm cả chứng từ chuyển đổi từ chứng từ giấy);
b. Nội dung kiểm tra
Kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan điện tử, chứng từ thuộc hồ sơ hải
quan điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử;
kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định pháp luật
Xử lý kết quả kiểm tra
a. Phù hợp với quy định của Phân luồng thì công chức kiểm tra hồ sơ quyết định
thông quan trên hệ thống chuyển sang bước 4
b. Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa các
chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai, cần phải điều chỉnh thì
công chức kiểm tra hồ sơ yêu cầu người khai hải quan sửa đổi bổ sung. Trường
hợp có nghi vấn, công chức báo cáo đề xuất thay đổi mức độ hình thức kiểm tra
trình lãnh đạo Đội, lãnh đạo Chi cục quyết định theo thẩm quyền
c. Kiểm tra xác định trị giá tính thuế tại Chi cục .
Lưu chuyển hồ sơ cho các bước tiếp theo.
Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa
Bước này do công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện.
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bằng máy móc, thiết bị như máy soi,
cân điện tử… hoặc kiểm tra thủ công. Công việc bước này bao gồm:
- Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc điều chỉnh khai báo của người
khai hải quan trước khi kiểm tra thực tế hàng hóa, để xuất trình lãnh đạo chi cục xem
xét, quyết định (nếu có).
Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam
Nhóm 6 – N.02
Apr. 26
10
- Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa:
+ Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa theo hướng dẫn ghi tại lệnh hình thức, mức độ kiểm tra
nêu trong phần b thông tư 112/2005/TT-BTC.
+ Xử lý kết quả kiểm tra: có 2 trường hợp:
Nếu kết quản kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với khai báo của người khai hải
quan thì kí xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải
quan” trên tời khai hải quan.
Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa có sai lệch so với khai báo của người khai
hải quan thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo chi cục xem xét
quyết định:
Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết định điều chỉnh số thuế phải thu.
Lập biên bản chứng nhận/ biên bản vi phạm.
Quyết định thông quan tạm giải phóng hàng
Bước 4: Xác nhận đã thông quan điện tử; Giải phóng hàng; Hàng mang về bảo
quản; Hàng chuyển cửa khẩu
- Xác nhận vào 02 Tờ khai hải quan điện tử in, HQ lưu 01 bản, người khai HQ 01 bản,
cập nhật thông tin xác nhận vào hệ thống.
Bước 5: Quản lý hồ sơ
Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam
Nhóm 6 – N.02
Apr. 26
11
Tiêu chí so sánh HQ truyền thống Hải quan điện tử
Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam
Nhóm 6 – N.02
Apr. 26
12
1.4 So sánh sự khác nhau giữa quy trình HQ truyền thống và HQĐT
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
2.1 Tình hình hoạt động của HQĐT Việt Nam
Hiện tại, thời gian thông quan hàng hoá ở Việt Nam đang nhiều gấp đôi các nước
tiên tiến trong khu vực (như Thái Lan, Malaysia, Indonesia…), gấp ba các nước tiên
Thông tin khai
báo
Yêu cầu khai báo trên các mẫu văn
bản cố định
Yêu cầu khai báo dạng mã
hóa vào hệ thống máy tính
Hồ sơ HQ Tập hợp các loại chứng từ
Tệp dữ liệu ĐT gồm các
chỉ tiêu thông tin khai báo
và chứng từ hỗ trợ được
ĐT hóa. Pháp luật chấp
nhận hồ sơ HQĐT có giá
trị như hồ sơ thông thường
nếu đáp ứng các điều kiện
nhất định
Phương thức
tiếp nhận khai
báo
Người khai HQ trực tiếp đến trụ sở
HQ để nộp hồ sơ
Người khai có thể gửi các
chỉ tiêu thông tin qua mạng
đến hệ thống thông tin ĐT
của cơ quan HQ
Cách thức xử lý
thông tin
Trực tiếp xử lý từng chứng từ kèm
theo tờ khai HQ, so sánh, đối chiếu,
kiểm tra tính chính xác, thống nhất
của nội dung khai báo
Hệ thống thủ tục HQĐT
trực tiếp kiểm tra, đối
chiếu một cách tự động
hoặc bán tự động đối với
các chỉ tiêu thông tin
Cách thức phản
hồi thông tin
Yêu cầu sự hiện diện của cả người
khai HQ và công chức HQ.
Công chức HQ t