Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt nam đã có những bước chuyển hết sức mạnh mẽ với dấu mốc là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Kinh tế ViệtNam dần tiến tới hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới, đời sống của đại bộ phận người dân đã có nhiều thay đổi. Để đảm bảo hội nhập sâu sắc và chủ động đối phó với những rủi ro trong cuộc sống cho người dân và xây dựng đất nước phát triển vững mạnh thì điều quan trọng là phải đảm bảo ổn định và công bằng xã hội.
Bảo Hiểm Xã Hội(BHXH) nói chung và Bảo Hiểm Xã Hội tự nguyện nói riêng là chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta, mang trong nó bản chất nhân văn sâu sắc vì cuộc sống an lành của con người góp phần ổn định đời sống, sản xuất cho người tham gia bảo hiểm. Đặc biệt hơn cả khi BHXH tự nguyện ra đời với mục tiêu hướng tới đảm bảo đời sống ổn định cho đại bộ phận người dân không nằm trong nhóm tham gia BHXH bắt buộc, do đó tiềm năng phát triển BHXH tự nguyện ở nước ta còn rất to lớn.
Bởi vậy nên em quyết định chọn lựa và viết chuyên đề :
“Những thuận lợi và khó khăn trong triển khai Bảo Hiểm Xã Hội tự nguyện ở Việt Nam.”
24 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4662 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những thuận lợi và khó khăn trong triển khai Bảo Hiểm Xã Hội tự nguyện ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 1
DANH MỤC VIẾT TẮT 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 5
1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội tự nguyện 5
1.2. Nội dung cơ bản của BHXH tự nguyện. 5
1.2.1. Đối tượng áp dụng. 5
1.2.2. Nguyên tắc BHXH tự nguyện. 6
1.3. Quyền và trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện. 6
1.3.1. Người tham gia BHXH tự nguyện có các quyền. 6
1.3.2. Người tham gia BHXH tự nguyện có trách nhiệm. 7
1.4. Phương thức đóng và mức đóng BHXH tự nguyện. 7
1.4.1. Phương thức đóng: Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký với tổ chức BHXH theo một trong 3 phương thức là: 7
1.4.2. Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng . 7
1.4.3. Đăng ký lại phương thức đóng BHXH tự nguyện. 7
1.4.4. Tạm dừng đóng BHXH tự nguyện. 8
1.5. Các chế độ BHXH tự nguyện. 8
1.5.1. Chế độ hưu trí. 8
1.5.1.1. Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng. 8
1.5.1.2. Mức lương hưu hàng tháng. 9
1.5.1.3. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. 11
1.5.1.4. Thời điểm hưởng lương hưu. 11
1.5.1.6. Tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng. 11
1.5.1.7. BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu. 12
1.5.2. Chế độ tử tuất 12
1.5.2.1. Trợ cấp mai táng. 12
1.5.2.2. Trợ cấp tuất một lần. 13
1.5.2.3. Trợ cấp tuất hàng tháng. 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI VIỆT NAM 16
2.1. Một số vấn đề về BHXH tự nguyện ở nước ta hiện nay. 16
2.2. Thuận lợi và khó khăn trong triển khai BHXH tự nguyện tại Việt Nam 17
2.2.1. Thuận lợi 17
2.2.2. Những khó khăn thách thức khi triển khai BHXH tự nguyện tại Việt Nam 19
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI VIỆT NAM 21
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền BHXH tự nguyện đến người dân. 21
3.2. Điều chỉnh một số qui định , các chế độ sao cho phù hợp với thực tế để thu hút ngày càng nhiều người dân tham gia BHXH tự nguyện. 21
3.3. Thành lập hệ thống đại lý BHXH tự nguyện. 22
3.4. Đối với cơ quan BHXH 22
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
DANH MỤC VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH TN: Bảo hiểm xã hội tự nguyện
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt nam đã có những bước chuyển hết sức mạnh mẽ với dấu mốc là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Kinh tế ViệtNam dần tiến tới hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới, đời sống của đại bộ phận người dân đã có nhiều thay đổi. Để đảm bảo hội nhập sâu sắc và chủ động đối phó với những rủi ro trong cuộc sống cho người dân và xây dựng đất nước phát triển vững mạnh thì điều quan trọng là phải đảm bảo ổn định và công bằng xã hội.
Bảo Hiểm Xã Hội(BHXH) nói chung và Bảo Hiểm Xã Hội tự nguyện nói riêng là chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta, mang trong nó bản chất nhân văn sâu sắc vì cuộc sống an lành của con người góp phần ổn định đời sống, sản xuất cho người tham gia bảo hiểm. Đặc biệt hơn cả khi BHXH tự nguyện ra đời với mục tiêu hướng tới đảm bảo đời sống ổn định cho đại bộ phận người dân không nằm trong nhóm tham gia BHXH bắt buộc, do đó tiềm năng phát triển BHXH tự nguyện ở nước ta còn rất to lớn.
Bởi vậy nên em quyết định chọn lựa và viết chuyên đề :
“Những thuận lợi và khó khăn trong triển khai Bảo Hiểm Xã Hội tự nguyện ở Việt Nam.”
Do hiểu biết và trình độ nhận thức của em còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo trong khoa bảo hiểm để bài viết của em được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình bảo hiểm xã hội do nhà nước ban hành và quản lý để vận động, khuyến khích người lao động và người sử dụng lao động tự nguyện tham gia, nhằm đảm bảo bù đắp một phần thu nhập cho chính bản thân người lao động và gia đình họ bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập do gặp phải những rủi ro như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già, tử tuất...., đồng thời đóng góp phần đảm bảo công bằng và an sinh xã hội.
1.2. Nội dung cơ bản của BHXH tự nguyện.
1.2.1. Đối tượng áp dụng.
Đối tượng áp dụng BHXH theo loại hình BHXH tự nguyện quy định tại Điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP và hướng dẫn tại Phần I Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng.
Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố;
Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân.
Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã nhận BHXH một lần.
- Người tham gia khác.
1.2.2. Nguyên tắc BHXH tự nguyện.
Người tham gia trên cơ sở tự nguyện và được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
Mức hưởng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH tự nguyện.
Người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Quỹ BHXH tự nguyện được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập.
Việc thực hiện BHXH tự nguyện phải đơn giản, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ.
1.3. Quyền và trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện.
1.3.1. Người tham gia BHXH tự nguyện có các quyền.
Được cấp sổ BHXH; nhận lương hưu hoặc trợ cấp BHXH tự nguyện đầy đủ, kịp thời, thuận tiện theo quy định.
Hưởng BHYT khi đang hưởng lương hưu.
Yêu cầu tổ chức BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH.
Khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền khi quyền lợi hợp pháp của mình bị vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện BHXH tự nguyện có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.
Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp BHXH tự nguyện.
1.3.2. Người tham gia BHXH tự nguyện có trách nhiệm.
Đóng BHXH tự nguyện theo phương thức và mức đóng theo quy định.
Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ BHXH tự nguyện.
Bảo quản sổ BHXH theo đúng quy định.
1.4. Phương thức đóng và mức đóng BHXH tự nguyện.
1.4.1. Phương thức đóng: Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký với tổ chức BHXH theo một trong 3 phương thức là:
Đóng hàng tháng ( đóng trong thời hạn của 15 ngày đầu )
Đóng hàng quý ( đóng trong thời hạn của 45 ngày đầu )
Đóng 6 tháng một lần ( đóng trong thời hạn của 3 tháng đầu )
1.4.2. Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng .
Trong đó:
- Lmin: mức lương tối thiểu chung;
- m: là số nguyên, ≥ 0.
Tỷ lệ phần trăm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:
- Từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009 bằng 16%;
- Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 bằng 18%;
- Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 bằng 20%;
- Từ tháng 01 năm 2014 trở đi bằng 22%.
1.4.3. Đăng ký lại phương thức đóng BHXH tự nguyện.
- Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký lại phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với tổ chức BHXH
- Thời hạn đăng ký: sau 6 tháng kể từ lần đăng ký trước.
1.4.4. Tạm dừng đóng BHXH tự nguyện.
Người tham gia BHXH tự nguyện được coi là tạm dừng đóng khi không tiếp tục đóng BHXH và không có yêu cầu nhận BHXH một lần,
Trường hợp nếu tiếp tục đóng BHXH tự nguyện thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với tổ chức BHXH ít nhất là sau 3 tháng kể từ tháng người tham gia BHXH tự nguyện dừng đóng.
1.5. Các chế độ BHXH tự nguyện.
1.5.1. Chế độ hưu trí.
1.5.1.1. Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng.
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu hàng tháng thuộc một trong các trường hợp sau:
Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên (kể cả thời gian đã đóng BHXH bắt buộc được bảo lưu, nếu có).
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đang được bảo lưu đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng lương hưu khi nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi
Nếu trước đó thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hoặc nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi nếu trước đó thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007.
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đang được bảo lưu đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn khi nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên hoặc có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (không kể tuổi đời).
Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm mới đủ 20 năm, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Việc xác định điều kiện về thời gian đóng BHXH để tính hưởng chế độ hưu trí thì một năm phải tính đủ 12 tháng.
1.5.1.2. Mức lương hưu hàng tháng.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Khi tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và tiền tuất một lần, nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính là một năm.
Trường hợp người hưởng lương hưu quy định tại trường hợp d thuộc các trường hợp có điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, tỷ lệ lương hưu được tính như nêu trên nhưng cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi theo quy định bị giảm đi 1% mức lương hưu (mốc tuổi nghỉ hưu làm căn cứ để tính giảm tỷ lệ lương hưu của từng đối tượng cụ thể theo Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007).
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất một lần được tính như sau:
* Đối với trường hợp có toàn bộ thời gian tham gia BHXH hội tự nguyện thì mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tính như sau:
Mức thu nhập tháng đóng BHXH từng giai đoạn để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
* Đối với trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc (đang được bảo lưu) thì mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH hội tính như sau:
Trong đó:
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.
Mức tiền lương, tiền công đối với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định và thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện từng giai đoạn để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Người tham gia BHXH mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, nếu mức lương hưu hàng tháng sau khi tính mà thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung.
1.5.1.3. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Người đủ điều kiện hưởng lương hưu, nếu đóng BHXH trên 30 năm đối với nam, trên 25 năm đối với nữ, thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH.
1.5.1.4. Thời điểm hưởng lương hưu.
Người tham gia BHXH tự nguyện khi đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính kể từ tháng liền kề sau tháng tổ chức BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định từ người tham gia bảo BHXH tự nguyện.
1.5.1.6. Tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng.
Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu hàng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo, hoặc khi xuất cảnh trái phép, hoặc khi bị Toà án tuyên bố là mất tích.
Thời điểm tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng được tính từ tháng liền kề với tháng người hưởng lương hưu hàng tháng chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc xuất cảnh trái phép hoặc bị toà án tuyên bố là mất tích.
Lương hưu hàng tháng được tiếp tục thực hiện kể từ tháng liền kề khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người được Toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp. Trường hợp nếu Toà án có kết luận bị oan thì được truy hoàn tiền lương hưu trong thời gian bị tạm dừng.
1.5.1.7. BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng BHXH một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng BHXH.
Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH.
Ra nước ngoài để định cư.
Chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần .
Mức hưởng BHXH một lần.
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH .
Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
1.5.2. Chế độ tử tuất
Người tham gia BHXH tự nguyện khi chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử như sau:
1.5.2.1. Trợ cấp mai táng.
Đối tượng và điều kiện hưởng: Các đối tượng sau đây khi chết bị hoặc Toà án tuyên bố là đã chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:
- Người tham gia BHXH tự nguyện có ít nhất 05 năm đóng BHXH tự nguyện;
- Người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc;
- Người đang hưởng lương hưu.
b. Mức trợ cấp mai táng: Mức trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung tại tháng đối tượng nêu trên chết hoặc Tòa án có quyết định tuyên bố là đã chết.
1.5.2.2. Trợ cấp tuất một lần.
Đối tượng: Các đối tượng sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
- Người đang đóng BHXH tự nguyện;
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện;
- Người đang hưởng lương hưu.
Mức trợ cấp tuất một lần:
* Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người đang đóng, người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện:
- Trường hợp có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện và thời gian đã đóng từ đủ 1 năm trở lên: Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định).
- Trường hợp có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện nhưng thời gian đã đóng chưa đủ 1 năm: Mức trợ cấp tuất một lần được tính bằng số tiền đã đóng, nhưng mức tối đa chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- Trường hợp vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện mà thời gian đóng BHXH bắt buộc dưới 15 năm hoặc từ đủ 15 năm trở lên mà không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng: Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định). Mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (trường hợp có thời gian đóng BHXH dưới 3 tháng thì chưa thuộc diện được tính mức hưởng trợ cấp tiền tuất một lần).
* Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.
Trường hợp người đang hưởng lương hưu có thời gian đóng BHXH bắt buộc dưới 15 năm hoặc có từ đủ 15 năm trở lên nhưng không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì khi chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần với cách tính hưởng như nêu trên, nhưng mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết.
1.5.2.3. Trợ cấp tuất hàng tháng.
Đối tượng: Người đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên (bao gồm người đang đóng BHXH tự nguyện; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện và người đang hưởng lương hưu), khi chết thì thân nhân sau được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
- Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang thai); con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người đối với 1 người chết. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp hàng tháng.
Thời điểm thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng kể từ tháng liền kề sau tháng mà người tham gia BHXH tự nguyện chết.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH