Đề tài Những vấn đề cơ bản của thống kê và vận dụng vào thực tế của doanh nghiệp

Trong đời sống thực tiễn thống kê là một ngành có nhiệm vụ thu thập, xử lí và công bố thông tin, thực trạng kinh tế xã hội,tự nhiên nhằm phục vụ cho việc quản lí các cấp, các ngành ở tầm vi mô và vĩ mô.Các hiện tượng và các quá trình kinh tế xã hội mà thống kê học nghiên cứu thường phức tạp vì chúng tồn tại và phát triển dưới nhiều loại hình có quy mô và đặc điểm khác nha.Trong bản chất loại hình của hiện tượng kinh tế xã hội cũng bao gồm nhiều nhóm đơn vị, nhiều bộ phận có tính chất khác nhau.Để phản ánh được bản chất và quy luật của hiện tượng phải nêu lên được đặc trưng của từng loại hình, từng bộ phận cấu thành hiện tượng phức tạp, đánh giá tầm quan trọng của mỗi bộ phận, nêu lên mối liên hệ giữa các bộ phận từ đó giúp chúng ta nhận thức được đặc trưng của toàn bộ tổng thể nghiên cứu.Đó chính là nhiệm vụ của phân tổ thống kê. Như vậy phân tổ thống kê có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều tra, nghiên cứu.Trong hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp, phân tổ thống kê đã phát huy được vai trò của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi nghiên cứu tình hình hoạt động của doanh nghiệp như nghiên cứu năng suất lao động của công nhân, mức tiêu thụ hàng hóa, hay chi phí,doanh thu của doanh nghiệp Để có thể vận dụng phân tổ thống kê một cách khoa học và có hiệu quả vào các hoạt động điều tra, nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội nói chung và trong hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng chúng ta cần nắm bắt và hiểu rõ được những vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê.

docx16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9455 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những vấn đề cơ bản của thống kê và vận dụng vào thực tế của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài báo cáo Những vấn đề cơ bản của thống kê và vận dụng vào thực tế của doanh nghiệp MỤC LỤC A)Lời mở đầu B) Nội dung I) Cơ sở lí thuyết 1) Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ thống kê 1.1 Khái niệm 1.2 Ý nghĩa 1.3 Nhiệm vụ 2) Những vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê 2.1Tiêu thức phân tổ 2.2 Xác định số tổ 2.3 Chỉ tiêu giải thích 2.4 Trình bày kết quả phân tổ II) Ứng dụng của phân tổ thống kê trong hoạt động của các doanh nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong đời sống thực tiễn thống kê là một ngành có nhiệm vụ thu thập, xử lí và công bố thông tin, thực trạng kinh tế xã hội,tự nhiên nhằm phục vụ cho việc quản lí các cấp, các ngành ở tầm vi mô và vĩ mô.Các hiện tượng và các quá trình kinh tế xã hội mà thống kê học nghiên cứu thường phức tạp vì chúng tồn tại và phát triển dưới nhiều loại hình có quy mô và đặc điểm khác nha.Trong bản chất loại hình của hiện tượng kinh tế xã hội cũng bao gồm nhiều nhóm đơn vị, nhiều bộ phận có tính chất khác nhau.Để phản ánh được bản chất và quy luật của hiện tượng phải nêu lên được đặc trưng của từng loại hình, từng bộ phận cấu thành hiện tượng phức tạp, đánh giá tầm quan trọng của mỗi bộ phận, nêu lên mối liên hệ giữa các bộ phận từ đó giúp chúng ta nhận thức được đặc trưng của toàn bộ tổng thể nghiên cứu.Đó chính là nhiệm vụ của phân tổ thống kê. Như vậy phân tổ thống kê có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều tra, nghiên cứu.Trong hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp, phân tổ thống kê đã phát huy được vai trò của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi nghiên cứu tình hình hoạt động của doanh nghiệp như nghiên cứu năng suất lao động của công nhân, mức tiêu thụ hàng hóa, hay chi phí,doanh thu của doanh nghiệp…Để có thể vận dụng phân tổ thống kê một cách khoa học và có hiệu quả vào các hoạt động điều tra, nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội nói chung và trong hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng chúng ta cần nắm bắt và hiểu rõ được những vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê. Với tính cấp thiết của vấn đề nhóm em xin đi sâu vào nghiên cứu đề tài:Những vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê và vận dụng phân tổ thống kê trong hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. I) CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.Khái niệm,ý nghĩa,nhiệm vụ của phân tổ thống kê 1.1 Khái niệm Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. 1.2 Ý nghĩa -Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê.Bởi vì ta sẽ không thể hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu điều tra nếu không sử dụng phương pháp này. -Là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê,đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê.Chỉ sau khi đã phân tổng thể nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đặc điểm khác nhau thì việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ,tình hình biến động,mối liên hệ giữa các hiện tượng mới có ý nghĩa đúng đắn. -Phân tổ thống kê còn được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê,nhằm phân tổ đối tượng điều tra thành các bộ phận có đặc điểm tính chất khác nhau từ đó chọn các đơn vị điều tra sao cho có tính đại biểu cho tổng thể chung. 1.3 Nhiệm vụ Phân tổ thống kê có những nhiệm vụ cơ bản sau: -Thứ nhất, phân chia loại hình kinh tế-xã hội của hiện tượng nghiên cứu. -Thứ hai, phân tổ thống kê có nhiệm vụ biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu. -Thứ ba, phân tổ thống kê có nhiệm vụ biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức. 1.4 Các loại phân tổ thống kê Căn cứ vào nhiệm vụ phân tổ thống kê được chia thành 3 loại: Phân tổ phân loại,phân tổ kết cấu,phân tổ liên hệ. Căn cứ vào số lượng tiêu thức phân tổ thì phân tổ thống kê gồm: phân tổ theo một tiêu thức và phân tổ theo nhiều tiêu thức. 2) Những vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê 2.1Tiêu thức phân tổ 2.1.1Khái niệm. Tiêu thức phân tổ là tiêu thức biến động được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê. 2.1.2 Ý nghĩa Tiêu thức phân tổ phản ánh đúng bản chất của hiện tượng mà mục đích nghiên cứu đề ra.Sở dĩ như vậy là vì mỗi đơn vị tổng thể như chúng ta đã biết gồm nhiều tiêu thức khác nhau,tiêu thức nào cũng có thể dùng để phân tổ được xong mỗi tiêu thức có ý nghĩa khác nhau.Nhưng cùng một nguồn tài liệu nếu chọn tiêu thức phân tổ khác nhau có thể đưa đến kết luận khác nhau, hoặc chọn tiêu thức phân tổ không đúng với mục đích nghiên cứu thì sẽ có những nhận xét khác nhau,không đúng về thực tế của hiện tượng. 2.1.3Nguyên tắc xác định đúng tiêu thức phân tổ. -Thứ nhất: Phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc,nắm vững bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội cần nghiên cứu để chọn ra tiêu nêu rõ bản chất của hiện tượng,phản ánh đặc trưng cơ bản của hiện tượng trong hoàn cảnh thời gian và địa điểm cụ thể. Ví dụ:Điểm thi là tiêu thức phản ánh bản chất kết quả học của sinh viên,chứ còn thời gian tự học chỉ phản ánh một phần nguyên nhân của kết quả học. -Thứ hai: Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để lựa chọn tiêu thức phân tổ thích hợp.Bởi vìcùng một hiện tượng nhưng ở các điều kiện lịch sử khác nhau thì tiêu thức phân tổ cũng mang ý nghĩa khác nhau. Ví dụ về kết quả học tập:Khi sinh viên còn đang học ở trường thì tiêu thức phản ánh đúng đắn nhất kết quả học tập là điểm thi trung bình.Còn khi sinh viên đã làm việc thì điểm thi không phản ánh đúng kết quả làm việc. -Thứ ba: Phải tùy vào mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu thực tế mà quyết định phân tổ hiện tượng theo một hay nhiều tiêu thức. 2.2 Xác định số tổ và khoảng cách tổ Trong phân tổ thống kê việc phân chia các hiện tượng nghiên cứu thành bao nhiêu tổ,khoảng cách mỗi tổ là bao nhiêu và căn cứ vào đâu để xác định số tổ đó có ý nghĩa rất quan trọng.Việc xác định này phụ thuộc vào tiêu thức phân tổ là tiêu thức thuộc tính(chất lượng) hay tiêu thức số lượng. 2.2.1Phân loạitheo tiêu thức thuộc tính Tiêu thức thuộc tính là loại tiêu thức không có biểu hiện cụ thể bằng con số như:dân tộ ,giới tính,ngành kinh tế…Các tổ được hình thành không phải do sự khác nhau về lượng biến của tiêu thức mà thường do các loại hình khác nhau tạo thành. -Một số trường hợp,số tổ gần như đã được hình thành sẵn trên thực tế:phân tổ dân số theo giới tính,phân tổ diện tích trồng lúa trong năm theo thời vụ gieo trồng… -Một số trường hợp phân tổ khá phức tạo như: phân tổ lao động theo nghề thì có rất nhiều ngành nhề khác nhau,phân loại cây trồng ,nếu coi mỗi loại cây trồng là một tổ thì có rất nhiều tổ. 2.2.2 Phân tổ tho tiêu thức số lượng Tiêu thức số lượng là loại tiêu thức mà biểu hiện cụ thể là những con số như độ tuổi,tiền lương, số lương công nhân…Trong phân tổ này phải căn cứ vào các lượng biến khác nhau của tiêu thức mà xác định số tổ khác nhau về tính chất. -Khi lượng biến của tiêu thức thay đổi ít,tức là sự biến thiên về mặt lượng giữa các đơn vị không chênh lệch nhiều lắm,biến động rời rạc và số lượng các biến ít như: số người trong gia đình,bậc thợ của công nhân,số máy dệt cho một công nhân phụ trách…thì số tổ có giới hạn nhất định,mỗi lượng biến là cơ sở hình thành một tổ. -Khi lượng biến của tiêu thức biến thiên lớn taxét cụ thể xem lượng biến thay đổi đến một mức độ nào thì làm chất của hiện tượng biến đổi và làm nảy sinh ra một tổ khác để phân tổ có khoảng cách tổ.Khoảng cách tổ có thể đều hoặc không đều. 2.3 Chỉ tiêu giải thích 2.3.1Khái niệm Chỉ tiêu giải thích là những chỉ tiêu dùng để nói rõ đặc điểm của các tổ cũng như toàn bộ tổng thể. 2.3.2 Ý nghĩa -Chỉ tiêu giải thích nói rõ đặc trưng của từng tổ và toàn bộ tổng thể. -Nó là căn cứ để so sánh các tổ với nhau và tính một số chỉ tiêu phân tích khác. 2.3.3 Cơ sở chọn đúng các chỉ tiêu giải thích -Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ phân tổ để chọn các chỉ tiêu có liên hệ với nhau. -Các chỉ tiêu giải thích cũng phải có liên hệ với nhau và bổ sung cho nhau giúp cho việc nghiên cứu được sâu sắc. 2.4 Trình bày kết quả phân tổ. Kết quảphân tổ thốngkê thường được đưa ra dưới dạng bảng thống kê hoặc đồ thị thống kê. 2.4.1.Bảng thống kê a)Khái niệm Bảng thống kê là một hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. b)Tác dụng bảng thống kê. -Phản ánh đặc trưng cơ bản của từng tổ và cả tổng thể. -Mô tả mối quan hệmật thiết giữa các số liệu thống kê. -Là cơ sở áp dụng phương pháp phân tích thống kê cho phù hợp. c)Cấu thành bảng thống kê Về mặt hình thức: bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và số liệu. Hàng và cột phản ánh quy mô của mỗi bảng, còn tiêu đề phản ánh nội dung của bảng và từng chi tiết trong bảng, số liệu được ghi vào trong các ô của bảng, mỗi con số phản ánh đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. Về mặt nôi dung: bảng thống kê gồm phần chủ từ và phần giải thích. Phần chủ từ nêu lên tổng thể hiện tượng được trình bày trong bảng, phần giải thích gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu. d)Các loại bảng thống kê - Bảng giản đơn: Là bảng biểu thị kết quả của phân tổ chỉtheo 1 tiêu thức. -Bảng kết hợp là bảng biểu thị kết quả của phân tổ từ hai tiêu thức trở lên. - Bảng phân tổ:là bảng biểu thị đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó. Tên doanh nghiệp Số công nhân Giá trị sản xuất NSLĐ trung bình A 350 3500 10 B 410 4305 10 C 460 4462 9,7 Chung 1220 12267 10,054 2.4.2 Đồ thị thống kê a)Khái niệm Đồ thị thống kê là dùng các hình vẽ, đường nét khác nhau để mô tả các số liệu thống kê. b)Đặc điểm của đồ thị thống kê Sử dụng con số kết hợp với hình vẽ,đường nét màu sắc để trình bày và phân tích vì thế người xem không mất công đọc con số mà vẫn nhận thức được vấn đề. Đồ thị thống kê chỉ trình bày khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng phát triển của hiện tượng. c)Các loại đồ thị thống kê Căn cứ vào hình thức biểu hiện:thì có các dạng đồ thị thống kê: biểu đồ hình cột,biểu đồ diện tích(vuông,tròn,hình chữ nhật),biểu đồ đường thẳng … Căn cứ vào nội dung phản ánh thì có thể chia thành:đồ thị phát triển,đồ thị kết cấu,đồ thị liên hệ. II)ỨNG DỤNG CỦA PHÂN TỔ THỐNG KÊ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP. Như đã biết phân tổ thống kê có nhiều ý nghĩa trong nghiên cứu thống kê. Nó cũng đã được nghiên ứng dụng rất nhiều vào trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như nghiên cứu tình hình sản xuất của doanh nghiêp,theo dõi năng xuất lao động của công nhân trong phân xưởng,mức tiêu thụ hàng hóa,doanh thu...Dưới đây là những ví dụ cụ thể: VÍ DỤ 1. STT Họ và tên Số ngày đi làm Số lượng sản phẩm(chiếc) Tiền lương tháng (1000đ) 1 Lưu Thị Giang 26 520 3.640 2 Mai Thị Xuân 25 500 3.500 3 Trần Thị Hương Lan 27 567 3.969 4 Phạm Thị Thanh 26 624 4.368 5 Nguyễn Thị Phương 28 672 4.704 6 Trần Thị Tuyền 29 638 4.466 7 Phạm Thị Thanh Tâm 26 494 3.458 8 Lương Thu Hương 28 672 4.704 9 Đào Thị Thủy 29 667 4.669 10 Vũ Thị Vân 24 648 4.536 11 Nguyễn Thị Hồng 27 513 3.591 12 Nguyễn Thị Hoa 26 624 4.368 13 Đào Thị Tố Uyên 23 460 3.220 14 Nguyễn Thị Ngọc 25 625 4.375 15 Phạm Thị Hà 30 750 5.250 Bảng số liệu về các công nhân sản xuất áo của phân xưởng 1 của công ty may Mười tỉnh Thái Bình Khi nghiên cứu năng suấtlao động của công nhân trong phân xưởng ta tiến hành phân tổ như sau: -Tiêu thức phân tổ:Năng suất lao động -Chỉ tiêu giải thích:Số công nhân,tiền lương trung bình một công nhân. Kết quả phân tổ được thể hiện bằng bảng thống kê sau: Số lượng sản phẩm Số công nhân Tiền lương trung bình 1 công nhân(1000đ) 460-500 3 3.393 500-550 2 3.616 550-600 1 3.969 600-650 5 4.423 650-700 3 4.692 700-750 1 5.250 Nhận xét: Lượng sản phẩm một công nhân làm trong một tháng trong khoảng 600-650 sản phẩm chiếm đa số,số công nhân đạt lượng sản phẩm trong khoảng 550-600 và 700-750 là rất ít. Khi nghiên cứu mức tiền lương của công nhân trong phân xưởng để đánh giá đời sống công nhân ta tiến hành phân tổ với tiêu thức phân tổ là tiền lương công nhân,chỉ tiêu giải thích là số công nhân.Kết quả phân tổ được thể hiện bằng bảng thống kê sau: Tiền lương một công nhân(1000đ) Số công nhân <3500 2 3500-4000 4 4000-4700 6 4700-5000 2 >5000 1 Nhận xét: Đa số các công nhân có mức thu nhập từ 4triệu đến 4.7 triệu đồng, sốcông nhân có mức thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng là rất ít.Như vậy phần lớn đời sống công nhân khá ổn định tuy nhiên còn một bộ phận công nhân có mức thu nhập dưới 3 triệu/tháng chưa đảm bảo cho đời sống cần được cải thiện. VÍ DỤ 2:Bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra của công ty TNHH Thương mại điện tử Hoàng Sơn. Địa chỉ: 696 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội STT Tên hàng hóa dịch vụ bán ra Số lượng Đơn giá (đ) Doanh thu(chưa thuế)(đ) Doanh thu sau thuế(đ) Hàng hóa 1 Máy in careon 7 4.629.357 32.405.500 29.164.950 2 MT intel patium 3 14 8.100.000 113.400.000 102.060.000 3 MTintel patium 4 23 10.112.000 232.576.000 209.318.400 4 Máy in hp 21 5.452.248 11.449.720 10.304.748 5 Loa các loại 29 750.000 21.750.000 19.575.000 6 Chuột các loại 19 346.750 6.588.250 5.929.425 7 Màn chắn 100 46.850 4.685.000 4.216.500 8 Bàn phím các loại 50 235.000 11.750.000 10.575.000 9 Màn hình 24 1.670.000 40.080.000 36.072.000 10 Ram 42 2.335.125 98.075.250 88.267.725 11 ổ cứng 30 2.331.667 69.950.000 62.955.000 12 Đĩa mềm 400 40.272 16.108.800 14.497.920 13 CPU 25 2.152.028 53.800.700 48.420.630 14 Cạc màn hình 40 402727.5 16.109.100 14.498.190 Tổng 728.728.320 655.855.488 Dịch vụ 1 Sửa chữa 31.787.500 31.787.500 2 Cài đặt phần mềm 20.008.113 20.008.113 3 Bảo dưỡng máy 5.940.129 5.940.129 4 Đào tạo tin học 23.835.129 23.835.129 Tổng 81.570.871 81.570.871 Khi nghiên cứu doanh thu từ việc bán sản phẩm của công ty ta tiến hành phân tổ lại với tiêu thức phân tổ là nhóm hàng hóa dịch vụ,chỉ tiêu giải thích là doanh trước thuế và doanh thu sau thuế.Kết quả phân tổ được thể hiện trên bảng thống kê sau: Loại hình Doanh thu trước thuế Thuế Doanh thu sau thuế Hàng hóa 728.728.320 72.872.832 655.855.488 Dịch vụ 81.570.871 0 81.570.871 Nhận xét: Việc kinh doanh loại hình hàng hóa đem lại nguồn doanh thu chủ yếu cho công ty.Doanh thu từ việc cung ứng các dịch vụ cho khách hàng là thấp chỉ 1/8 lần so với doanh thu từ hoạt động cung ứng hàng hóa tới khách hàng.Từ bảng thống kê trên sẽ giúp doanh nghiệp có những nghiên cứu để đưa ra phương án,kế hoạch kinh doanh có hiệu quả trong việc lựa chọn ,đầu tư các loại hình sản phẩm để cung ứng tới khách hàng. VÍ DỤ3: Số liệuchi phí bán và doanh thu của Vinamilk giai đoạn 2007-2011 (Nguồn: CafeBiz tổng hợp theo BCTC hợp nhất kiểm toán của Vinamilk) Khi nghiên cứu chi phí bán và doanh thu của công ty ta tiến hành phân tổ như sau: -Tiêu thức là cácnăm.Chỉ tiêu giải thích: tổng chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo, phần trăm chi phí bán hàng trên doanh thu thuần. -Kết quả phân tổ được thể hiện bằng đồ thị thống kê dưới đây. Nhận xét:Từ năm 2007 đến năm 2011 tổng chi phí bán hàng tăng lên liên tục.Chi phí quảng cáo cũng tăng lên qua từng năm từ 2007 đến 2010, tuy nhiên lại giảm vào năm 2011 với 400 tỷ đồng. Phần trăm chi phí bán hàng so với doanh thu lại giảm liên tục qua các năm.Điều này cho thấy sự hiệu quả trong việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm của công ty ngày càng cao. VÍ DỤ 4. Để phản ánh tình hình phân phối số công nhân của doanh nghiệp theo tuổi nghề người ta tiến hành phân tổ với tiêu thức phân tổ là tuổi nghề ,thành 5 tổ có khoảng cách tổ không đều nhau.Kết quả phân tổ được thể hiện qua bảng thống kê. Tuổi nghề (năm) Số công nhân (người) Sản lượng(tấn) Năng suất lao động bình quân(tấn) < 5 25 1.635 65,4 5-10 70 5.890 84 10-15 60 5.740 95,6 15-20 25 2.585 103,4 >20 20 2.110 105,5 Nhận xét:Số công nhân có tuổi nghề từ 5-10 năm chiếm đa số.Số công nhân có tuổi nghề trên 20 năm là rất ít.Với các chỉ tiêu giải thích:số công nhân, sản lượng, NSLĐ bình quân có thể thấy được mối quan hệ giữa tuổi nghề với năng suất lao động. Khi nghiên cứu tay nghề của công nhân trong doanh nghiệp, ta sẽ tiến hành phân tổ với tiêu thức phân tổ là trình độ kĩ thuật, chỉ tiêu giải thích bao gồm số công nhân, sản lượng và năng suất lao động bình quân.Kết quả phân tổ được thể hiện bằng bảng thống kê dưới đây. Trình độ kĩ thuật Số công nhân Sản lượng(tấn) Năng suất lao động bình quân(tấn) Đã được đào tạo kĩ thuật 120 12.000 100 Chưa được đào tạo kĩ thuật 80 6.000 75 Nhận xét: Phần lớn số công nhân đã được đào tạo kĩ thuật nên đạt NSLĐ bình quân cao.Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận công nhân chưa qua đào tạo kĩ thuật cần được doanh nghiệp quan tâm nâng cao tay nghề để đạt năng suất lao động cao hơn đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Như đã biết năng suất lao động bình quân không chỉ phụ thuộc vào riêng tuổi nghề hay trình độ kĩ thuật của công nhân mà giữa năng suất lao động,tuổi nghề và trình độ kĩ thuật có mối liên hệ với nhau nên khi nghiên cứu về năng suất lao động của công nhân trong xí nghiệp người ta tiến hành phân tổ theo một trong hai tiêu thức tuổi nghề hoặc trình độ kĩ thuật sau đó mỗi tổ lại được chia thành các tiểu tổ theo tiêu thức nguyên nhân còn lại.Đây được gọi là phân tổ liên hệ. Tuổi nghề (năm) Số công nhân(người) Năng suất lao động bình quân Tổng số Chia theo trình độ kĩ thuật Các nhóm công nhân Chia theo trình độ kĩ thuật Đã qua đào tạo Chưa qua đào tạo Đã qua đào tạo Chưa qua đào tạo <5 25 15 10 65,4 75 51 5-10 70 40 30 84,2 94 71 10-15 60 40 20 95,67 105 79 15-20 25 15 10 103,4 115 86 >20 20 10 10 105,5 120 91 Tổng 200 120 80 100 100 90 Thông qua bảng phân tổ thống kê trên đây ta thấy được mối quan hệ giữa NSLĐ bình quân với tuổi nghề và trình độ kĩ thuật của công nhân.Điều này rất có lợi trong việc nghiên cứu của doanh nghiệp. KẾT LUẬN Như vậy phân tổ thống kê được ứng dụng rất nhiều trong hoạt động của các doanh nghiệp. Phân tổ thống kê giúp các doanh nghiệp có thể đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết quá trình hoạt động của mình một cách nhanh chóng và chính xác để từ đó kịp thời đưa ra các quyết định và phương án kinh doanh có hiệu quả nhất .Ngày nay khi mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao,đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu thị trường,và theo dõi thương xuyên hoạt động của mình thì phân tổ thống kê lại càng đóng một vai trò lớn.Các doanh nghiệp nên nắm bắt rõ được những vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê để ứng dụng nó ngày một có hiệu quả hơn.
Luận văn liên quan