Đề tài Những vấn đề đặt ra khi đổi mới tố tụng theo hướng tranh tụng

Đổi mới tố tụng hình sự, làm cho tố tụng thật sự dân chủ, bảo đảm khách quan, không làm oan người vô tội là một trong những nội dung của công cuộc cải cách tư pháp đã được nghị quyết của Bộ Chính trị đề cập: “Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác khi xét xử, các toà án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo để đưa ra những bản án, quyết định đúng pháp luật ”. Đổi mới tố tụng hình sự, làm cho tố tụng thật sự dân chủ, bảo đảm khách quan, không làm oan người vô tội là một trong những nội dung của công cuộc cải cách tư pháp đã được nghị quyết của Bộ Chính trị đề cập: “Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác khi xét xử, các toà án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo để đưa ra những bản án, quyết định đúng pháp luật ”. Với những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, có thể nhận định: tố tụng hình sự của Nhà nước ta hiện nay – xét theo mô hình của tố tụng hình sự trên thế giới – là thuộc hệ thống tố tụng kiểu thẩm vấn. Nếu muốn đổi mới theo hướng tranh tụng thì chúng ta cần xem xét những vấn đề thuộc về quan điểm sau đây:

doc4 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2132 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những vấn đề đặt ra khi đổi mới tố tụng theo hướng tranh tụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề đặt ra khi đổi mới tố tụng theo hướng tranh tụng Tháng Hai 25, 2010 Để lại phản hồi Go to comments Đổi mới tố tụng hình sự, làm cho tố tụng thật sự dân chủ, bảo đảm khách quan, không làm oan người vô tội là một trong những nội dung của công cuộc cải cách tư pháp đã được nghị quyết của Bộ Chính trị đề cập: “Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác… khi xét xử, các toà án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo… để đưa ra những bản án, quyết định đúng pháp luật…”. Đổi mới tố tụng hình sự, làm cho tố tụng thật sự dân chủ, bảo đảm khách quan, không làm oan người vô tội là một trong những nội dung của công cuộc cải cách tư pháp đã được nghị quyết của Bộ Chính trị đề cập: “Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác… khi xét xử, các toà án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo… để đưa ra những bản án, quyết định đúng pháp luật…”. Với những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, có thể nhận định: tố tụng hình sự của Nhà nước ta hiện nay – xét theo mô hình của tố tụng hình sự trên thế giới – là thuộc hệ thống tố tụng kiểu thẩm vấn. Nếu muốn đổi mới theo hướng tranh tụng thì chúng ta cần xem xét những vấn đề thuộc về quan điểm sau đây: 1. Cần xem xét lại việc phân biệt cơ quan, người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng Tố tụng tranh tụng không phân biệt cơ quan, người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng mà tất cả đều là người tham gia tố tụng, nhưng có chia ra thành chủ thể tham gia tố tụng thuộc bên buộc tội và chủ thể thuộc bên gỡ tội. Toà án không thuộc bên nào mà chỉ là “trọng tài” nghe các bên tranh tụng và phán quyết dựa vào kết quả tranh tụng. Việc quy định Toà án là cơ quan tiến hành tố tụng là đã làm mất đi tính khách quan khi giải quyết vụ án. Toà án phải là “người đứng giữa” hai bên – bên buộc tội và bên gỡ tội (bào chữa). Việc quy định cơ quan, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, dẫn đến cách hiểu là chỉ có cơ quan, người tiến hành tố tụng mới được thu thập chứng cứ, mới tiến hành mọi hoạt động tố tụng, còn người tham gia chỉ là người “phụ thêm”, có làm gì thì làm nhưng cũng phải trên cơ sở hồ sơ mà cơ quan tiến hành tố tụng đã lập. Hiện nay, người bào chữa “cãi” cho thân chủ của mình trên cơ sở hồ sơ vụ án. Hồ sơ vụ án được lập một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện thì người bào chữa được nhờ. Còn nếu hồ sơ được lập một cách phiến diện, không khách quan (ví dụ: trong nhiều lần lấy lời khai bị can, nếu bị can chối tội thì không được đưa vào hồ sơ, chỉ đưa vào hồ sơ những gì mà bị can nhận tội) thì người bào chữa rất khó nêu những tình tiết gỡ tội, vì không có trong hồ sơ. 2. Người trực tiếp tiến hành điều tra vụ án có thể được mời đến phiên toà để tham  gia tranh tụng Khi đã chia ra bên buộc tội và bên gỡ tội, thì bên buộc tội bao gồm cả người trực tiếp điều tra vụ án hoặc người trực tiếp tiến hành một hoạt động điều tra nào đó (khám xét, thực nghiệm điều tra…). Những người này cũng có thể được toà án mời đến phiên toà để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Vì họ là người trực tiếp tiếp cận vụ án, hơn ai hết họ nắm được những tình tiết của vụ án, tiếp xúc với nhân chứng, người bị hại… do đó, sự tham gia của họ tại phiên toà để tham gia tranh tụng là rất cần thiết, giúp cho Toà án xác định được chân lý của vụ án, phán quyết đúng người, đúng tội. 3. Viện kiểm sát (Viện công tố) chỉ thực hiện một chức năng – chức năng thực hành quyền công tố – đưa người phạm tội ra trước toà và đề nghị Toà án xét xử Pháp luật nhiều nước trên thế giới không có quy định Viện kiểm sát kiểm sát hoạt động xét xử. ở giai đoạn xét xử, Toà án được độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tham gia phiên toà còn có nhiều người khác mà quyền và nghĩa vụ của họ trực tiếp phụ thuộc vào phán quyết của Toà án, nếu Toà án có làm gì trái pháp luật thì những người đó đề nghị Toà án sửa chữa, khiếu nại, tố cáo, nếu phán quyết không đúng thì Viện kiểm sát kháng nghị… Mặt khác, quy định như hiện nay của Bộ luật Tố tụng Hình sự, Viện kiểm sát vừa thực hành quyền công tố, vừa kiểm sát hoạt động xét xử thì vị trí của Viện kiểm sát vừa là dưới toà án, vừa trên toà án, chưa thể hiện đúng vị trí của Viện kiểm sát là một bên trong tố tụng hình sự. Hơn nữa, quy định như vậy là tạo lợi thế cho Viện kiểm sát vốn đã hơn nhiều bên gỡ tội, còn “kiểm sát” cả Toà án, trong khi đó không có ai kiểm soát Viện kiểm sát cả. Tại phiên toà, công tố viên là người buộc tội, do đó phải hỏi trước, hỏi xem bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội như thế nào, có thừa nhận là mình có phạm tội hay không, sau đó mới đến người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Toà án (Hội đồng xét xử) lắng nghe và có thể hỏi ở bất kỳ thời điểm nào về các tình tiết cần làm sáng tỏ. Có như vậy mới đề cao vai trò công tố viên là người buộc tội, phải đưa ra các chứng cứ buộc tội và tranh tụng với bên gỡ tội, làm cho phiên toà thực sự là cuộc tranh luận giữa đôi bên, còn Toà án xem xét các chứng cứ mà hai bên đưa ra, hình thành niềm tin nội tâm và phán quyết trên cơ sở đó. 4. Trong tố tụng tranh tụng, người bào chữa có vai trò quan trọng Là một bên trong tố tụng, bên gỡ tội, người bào chữa có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Có thể nói, đây không chỉ là trách nhiệm nghề nghiệp mà còn là nghĩa vụ của người bào chữa trước bị can, bị cáo. Để gắn trách nhiệm của người bào chữa với số phận của bị can, bị cáo, cần phải coi người bào chữa là người đại diện của bị can, bị cáo khi tham gia tranh tụng. Khi tranh tụng với công tố viên, người bào chữa có quyền xuất trình chứng cứ do mình thu thập, kể cả việc đưa ra nhân chứng mới khai trước toà để gỡ tội cho bị cáo. Để làm được việc này, cần quy định quyền của người bào chữa được thu thập chứng cứ một cách độc lập, được trưng cầu giám định, còn việc ghi chép hồ sơ vụ án chỉ là việc làm nhằm tìm hiểu xem cơ quan điều tra và Viện kiểm sát buộc tội như thế nào để chọn cách bào chữa cho xác đáng. Nếu để người bào chữa chỉ căn cứ vào hồ sơ mà bào chữa thì may ra chỉ tìm thấy các tình tiết giảm nhẹ, chứ không hy vọng tìm ra được những chứng cứ gỡ tội, bởi vì hồ sơ do những người buộc tội lập, chắc chắn chỉ có những chứng cứ buộc tội. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành rằng, điều tra viên, kiểm sát viên phải thu thập cả những chứng cứ buộc tội lẫn chứng cứ gỡ tội là điều khó có thể thực hiện được, nếu không muốn nói là không thể thực hiện được. Xét theo phương diện tâm lý của người điều tra, thì từ khi ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố  bị can, bắt giam bị can, dưới con mắt của người điều tra, đối tượng là người có tội và mọi nỗ lực đều hướng vào việc tìm kiếm chứng cứ buộc tội anh ta. Vì, như thường nói, đã bắt là bắt kẻ có tội, ai bắt người vô tội. Và khi người đó bị bắt, không lẽ lại tốn công sức đi tìm chứng cứ để gỡ tội cho họ. Chính người bào chữa là người làm việc này. Họ đi tìm chứng cứ gỡ tội (không tìm chứng cứ buộc tội) và nhiệm vụ của họ là làm sao giảm nhẹ tội cho thân chủ của mình, thậm chí “cãi” trắng án. Mặt khác, là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người bào chữa – nhất là luật sư – phải chịu trách nhiệm khi không làm tròn nghĩa vụ và chức năng nghề nghiệp của mình (để thân chủ của mình bị xử oan, bị bắt giam trái phép mà mình không can thiệp để kịp thời bảo vệ dẫn đến việc họ tự sát hoặc bị dùng nhục hình dẫn đến chết người…). 5. Tố tụng tranh tụng đòi hỏi phân định rõ các chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử. Toà án phải tách khỏi chức năng buộc tội Tố tụng tranh tụng phân định rõ chức năng buộc tội thuộc về cơ quan điều tra và công tố, chức năng bào chữa thuộc về bị cáo và luật sư của họ, còn chức năng xét xử thuộc Toà án. Cơ quan điều tra và Viện Công tố khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì phải khởi tố vụ án và sau đó, khi thấy có đủ chứng cứ cho rằng người nào đó là bị can của vụ án, thì khởi tố bị can, tạm giam và tiến hành các hoạt động điều tra nhằm làm sáng rõ tội lỗi của bị can, đề nghị Viện Công tố chuyển sang Toà án để xét xử. Tại phiên toà, công tố viên, bằng tất cả những chứng cứ buộc tội mà mình đã thu thập được, duy trì công tố và đề nghị Toà án xét xử người có tội. Bào chữa được coi là một bên của tố tụng hình sự, do bị can, bị cáo và luật sư của họ thực hiện. Quyền bào chữa bao gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa đã được ghi nhận trong Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự năm 1966. Là một bên của tố tụng hình sự, bên bào chữa có quyền bình đẳng với bên buộc tội. Quyền bình đẳng của bên bào chữa so với bên buộc tội có nghĩa là bình đẳng về mặt tố tụng, tức là hai bên đều được giành cho những quyền tố tụng và phương tiện ngang nhau để thực hiện chức năng của mình trong tranh tụng. Để thực hiện chức năng bào chữa, bên bào chữa có quyền thu thập chứng cứ, xuất trình chứng cứ trước toà, đề nghị Toà án cho gọi nhân chứng mà mình đề xuất, trưng cầu giám định trong trường hợp có nghi ngờ về kết luận giám định do bên buộc tội đưa ra… Mục tiêu cuối cùng mà bên bào chữa muốn đạt được là được giảm nhẹ tội, thậm chí được xử trắng án. Xét xử là chức năng của Toà án. Toà án xét xử căn cứ vào kết quả tranh tụng của bên buộc tội và bên bào chữa, nghe ý kiến của những người tham gia phiên toà, kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ theo niềm tin nội tâm của mình và có phán quyết đúng đắn về vụ án. Trong khi xét xử, Toà án phải có thái độ khách quan, là “trọng tài” cho các bên, không biểu lộ chính kiến của mình về các vấn đề thuộc nội dung vụ án và những chứng cứ đang trong quá trình xem xét. Những vấn đề đó chỉ được Toà án giải quyết trong phòng nghị án. Trong tố tụng hình sự của ta hiện nay, còn có nhiều điểm chưa phù hợp với chức năng xét xử của Toà án. Toà án thường hay làm cả việc của bên buộc tội khi công khai coi trọng các chứng cứ và quan điểm của bên buộc tội hơn là bên bào chữa. Bên bào chữa thường bị mờ nhạt, mang tính hình thức. Quy định về trình tự và thủ tục xét hỏi tại toà đã đặt toàn bộ gánh nặng trách nhiệm chứng minh lên vai Hội đồng xét xử mà chủ yếu là chủ toạ phiên toà. Chúng ta có thói quen ra đến toà thì toà phải hỏi trước, phải “áp đảo” bị cáo để bị cáo nhận tội, vì trong quyết định của Toà án đưa bị cáo ra xét xử có nói rõ tội danh mà bị cáo đã phạm. Như vậy, vô hình trung, Toà án đã làm thay bên buộc tội. Nếu ta làm khác đi, Toà án (Hội đồng xét xử) không hỏi trước nữa, chỉ là người “cầm chịch” thì có ý kiến thắc mắc rằng không biết Toà án sẽ làm gì nếu như không được hỏi. Toà sẽ hỏi, nhưng hỏi để làm rõ những tình tiết của vụ án khi nghe bên buộc tội và bên bào chữa tranh tụng với nhau. Và cuối cùng, là phán quyết về số phận của bị cáo. Đây là việc làm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có thể nói quan trọng nhất trong suốt quá trình tố tụng. Danh dự, phẩm giá, uy tín, tài sản và thậm chí cả mạng sống của một con người đều phụ thuộc vào phán quyết của Toà án. Muốn làm được việc này, Toà án phải được thực sự độc lập, không bị ràng buộc về phía chính quyền địa phương, không bị chi phối bởi tiền tài, vật chất, làm sao để Toà án trở thành người “cầm cân công lý”. Tố tụng tranh tụng là vấn đề còn mới mẻ đối với nước Việt Nam ta, cần được nghiên cứu các chế định của nó để thấy được tính ưu việt của loại hình tố tụng hình sự này. Bởi vì mục đích cuối cùng của nó là có thể để lọt người phạm tội, nhưng không thể làm oan một người vô tội. /. (Bài viết đăng trên TCNCLP số 121, tháng 4/2008) Nguyễn Quốc Việt
Luận văn liên quan