Đề tài Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - Xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi

Nằm ở phần cuối của lãnh thổ Việt Nam thuộc khu vực hạ lưu sông Cửu Long, với một địa bàn 13 tỉnh gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, có diện tích tự nhiên là 3.956.900 ha, dân số trên 16 triệu người, chiếm 12% diện tích và 21% dân số cả nước, hàng năm đóng góp trên 80% sản lượng gạo và 60% sản lượng thủy sản để xuất khẩu. Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ được đánh giá là một vùng đất trù phú, màu mỡ, nhiều tài nguyên, là vùng đồng bằng lớn nhất Việt Nam, được thiên nhiên ưu ái dành cho nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, mà còn được xem như là một vùng kinh tế có vị trí và vai trò chiến lược trong nền kinh tế nước ta nhất là trong sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực không chỉ cho quốc gia, mà còn cho xuất khẩu. Tuy nhiên, đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng đất phải chịu nhiều thiên tai lũ lụt có tính chu kỳ hàng năm theo kiểu 6 tháng mùa khô, 6 tháng mùa nước. Chính lũ lụt là điều kiện ưu đãi của thiên nhiên giúp cho đồng bằng sông Cửu Long thêm màu mỡ, trù phú thông qua tác dụng tháo chua, rửa phèn, bồi đắp phù sa, tạo lợi thế riêng có về khai thác và nuôi trồng thủy sản Đồng thời cũng chính lũ lụt lại là nguyên nhân chính gây nhiều thiệt hại về người và của, tàn phá cơ sở hạ tầng kỹ thuật Bên cạnh đó, do đặc thù về tự nhiên, đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi chằng chịt, vừa có tác dụng đưa nước vào đồng, phục vụ sinh hoạt và lưu thông lại vừa có tác dụng thoát lũ nên không giống như vùng đồng bằng sông Hồng là đắp đê chống lũ triệt để, vùng đồng bằng sông Cửu Long phải chọn giải pháp là sống chung với lũ. Sống chung với lũ là một hiện tượng tự nhiên, xã hội đã và đang được cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp nhận trong suốt quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này. Từ chỗ sống chung với lũ một cách thụ động, con người ngày càng hiểu thêm về lũ, nắm bắt được nhiều hơn những quy luật của lũ để dần hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại do lũ mang lại cũng như khai thác tối đa những lợi ích mà lũ mang lại, tiến dần đến chủ động sống chung với lũ, kiểm soát một cách hiệu quả hiện tượng tự nhiên này.

doc108 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - Xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanvan.doc
  • docBia - ThS.doc
  • docMuc luc - ML bang.doc
Luận văn liên quan