Sau hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên nhiều phương diện. Đất nước đã thoát khỏi tình
trạng khủng hoảng, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, chính trị xã hội ổn định, đời
sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, vị thế trên trường quốc tế không ngừng
nâng cao. Chúng ta đang có cả thế và lực mới để đẩy nhanh quá trình hội nhập,
đồng thời tạo đà cho sự phát triển của đất nước. Trong các nhân tố làm nên
thành công đó, có một nhân tố luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng,
đó là sự ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Điều đó có được
là do tình hình tội phạm tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn kịp thời và không để
xảy ra những đột biến lớn. Tuy nhiên, tình hình tội phạm cũng nổi lên một số
vấn đề như: “Sự câu kết của tội phạm có xu hướng gia tăng, ngày càng diễn
biến phức tạp, tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố trọng điểm. Hoạt động
của các băng nhóm tội phạm có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, tình trạng
phạm tội trong học sinh, sinh viên có xu hướng tăng. Tội phạm chống người thi
hành công vụ ngày càng diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, những mặt trái của
quá trình toàn cầu hóa luôn tiềm ẩn nguy cơ và làm xuất hiện nhiều loại tội
phạm mới, đặc biệt là sự gia tăng các loại tội phạm mang tính quốc tế liên quan
đến Việt Nam đã gây những hậu quả nghiêm trọng cho đời sống xã hội"
1
.
Trong suốt quá trình phát triển, khoa học điều tra hình sự (KHĐTHS)
Việt Nam nói chung và khoa học chiến thuật điều tra hình sự nói riêng đã có
nhiều đóng góp to lớn đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Chiến
thuật điều tra hình sự (CTĐTHS) với tư cách là một bộ phận quan trọng của
KHĐTHS có vị trí rất quan trọng trong hệ thống những biện pháp, phương tiện
được áp dụng trong hoạt động điều tra.
60 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6895 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề lý luận cơ bản về chiến thuật điều tra hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé t ph¸p
trêng ®¹i häc luËt hµ néi
------------***------------
phïng trung th¾ng
nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn c¬ b¶n vÒ
chiÕn thuËt ®iÒu tra h×nh sù
khãa luËn tèt nghiÖp
hµ néi - 2010
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé t ph¸p
trêng ®¹i häc luËt hµ néi
------------***------------
phïng trung th¾ng
hs31c
nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn c¬ b¶n vÒ
chiÕn thuËt ®iÒu tra h×nh sù
chuyªn ngµnh: khoa häc ®iÒu tra téi ph¹m
khãa luËn tèt nghiÖp
Ngêi híng dÉn: TS. Bïi Kiªn §iÖn
hµ néi - 2010
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo, Tiến sĩ, Trưởng bộ môn KHĐTTP Bùi Kiên Điện vì sự giúp đỡ
nhiệt tình và những kinh nghiệm quý báu thầy đã dành cho em trong suốt thời
gian hướng dẫn em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn, sự quan tâm, giúp đỡ của thầy
giáo, Tiến sĩ, Phạm Văn Hộ - giảng viên Học Viện Cảnh sát nhân dân và anh
Đào Tiến Hưng - phòng C16 Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ
Công an.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình
và bạn bè trong suốt thời gian qua để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2010
Sinh viên
Phùng Trung Thắng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
BLTTHS
CTĐTHS
CTTC&THBPĐT
KTHS
KHĐTHS
PLTCĐTHS
TNHS
XHCN
: Bộ luật hình sự
: Bộ luật tố tụng hình sự
: Chiến thuật điều tra hình sự
: Chiến thuật tổ chức và tiến hành biện pháp điều tra.
: Kỹ thuật hình sự
: Khoa học điều tra hình sự
: Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự
: Trách nhiệm hình sự
: Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHIẾN THUẬT ĐIỀU TRA
HÌNH SỰ
5
1.1. Khái niệm, nhiệm vụ và nội dung của chiến thuật điều tra hình sự 5
1.2. Mối liên hệ với những lĩnh vực khoa học khác và khuynh hướng phát triển
của chiến thuật điều tra hình sự
11
1.3. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng chiến thuật điều tra hình sự 19
CHƯƠNG 2. CHIẾN THUẬT TỔ CHỨC, TIẾN HÀNH BIỆN PHÁP
ĐIỀU TRA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
25
2.1. Khái quát về thủ thuật chiến thuật và chỉ dẫn chiến thuật 25
2.2. Các giai đoạn của chiến thuật tổ chức và tiến hành biện pháp điều tra 30
2.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chiến thuật tổ chức và tiến
hành biện pháp điều tra
44
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên nhiều phương diện. Đất nước đã thoát khỏi tình
trạng khủng hoảng, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, chính trị xã hội ổn định, đời
sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, vị thế trên trường quốc tế không ngừng
nâng cao. Chúng ta đang có cả thế và lực mới để đẩy nhanh quá trình hội nhập,
đồng thời tạo đà cho sự phát triển của đất nước. Trong các nhân tố làm nên
thành công đó, có một nhân tố luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng,
đó là sự ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Điều đó có được
là do tình hình tội phạm tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn kịp thời và không để
xảy ra những đột biến lớn. Tuy nhiên, tình hình tội phạm cũng nổi lên một số
vấn đề như: “Sự câu kết của tội phạm có xu hướng gia tăng, ngày càng diễn
biến phức tạp, tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố trọng điểm. Hoạt động
của các băng nhóm tội phạm có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, tình trạng
phạm tội trong học sinh, sinh viên có xu hướng tăng. Tội phạm chống người thi
hành công vụ ngày càng diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, những mặt trái của
quá trình toàn cầu hóa luôn tiềm ẩn nguy cơ và làm xuất hiện nhiều loại tội
phạm mới, đặc biệt là sự gia tăng các loại tội phạm mang tính quốc tế liên quan
đến Việt Nam đã gây những hậu quả nghiêm trọng cho đời sống xã hội"1.
Trong suốt quá trình phát triển, khoa học điều tra hình sự (KHĐTHS)
Việt Nam nói chung và khoa học chiến thuật điều tra hình sự nói riêng đã có
nhiều đóng góp to lớn đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Chiến
thuật điều tra hình sự (CTĐTHS) với tư cách là một bộ phận quan trọng của
KHĐTHS có vị trí rất quan trọng trong hệ thống những biện pháp, phương tiện
được áp dụng trong hoạt động điều tra. Việc vận dụng trên cơ sở những thành
1
2
tựu lý luận của CTĐTHS trong và ngoài nước, những tri thức của các lĩnh vực
khoa học khác cùng với những kinh nghiệm của thực tiễn hoạt động điều tra và
phòng ngừa tội phạm luôn là điều hết sức cần thiết. Thực hiện tốt công tác này
không những sẽ giảm được khá lớn về mặt thời gian, công sức, vật chất
v.v…mà còn đảm bảo hiệu quả công tác giải quyết án. Tuy vậy trên thực tế,
công tác áp dụng CTĐTHS trong quá trình điều tra nhiều khi bị xem nhẹ, bỏ
qua các giai đoạn quan trọng cần thực hiện hoặc vận dụng một cách máy móc
đã gây nhiều khó khăn không đáng có trong quá trình điều tra. Do vậy, lý luận
về CTĐTHS trong thời gian tới cần có sự quan tâm hơn nữa để đây không chỉ là
tài liệu để giảng dạy, nghiên cứu mà còn có khả năng ứng dụng cao trong thực
tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Những vấn đề lý
luận cơ bản về CTĐTHS ” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu.
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu là những tri thức lý luận khoa học
cơ bản về CTĐTHS.
* Phạm vi nghiên cứu.
Với sự hạn chế rất lớn chủ yếu về kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm
thực tiễn hầu như không có và việc tiếp cận nghiên cứu nguồn tài liệu v.v… Do
vậy, khoá luận chỉ tập chung nghiên cứu các vấn đề lý luận về: Khái niệm;
nhiệm vụ; nội dung; mối liên hệ với những ngành khoa học khác và khuynh
hướng phát triển; nguyên tắc xây dựng, áp dụng CTĐTHS; chiến thuật về tổ
chức và tiến hành biện pháp điều tra (CTTC&THBPĐT).
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài được dựa trên cơ cở phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác-xít, tư tuởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác đấu tranh, phòng chống tội
phạm.
3
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp mô tả; phương
pháp lôgic; phương pháp so sánh; phương pháp mô hình hoá; phương pháp phân
tích tổng hợp và các phương pháp nghiên cứu phù hợp khác được sử dụng để
chứng minh và viện dẫn các luận điểm khoa học về CTĐTHS.
4. Mục đích, nhiệm vụ của khoá luận
Thực tiễn hiện nay đã chỉ ra, công tác thực hiện CTĐTHS ở nhiều nơi
không được coi trọng, mặt khác, những kiến thức được áp dụng đã không còn
phù hợp và không thể áp dụng chung cho những thủ đoạn, loại tội phạm mới.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này không những hoàn thiện lý luận cơ bản về
CTĐTHS mà còn nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng CTTC&THBPĐT thông
qua một số kiến nghị hoàn thiện.
Để đạt được hai mục đích trên, khoá luận cần giải quyết những nhiệm vụ
sau: Đưa ra và làm sáng tỏ những kiến thức cơ bản về CTĐTHS; phân tích được
những yêu cầu, nhiệm vụ, tính khả thi của lý luận về CTTC&THBPĐT, trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trong điều tra hình
sự.
5. Cơ cấu khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, phần
nội dung của khoá luận gồm có:
Chương 1: Nhận thức chung về CTĐTHS
Chương này, khoá luận trình bày những tri thức chung về CTĐTHS như:
Khái niệm; nhiệm vụ; nội dung; mối liên hệ với các ngành khoa học khác và
khuynh hướng phát triển; nguyên tắc xây dựng và áp dụng CTĐTHS.
Chương 2. Chiến thuật tổ chức, tiến hành biện pháp điều tra và một số
kiến nghị hoàn thiện.
Đối với chương này, khoá luận nêu khái quát về thủ thật chiến thuật, chỉ
dẫn chiến thuật; các giai đoạn của CTTC&THBPĐT và một số kiến nghị hoàn
thiện.
4
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc
bám sát nội dung và yêu cầu của đề tài, tuy nhiên do kiến thức chuyên môn, khả
năng tiếp cận nguồn tài liệu còn hạn chế và các quan điểm lý luận về CTĐTHS
luôn vận động không ngừng v.v… Do vậy, khoá luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý từ phía quý thầy
cô, bạn bè và những ai có quan tâm tới đề tài nghiên cứu để khoá luận được
hoàn thiện hơn.
Hà nội, tháng 4 năm 2010
5
CHƯƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHIẾN THUẬT ĐIỀU TRA
HÌNH SỰ
1.1. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA CTĐTHS
Chiến thuật đó là sự mềm dẻo, linh hoạt và tự do lựa chọn những biện
pháp, thủ thuật, phương tiện một cách hợp lý và có hiệu quả để tiến hành hoạt
động có mục đích của con người. Vậy CTĐTHS là gì?
1.1.1. Khái niệm CTĐTHS
Ở Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển của KHĐTHS diễn ra
trong những điều kiện hết sức đặc biệt. Một mặt tổng kết, tích tụ những tài liệu
kinh nghiệm để xây dựng lý luận, mặt khác, khai thác, sử dụng có chọn lọc
những thành tựu của KHĐTHS của các nước khác để xây dựng KHĐTHS nước
ta.
Hệ thống của KHĐTHS được mô hình hoá theo sơ đồ sau đây:
Theo đó, CTĐTHS là phần thứ ba sau phần lý luận chung KHĐTHS và
phần kỹ thuật hình sự (KTHS). Những quan điểm về bản chất và nội dung của
CTĐTHS đã nhiều lần thay đổi. Ban đầu có nhiều quan điểm cho rằng
CTĐTHS chính là chiến thuật tiến hành những biện pháp điều tra để thu thập,
LÝ LUẬN CHUNG CỦA KHOA HỌC ĐIỀU TRA HÌNH SỰ
KỸ THUẬT HÌNH SỰ
CHIẾN THUẬT ĐIỀU TRA HÌNH SỰ
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA RIÊNG ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI
TỘI PHẠM
KHOA HỌC ĐIỀU TRA HÌNH SỰ
6
nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong hoạt động điều tra; nghiên cứu
thủ đoạn gây án và che giấu của tội phạm. Sau đó, phần lớn các quan điểm cho
rằng, nội dung chính của CTĐTHS là những thủ thuật tiến hành những biện
pháp điều tra. Hiện nay, hầu hết các nhà khoa học đã có sự thống nhất chung về
bản chất và nội dung của CTĐTHS.
Theo quan điểm của Trường Đại học Luật Hà Nội: “CTĐTHS là hệ thống
các quan điểm, thủ thuật và các chỉ dẫn về tổ chức, lập kế hoạch điều tra vụ án
nói chung, tiến hành các biện pháp điều tra cụ thể nói riêng phù hợp với quy
định của pháp luật và nhằm đạt hiệu quả cao nhất”1.
Còn theo quan điểm của trường Học viện Cảnh sát nhân dân: “CTĐTHS
là hệ thống những luận điểm khoa học, những thủ thuật chiến thuật, những chỉ
dẫn về tổ chức và lập kế hoạch điều tra nói chung, tổ chức và tiến hành những
biện pháp điều tra nói riêng, được xây dựng trên cơ sở những luận điểm khoa
học đó nhằm mụch đích điều tra và phòng ngừa tội phạm”2.
Cả hai quan điểm trên cũng như một số quan điểm khác đều đã chỉ ra
rằng, CTĐTHS gồm các luận điểm khoa học, thủ thuật chiến thuật và chỉ dẫn
chiến thuật không những thuộc chiến thuật tiến hành những biện pháp điều tra
mà còn thuộc nội dung của tổ chức hoạt động điều tra.
Theo cách hiểu chung, những luận điểm khoa học bao gồm: Khái niệm,
nhiệm vụ, nguyên tắc, mối quan hệ giữa CTĐTHS với các bộ phận khác của
KHĐTHS v.v… Đây chính là cơ sở lý luận, đóng vai trò là phương pháp luận
để xây dựng và không ngừng hoàn thiện CTĐTHS nhằm đáp ứng những đòi hỏi
của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm. Còn những điều chỉ dẫn về tổ
chức và lập kế hoạch điều tra tạo thành nội dung của công tác tổ chức hoạt
động điều tra - một nội dung rất quan trọng của CTĐTHS. Bên cạnh đó, những
thủ thuật tổ chức và tiến hành những biện pháp điều tra cấu tạo thành
CTTC&THBPĐT.
1 Giáo trình KHĐTHS, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 2008. Tr 10
2 Giáo trình CTĐTHS, trường Học viện Cảnh sát nhân dân, In tại Học viện Cảnh sát nhân dân 2006. Tr 7
7
Những luận điểm khoa học, thủ thuật và những chỉ dẫn chiến thuật được
áp dụng không những trong hoạt động thực tiễn của cơ quan điều tra, cơ quan
trinh sát mà còn trong hoạt động thực tiễn của cơ quan truy tố, xét xử.
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu những quan điểm mới nhất về CTĐTHS
có thể hiểu khái niệm CTĐTHS như sau: CTĐTHS chính là những thủ thuật, chỉ
dẫn chiến thuật về tổ chức và lập kế hoạch điều tra nói chung, tổ chức tiến hành
biện pháp điều tra cụ thể nói riêng trong công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm.
1.1.2. Nhiệm vụ của CTĐTHS
Căn cứ vào nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể của KHĐTHS, vị trí của
CTĐTHS trong hệ thống KHĐTHS, CTĐTHS có 4 nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Trợ giúp cho cán bộ của các Cơ quan điều tra, các cơ quan được giao
tiến hành một số hoạt động điều tra những chỉ dẫn khoa học có cơ sở lý luận,
thực tiễn về tổ chức và lập kế hoạch điều tra, xây dựng quan hệ phối hợp giữa
các lực lượng trong quá trình điều tra.
Cán bộ của các Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao tiến hành điều
tra là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình điều tra. Do
vậy, họ cần phải được trang bị những tri thức cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt
các nhiệm vụ điều tra. Những chỉ dẫn khoa học về tổ chức và lập kế hoạch điều
tra giúp cho việc định hướng, xác định, giải quyết các nội dung trong từng giai
đoạn điều tra một cách chính xác và hiệu quả đồng thời phát huy được tối đa
những thế mạnh từ sự phối kết hợp giữa các lực lượng tham gia.
Xây dựng hệ thống lý luận, những thủ thuật chiến thuật cụ thể và tiến
hành có hiệu quả các biện pháp điều tra trong các tình huống cụ thể.
Biện pháp điều tra là hệ thống những thủ thuật có mối liên hệ hữu cơ với
nhau, do Điều tra viên và những người theo luật định tiến hành nhằm phát hiện,
thu thập theo trình tự tố tụng hình sự những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với
hoạt động điều tra. Kết quả tiến hành những biện pháp điều tra là những nguồn
tài liệu; chứng cứ cơ bản tạo điều kiện để làm rõ tội phạm, đối tượng gây án;
8
động cơ và mụch đích phạm tội; đặc điểm nhân thân bị can, tính chất và mức độ
thiệt hại; những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm và phát hiện
người đang bị truy nã v.v…Tuy vậy, thủ thuật của từng biện pháp điều tra có
những đặc điểm riêng khác với những thủ thuật của biện pháp điều tra khác. Sự
khác nhau này bắt nguồn chủ yếu từ đặc điểm tố tụng của từng biện pháp điều
tra, mụch đích tiến hành và đặc điểm của đối tượng mà biện pháp điều tra tác
động trực tiếp đến. Bên cạnh đó, thủ thuật chiến thuật của từng biện pháp được
áp dụng trong từng tình huống là khác nhau. Ví dụ, Chiến thuật bắt đối tượng tại
nhà khác với chiến thuật bắt đối tượng trên đường đi, bắt nhiều đối tượng một
lúc, bắt người là chủ thể đặc biệt v.v…
Vì vậy, công tác xây dựng hệ thống lý luận, thủ thuật chiến thuật cụ thể
và tiến hành có hiệu quả các biện pháp điều tra trong các tình huống cụ thể là
một nhiệm vụ quan trọng của CTĐTHS.
Xây dựng những điều chỉ dẫn để khắc phục với những hành vi cản trở
hoạt động điều tra của những người có lợi ích trong vụ án.
Đối với những người có lợi ích trong vụ án, việc vụ án được làm sáng tỏ
sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quyền và nghĩa vụ mà họ phải thực hiện. Những
người có lợi ích trong vụ án là người không tham gia vào việc thực hiện tội
phạm, có tham gia mà không bị truy cứu TNHS hoặc được miễn TNHS nhưng
Toà phải xử lý theo pháp luật những vấn đề về quyền lợi, tài sản của họ có liên
quan đến tội phạm. Ví dụ, chị X được người yêu tặng một chiếc nhẫn mà anh ta
ăn trộm của tiệm vàng B trước đó ít ngày v.v... Do đó, việc họ bằng những thủ
đoạn trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến quá trình điều tra làm sai lệch vụ án
theo hướng có lợi cho họ là một việc làm gây khó khăn rất lớn tới quá trình xác
minhh sự thật của vụ án. Bởi vậy, nhiệm vụ của CTĐTHS là xây dựng những
điều chỉ dẫn để khắc phục những hành vi cản trở, bất hợp tác, chống đối có thể
có của những người có lợi ích trong vụ án.
9
Xây dựng hệ thống các thủ thuật chiến thuật và các biện pháp tổ chức
đảm bảo việc bảo vệ và củng cố chứng cứ và các nguồn chứng cứ, trong đó có
cả bảo vệ người làm chứng, người bị hại, người giám định, Điều tra viên v.v…
Chứng cứ không những là cơ sở để nhận định tính chất vụ án, phương
thức thủ đoạn của đối tượng gây án mà còn là căn cứ quan trọng để cơ quan
điều tra quyết định các biện pháp ngăn chặn, cơ quan thực hành quyền công tố
quyết định việc truy tố tại toà án v.v…Tội phạm sau khi đã hoàn thành luôn ý
thức được việc xoá bỏ những dấu vết gây án khiến cho việc phát hiện ra thủ
phạm gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, những người biết được những tình tiết
quan trọng của vụ án như người bị hại, người làm chứng, Điều tra viên luôn
nằm trong tầm ngắm nhằm loại bỏ hoàn toàn chứng cứ buộc tội đối với tội
phạm. Do vậy, công tác bảo vệ, củng cố chứng cứ, trong đó có việc bảo đảm an
toàn, bí mật cho người làm chứng, người bị hại, Điều tra viên luôn phải được
chú trọng và có kế hoạch xây dựng chi tiết.
Như vậy, nhiệm vụ chung của CTĐTHS là xây dựng những thủ thuật, chỉ
dẫn chiến thuật trên cơ sở các văn bản pháp luật; sử dụng rộng rãi những tri
thức của KHĐTHS và những khoa học khác; tổng kết những kinh nghiệm tiên
tiến đồng thời tích cực ứng dụng những thủ thuật và những chỉ dẫn chiến thuật
trong hoạt động thực tiễn của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử.
1.1.3. Nội dung của CTĐTHS.
CTĐTHS là những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật về tổ chức và lập kế
hoạch điều tra nói chung, những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật về tổ chức tiến
hành biện pháp điều tra cụ thể nói riêng. Do vậy, có thể chia nội dung của
CTĐTHS bao gồm những yếu tố sau đây:
Lý luận chung về giả thuyết điều tra, xây dựng và kiểm tra giả thuyết
điều tra; lý luận chung về lập kế hoạch điều tra, những nguyên tắc lập kế hoạch
điều tra, trình tự lập kế hoạch điều tra v.v…
Lý luận chung về tình huống điều tra, những chỉ dẫn về đánh giá và sử
dụng tình huống điều tra trong hoạt động điều tra.
10
Quyết định chiến thuật và những chỉ dẫn thông qua quyết định chiến
thuật trong các tình huống điều tra khác nhau.
Nội dung, những nguyên tắc của sự phối hợp giữa cơ quan điều tra và
những lực lượng khác tham gia vào cuộc đấu tranh chống tội phạm; những
nguyên tắc sử dụng những tài liệu thu thập được từ việc tiến hành những biện
pháp trinh sát trong hoạt động điều tra.
Những chỉ dẫn về sử dụng những phương tiện KTHS, những thủ thuật
chiến thuật để thu thập và nghiên cứu chứng cứ.
Những chỉ dẫn về sử dụng những kiến thức chuyên ngành, sự giúp đỡ
của những chuyên gia và của quần chúng trong hoạt động điều tra.
Những hình thức tổ chức hoạt động điều tra.
Những thủ thuật và những điều chỉ dẫn về chuẩn bị, tiến hành những
biện pháp điều tra.
Những phối hợp chiến thuật được áp dụng trong hoạt động điều tra.
Trên thực tế, những thủ thuật chiến thuật và những chỉ dẫn chiến thuật
cần phải đảm bảo ứng dụng một cách đầy đủ, có hiệu quả những phương tiện
KTHS. Ví dụ, trình tự khám nghiệm hiện trường cần phải đảm bảo việc áp dụng
những phương tiện KTHS để mô tả hoàn cảnh của hiện trường và những dấu vết
trên ở hiện trường. Tiến hành thực nghiệm điều tra theo các giai đoạn sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng những phương tiện kỹ thuật để quay phim,
chụp ảnh từng bước và tới kết quả của cuộc thực nghiệm điều tra. Đồng thời, sự
phát triển của CTĐTHS sẽ thúc đẩy sự ứng dụng trong hoạt động điều tra những
phương tiện kỹ thuật mới, những thủ thuật và những chỉ dẫn phải sử dụng
những phương tiện kỹ thuật đó.
Như vậy, những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật của CTĐTHS được ứng
dụng trong thực tiễn hoạt động điều tra thông qua phương pháp điều tra những
tội phạm cụ thể. Đặc biệt, với việc ứng dụng trong thực tiễn những thủ thuật, chỉ
dẫn chiến thuật mới sẽ dẫn đến bổ sung và thay đổi phương pháp điều tra, tạo ra
11
những điều kiện tối ưu để áp dụng những thủ thuật, chỉ dẫn chiến thuật để khám
phá những vụ án xảy ra.
1.2. MỐI LIÊN HỆ VỚI NHỮNG LĨNH VỰC KHOA HỌC KHÁC VÀ
KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CTĐTHS
1.2.1. Mối liên hệ với những lĩnh vực khoa học khác của CTĐTHS
CTĐTHS có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khoa học mà những tri thức
của những khoa học này được sử dụng để xây dựng những luận điểm khoa học,
n