Đề tài Những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi lựa chọn Incoterms để áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Để đáp ứng được các giao dịch ngày càng nhiều và phức tạp, Phòng Thương mại Quốc tế đã soạn thảo ra các “Điều kiện thương mại quốc tế” – Incoterms với mục đích giải thích các điều kiện thương mại, tránh khả năng dẫn đến hiểu nhầm và tranh chấp khi thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn còn rất lúng túng khi áp dụng Incoterms vào Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Chính vì thế, em quyết định chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi lựa chọn INCOTERMS để áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” cho bài tập học kỳ của mình lần này.

doc6 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 3111 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi lựa chọn Incoterms để áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- MỞ ĐẦU Để đáp ứng được các giao dịch ngày càng nhiều và phức tạp, Phòng Thương mại Quốc tế đã soạn thảo ra các “Điều kiện thương mại quốc tế” – Incoterms với mục đích giải thích các điều kiện thương mại, tránh khả năng dẫn đến hiểu nhầm và tranh chấp khi thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn còn rất lúng túng khi áp dụng Incoterms vào Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Chính vì thế, em quyết định chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi lựa chọn INCOTERMS để áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” cho bài tập học kỳ của mình lần này. B- NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT VỀ INCOTERMS VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1. Incoterms 1.1. Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều kiện thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế. 1.2. Đặc điểm và giá trị pháp lý Incortems Incoterms là tập quán thương maị quốc tế hình thành từ rất sớm, được các quốc gia trên thế giới thừa nhận và áp dụng thường xuyên , phổ biến trong hơp̣ đồng mua bán hàng hoá quốc tế . Incoterms là tập hợp các điều kiện làm cơ sở để giao hàng, do đó Incoterms có một số đặc điểm đặc trưng như sau: Thứ nhất, Incoterms là tập quán quốc tế không mang tính bắt buộc. Thứ hai, các phiên bản của Incoterms đều có giá trị áp dụng như nhau, phiên bản trước không bị phủ nhận.Thứ ba, Incoterms chỉ sử dụng đối với việc mua bán hàng hóa hữu hình. Thứ tư, Incoterms không giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Thứ năm, Incoterms chỉ có giá trị pháp lý điều chỉnh các vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng trong trường hợp các bên thoả thuận áp dụng Incoterms trong quá trình giao kết hợp đồng. 2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (HĐMBHHQT) 2.1. Khái niệm Hiện nay, trong khoa học pháp lý Việt Nam chưa có một khái niệm thống nhất về HĐMBHHQT. Tuy nhiên, có thể khái quát như sau: HĐMBHHQT là hợp đồng mua bán có yếu tố nước ngoài tham gia. Tuy nhiên, yếu tố nước ngoài trong HĐMBHHQT được viện giải theo pháp luật thương mại mỗi nước và điều ước quốc tế có những quan điểm khác nhau. Trong đó, yếu tố trụ sở thương mại của các bên trong hợp đồng đặt tại các quốc gia khác nhau được pháp luật nhiều quốc gia thừa nhận như một tiêu chuẩn cơ bản và quan trọng trong việc xác định một HĐMBHHQT Nguyễn Thị Quyên, Luận văn thạc sĩ luật học “Luật áp dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2012 2.2 Đặc điểm và nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc điểm sau đây: - Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. - Về đối tượng của hợp đồng: Là các loại hàng hóa có thể được dịch chuyển qua biên giới của các quốc gia, từ nước của người bán sang nước của người mua. - Nơi ký kết hợp đồng: Việc ký kết hợp đồng diễn ra ở nước ngoài đối với một trong các bên - Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. - Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh. - Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài (có thể tại nước ngoài). - Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp: luật quốc gia, luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. 3. Vai trò của Incoterms đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Thứ nhất, Incoterms sẽ là cơ sở quan trọng để tính giá cả hàng hóa khi các bên lựa chọn sử dụng điều khoản của Incoterms trong HĐMBHHQT. Trên cơ sở điều kiện nào của Incoterma sẽ được lựa chọn các bên sẽ tính toán chi phí đối với các thủ tục, thuế từ đó xác định giá cả hàng hóa để thống nhất đàm phán và ký kết hợp đồng. Thứ hai, Incoterms là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm trong việc giao nhận hàng hóa và thực hiện việc liên quan đến khiếu nại và giải quyết tranh chấp về giao nhận hàng hóa nếu có giữa người bán và người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thứ ba, Incoterms là căn cứ xác định thời điểm chuyển đổi rủi ro đối với hàng hóa trong Hợp đồng mua bán. Khi các bên lựa chọn điều kiện Incoterms cụ thể, rõ ràng trong Hợp đồng sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định trách nhiệm của các bên khi xảy ra vấn đề rủi ro đối với hàng hóa. II. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý KHI ÁP DỤNG INCOTERMS TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1. Dẫn chiếu đúng Incoterms trong hợp đồng Incoterms là tập quán thương mại quốc tế, chính vì vậy Incoterms không bắt buộc phải sử dụng trong HĐMBHHQT. Nếu muốn sử dụng Incoterms, trong hợp đồng các bên phải lưu ý dẫn chiếu đầy đủ cả tên và phiên bản của Incoterms cần dẫn chiếu. Nếu dẫn chiếu không đầy đủ có khả năng dẫn tới mâu thuẫn giữa các bên trong việc thực hiện hợp đồng. Các dẫn chiếu sau mà các bên có thể hay gặp là: - Thiếu phiên bản Incoterms - Ghi sai tên phiên bản Incoterms - Ghi sai địa điểm giao hàng thỏa thuận - Nhầm lẫn giữa Điều kiện thương mại theo Incoterms và điều kiện thương mại riêng giữa các quốc gia - Dẫn chiếu nhầm các điều kiện cơ sở giao hàng Ví dụ: “DAF Móng Cái, Incoterms 2010”. Trong Incoterms 2010, điều kiện thương mại DAF đã được thay thế bằng DAP. Trong trường hợp này, khi giải quyết tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp có thể phân vân giữa hai cách hiểu: DAF Móng Cái Incoterms 2000 hoặc DAP Móng Cái Incoterms 2010. Thực tế, những sai lầm nhỏ trong cách dẫn chiếu Incoterms có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nằm ngoài sự tiên liệu của các bên. Việc dẫn chiếu các điều kiện của Incoterms phải lưu ý các điểm sau: - Lựa chọn điều kiện phù hợp phương thức vận tải - Xác định địa điểm giao hàng, cảng giao hàng, cảng đích, cụ thể và chính xác - Ghi rõ phiên bản Incoterms sử dụng - Tránh nhầm lẫn giữa các điều kiện trong các phiên bản Incoterms 2. Incoterms không phải là nguồn luật áp dụng duy nhất cho HĐMBHHQT Incoterms là tập quán thương mại quốc tế, và được pháp luật của nhiều quốc gia và công ước quốc tế ghi nhận là nguồn luật điều chỉnh cho Hợp đồng quốc tế (Điều 5 Luật Thương mại Việt Nam, Điều 759 Bộ Luật Dân sự Việt Nam,). Việc sử dụng Incoterms phải được dẫn chiếu trong hợp đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Incoterms chỉ là tập quán quốc tế điều chỉnh một số hoạt động liên quan đến vận tải và giao nhận hàng hóa trong HĐMBHHQT. Chính vì thế, Incoterms không điều chỉnh hết toàn bộ nội dung của hợp đồng (như các vấn đề về chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa, thanh toán, giải quyết tranh chấp,) . Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng, như việc bên nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người mua và phân chia chi phí cho các bên ra sao. Song các vấn đề khác như giá cả, phương thức thanh toán, việc bốc, xếp, dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi thì tùy theo vào thỏa thuận của các bên thể hiện trong hợp đồng hoặc theo tập quán cảng, tập quán ngành kinh doanh, tập quán của nước sở tại của các bên tham gia mua bán hàng hóa. Phạm Thị Thanh Nga (2011), Tìm hiểu quy tắc sử dụng Incoterms Chính vì vậy, Incoterms chỉ là nguồn luật bổ trợ cho các nguồn luật áp dụng khác, với ý nghĩa quan trọng nhất là ra tạo giá trị pháp lý chuẩn hóa cho các điều khoản thuộc phạm vi điều chỉnh của Incoterms và tìm ra tiếng nói chung cho các bên trong hợp đồng với các lĩnh vực này. Incoterms không thể là nguồn luật duy nhất điều chỉnh toàn bộ vấn đề phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng. 3. Sử dụng linh hoạt và hợp lý các điều khoản Incoterms 3.1. Các bên được tự do lựa chọn các điều kiện thương mại trong các phiên bản Incoterms Hay nói các khác, các phiên bản Incoterms không có sự phủ định lẫn nhau. Phiên bản Incoterms sau không thay thế cho phiên bản Incoterms trước. Hơn nữa, Incoterms là tập quán thương mại giữa các thương nhân, là ngôn ngữ giữa các thương nhân trong lĩnh vực vận tải giao nhận, chính vì vậy, các bên có thể tùy chọn phiên bản Incoterms phù hợp nhất với ý chí của các bên. Thực tế, các phiên bản Incoterms cũ không phải là lạc hậu, bởi chúng vẫn thích nghi và phù hợp với những phương thức vận tải truyền thống và quán quán, thói quen thương mại của nhiều doanh nghiệp. Phiên bản mới ra đời chỉ nhằm mục đích hợp lý hóa những nguyên tắc, quy định của Incoterms nhằm phù hợp với thực tiễn thương mại và vận tải trên thế giới. Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam và trên thế giới vẫn sử dụng các phương thức vận tải thuộc Incoterms 2000, thậm chí Incoterms 1990 cho hoạt động thương mại quốc tế của mình. 3.2. Các bên có thể thay đổi các nội dung trong điều kiện thương mại Quyền và nghĩa vụ của các bên được đưa ra cụ thể trong Incoterms các quy định đối xứng A-B. Tuy nhiên, do Incoterms chỉ là tập quán và là tập quán mẫu, thống nhất tiếng nói cho các bên, do vậy, các bên có thể tùy ý thay đổi các điều khoản về quyền và nghĩa vụ trong các điều kiện thương mại sao cho phù hợp nhất với thực tế thương mại và tập quán thương mại. Tuy nhiên, việc thay đổi và thỏa thuận lại các quyền và nghĩa vụ không nên quá nhiều, bởi có thể dẫn tới sự chuyển hóa từ điều kiện thương mại này sang điều kiện thương mại khác. Thông thường, những sự thay đổi liên quan đến các nội dung sau đây là nguyên nhân dẫn tới việc chuyển hóa các điều khoản trong Incoterms (tuy nhiên, không phải bất cứ thay đổi nào liên quan đến 4 nội dung này sẽ làm chuyển hóa các điều khoản trong Incoterms): - Nghĩa vụ thông quan hàng hóa - Nghĩa vụ thuê tàu - Nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa và người hưởng lợi bảo hiểm - Địa điểm chuyển giao rủi ro Ngoài ra, cũng cần lưu ý một số điều khi áp dụng Incoterms vào HĐMBHHQT như: Incoterms chỉ áp dụng đối với hợp đồng ngoại thương mà không áp dụng cho hợp đồng nội thương; Incoterms chỉ áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa dạng vật chất (hữu hình), không áp dụng cho hàng hóa phi vật chất (vô hình); Incoterms do ICC ban hành, các bên thỏa thuận dẫn chiếu trong hợp đồng nhưng không có nghĩa mặc nhiên ICC là trọng tài phân xử tranh chấp, C- KẾT LUẬN Incoterms được coi là một trong những tập quán thương mại thông dụng và phổ biến nhất trên thế giới. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, hiểu và sử dụng đúng, linh hoạt Incoterms sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình đàm phán giao kết và thực hiện HĐMBHHQT. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội 2. Trần Thị Tú Anh, Khóa luận tốt nghiệp “Một số vấn đề pháp lý cơ bản và thực tiễn áp dụng tập quán thương mại quốc tế Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2012 3. Thị Quyên, Luận văn thạc sĩ luật học “Luật áp dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2012 4. Các website: https://drive.google.com/file/d/0Bxp91RU1J3uIUDZwbzh2Q2xZdXc/view
Luận văn liên quan