Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (Multi Nations Company) trên toàn cầu.
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Sở dĩ giá cả có thể xác định lại trong những giao dịch như thế xuất phát từ ba lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn.
Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục.
Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế là điều tất yếu. Chênh lệch mức độ điều tiết thuế vì thế hoàn toàn có thể xảy ra.
11 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những vấn đề về chuyển giao giá của FDI tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHUYỂN GIAO GIÁ CỦA FDI TẠI VIỆT NAM.I. Chuyển giá là gì?
1. Khái niệm chuyển giá:
Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (Multi Nations Company) trên toàn cầu.
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Sở dĩ giá cả có thể xác định lại trong những giao dịch như thế xuất phát từ ba lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn.
Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục.
Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế là điều tất yếu. Chênh lệch mức độ điều tiết thuế vì thế hoàn toàn có thể xảy ra.
2. Bản chất của chuyển giá:
- Chuyển giá chỉ có ý nghĩa với những giao dịch giữa các chủ thể có quan hệ liên kết với nhau.
- Việc chuyển giá (transfer pricing) bằng cách định giá quá cao hoặc quá thấp trong hoạt động thương mại giữa nội bộ công ty của các công ty đa quốc gia nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận từ nước có thuế cao sang nước có thuế thấp. Như thế, vô hình trung, chuyển giá đã gây ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế do xác định không chính xác nghĩa vụ thuế, dẫn đến bất bình đẳng về lợi ích, tạo ra sự cách biệt trong ưu thế cạnh tranh.
Như vậy yêu cầu đặt ra là xác định lại giá giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết nhằm đưa giá giao dịch liên kết về đúng với giá thị trường.
3. Các phương pháp định giá thị trường:
- Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập: dựa vào đơn giá sản phẩm được vận dụng trong trường hợp giao dịch độc lập có điều kiện tương đương với giao dịch liên kết.
- Phương pháp giá bán lại: áp dụng trong trường hợp không có giao dịch mua tương đương, thuộc khâu cung ứng hoặc có thêm giai đoạn gia công, chế biến, lắp ráp... làm gia tăng giá trị hàng hóa, nên phải sử dụng giá bán lại của sản phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của giao dịch liên kết.
- Phương pháp giá vốn cộng lãi: được lựa chọn khi giao dịch liên kết thuộc khâu sản xuất khép kín để bán cho bên liên kết hoặc cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cho bên liên kết. Phương pháp này xác định giá dựa vào giá vốn hay giá thành của sản phẩm để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết.
- Phương pháp so sánh lợi nhuận: để thực hiện phương pháp này phải dựa trên tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch độc lập được chọn. Phương pháp này không cho ra kết quả về giá mà tính ra được thu nhập thuần trước thuế là cơ sở tính thuế TNDN. Đây được xem là phương pháp mở rộng của phương pháp giá bán lại và giá vốn cộng lãi, nên có thể áp dụng đối chiếu trong trường hợp có những điều kiện tương tự.
- Phương pháp tách lợi nhuận: được áp dụng trong trường hợp nhiều bên liên kết cùng thực hiện một giao dịch liên kết tổng hợp, chẳng hạn như cùng tham gia nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hoặc sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền, kinh doanh chuyển tiếp từ khâu đầu đến khâu cuối gắn với quyền sở hữu trí tuệ. Việc tách lợi nhuận của từng bên liên kết trong giao dịch dựa trên cách mà các bên độc lập thực hiện phân chia lợi nhuận trong các giao dịch độc lập tương đương. Trường hợp do tính đặc thù hoặc duy nhất của giao dịch liên kết mà không có có giao dịch độc lập tương đương để chọn một trong các phương pháp trên so sánh thì có thể sử dụng biện pháp tổng hợp (như mở rộng phạm vi lựa chọn sang phân ngành khác, xác định biên độ giá thị trường thích hợp bằng các phương pháp tổng hợp...) hoặc vận dụng các số liệu giữa kỳ (để tính mức giá sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận...).
II. Chuyển giao giá của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam:
Cũng như nhiều doanh nghiệp FDI khác, những doanh nghiệp FDI ở Việt Nam cũng sử dụng các hình thức chuyển giao giá để chuyển lợi nhuận về công ty mẹ nhằm trốn thực hiện những nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.
Với các doanh II nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tình trạng trốn thuế lại bằng những hình thức rất tinh vi được gọi là “chuyển giá.” Chuyện này thường xảy ra trong các công ty con đặt tại Việt Nam và công ty mẹ đặt tại nước ngoài. Các cuộc điều tra đã cho thấy, khi nhập hàng vào gia công, các công ty con thường khai vống lên rất cao giá thành nguyên liệu nhập của công ty mẹ và khai thấp đi giá bán hàng khi xuất; kê khai giá nhập thiết bị cao chót vót để rồi hạch toán khấu hao lớn, làm tăng chi phí giá thành sản phẩm, dẫn đến việc trong sổ sách chứng từ kế toán họ triền miên khai thua lỗ. Đó thực chất là hình thức chuyển giá để trốn thuế bằng cách tính nguyên liệu đầu vào các doanh nghiệp nhập từ công ty mẹ với giá cao ngất ngưởng. Trong khi hàng đầu ra xuất sang các nước có thuế suất bằng 0% hoặc thuế suất thấp nên danh nghĩa theo báo cáo là lỗ công ty con, nhưng lại lãi cực lớn ở công ty mẹ. Những doanh nghiệp FDI kê khai lỗ cũng thường đến từ các quốc gia mà ở đó mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thấp hơn nhiều lần so với mức phải đóng ở Việt Nam. Cụ thể, mức thuế này ở Việt Nam là 25%, trong khi ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác chỉ khoảng mức 10% hoặc thậm chí bằng 0%.
1. Phương thức chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam:
Trốn thuế qua chuyển giá có thể được thực hiện một cách bài bản ngay từ giai đoạn đầu tư thông qua việc tính giá trị công nghệ, thương hiệu... (vốn vô hình) cao. Phần vốn góp cao lên cùng tỉ lệ góp vốn cao, làm cho tỷ lệ lợi nhuận được chia cao hơn nhiều so với vốn thực. Chuyển giá còn được thực hiện bằng cách tăng chi phí khấu hao (nghĩa là lợi nhuận giảm).
Mua cao bán thấp
Các doanh nghiệp FDI kê giá nguyên liệu đầu vào rất cao, đồng thời tìm mọi cách khai tăng chi phí quảng cáo, khuyến mãi nhằm triệt tiêu lợi nhuận. So với các DN trong nước cùng ngành nghề có thể thấy chi phí sản xuất của DN FDI thường cao bất thường. Để có thể biến lãi thành lỗ thông qua hình thức chuyển giá, các DN FDI không thể làm riêng lẻ mà hoạt động trong cùng tập đoàn hoặc liên kết thành từng nhóm. Từ đó các đơn vị này tự dàn xếp giá với nhau thông qua các giao dịch liên kết nhằm tìm kiếm thêm lợi nhuận mà không phải bỏ thêm vốn hay mở rộng sản xuất. Với phương thức sử dụng giá giao dịch nội bộ hay còn gọi là giao dịch liên kết, các tập đoàn cũng giảm đi tổng nghĩa vụ thuế trên phạm vi toàn cầu nhằm tăng lợi nhuận sau thuế
Khai quá giá trị đầu tư
Phương thức mà các DN FDI thường sử dụng để trốn thuế là khai quá giá trị đầu tư. Giá trị đầu tư một nhà máy chỉ 1 tỉ đồng nhưng họ nâng lên thành 1,5 tỉ đồng. Với suất đầu tư ban đầu cao như vậy, hoạt động của DN nước ngoài có lẽ sẽ chẳng bao giờ có lãi vì chi phí đầu tư cao thì giá thành cũng cao lên, lợi nhuận thấp xuống.
Trên thực tế, vấn đề này đã được nhiều DN trong nước nghi ngờ từ cách này hơn mười mấy năm vì những dự án của nước ngoài có chi phí đầu tư ban đầu cao bất thường. Với số vốn đầu tư ban đầu như nhau nhưng DN trong nước xây dựng được nhà máy có công suất lớn gấp 2-3 lần so với DN nước ngoài.
Ngoài việc khai quá mức vốn đầu tư ban đầu, hoạt động chuyển giá còn có thể thực hiện cả trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu và xuất thành phẩm. Cách sử dụng phổ biến là công ty mẹ ở nước ngoài bán nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc cho công ty con với giá cao hơn giá thị trường để làm tăng chi phí.
Trong khi đó, khi sản xuất ra thành phẩm, các công ty con lại bán cho những đối tác liên kết với giá thấp hơn cả giá vốn. Các DN FDI còn lợi dụng khác biệt thuế suất giữa các quốc gia để trốn thuế. Thuế suất thuế thu nhập DN hiện nay tại Việt Nam là 25%, trong khi nhiều quốc gia khác thuế suất chỉ trên dưới 10%, thậm chí nhiều quốc gia như Andorra, British Virgin Islands... thuế suất là 0%.
DN sẽ lập công ty mẹ hoặc công ty con ở các quốc gia có thuế suất thấp, công ty tại Việt Nam sẽ bán sản phẩm cho công ty tại các quốc gia này với giá bằng giá gốc để tránh nộp thuế tại Việt Nam. Sau đó bên mua sẽ bán lại cho bên thứ ba thu lãi. Do thuế thu nhập DN tại những quốc gia nơi công ty trú đóng bằng 0 hoặc ở mức rất thấp nên DN không phải đóng thuế hoặc thuế rất thấp.
Một số quốc gia có mức thuế suất thuế thu nhập DN thấp
Tên quốc gia
Thuế suất thuế TNDN
Andorra
0%
British Virgin Islands
0%
United Arab Emirates
0%
Montenegro
9%
Albania, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria, Burkina Faso, Cyprus...
10%
Ví dụ: Khi doanh nghiệp nâng giá trị lên 1.000 USD với thời gian khấu hao 10 năm thì mỗi năm sẽ đưa vào chi phí 100 USD và như thế có nghĩa là thu nhập chịu thuế giảm 100 USD; và với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% như hiện nay, Nhà nước sẽ thấp thu 25 USD. Đến giai đoạn hoạt động, việc nâng giá vật tư, phụ tùng đầu vào cũng kéo theo ngân sách bị thấp thu rất nhiều loại thuế. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp nâng giá lên 100.000 USD thì công ty mẹ không phải nộp một đồng thuế GTGT nào (vì là hàng xuất khẩu), đồng thời được khấu trừ thuế đầu vào. Còn công ty con, phải nộp thuế với hàng nhập khẩu nhưng bù lại, được khấu trừ khi bán sản phẩm.
Với thuế nhập khẩu:
Hàng nằm trong diện miễn giảm: số tiền được miễn giảm = số thấp thu của Nhà nước.
Ngay cả khi không nằm trong diện miễn giảm: số tiền nộp thuế cũng đã được đưa vào chi phí và làm giảm thu nhập chịu thuế = một lượng tương đương.
Giả sử:
Với trị giá hàng hóa được nâng lên là 100.000 USD và thuế suất thuế nhập khẩu là 30% .
Thuế nhập khẩu phải nộp là 30.000 USD (nghĩa là thu nhập chịu thuế giảm 30.000 USD).
doanh nghiệp Thuế thu nhập bị mất là: 30.000 x 25% = 7.500 USD
Thuế suất ở trong nước = nước ngoài:
Công ty mẹ ở nước ngoài tăng thu nhập chịu thuế lên 100.000 USD sẽ phải nộp thuế là 25.000 USD, phần còn lại được coi như thu nhập là 75.000 USD. Công ty con giảm thu nhập chịu thuế 100.000 USD sẽ giảm thuế thu nhập 25.000 USD.
Đây chính là khoản mà Nhà nước ta bị thất thu.
Thuế suất nước ngoài < Việt Nam:
Thuế thu nhập DN ở Đài Loan là 20%
Thuế thu nhập DN ở Việt Nam là 25%
Chi nhánh ở Đài Loan sẽ có thể tăng giá chuyển giao hàng hoá và dịch vụ cho chi nhánh ở Việt Nam.
Nếu khoản nâng giá là 100.000 USD lợi nhuận báo cáo ở Đài Loan sẽ tăng 100.000 USD & thuế nộp cho nước này tăng thêm 20.000 USD. Đồng thời lợi nhuận ở Việt Nam giảm đi 100.000 USD.
Tức số thuế phải đóng ở đây giảm đi 25.000 USD. Như vậy thông qua chuyển giá quốc tế công ty này đã "tiết kiệm" được 5.000 USD.
2. Thực trạng chuyển giá của FDI ở Việt Nam:
Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, hiện có đến 20- 30% trong tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên các địa bàn kê khai có kết quả kinh doanh lỗ liên tiếp trong 2- 3 năm, thậm chí 5 năm.
Theo số liệu thống kê năm 2009, cả nước có 1.358 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI hoạt động. Tuy nhiên có tới 56% trong số này báo cáo làm ăn thua lỗ. thực tế, các doanh nghiệp này đều có công ty mẹ tại nước ngoài và hàng sản xuất ra 99% là xuất khẩu sang nước thứ ba.
Việc báo cáo lỗ, làm ăn kém hiệu quả thực chất là để né thuế. Đây là một trong số hình thức chuyển giá của doanh nghiệp. Một dẫn chứng là có một doanh nghiệp FDI quận Bình Tân - TP HCM năm 2007 báo cáo lỗ 2.354 tỷ đồng, năm 2008 lỗ 2.668 tỷ đồng, năm 2009 lỗ 2.654 tỷ đồng. Ba năm liền họ đều kê khai giá bán thấp hơn giá vốn. Doanh thu xuất khẩu luôn chiếm trên 99%. Theo số liệu được Cục Thuế TP.HCM thống kê, tổng chi phí năm 2007 của công ty này là 15.328 tỉ đồng (làm tròn số), trong khi tổng doanh thu là 12.974 tỉ đồng (tròn số). Đến năm 2008 tổng chi phí vượt lên 20.961 tỉ đồng thì tổng doanh thu là 18.293 tỉ đồng. Năm 2009 tổng chi phí còn 15.434 tỉ đồng, còn tổng doanh thu là 12.780 tỉ đồng. Một cán bộ thuế lâu năm cho rằng các báo cáo quyết toán của DN này cho thấy tổng doanh thu bán hàng thấp hơn giá vốn của hàng hóa dịch vụ bán ra. Điều lạ là lỗ như vậy nhưng doanh nghiệp này vẫn mở rộng sản xuất năm sau cao hơn năm trước.
Theo Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh, có đến gần 60% trong số 3500 doanh nghiệp FDI hoạt động tại địa bàn báo lỗ năm 2009, năm 2008 con số đó là 50% và năm 2007 là 70%.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thua lỗ của những doanh nghiệp này là việc sử dung chinhd sách ưu đãi của Việt Nam cho giảm trừ phần chi phí của các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi nên đã dùng mọi cách kê khai làm cả phần chi phí làm thương hiệu của cả tập đoàn mẹ.
Mặc dù các DN khai lỗ nhưng doanh số vẫn không ngừng tăng, mạng lưới kinh doanh, thị phần cũng phát triển theo chiều thẳng đứng. Cục Thuế TP.HCM cho biết họ có cả danh sách hàng trăm công ty lỗ lũy kế từ 6-10 năm.Trong danh sách này có tên của những công ty giải khát nổi tiếng, công ty sản xuất da giày, dệt may, kể cả kinh doanh siêu thị. Chỉ riêng năm 2009 có 1.358 DN kê khai lỗ, chiếm 56% số DN FDI đang hoạt động.
Một ví dụ với ngành da giày, số DN có vốn FDI khai lỗ chiếm hơn 53,4%, trong khi chỉ 27% DN trong nước ngành này báo lỗ. Khảo sát của Cục Thuế TP.HCM ở một số DN cùng nhóm ngành nghề giữa khu vực DN trong nước và DN FDI cho thấy lợi nhuận bình quân của các DN trong nước luôn cao hơn các DN FDI, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày.
Năm 2009, TP.HCM có 235 DN FDI dệt may hoạt động thì có đến 109 DN khai lỗ, trong khi chỉ có 28 DN trong nước báo lỗ.
Mới đây, Cục Thuế TP.HCM đã tiến hành thanh tra thuế tại Khách sạn Equatorial (liên doanh giữa Công ty Dịch vụ tổng hợp Hoàng Việt và Công ty Planego – Hồng Kông) và Khách sạn Metropolitan (liên doanh giữa Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng và Công ty Saigon Metropolitan Ltd. Thuộc Tập đoàn, Cục Thuế đã phát hiện được các khoản trốn thuế và lỗ lên tới hàng chục triệu USD.
Năm 2010, theo báo cáo của cục Thống kê TP.Hồ Chí Minh cũng có đến 60% doanh nghiệp FDI báo lỗ và cũng có nhiều bất cập trong cơ cấu vốn đầu tư của những doanh nghiệp này.
Từ thực trạng chưa có doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nào trên địa bàn báo cáo hoạt động có lãi, đầu năm 2010, Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng đã quyết định thành lập tổ khảo sát về chè xuất khẩu. Kết quả điều tra cho thấy, sau khi chế biến ra trà thành phẩm, các doanh nghiệp đóng gói xuất sang Đài Loan với giá chỉ từ 2,8 đến 4 USD/kg, trong khi chi phí sản xuất 1 kg trà thành phẩm là 8 - 9 USD/kg. Sau khi chuyển về công ty mẹ, sản phẩm trà được phân nhỏ rồi mới gắn nhãn mác và bán với giá xuất khẩu thực tế là từ 5,5 đến 11,6 USD/kg (gấp 2 - 3 lần so với báo cáo). Theo Cục Thuế Lâm Đồng, thông qua kiểm tra, hướng dẫn 17 doanh nghiệp FDI trong ngành chè, đã xử lý hết số lỗ lũy kế trong hạn chuyển lỗ đến hết ngày 31/12/2009 là trên 316,5 tỷ đồng, trong đó, Công ty TNHH HaiYih xử lý lỗ lũy kế với số tiền là 63,6 tỷ đồng, Công ty TNHH Trà Kinh Lộ 56,8 tỷ đồng, Công ty TFP Việt Nam 47,9 tỷ đồng… đồng thời các doanh nghiệp này cũng đã kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền gần 8 tỷ đồng.
Đối với toàn bộ nền kinh tế:
Tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa DN trong nước với DN nước ngoài.
Các DN FDI giữ vị trí độc tôn sẽ làm nền kinh tế trong nước phụ thuộc vào DN nước ngoài.
Là một trong những nguyên nhân dẫ đến tình trạng nhập siêu khi nhập máy móc thiết bị, nguyên vật liệu với giá cao trong khi xuất khẩu sản phẩm với giá thấp.
Đối với nhà nước:
- Nhà nước sẽ bị thất thu thuế.
Đối với doanh nghiệp trong nước:
- Thủ tiêu doanh nghiệp trong nước do các doanh nghiệp này gần như không có thị trường tiêu thụ.
Đối với người tiêu dùng:
Trong dài hạn khi các DN FDI trỏ thành độc quyền thì người tiêu dùng sẽ phải tiêu dùng với giá mà các DN này đặt ra.
IV.Giải pháp
Các biện pháp kiểm soát chuyển giá của chính phủ.
Hoàn thiện các văn bản kiểm soát chuyển giá của chính phủ.
Xây dựng một hệ thống các quy định pháp lý đồng bộ điều chỉnh vấn đề định giá chuyển giao. Cần đưa nội dung quản lý giá chuyển giao vào văn bản pháp luật thuế cao nhất như luật quản lý thuế hay luật thuế TNDN.
Nội dung định giá như trong thông tư 66/2010/TT-BTC. Cần công bố rộng rãi thông tư để các doanh nghiệp nắm rõ.
(ii) Giảm mức thuế suất thuế TNDN xuống một mức hợp lý tương đồng với các nước trong khu vực đồng thời áp dụng mức thuế suất bổ sung đối với các khoản trả lãi vay cho các bên liên kết.
Thuế suất phổ thông nên giảm xuống một mức hợp lý tương đồng với các nước trên khu vực nhằm hạn chế động cơ các công ty chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Để hạn chế các công ty đa quốc gia tài trợ cho công ty con ở Việt Nam bằng hình thức cho vay vốn để tránh thuế , gây rủi ro lớn cho nền kinh tế cần áp dụng thuế suất bổ sung đối với các khoản chuyển trả lãi tiền vay cho bên liên kết.
(iii) Xây dựng lại tiêu chí phân bổ chi phí quản lý kinh doanh do công ty mẹ ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt nam.
Khoản chi phí quản lý chung do công ty mẹ ở nước ngoài phân bổ cho công ty con ở Việt Nam phải được khống chế mức tối đa theo một tỷ lệ nhất định.
Việc phân bổ này chỉ đề cập đến chi phí quản lý mang tính chất chung của công ty mẹ có liên quan đến hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
Xóa bỏ hầu hết các ưu đãi thuế đối với các hoạt động đầu tư.
Công ty mẹ thường dựa vào các chính sách ưu đãi giữa các vùng miền trên lãnh thổ Việt nam để tiến hành các hoạt động sáp nhập, giải thể, điều chuyển các địa điểm sản xuất , kinh doanh từ vùng này sang vùng khác để tận dụng ưu đãi miễn giảm thuế TNDN. Mặt khác các ưu đãi thuế không phải là nhân tố quan trọng trong đầu tư của các công ty đa quốc gia.
Tiến hành xóa bỏ hầu hết( có thông báo theo lộ trình) các ưu đãi thuế đối với các hoạt động đầu tư, chỉ nên áp dụng chính sách ưu đâĩ thuế với các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, các dự án đầu tư thuộc các vùng đặc biệt khó khăn như vùng sâu, vùng xa.
Việc xóa bỏ hầu hết các ưu đãi thuế nói trên phải đi liền đồng thời với việc thực hiện chính sách tổng thể nền kinh tế bằng việc hạ thấp thuế suất phổ thông xuống một cách hợp lý.
(v) Tăng cường ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần với biện pháp khấu trừ khoản thuế để bảo vệ lợi ích chính đáng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Do hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã ký kết giữa Việt Nam với các nước mới chỉ dừng lại ở biện pháp khấu trừ thông thường nên cho dù nhà nước Việt Nam có dành cho các nhà đầu tư nước ngoài những ưu đãi thuế cao thì các nhà đầu tư cũng không được hưởng thực sự mà ngân sách nhà nước chủ đầu tư lại được hưởng lợi, trong khi ngân sách nhà nước Việt Nam lại bị mất nguồn thu. Đây cũng là lý do thúc đẩy các công ty đa quốc gia tự bảo vệ thu nhập của mình bằng việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài để tránh thuế.
- Quy định áp dụng phương pháp khấu trừ khoán thuế trong việc loại bỏ đánh thuế trùng giữa Việt Nam với các bên ký kết.
- Quy định đảm bảo cho chính phủ Việt Nam cớ cơ sở để kiểm soát việc định gái chuyển giao của các công ty đa quốc gia.
- Thỏa thuận giứa các cơ quan thuế của các nước có bên liên kết nhằm đưa ra phương án thuế tối ưu( khả năng tìm được thỏa thuận chung là rất thấp vì nước nào cũng sợ thất thu thuế và ai cũng muốn thu nhập được chia cho nước mình nhiều nhất. Ngoài ra cả hai nước có thể đang thu hút đầu tư, vì vậy nếu phải nhượng bộ thì họ sẽ mất lợi thế cạnh tranh.)
2. Những giải pháp về quản lý t