Đề tài Những yếu tố tác động đến việc kết hôn với người nước ngoài của phụ nữ nông thôn (Nghiên cứu những trường hợp lấy chồng là người Hàn Quốc và Đài Loan)

Trong những năm gần đây, việc kết hôn với người nước ngoài nói chung và với người Đài Loan và Hàn quốc nói riêng đã trở thành hiện tượng không còn là mới mẻ ở nước ta đặc biệt là tại một số khu vực như: Hải Phòng, An Giang, Cần Thơ, Hiện tượng này đã trở thành một đề tài nóng bỏng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí, các diễn đàn bởi những vấn đề ẩn chứa trong nó. Thời gian gần đây, báo chí trong và ngoài nước đã phanh phui rất nhiều vụ xâm hại nghiêm trọng đến thân thể của các cô dâu Việt lấy chồng ngoại quốc. Từ những cô dâu Việt trên đất nước Đài Loan bị sát hại như cô dâu Trần Thị Hồng Thắm hay trở về Việt Nam trong tình trạng người không ra người như Trần Thị Bích My, Cao Thị Hồng Nương đến những cái chết thương tâm của những cô dâu Việt trên đất Hàn như Huỳnh Mai, Kim Đồng chính là những hình ảnh bề nổi của phận Việt làm dâu nơi đất khách. Họ không thể và không có khả năng để chạy trốn khỏi những nguy cơ có thể tổn hại đến sức khỏe, thậm chí là chính mạng sống của mình. Tất cả những vấn đề hậu hôn nhân với người nước ngoài đều do các cô dâu tự chịu trách nhiệm. Nhiều cuộc hôn nhân không những không hạnh phúc mà những người phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ trở thành nô lệ tình dục, bị đe dọa về nhân phẩm và cả tính mạng. Với nhiều vấn đề như vậy nhưng tại sao tình trạng những phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài chẳng những phổ biến trong thời điểm hiện tại mà còn có xu hướng gia tăng, chưa thể dừng lại?

pdf28 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2873 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những yếu tố tác động đến việc kết hôn với người nước ngoài của phụ nữ nông thôn (Nghiên cứu những trường hợp lấy chồng là người Hàn Quốc và Đài Loan), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, việc kết hôn với người nước ngoài nói chung và với người Đài Loan và Hàn quốc nói riêng đã trở thành hiện tượng không còn là mới mẻ ở nước ta đặc biệt là tại một số khu vực như: Hải Phòng, An Giang, Cần Thơ,… Hiện tượng này đã trở thành một đề tài nóng bỏng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí, các diễn đàn… bởi những vấn đề ẩn chứa trong nó. Thời gian gần đây, báo chí trong và ngoài nước đã phanh phui rất nhiều vụ xâm hại nghiêm trọng đến thân thể của các cô dâu Việt lấy chồng ngoại quốc. Từ những cô dâu Việt trên đất nước Đài Loan bị sát hại như cô dâu Trần Thị Hồng Thắm hay trở về Việt Nam trong tình trạng người không ra người như Trần Thị Bích My, Cao Thị Hồng Nương… đến những cái chết thương tâm của những cô dâu Việt trên đất Hàn như Huỳnh Mai, Kim Đồng chính là những hình ảnh bề nổi của phận Việt làm dâu nơi đất khách. Họ không thể và không có khả năng để chạy trốn khỏi những nguy cơ có thể tổn hại đến sức khỏe, thậm chí là chính mạng sống của mình. Tất cả những vấn đề hậu hôn nhân với người nước ngoài đều do các cô dâu tự chịu trách nhiệm. Nhiều cuộc hôn nhân không những không hạnh phúc mà những người phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ trở thành nô lệ tình dục, bị đe dọa về nhân phẩm và cả tính mạng. Với nhiều vấn đề như vậy nhưng tại sao tình trạng những phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài chẳng những phổ biến trong thời điểm hiện tại mà còn có xu hướng gia tăng, chưa thể dừng lại? Từ năm 2006 đến nay khu vực Tây Nam Bộ có 70.000 phụ nữ lấy chồng nước ngoài, nhưng chỉ có gần 16.500 lao động nữ xuất khẩu. Con số này được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2009 của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ về tình hình uất khẩu lao động và phụ nữ lấy chồng nước ngoài. Theo đó, 1con số xuất khẩu lao động của cả vùng ĐBSCL ít hơn số lao động xuất khẩu của một tỉnh miền Trung như Thanh Hóa hoặc Hà Tĩnh... nhưng số phụ nữ xuất ngoại lấy chồng ở ĐBSCL nhiều gấp 4 lần số phụ nữ đi xuất khẩu lao động (chủ yếu là ở Hàn Quốc và Đài Loan). Theo số liệu khảo sát của Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ, hiện đã có khoảng 90 ngàn cô dâu Việt tại Đài Loan - chiếm 70% cô dâu nước ngoài tại đây. Trung bình cứ 80 gia đình Đài Loan thì có 1 cô dâu Việt. Vậy điều gì đã dẫn tới hiện tượng được xem là “nóng bỏng” này hiện nay? Và để đánh giá một cách tổng quát về vấn đề này, đề tài “Những yếu tố tác động đến việc kết hôn với người nước ngoài của phụ nữ nông thôn” (Nghiên cứu những trường hợp lấy chồng là người Hàn Quốc và Đài Loan) nhằm đi sâu phân tích những tác động , những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến quá trình kết hôn với người nước ngoài của phụ nữ nông thôn Việt Nam để thấy được thực trạng tại sao nhiều người phụ nữ nông thôn lấy chồng nước ngoài như vậy. Việc đưa ra bức tranh tổng thể về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là một việc hết sức cần thiết để từ đó có những nhận định cụ thể và đúng đắn đối Hiện tượng kết hôn với người nước ngoài của những phụ nữ nông thôn 2. Một số khái niệm được sử dụng 2.1 Kết hôn Theo điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. 2.2 Hôn nhân - Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 định nghĩa: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn - Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia): 2Hôn nhân một cách chung nhất có thể được xác định như một sự xếp đặt của mỗi một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và đàn bà. Nó là một hình thức xã hội luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển của mối quan hệ giữa họ, nhờ đó xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung với nhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân. Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn. 2.3 Nông thôn - Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia): Nông thôn là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. - Một định nghĩa khác cũng cho rằng: Nông thôn là những vùng dân cư chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp và những nghề khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới sản xuất nông nghiệp. 3. Các lý thuyết Xã hội học 3.1 Lý thuyết hành vi Cơ sở của lý thuyết này dựa trên lý luận về quá trình hình thành phản xạ có điều kiện. Trong đó, hành vi con người được hiểu là tập hợp của nhiều hành động, việc làm cụ thể, liên kết với nhau một cách hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng bởi 2 nhóm yếu tố: • Các yếu tố bên trong: Tích cách, di truyền,... • Các yếu tố bên ngoài: Văn hóa, xã hội, kinh tế,... Chính vì thế, để lý giải những nguyên nhân dẫn tới một hành vi cụ thể, ta cần tìm hiểu xem cá nhân đó đã chịu tác động từ các yếu tố nào. Cụ thể trong đề tài 3này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số nguyên nhân xuất phát từ kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng tới quyết định tiến đến hôn nhân với người nước ngoài (cụ thể là người Đài Loan và Hàn Quốc) của phụ nữ nông thôn hiện nay, tìm hiểu để đi tới làm rõ tại sao trong khoảng thời gian gần đây, tỷ lệ phụ nữ nông thôn kết hôn với người nước ngoài lại gia tăng một cách đáng kể. 3.2 Lý thuyết chức năng Các tác giả của thuyết này nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần bảo đảm sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định , bền vững. Nói cách khác, theo quan điểm của thuyết chức năng, xã hội là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tạo thành có mối liên hệ với nhau và mỗi bộ phận thực hiện một hay một số chức năng nhất định để đảm bảo hệ thống xã hội tồn tại phát triển ổn định. Theo đó, mỗi thành viên trong gia đình, xã hội,… phải làm đúng vị trí, vai trò của mình. Người phụ nữ thường được gán cho những trách nhiệm, bổn phận đối với việc chăm sóc cho gia đình còn người đàn ông tham gia vào guồng máy sản xuất, tạo kinh tế. Văn hóa truyền thống Việt Nam cho rằng phụ nữ nên lấy chồng và lo lắng việc nhà, chuyện vươn lên trên xã hội nên để người đàn ông thực hiện, tư tưởng này vẫn còn ngự trị trong xã hội ngày nay, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Do đó, như một số ý kiến cũng đã nhận định rằng ở nông thôn, cha mẹ luôn muốn gả con gái mình vào một gia đình khá giả, thay vì tìm cách xây dựng cho con gái một thực lực vững chắc để con có thể chọn chồng theo ý muốn. Từ đó, đề tài này đi sâu tìm hiểu xem liệu đây có phải là một trong số các yếu tố tác động đến quyết định kết hôn với người nước ngoài của phụ nữ nông thôn hay không. 43.2 Xã hội hóa Quá trình xã hội hóa được hiểu là quá trình các cá nhân tiếp thu, học hỏi nền văn hóa xã hội mà cá nhân đó sinh ra và lớn lên, tức là lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội, học những gì phải làm, những gì không được làm, học các chuẩn mực giá trị để thích ứng được với xã hội. Quá trình này có vai trò rất quan trọng trong việc biến một cá nhân từ một thực thể tự nhiên thành con người xã hội, góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người. Qúa trình xã hội hóa cá nhân bao gồm những nội dung như sau: - Giúp cá nhân tiếp thu kinh nghiệm xã hội - Giúp cá nhân nắm vững các chuẩn mực, giá trị xã hội - Giúp cho cá nhân tiếp thu những chuẩn mực - Giúp các cá nhân chuẩn bị đảm nhiệm các vai trò xã hội Khi nghiên cứu về vấn đề phụ nữ nông thôn kết hôn với người nước ngoài, cách tiếp cận xã hội học về xã hội hóa cho phép chúng ta tìm hiểu những nội dung về định kiến giới, những chuẩn mực được xã hội quy định cho nữ giới trong gia đình (ví dụ như: phải có hiếu với cha mẹ, chịu khó, chịu khổ, lo cho các em,...) từ đó xét xem quyết định này của họ có chịu ảnh hưởng của những chuẩn mực, giá trị ấy không và nếu có thì đi phân tích xem hệ giá trị xã hội đã tác động như thế nào đến hành vi ấy. 3.3 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý Tiền đề của lý thuyết này là: con người luôn hành động có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa. Con người là chủ thể ra quyết định một cách hợp lý trong điều kiện khan hiếm nguồn lực trên cơ sở xem xét, đánh giá lợi ích kinh tế của từng cách lựa chọn. Theo đó, cá nhân đứng trước mỗi sự lựa chọn luôn có sự cân nhắc giữa được và mất. Cụ thể trong nghiên cứu này, việc áp dụng lý thuyết sự lựa chọn hợp lý cho phép tìm hiểu những cái mà phụ nữ nông thôn cho là cái ”được”, họ nghĩ họ sẽ có 5những gì khi quyết định kết hôn với người Đài Loan hay Hàn Quốc, họ lựa chọn việc kết hôn này dựa trên cơ sở gì (tình cảm hay cái gì khác?). 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tiến hành phân tích những tài liệu liên quan đến vấn đề này đồng thời tiến hành những phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. B. PHẦN NỘI DUNG Khi xem xét các yếu tố liên quan đến một vấn đề nào đó thì bao giờ người nghiên cứu cũng cần phải đặt cái nhìn bao quát về nhiều phía, trên nhiều khía cạnh để có thể rút ra được những kết luận đầy đủ nhất. Khi đứng trước một sự việc, hiện tượng nào đó, mỗi người lại có những cách giải thích, lý giải cho riêng mình. Đối với việc phụ nữ nông thôn kết hôn với người nước ngoài mà cụ thể là với người Đài Loan/Hàn Quốc cũng vậy, đã có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra, mỗi nguyên nhân ấy đều có những ý nghĩa nhất định nhưng tổng kết lại, một số yếu tố được nhắc đi nhắc lại trong rất nhiều tài liệu liên quan bao gồm: I. Các yếu tố khách quan 1. Các yếu tố kinh tế, nghèo đói Các yếu tố kinh tế có xu hướng liên quan đến tất cả các khía cạnh của đời sống con người. Xã hội ngày càng phát triển, điều kiện sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, để hưởng thụ những điều ấy thì không phải ai cũng có thể, nhất là ở trong xã hội mà kinh tế chi phối rất nhiều thứ như xã hội hiện nay. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra được những mặt trái của nền kinh tế thị trường, trong đó có vấn đề về khoảng cách giàu nghèo: những người giàu thì càng giàu lên mà những người nghào thì càng khó có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Cho nên ở đây, việc lấy chồng nước ngoài được xem như một biện pháp cải thiện kinh tế gia đình. Đây là một yếu tố rất quan trọng dẫn tới quyết định kết hôn của phụ nữ nông thôn. 6Nhiều công trình nghiên cứu việc lấy chồng nước ngoài ở Việt Nam đã cho thấy: kinh tế gia đình khó khăn là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến điều này. Theo khảo sát mới đây của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang tại 6 xã thuộc huyện Phụng Hiệp, nơi có đông chị em kết hôn với người nước ngoài cho thấy: nhiều chị em kết hôn không xuất phát từ tình yêu mà vì mục đích kinh tế. Cũng tại một huyện khác của tỉnh Hậu Giang, huyện Vị Thủy, UBND xã Vĩnh Trung cho biết: hiện toàn xã có 202 phụ nữ lấy chồng Đài Loan, 2 phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc. Các cô gái lấy chồng nước ngoài do hoàn cảnh khó khăn, thất nghiệp, do ca mẹ ép buộc chiếm tới gần 80%, số còn lại tự lựa chọn kết hôn với người nước ngoài nhưng cũng đều xuất phát từ ý muốn đổi đời, muốn có tiền nhiều để được hưởng cuộc sống giàu sang, sung sướng. Đề tài ”Nguyên nhân của phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long kết hôn với người Đài Loan” của tác giả Trần Thị Kim Xuyến (Khoa Xã hội học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, 2005) khi nghiên cứu các tỉnh được coi là ”điểm nóng” của hiện tượng kết hôn với người Đài Loan ở Đồng bằng sông Cửu Long (đó là Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang và Vĩnh Long) đã chỉ ra: theo sự đánh giá của cha mẹ cô gái kết hôn với người Đài Loan về tình hình mức sống hộ gia đình của mình so với những người xung quanh, phần lớn gia đình họ thuộc loại nghèo (41,1%) hoặc rất nghèo (19,8%) (Bảng 1). Bảng 1. Mức sống các hộ - gia đình có con gái lấy chồng Đài Loan ở thời điểm trước khi con gái lấy chồng (tính theo địa bàn khảo sát) Rất nghèo Nghèo Trung bình Tương đối Khá giả Khó trả lời Tổng 9 29 38 9 4 89Vĩnh Long 10,1% 32,6% 42,7% 10,1% 4,5% 100% An 29 49 27 2 2 109 7Giang 26,6% 45% 24,8% 1,8% 1,8% 100% 33 89 35 9 1 167Cần Thơ 19,8% 53,3% 21,0% 5,4% 0,6% 100% 39 52 51 6 1 1 150Đồng Tháp 26,0% 34,7% 34,0% 4,0% 0,7% 0,7% 100% 7 16 19 12 2 56Tiền Giang 12,5% 28,6% 33,9% 21,4% 3,6% 100% 9 26 21 5 1 2 64Hậu Giang 14,1% 40,6% 32,8% 7,8% 1,6% 3,1% 100% 126 216 191 43 10 4 635Tổng 19,8% 41,1% 30,1% 6,8% 1,6% 0,6% 100% Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải cho hiện tượng kết hôn với người nước ngoài của phụ nữ nông thôn, nhưng chung quy lại, vì kinh tế khó khăn, vì muốn có tiền được xem là nguyên nhân phổ biến nhất. Để có tiền, mặc dù ý thức được rằng đây là một cách mạo hiểm, không có gì là chắc chắn nhưng họ vẫn chấp nhận. ”Hồi đó, mọi người nói lấy chồng Đài Loan ở xa bị bán, không biết đường về.. lúc đó chưa đi làm sao biết... Với lại lúc đó hơi nghèo, mình lấy chồng ở đây không giúp cha mẹ được... ừ thì nói thật ra là vì tiền, không phải một mình em mà ai cũng vậy. Mục đích đi qua Đài Loan là vì muốn có tiền... vì trước ba em đi cây, làm chủ gỗ, chở mối lúa gạo, đường mía rồi đổ nợ, làm ăn thua lỗ, nợ quá nhiều... Mẹ làm ruộng thôi, lúc trước làm năm công, thiếu nợ nên bán hết...Ngày nào cũng bị đòi nợ nên quyết định đi. Chết ở đâu cũng chết nên không thấy sợ nữa, hơi liều mạng. Số mình chết ở đâu cũng vậy, thôi kệ, thí đại, thử thời, phải thì làm giàu không phải thì chết chứ có gì đâu nên di thôi. Mình lấy chồng là vì để có được tiền, vậy 8đó, khổ quá mà”. (PVS, nữ, 22 tuổi, xã Tân Lộc – huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ). ”Nói chung thì chồng tôi nó không già hơn tui lắm, lớn hơn chừng 6 – 7 tuổi thôi à, nói chung là nó cũng không có xấu gì hết trơn, thấy cũng hợp, như hồi nảy tui nói với chị vậy đó, thằng nào cũng như thằng nấy à, kệ nó, chỉ tổ có tiền thôi à, vì mình lấy chồng Đài Loan là mình cần tiền mà” (PVS, nữ, thị xã Gò Công – tỉnh Tiền Giang). Các cuộc thảo luận nhóm đã tranh luận rất sôi nổi và đưa ra nhiều nguyên nhân của việc lấy chồng Đài Loan, nhưng nổi bật hơn cả vẫn là lý do kinh tế gia đình. Họ cho rằng, nhiều gia đình ở địa phương nghèo từ đời này sang đời khác, nhưng cũng có nhiều người gặp rủi ro nên trở nên nghèo. Cái nghèo được thể hiện như: không có ruộng, học vấn thấp, không có việc làm, nợ nần chồng chất... Đồng thời, họ cho rằng, lấy chồng Đài Loan có một khoản tiền kha khá sẽ giúp giải quyết nhiều việc khó khăn trước mắt. Nhìn chung, hầu hết các nhóm đều khẳng định rằng kinh tế là nguyên nhân chính yếu nhất trực tiếp dẫn đến hiện trạng lấy chồng Đài Loan (Trần Thị Kim Xuyến, Nguyên nhân của phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long kết hôn với người Đài Loan, Tạp chí Xã hội học số 1 (89) 2005). ”Theo tôi thì tình hình lấy chồng Đài Loan có thể nói là không giảm vì sự phát triển kinh tế - xã hội ở ấp này hổng khéo là tụt hậu. Kinh tế chung không ổn thì kéo theo gia đình cũng vậy đó. Có lẽ cơ hội thoát nghèo qua con đường gả Đài Loan thì cũng còn rất lớn, không phải là nhỏ. Thí dụ, gia đình người ta ngồi tính từ đây đến vài ba năm nữa muốn cất một cái nhà thì cũng không thể cất được, bốn năm chục triệu thì bây giờ hy sinh một đứa để cất cái nhà chứ còn hoàn toàn rất khó... Nó do kinh tế - xã hội” (TLN trung niên, xã Vị Trung, huyện Vị thủy, tỉnh Hậu Giang). Thông thường, việc kết hôn là một việc hết sức lớn lao trong cuộc đời mỗi con người. Vì vậy, khi đứng trước ngưỡng cửa của hôn nhân, mỗi người đều có 9những suy nghĩ thật sự nghiêm túc, xem xét mọi vấn đề vì nó liên quan đến hạnh phúc của cả đời mình. Tuy nhiên, khi một cô gái kết hôn với một người nước ngoài thì với nhiều người, họ chỉ coi việc này chẳng khác gì so với việc đi xuất khẩu lao động. Có lẽ vì cả hai việc này đều giống nhau ở mục đích, cùng là đi ”làm kinh tế”. Cho nên, hình thức nào có lợi hơn thì sẽ được mọi người chấp nhận. ”Để tôi nói cho nghe nè, nghề thì không có ha, phải làm nông mà ruộng thì không có, làm mướn thì bữa có bữa không. Có lấy chồng thì chồng cũng nghèo, không nuôi nổi con mình, lấy đâu mà lo cho cha mẹ. Mấy đứa có ba cái chữ được một chút muốn đi xuất khẩu lao động gì đó thì phải đóng tiền thế chân đến ba, bốn chục triệu lận, làm sao có mà đóng? Lấy chồng Đài Loan không mất tiền mà còn được tiên nữa, tiền sau đám cưới trước kia nhiều hơn, giờ còn không bao nhiêu nhưng sau này nó gửi hoặc nó mang về” (TLN trung niên, xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ). Nhiều gia đình, nhiều chị em không cần tìm hiểu hoặc không có điều kiện tìm hiểu vị "hôn thê" của mình là người như thế nào, bao nhiêu tuổi, làm nghề gì... sẵn sàng kết hôn với những người bị tật nguyền, những người lớn tuổi hơn cả cha mình, chỉ cần có tiền gửi về cho gia đình là được. (Ngọc Thiện, 2005, Lấy chồng nước ngoài - Bi kịch ở “thiên đường”, Tiền Phong). Trên thực tế, có không hề ít các gia đình có con gái lấy chồng nước ngoài đều khá giả lên, rất nhiều người đều khẳng định rằng những thay đổi tích cực về cuộc sống của gia đình những người có con gái kết hôn kiểu này là một điều không thể phủ nhận được. Điều này phù hợp với những quan sát của tác giả Nguyên Huân (Báo Nông nghiệp Việt Nam) trong bài viết ”Về nơi nghìn người lấy chồng ngoại” (2010) khi nói về xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng – nơi đã chứng kiến rất nhiều cuộc hôn nhân giữa những cô gái ở đây với những chú rể Hàn Quốc hay Đài Loan. 10 ”... màu đỏ rực của hoa phượng đã được thay thế bằng màu đỏ tươi của những viên gạch tuy-len ốp tường hiển hiện ở hầu hết các căn nhà, con đường, ngõ ngách của huyện miền biển này. Trong lòng chúng tôi mừng thầm vì đinh ninh bà con ngư dân nơi đây ăn nên làm ra lắm nên nhà cửa mới lộng lẫy khang trang như vậy. Song, khi hỏi người dân vùng biển này về cái sự giàu có ấy họ chỉ gượng ghịu cười trả lời qua loa rằng "nhà Uôn, nhà Đài đó". Thấy mặt chúng tôi ngơ ngác, bà bán quán cóc đầu làng không ngần ngại xổ toẹt: “Thì những cái nhà lộng lẫy đó là do có con gái đi lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan gửi tiền về xây chứ có gì đâu mà phải giấu mới giếm. Uôn ở đây là tiền Hàn Quốc còn Đài nghĩa là Đài tệ (tiền của Đài Loan), đơn giản vậy thôi”. Chúng tôi vào thăm nhà anh Hùng khi anh đang hoàn thiện nốt ngôi nhà to nhất nhì thôn 3, xã Tú Sơn. Anh Hùng có hai cô con gái sinh đôi thi trượt đại học năm ngoái đều đã lấy chồng ngoại cách đây không lâu. Tỉ tê hỏi chuyện tôi được anh cho biết, tiền xây nhà hết hơn 500 triệu đồng do hai cô con gái, một lấy chồng Hàn Quốc một lấy chồng Đài Loan gửi về... ... có cả trăm ngàn lý do để những cô gái kia sẵn sàng lên xe hoa với những chàng trai không hề quen biết. Tuy nhiên, đa số các cô gái chấp nhận lấy chồng xa xứ mục đích chính vẫn không gì khác ngoài gánh nặng cơm áo, gạo tiền. ... Nói gì thì nói nhưng phải khẳng định một số xã của huyện Kiến Thụy giàu lên không thể không kể đến những đồng tiền ngoại hối do các cô gái lấy chồng nước ngoài gửi về. Điều này được ông Chủ tịch xã Tú Sơn Bùi Nhân Tông lấy dẫn chứng cụ thể như sau: Trước đây thôn 5 thuộc diện nghèo nhất xã Tú Sơn, nhưng sau có gần 100 cô gái đi lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan mà kinh tế của thôn giờ vươn lên vị trí đầu tiên của xã, vậy không phải tiền của họ gửi về thì con ai vào đây được nữa?”. 11 Chính vì những lợi ích kinh tế do cuộc hôn nhân này mang lại mà phần lớn phụ nữ nông thôn khi được tìm hiểu đều đưa ra lý do này như một sự khẳng định rằng đó là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. 2. Thái độ của cộng đồng và gia đình Thái độ của những người xung quanh cũng như trong gia đình có ảnh hưởng không hề nhỏ tới quyết định của các cô gái muốn lấy chồng nước ngoài. Và trước sự phổ biến, công khai của hiện tượng này thì một giả thuyết được đưa ra là xã hội có thái độ chấp nhận việc kết hôn với người nước ngoài của các cô gái nông thôn. Khi phân tích tài liệu về vấn đề này, có một điều có thể nhân thấy là có nhữ
Luận văn liên quan