Hỏi cung là một hoạt động điều tra hình sự, do điều tra viên tiến hành tác động trực tiếp vào tâm lý bị can, với mục đích thu được lời khai đúng, đầy đủ sự thật về vụ án và những tin tức cần thiết khác.
Dưới góc độ tâm lý học, hỏi cung bị can không chỉ là khôi phục trí nhớ, không chỉ hướng dẫn cho bị can khai báo (khai đúng, khai hết) mà đây còn là cuộc đấu tranh lý từ với lý trí. Việc bị can có khai báo hay không và khai báo như thế nào điều đó phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hai yếu tố khách quan và chủ quan. Sự hình thành lời khai là một quá trình phức tạp về mặt chủ quan có sự chi phối của nhận thức, tình cảm, nhu cầu, lập trường, lý tưởng.
Về mặt khách quan, sự hình thành lời khai của bị can phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó sự tác động của điều tra viên là nhân tố trung tâm chủ đạo. Giải quyết những vắn đề trên thực chất là quá anh tác động tâm lý của điều tra viên đối với bị can, việc làm của điều tra viên nhằm động viên, khích lệ hoặc giải toả những yếu tố tâm lý của bị can. Do bị khởi tố là bị can cho nên ở bị can đã xuất hiện những yếu tố tâm lý mới, trong đó có nhiều yếu tố kìm hãm việc khai báo thành khẩn của bị can. Vì vậy, việc cán bộ điều tra phát hiện ra những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can và vận đụng phương pháp tác động phù hợp sẽ có tác động mạnh đến tư tưởng, nhận thức của bị can. Đồng thời, làm xuất hiện những cảm xúc nhất định ở bị can từ đó bị can có sự chuyển đổi thái độ khai báo, góp phần mang lại hiệu quả trong công tác hỏi cung bị can.
Thực tế cho thấy từ năm 1996 đến nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, trưng tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước xảy ra nhiều vụ án "Tàng trữ, lưu hành tiền giả” . Theo tổng kết của phòng ANĐT - CATP Hà Nội thì loại án này chiếm 35% tổng số các vụ án xảy ra trên địa bàn thành phố do phòng ANĐT thụ lý điều tra. Hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả đã gây ảnh hưởng.xấu đến sự quản lý của gà nước trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, gây tâm lý lo ngại cho nhân dân. hơn nữa điều này càng trở nên nguy hiểm khi nó phù hợp với âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực đế quốc và bọn nhảu cách mạng trong lĩnh vực kinh tế.
Qua nghiên cứu hồ sơ một số vụ án, chúng tôi thấy cán bộ điều tra đế chú ý đến việc phát hiện những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can và vận đụng có hiệu quả các phương pháp tác động tâm lý trong hỏi cung bị can phạm trội "tàng trữ, lưu hành tiền giả". Việc này đã mang lại hiệu quả cao trong điều lửa loại án trên. Song đây còn là vấn đề phức tạp cần phải được tổng kết thành những kinh nghiệm chung.
45 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4155 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can trong các vụ án tang trữ, lưu hành tiền giả ở Hà Nội và phương pháp tác động tâm lý trong hỏi cùng loại bị can này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Khối lượng nghiên cứu
Chương 1.
NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ KÌM HÃM HÀNH ĐỘNG KHAI BÁO SỰ THẬT CỦA BỊ CAN TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN: "TÀNG TRỮ, LƯU HÀNH TIỀN GIẢ.
1.1 Bị can có tâm trạng lo sợ bị xử lý nặng vì đã bị khởi tố về một tội xâm phạm an ninh quốc gia là yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can
1.2. Bị can có tâm lý tin rằng điều tra viên chưa biết hết hành vi phạm tội của chúng nên cố tình không khai báo về những vấn đề chúng cho là điều tra viên chưa có tài liệu, chứng cứ.
1.3. Nỗi lo sợ hành vi phạm tội của mình sẽ liên luỵ đến người thân trong gia đình và người thân khác là yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can.
1.4. Bị can tin tưởng vào việc đổ tội cho đồng bọn cùng tham gia các vụ án đồng phạm thì trách nhiệm hình sự của họ sẽ giảm đi là yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can trước cơ quan điều tra.
1.5. Bị can lo sợ đồng bọn sẽ trả thù là yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can.
Chương 2
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ KÌM HÃM HÀNH ĐỘNG KHAI BÁO SỰ THẬT CỦA BỊ CAN TRONG NHỮNG VỤ ÁN "TÀNG TRỮ, LƯU HÀNH TIỀN GIẢ"
2.1. Phương pháp quan sát
2.1.1. Quan sát bị can trong quá trình bắt, khám xét, đối chất, nhận dạng
2.1.2. Quan sát trong quá trình hỏi cong
2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
2.2.1. Nghiên cứu lời khai của bị can
2.2.2. Nghiên cứu lời khai của người bị hại, người làm chứng, lời khai của bị can khác
2.2.3. Nghiên cứu vật chứng thu được
2.3. Phương pháp nghiên cứu lai lịch, tiểu sử bị can
2.4. Phương pháp trò chuyện
Chương 3
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HỎI CUNG BỊ CAN PHẠM TỘI "TÀNG TRỮ, LƯU HÀNH TIỀN GIẢ" DO ĐIỀU TRA VIÊN THUỘC CƠ QUAN ANĐT - CATP HÀ NỘI TIẾN HÀNH TRONG QUÁ TRÌNH HỎI CUNG
3.1. Phương pháp phân tích thuyết phục
3.2. Phương pháp truyền đạt thông tin
3.3. Phương pháp hướng dẫn tư duy
3.4. Phương pháp tác động tình cảm
3.5. Phương pháp ám thị gián tiếp
KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU:
Hỏi cung là một hoạt động điều tra hình sự, do điều tra viên tiến hành tác động trực tiếp vào tâm lý bị can, với mục đích thu được lời khai đúng, đầy đủ sự thật về vụ án và những tin tức cần thiết khác.
Dưới góc độ tâm lý học, hỏi cung bị can không chỉ là khôi phục trí nhớ, không chỉ hướng dẫn cho bị can khai báo (khai đúng, khai hết) mà đây còn là cuộc đấu tranh lý từ với lý trí. Việc bị can có khai báo hay không và khai báo như thế nào điều đó phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hai yếu tố khách quan và chủ quan. Sự hình thành lời khai là một quá trình phức tạp về mặt chủ quan có sự chi phối của nhận thức, tình cảm, nhu cầu, lập trường, lý tưởng...
Về mặt khách quan, sự hình thành lời khai của bị can phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó sự tác động của điều tra viên là nhân tố trung tâm chủ đạo. Giải quyết những vắn đề trên thực chất là quá anh tác động tâm lý của điều tra viên đối với bị can, việc làm của điều tra viên nhằm động viên, khích lệ hoặc giải toả những yếu tố tâm lý của bị can. Do bị khởi tố là bị can cho nên ở bị can đã xuất hiện những yếu tố tâm lý mới, trong đó có nhiều yếu tố kìm hãm việc khai báo thành khẩn của bị can. Vì vậy, việc cán bộ điều tra phát hiện ra những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can và vận đụng phương pháp tác động phù hợp sẽ có tác động mạnh đến tư tưởng, nhận thức của bị can. Đồng thời, làm xuất hiện những cảm xúc nhất định ở bị can từ đó bị can có sự chuyển đổi thái độ khai báo, góp phần mang lại hiệu quả trong công tác hỏi cung bị can.
Thực tế cho thấy từ năm 1996 đến nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, trưng tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước xảy ra nhiều vụ án "Tàng trữ, lưu hành tiền giả” . Theo tổng kết của phòng ANĐT - CATP Hà Nội thì loại án này chiếm 35% tổng số các vụ án xảy ra trên địa bàn thành phố do phòng ANĐT thụ lý điều tra. Hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả đã gây ảnh hưởng.xấu đến sự quản lý của gà nước trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, gây tâm lý lo ngại cho nhân dân. hơn nữa điều này càng trở nên nguy hiểm khi nó phù hợp với âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực đế quốc và bọn nhảu cách mạng trong lĩnh vực kinh tế.
Qua nghiên cứu hồ sơ một số vụ án, chúng tôi thấy cán bộ điều tra đế chú ý đến việc phát hiện những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can và vận đụng có hiệu quả các phương pháp tác động tâm lý trong hỏi cung bị can phạm trội "tàng trữ, lưu hành tiền giả". Việc này đã mang lại hiệu quả cao trong điều lửa loại án trên. Song đây còn là vấn đề phức tạp cần phải được tổng kết thành những kinh nghiệm chung.
Tên đề tài là " Những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can trong các vụ án tang trữ, lưu hành tiền giả ở Hà Nội và phương pháp tác động tâm lý trong hỏi cùng loại bị can này ".
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can khi khai cung. Những phương pháp tác động tâm lý trong hỏi cung bị can phạm tội tàng trữ, lưu hành tiền giả
2.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu vấn đề trên qua khảo sát 25 bị can trong 10 vụ án: tàng trữ, lưu hành tiền giả do cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội thụ lý điều tra từ năm 1996 đến nay.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..
Đề tài nhằm thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tìm hiểu những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can phạm tội "Tàng trữ, lưu hành tiền giả" tại địa bàn Hà Nội.
- Tìm hiểu những phương pháp mà điều tra viên đã sử dụng để phát hiện ra những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can phạm tội nói trên.
Tìm hiểu những phương pháp tác động tâm lý mà điều tra viên thuộc cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội đã thực hiện trong quá trình hỏi cưng bị can, nhằm giải toả những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can nói trên.
- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả thu được sẽ nêu ra một vài ý kiến đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hỏi cung bị can.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..
Để thực hiện những nhiệm vụ trên chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ lài liệu.
Đây là phương pháp chính mà chúng tôi đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Chóng tôi lựa chọn, tập trung nghiên cứu hồ sơ 10 vụ án: "Tàng trữ, lưu hành tiền giả” kể cả các vụ cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội đang thụ lý điều tra. Đó là những tài liệu phản ánh về quá rình phạm tội của bị can, những tài liệu có liên quan đến nhân thân bị can, những tài liệu khác có trong vụ án. Ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu những tài liệu liên quan đến vấn đề lý luận của đề tài nghiên cứu.
4.2. Phương pháp điều tra bằng Ankét.
Phương pháp diều tra bằng Ankét cũng là phương pháp chính được chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Bằng cách sử dụng hệ thống câu hỏi về những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can được thể hiện trong phiếu trưng cầu. Các phiếu trưng cầu được chúng tôi gửi đến từng điều tra viên đã trực tiếp tham gia hỏi cung bị can. Bằng phương pháp này chúng tôi đã thu được khối lượng tài liệu phong phú, có giá trị với những nội dung thường không thể hiện trên bản cung. Điều đó rất cần thiết cho việc nghiên cứu của chúng tôi.
4.3. Phương pháp hội thảo, toạ đàm, trò chuyện.
Phương pháp này được chúng tôi tiến hành bằng cách hội thảo, toạ đàm, trò chuyện trực tiếp với các đồng chí lãnh đạo phòng và các đồng chí điều tra viên trực tiếp tham gia hỏi cung bị can. Mục đích thu thập những tri thức, những số liệu thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
4.4. Phương pháp quan sát.
Chúng tôi trực tiếp tham gia hỏi cung bị can phạm tội "Tàng trữ, lưu hành tiền giả", chúng tôi đã trực tiếp quan sát bị can trong hỏi cung. Thông qua đó chúng tôi có thêm những hiểu biết thực tế về tâm lý bị can. Cũng từ đó điều tra viên cung cấp cho chúng tôi những kinh nghiệm trong việc phát hiện ra những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can và cần sử dụng phương pháp tác động tâm lý nào sao cho có hiệu quả nhất.
5. KHỐI LƯƠNG NGHIÊN CỨU.
Đề tài chúng tôi nghiên cứu gồm 51 trang đánh máy. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và đề xuất, phần nội dung có 3 chương sau:
- Chương 1.: Những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can phạm tội: “Tàng trữ, lưu hành tiền giả".
- Chương 2.: Những phương pháp phát hiện ra những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can phạm tội "Tàng trữ, lưu hành tiền giả".
Chương 3: Những phương pháp tác động tâm lý trong hỏi bị can phạm tội "Tàng trữ, lưu hành tiền giả" do điều tra viên thuộc cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội tiến hành trong quá trình hỏi cung.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.
NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ KÌM HÃM HÀNH ĐỘNG KHAI BÁO SỰ THẬT CỦA BỊ CAN TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN: "TÀNG TRỮ, LƯU HÀNH TIỀN GIẢ "
Các nhà tâm lý học khẳng định rằng tâm lý con người được hình thành, biểu hiện trong hoạt động. Hành động khai báo hay không khai báo sự thật của bị can là một hành động có ý chí. bởi vì bị can phải trải qua quá trình đấu tranh tư tưởng để đi tôi quyết định và thực hiên quyết định khai báo hay không khả; báo. Những vấn đề như: khai để làm gì, nếu không khai thì nhằm mục đích gì, khai như thế nào là có lợi, không khai thì sẽ làm như thế nào...đã được bị can cân nhắc, tính toán. Trong quá trình đấu tranh đó động cơ tâm lý nổi lên chi phối đến hành động khai bảo hay không khai báo. Nếu như động cơ tích cực-thúc đẩy nổi lên thì nhanh chóng dẫn bị can tới hành động khai báo. Còn như động cơ tiêu cực-kìm hãm nổi lên, thắng thế thì dân bị can tới hành động khai báo không thành khẩn. Vấn đề đặt ra đối với cán bộ xét hỏi là phải biết phân tích, phán đoán, nhận biết áo động cơ có thể chi phối hành động khai báo của bị can để có phương pháp tác động phù hợp trong quá trình hỏi cung.
Qua khảo sát một số vụ án: "Tàng trữ, lưu hành tiền giả” do cơ quan ANĐT -CATP Hà Nội thụ lý điều tra, chúng tôi thấy bị can phạm tội này trong điều kiện bị khởi tố, bị bắt giam ở giai đoạn điều tra ban đầu đã xuất hiện một số yếu tố tâm lý đã kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can trong quá trình khai cưng. Đó là:
1.1 Bị can có tâm trạng lo sợ xử lý nặng vì đã bị khởi tố về một tội xâm phạm an ninh quốc gia là yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can.
An ninh quốc gia là sự yên ổn, ổn định của một nhà nước, một chế độ về mặt đối nội, đối ngoại trên các lĩnh vực Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Các tôi xâm phạm an ninh quốc gia là những tội xâm phạm đến an toàn đối nội, đối ngoại của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Tội tàng trữ, lưu hành tiền giả là tội xâm phạm đến an ninh quốc gia được quy định tại điều 98 trong chương I- các tội xâm phạm an ninh quốc gia - Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Tội phạm này xâm hại đến những qui định về việc lưu hành tiền tệ của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính tiền tệ của quốc gia. Khi bị khởi tố với tư cách là bị can phạm tội tàng trữ, lưu hành tiền giả thì bị can rất lo sợ bị xử lý nặng vì chúng biết chúng đã phạm tội trong mục các tội xâm hại an ninh quốc gia.
Qua khảo sát 25 bị can phạm tội: "Tàng trữ, lưu hành tiền giả” tại địa bàn Hà Nội chúng tôi thấy 25/25 bị can chiếm 100% bị can đều có đặc điểm tâm lý này và chính là yếu tố tâm lý đã kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can trước cơ quan ANĐT.
SỞ đi bị can phạm tội: "Tàng trữ, lưu hành tiền giả" có yếu tố tâm lý trên bởi vì qua khảo sát chúng tôi được biết hầu hết bị can đã nhận thức được việc làm của mình là vi phạm pháp luật của Nhà nước, gây nguy hại cho sự lưu thông tiền tệ của Nhà nước. Theo các nhà tâm lý học thì nhận thức giúp con người hiểu biết về thế giới khách quan và là cơ sở định hướng cho hành động của con người. Thông thường con người có nhận thức đúng thì đây là cơ sở để hành động đứng. Song để dẫn tới hành động thì không chỉ có yếu tố nhận thức mà còn nhiều yếu tố khác tham gia như nhu cầu, hứng thú, tình cảm, tinh thần trách nhiệm...Những bị can phạm tội: "Tàng trữ lưu hành tiền giả” mà chúng tôi đã khảo sát có tới 88% bị can đã nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Ví dụ bị can Nguyễn Tiến Trung trong vụ án Nguyễn Tiến Trung cùng đồng bọn tàng trữ, lưu hành tiền giả khai nhận: "Tôi đã suy nghĩ nhiều và rất ân hận về hành động của tội. Việc làm của tội là vi phạm pháp luật, vì túng thiếu, tham tiền mà phạm tội”. (Biên bản hỏi cung ngày 13 - 12 - I 9 96).
Số bị can mà chúng tôi khảo sát nói trên không những đã nhận thức được việc làm của mình là vi phạm pháp luật mà họ còn biết rõ đã phạm vào tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội mà khách thể bị xâm hại liên quan đến an ninh quốc gia, sự vững mạnh của chế độ, của đất nước như trường hợp bị can Nguyễn Đức Thuận trong vụ án Nguyễn Thị Chuyền cùng đồng bọn tàng trữ, lưu hành tiền giả. Bị can Thuận am hiểu pháp luật và từng làm công an nên y rất sợ bị xử với tội danh tàng trữ, lưu hành tiền giả.
Như vậy 88% số bị can phạm tội "Tàng trữ, lưu hành tiền giả” mà chúng tôi đã khảo sát thú nhận bản thân mình đã biết hành vi của mình vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lĩnh vực an ninh quốc giáo Đây là trường hợp nhận thức đúng, song điều mà bị can nhận thức được đã không đủ sức mạnh để dẫn họ đến hành động đúng. Trong những trường hợp này chúng tôi thấy nhu cầu cần có tiền để sinh sống hơn thế nữa là vì lòng tham, hám lợi đã trở thành động cơ mạnh mẽ thúc đẩy hành vi "Tàng trữ, lưu hành tiền giả” của họ. Nhu cầu cần có tiền để sinh sống thì ai cũng có song ở đây các bị can nói trên đã thực hiện hành vi "Tàng trữ, lưu hành tiền giả”, một hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước làm phương thức thoả mãn nhu cầu của mình. Họ thuộc vào trường hợp nhận thức đúng song hành động lại sai.
Nhận thức của bị can biết mình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật song họ vân cứ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật này. Như trường hợp bị can Nguyễn Thị Chuyền vì hám lợi, vì gia đình khó khăn không có tiền nên bị can Chuyền đã đi vay tiền thật 20.000.000Đ của Lê Thị Khu Lanh để đổi lấy tiền giả với tỷ lệ 10/14. Tại bản cung ngày 29-10-1998 bị can Chuyền khai: "Khi mua tiền giả về để tiêu thụ tôi biết việc làm này là vi phạm pháp luật của Nhà nước. Những gia đình tôi quá nghèo và số tượng tiền đổi được lớn nên tôi cố làm để kiếm tiền nuôi chồng con".
Với 88% số bị can nhận thức được việc làm của họ là vi phạm pháp luật, sau khi được cán bộ điều tra phân tích hành vi của họ đã xâm phạm an ninh quốc gia thì tất cả các bị can đều có tâm trạng sợ bị xử lý nặng. Nỗi lo sợ này là yếu tố tâm lý kiên hãm hành động khai báo sự thật của bị can. Bị can nghĩ rằng nếu mình thành khẩn khai báo sự thật về hành vi phạm tội của mình và đồng bọn thì cơ quan điều tra sẽ nhanh chóng kết luận họ có tội và như vậy sẽ bị đi tù, bị phạt giam, gia đình bị tan nát, sau này không có cơ hội làm ăn nữa. hình yếu tố đó thúc đẩy bị can tới chỗ khai báo quanh co, nhỏ giọt, khai báo sai hoặc đổ tội cho yếu tố khách quan khác.
Trong thực tế, một số bị can khai nhận rằng chúng không biết hành vi của chúng là vi phạm pháp luật của Nhà nước. Đó chẳng qua chỉ là sự nguy biện cho bản thân mà thôi, là thủ đoạn trốn tránh trách nhiệm như trường hợp bị can Nguyễn Văn Cường trong vụ án Nguyễn Văn Cường tàng trữ, lưu hành hai tờ đô la giả loại 10ọ USD. Cường khai nhận: "Tôi nhặt được 02 tờ đô la loại 100 USD, tôi không biết là tiền giả và không biết nành đã lưu hành đền gia . (Bản cung ngày 13-01-1998).
Cũng do tâm trạng sợ tội nặng ở một số bị can có hành vi kiên quyết không chịu khai báo đến cùng, chẳng hạn bị can Nguyễn Thị Thắng tàng trữ lưu hành 2.000.000Đ tiền giả loại 20.000Đ. Hoặc bị can Đặng Hữu Hưng tàng trữ, lưu hành 04 tờ tiền giả loại 50.000 đ. Nhưng qua quá trình điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh lỗi cố ý biết là tiền giả vẫn lưu hành buộc chúng phải thừa nhận tội lỗi. Đối với bị can khác trong quá trình hỏi cung điều tra viên sử dụng những phương pháp tác động tâm lý kết hợp với các chiến thuật hỏi cung, cuối cùng các bị can phải khai báo về hành vi phạm tội của chúng.
Qua khảo sát chứng tôi thấy có 7/25 bị can chiếm 28% số bị can đã có tiền án tiền sự hoặc đã có hành vi bị xử lý hành chính trước đó. Với số bị can này thì tâm trạng lo sợ bị xử lý nặng càng tăng lên, điều đó đã kìm hãm rất nhiều việc khai báo thành khẩn của bị can. Ví dụ bị can Vương Song Tú, Bùi Mạnh Hùng, Bùi Văn Hoà trong vụ Vương Thanh Thuỷ tàng trữ, lưu hành tiền giả... Nhưng không có trường hợp nào đã từng bị xử lý về tội "Tàng trữ, lưu hành tiền giả". Chúng nghĩ rằng nếu bị kết tội lần này sẽ bị xử lý nặng hơn. Hoặc như bị can Nguyễn Đức Thuận trong vụ Nguyễn Thị Chuyền cùng đồng bọn tàng trữ, lưu hành tiền giả. Thuận là người đã từng phục vụ trong ngành công an, trong vụ án Thuận lại là khâu then chết, là đầu mối của các bị can khác do đó Thuận rất sợ tội nặng.
Tóm lai:. Nhận thức được việc làm của mình là vi phạm pháp luật và hiểu biết được sự trừng phạt của pháp luật đối với hành vi phạm tội này đã làm cho một số bị can mà chúng tôi khảo sát có tâm trạng lo sợ bị xử lý nặng. Điều đó là yếu tố tâm lý nổi bật nhất ở các bị can phạm tội: "Tàng trữ lưu hành tiền giả” mà chứng tôi đã khảo sát, nghiên cứu đã kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can khi khai cung.
1.2. Bị can có tâm lý tin rằng điều tra viên chưa biết hết về hành vi phạm tội của chúng nên cố tình không khai báo về những vấn đề mà chúng cho rằng điều tra viên chưa có tài liệu chứng cứ.
Hỏi cung là một hoạt động giao tiếp đặc biệt giữa điều tra viên và bị can Mục đích của hỏi cung nhằm khai thác từ bị can những thông tin để làm rõ sự thật vụ án, chứng minh tội phạm. Về phía bị can luôn hiểu rằng những thông tin mà họ khai báo liên quan chặt chẽ đến trách nhiệm hình sự mà họ phải gánh chịu. Vì vậy trong đa số các trường hợp họ thờ ơ, né tránh hoặc chấp nhận giao tiếp. Song mọi nỗ lực tâm lý của bị can lại hướng vào việc tìm hiểu tiến trình điều tra, về sự hiểu biết của cán bộ điều tra và cơ quan điều tra về hành vi phạm tội của mình, do đó trong quá trình giao tiếp này, bị can thu thập thông tin về sự hiểu biết của cơ quan điều tra và của điều tra viên. Khi tiến hành hoạt động tàng trữ, lưu hành tiền giả bị can đã có sự tính toán trước nhằm che dấu hành vi phạm tột của nính. Vì lẽ đó chúng có tâm lý tin rằng điều tra viên chưa biết hết hoặc không thể biết hết về hành vi phạm tội của chúng.
Qua nghiên cứu 25 bị can trong 10 vụ án: "Tàng trữ, lưu hành tiền giả” có 18/25 bị can chiếm 72% số bị can có đặc điểm tâm lý này. Bị can phạm tội trên đều ý thức được rằng càng che dấu được bao nhiêu thì trách nhiệm hình sự của chúng càng giảm. Vậy chúng thường che dấu vấn đề gì? Đây là câu hỏi khá phức tạp đòi hỏi điều tra viên tìm lời giải đáp.
Nghiên cứu 25 bị can phạm tội: "Tàng trữ, lưu hành tiền giả" chúng tôi thấy điều cất lõi là điều tra viên chứng minh được ý thức chủ quan tức ý thức của bị can khi tàng trữ, lưu hành tiền giả qua hành vi khách quan bộc lộ ra hành vi bên ngoài của chứng. Thủ đoạn hoạt động của bị can tinh vi, đa dạng, chúng tìm mọi cách để trốn tránh các cơ quan chức năng: Chúng tiêu thụ tiền giả vào lúc trời tối, đem đi tiêu thụ nhiều lần, đổi tiền giả có mệnh giá lớn lấy tiền thật, trong khoảng thời gian nhanh chóng, chớp nhoáng. Như trường hợp bị can Vương Thanh Thuỷ sau ba lần đổi tiền giả 50.000Đ lấy tiền thật đến lần thứ ba vào lúc 17h khi đang mua lạc sườn thì bị bắt. Bị can Phạm Thị Thắng dùng tờ 20.000Đ tiền giả mua bánh trị giá 2.500đ vào lúc 18h ngày 11 -3 - 1999 của một bà cụ bán hàng ở phủ Tây Hồ thì bị phát hiện...
Chúng lợi dụng chỗ quen biết, lợi dụng lòng tin để tiêu thụ tiền giả bằng cách kẹp lẫn tiền giả với tiền thật. Như trường hợp bị can Lê Thị Khu Lanh nhiều lấn kẹp tiền giả loại 50.000Đ lẫn tiền thật trả cho người bán vật liệu xây dựng, bán thực phẩm và họ đều là chỗ quen biết của bị can Lanh.
Với những thủ đoạn hoạt động khác trong c