1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một quốc gia đang phát triển, nguồn vốn từ nước ngoài nói chung và nợ nước
ngoài nói riêng đóng vai trò là một biến số kinh tế rất quan trọng đối với Việt Nam.
Những năm gần đây, đã có nhiều quan ngại về tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam và
đặc biệt là những tác động của nhân tố này đến tăng trưởng và phát triển của quốc gia.
Trên thực tế, việc nắm rõ sự tác động này trong thực trạng cụ thể của nền kinh tế là hết
sức cần thiết để hoạch định những chính sách quản lý hoạt động vay nợ nước ngoài
một cách có hiệu quả nhất. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả quyết
định chọn đề tài “Nợ nước ngoài và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam”.
2. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng vay nợ nước ngoài và tìm
hiểu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thông qua tìm hiểu mối quan hệ tác động giữa
hai biến số kinh tế này sẽ rút ra một số nhận xét và đề xuất các chính sách liên quan
đến vấn đề vay nợ nước ngoài của Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào thực trạng vay nợ nước ngoài và phân tích định
lượng mối quan hệ giữa vay nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam từ
năm 1986, khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa cho đến hết năm 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: thu thập thông tin, tổng
hợp và phân tích số liệu từ Internet, các bài báo, các bài nghiên cứu. Đồng thời sử dụng
phương pháp kinh tế lượng để tìm ra mối quan hệ định lượng giữa nợ nước ngoài và
tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi.
Ngoài các mục mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục đồ thị và bảng
biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm có ba phần chính:
Chương 1: Tổng quan tài liệu về nợ nước ngoài và mối quan hệ giữa nợ
nước ngoài và tăng trưởng kinh tế
Chương 2: Thực trạng vấn đề nợ nước ngoài và phân tích định lượng mối
quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Chương 3: Kết luận rút ra và một số kiến nghị chính sách vay nợ nước
ngoài
78 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nợ nước ngoài và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................................ 4
LỜI MỞ ĐẨU ............................................................................................................................. 5
CHUƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ NỢ NƢỚC NGOÀI VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
NỢ NƢỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ............................................................... 7
1.1 Lý thuyết chung về nợ nƣớc ngoài: .............................................................................. 7
1.1.1 Khái niệm nợ nƣớc ngoài và tái cơ cấu nợ nƣớc ngoài ........................................ 7
1.1.1.1 Khái niệm về nợ chính phủ, nợ nƣớc ngoài và nợ quốc gia .......................... 7
1.1.1.2 Tái cơ cấu nợ nƣớc ngoài: ............................................................................. 9
1.1.2 Phân loại nợ nƣớc ngoài ..................................................................................... 11
1.1.2.1 Cơ cấu dòng vốn vào ................................................................................... 11
1.1.2.2 Phân loại nợ nƣớc ngoài .............................................................................. 13
1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá nợ nƣớc ngoài ................................................................... 15
1.1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nƣớc ngoài .............................................. 15
1.1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nƣớc ngoài ................................................ 18
1.1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến nợ vay, chi phí sử dụng nợ ..................................... 18
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ nƣớc ngoài và tăng trƣởng
kinh tế ................................................................................................................................... 21
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NỢ NỨOC NGOÀI VÀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN
HỆ ĐỊNH LƢỢNG GIỮA NỢ NƢỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT
NAM ......................................................................................................................................... 30
2.1 Thực trạng tình hình vay nợ nƣớc ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 1986-2009: 30
2.1.1 Quy mô: .............................................................................................................. 30
2.1.2 Cơ cấu: ................................................................................................................ 33
2.1.3 Các chỉ số đánh giá khả năng trả nợ của Việt Nam ............................................ 41
2.1.4 Những nguy cơ làm gia tăng nợ nƣớc ngoài của Việt Nam ............................... 44
2.1.4.1 Nguy cơ vay thêm hàng năm do mất cân đối trong tiết kiệm - đầu tƣ và thâm
hụt ngân sách ................................................................................................................ 44
2
2.1.4.2 Nguy cơ mất khả năng thanh toán lãi vay từ những nhân tố tác động đến chi
phí sử dụng nợ vay của Việt Nam ................................................................................ 46
2.1.5 Hiệu quả sử dụng nợ vay: ................................................................................... 47
2.1.6 Cơ chế quản lý nợ vay: ....................................................................................... 49
2.2 Kiểm định thực nghiệm mối quan hệ định lƣợng giữa nợ nƣớc ngoài và tăng trƣởng
kinh tế của Việt Nam ............................................................................................................ 52
2.2.1 Phƣơng pháp luận áp dụng để khảo sát mối quan hệ giữa nợ nƣớc ngoài và tăng
trƣởng kinh tế của Việt Nam............................................................................................. 52
2.2.2 Mô tả số liệu ....................................................................................................... 56
2.2.3 Kết quả thực nghiệm ........................................................................................... 58
2.2.3.1 Kiểm định tính dừng của biến: (Unit root test) ........................................... 58
2.2.3.2 Kiểm định đồng liên kết (Cointergration Test) ........................................... 58
2.2.3.3 Kết quả Kiểm định quan hệ nhân quả Granger Causality ........................... 60
CHƢƠNG III: KẾT LUẬN RÚT RA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VAY NỢ
NƢỚC NGOÀI ......................................................................................................................... 62
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 65
PHỤ LỤC 1: KÝ HIẸU CÁC BIẾN SỐ .................................................................................. 66
PHỤ LỤC 2: BẢNG SỐ LIỆU ĐẦU TƢ, VỐN TÍCH LUỸ, TỔNG SẢN PHẨM QUỐC
DÂN .......................................................................................................................................... 67
PHỤ LỤC 3: BẢNG SỐ LIỆU HỒI QUY MÔ HÌNH ............................................................. 68
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH BẰNG PHẦN MỀM
STATA ...................................................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 77
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB Asian Development Bank – Ngân hàng phát triển châu Á
CIA Central Intelligence Agency – Cục tình báo Trung ƣơng Hoa Kỳ
CP Cổ phiếu
CPI Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng
EDT Tổng nợ
EIU Bộ phận phân tích thông tin kinh tế thuộc tạp chí The Economist
FDI Foreign Direct Investment – Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
GNI Gross National Income – Tổng thu nhập quốc dân
HIPC Highly Indebted Poor Country – Các nƣớc nghèo có dung lƣợng nợ
lớn
IMF International Monetary Fund – Tổ chức tiền tệ thế giới
INT Tổng lãi phải trả hàng năm
NGO Non-governmental organization – Tổ chức phi chính phủ
NSNN Ngân sách nhà nƣớc
ODA Official Development Assistance – Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
OECD Organization for Economic Co-operation and Development – Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế
OLS Ordinary Least Square – Phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất
RES Tổng dự trữ ngoại hối
TDS Tổng nợ phải trả hàng năm
TP Trái phiếu
VND Đồng Việt Nam
WB World Bank – Ngân hàng thế giới
XGS Kim ngạch thu xuất khẩu
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1: Cơ cấu dòng vốn vào........................................................................................ 12
Hình 2: Đƣờng cong Laffer về nợ .................................................................................. 23
Hình 3: Mối liên hệ “threshold effect” giữa nợ và tăng trƣởng ..................................... 24
Biểu đồ 1: Tổng nợ, nợ phải trả, GDP, tăng trƣởng ....................................................... 31
Biểu đồ 2: Total debt, debt service and total export ...................................................... 32
Biểu đồ 3: Cơ cấu dƣ nợ nƣớc ngoài của Việt Nam phân theo nhóm ngƣời đi vay ...... 34
Biểu đồ 4: Cơ cấu dƣ nợ nƣớc ngoài của chính phủ và đƣợc chính phủ bảo lãnh phân
theo loại điều kiện tín dụng tính đến 30/6/2009 ............................................................. 34
Biểu đồ 5: Cam kết – ký kết – giải ngân vốn ODA ....................................................... 35
Biểu đồ 6: 10 nhà tài trợ hàng đầu cho VN 1990 – 2005............................................... 36
Biểu đồ 7: Vốn vay nƣớc ngoài của các địa phƣơng (đơn vị : %) ................................. 38
Biểu đồ 8: Dƣ nợ nƣớc ngoài của chính phủ phân theo chủ nợ và theo loại tiền .......... 40
Biểu đồ 9: Tỷ lệ nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Việt Nam ......................................... 41
Bảng 1: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nƣớc ngoài ......................................................... 15
Bảng 2: Thang điểm xếp hạng tín nhiệm ....................................................................... 21
Bảng 3: Một số nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa nợ nƣớc ngoài và tăng trƣởng
kinh tế ............................................................................................................................. 27
Bảng 4:Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ nƣớc ngoài của Việt Nam ................ 41
Bảng 5: Dự báo một số chỉ tiêu nợ nƣớc ngoài của Việt Nam của IMF và WB ........... 43
Bảng 6: Dự báo một số chỉ tiểu nợ nuớc ngoài của Việt Nam của EIU ........................ 43
Bảng 7: Tỷ lệ tiết kiệm – đầu tƣ so với GDP ................................................................. 45
Bảng 8: Kết quả kiểm định tính dừng của biến (Unit Root Test) .................................. 58
Bảng 9: Kết quả kiểm định hạng đồng liên kết .............................................................. 59
Bảng 10: Johansen normalization restriction imposed .................................................. 59
Bảng 11: Kết quả kiểm định Granger dựa trên VECM .................................................. 61
5
LỜI MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một quốc gia đang phát triển, nguồn vốn từ nƣớc ngoài nói chung và nợ nƣớc
ngoài nói riêng đóng vai trò là một biến số kinh tế rất quan trọng đối với Việt Nam.
Những năm gần đây, đã có nhiều quan ngại về tỷ lệ nợ nƣớc ngoài của Việt Nam và
đặc biệt là những tác động của nhân tố này đến tăng trƣởng và phát triển của quốc gia.
Trên thực tế, việc nắm rõ sự tác động này trong thực trạng cụ thể của nền kinh tế là hết
sức cần thiết để hoạch định những chính sách quản lý hoạt động vay nợ nƣớc ngoài
một cách có hiệu quả nhất. Thấy đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả quyết
định chọn đề tài “Nợ nước ngoài và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam”.
2. Đối tƣợng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng vay nợ nƣớc ngoài và tìm
hiểu mối quan hệ giữa nợ nƣớc ngoài và tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thông qua tìm hiểu mối quan hệ tác động giữa
hai biến số kinh tế này sẽ rút ra một số nhận xét và đề xuất các chính sách liên quan
đến vấn đề vay nợ nƣớc ngoài của Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào thực trạng vay nợ nƣớc ngoài và phân tích định
lƣợng mối quan hệ giữa vay nợ nƣớc ngoài với tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam từ
năm 1986, khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa cho đến hết năm 2009.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài, tác giả sử dụng các phƣơng pháp: thu thập thông tin, tổng
hợp và phân tích số liệu từ Internet, các bài báo, các bài nghiên cứu. Đồng thời sử dụng
6
phƣơng pháp kinh tế lƣợng để tìm ra mối quan hệ định lƣợng giữa nợ nƣớc ngoài và
tăng trƣởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi.
Ngoài các mục mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục đồ thị và bảng
biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm có ba phần chính:
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu về nợ nƣớc ngoài và mối quan hệ giữa nợ
nƣớc ngoài và tăng trƣởng kinh tế
Chƣơng 2: Thực trạng vấn đề nợ nƣớc ngoài và phân tích định lƣợng mối
quan hệ giữa nợ nƣớc ngoài và tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam
Chƣơng 3: Kết luận rút ra và một số kiến nghị chính sách vay nợ nƣớc
ngoài
7
CHUƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ NỢ NƢỚC NGOÀI VÀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA NỢ NƢỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.1 Lý thuyết chung về nợ nƣớc ngoài:
1.1.1 Khái niệm nợ nƣớc ngoài và tái cơ cấu nợ nƣớc ngoài
1.1.1.1 Khái niệm về nợ chính phủ, nợ nƣớc ngoài và nợ quốc gia
Thuật ngữ nợ chính phủ đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các thống kê tài chính
quốc gia và thống kê của các tổ chức tài chính quốc tế nhƣ Quỹ tiền tệ Quốc tế hoặc
Ngân hàng Thế giới. Theo thông lệ quốc tế, trong các thống kê của các tổ chức tài
chính quốc tế, nợ chính phủ là tổng các khoản vay nợ trong và ngoài nƣớc của Chính
phủ. Theo cách hiểu này, nợ chính phủ là số dƣ về nghĩa vụ trả nợ gốc và trả nợ lãi tại
một thời điểm đối với các khoản vay trong nƣớc và vay nƣớc ngoài của Chính phủ.
Nợ chính phủ bao gồm tổng nợ trong và ngoài nƣớc của chính phủ, tổng các
khoản vay nợ của khu vực tƣ có bảo lãnh của Chính phủ (chủ yếu là nợ nƣớc ngoài) và
các khoản nợ của các tổ chức thuộc khu vực công.
Nợ chính phủ bao gồm nợ của chính quyền trung ƣơng và chính quyền địa
phƣơng. Nói cách khác, nợ chính phủ chỉ liên quan đến hoạt động vay nợ của các cơ
quan chính phủ thuộc đối tƣợng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc và đƣợc phép
vay nợ theo quy định của pháp luật. Theo thông lệ quốc tế, nợ của Ngân hàng Trung
ƣơng không đƣợc xếp vào nợ của Chính phủ mà đƣợc tổng hợp vào nợ của khu vực
công. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, do Ngân hàng nhà nƣớc là một cơ quan của Chính
phủ nên các khoản vay nợ của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đƣợc tổng hợp vào tổng
nợ của Chính phủ.
Ở nƣớc ta, để thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế, Chính phủ phải gắn
một phần trách nhiệm của mình đối với một số khoản nợ của các chủ thể kinh tế khác,
8
chẳng hạn của các tổ chức công, nhƣ Quỹ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc và
nợ của khu vực tƣ có bảo lãnh của Chính phủ.
Nợ nước ngoài của quốc gia là số dƣ của mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao
gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nƣớc
ngoài của quốc gia. Nợ nƣớc ngoài còn có thể định nghĩa là khoản vay của quốc gia đối
với những chủ nợ cƣ trú ngoài phạm vi quốc gia (bao gồm cả những khoản nợ trong
nƣớc do ngƣời không cƣ trú tại quốc gia đó nắm giữ).
Theo Từ điển thuật ngữ về ngân hàng và tài chính của Nhà xuất bản Peter
Collin, tái bản năm 1997, thì nợ nƣớc ngoài là khoản vay nợ của một quốc gia từ một
quốc gia khác, nói cách khác, chủ nợ thƣờng trú ở nƣớc ngoài và con nợ thƣờng trú
trong nƣớc. Nhƣ vậy, nợ nƣớc ngoài bao gồm cả các khoản nợ trên thị trƣờng nợ nội
địa nhƣng chủ nợ là những ngƣời không cƣ trú ở nội địa.
Về cơ cấu, nợ nƣớc ngoài bao gồm nợ nƣớc ngoài của khu vực công và nợ nƣớc
ngoài của khu vực tƣ. Nợ nƣớc ngoài của khu vực công bao gồm: nợ nƣớc ngoài của
Chính phủ, nợ nƣớc ngoài của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng
(nếu có), nợ nƣớc ngoài của các doanh nghiệp nhà nƣớc, các tổ chức tài chính, tín dụng
nhà nƣớc và các tổ chức kinh tế nhà nƣớc trực tiếp vay nƣớc ngoài và nợ nƣớc ngoài
của khu vực tƣ nhân có bảo lãnh của Chính phủ. Nợ nƣớc ngoài của khu vực tƣ nhân:
là nợ nƣớc ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc khu vực tƣ nhân (không
bao gồm nợ của các cá nhân).
Đối với khoản nợ mà Chính phủ, các tổ chức trong nƣớc vay Chính phủ, vay các
tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài có thể đƣợc xác định khá chính xác. Đối với khoản nợ
của các chủ nợ không cƣ trú ở nội địa thì rất khó tổng hợp đầy đủ và chính xác. Bởi vì
các khoản nợ này có thể đƣợc thực hiện bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ ngay trên thị
trƣờng nội địa, tiêu thức để xác định đó là khoản nợ nƣớc ngoài dựa trên cơ sở chủ nợ
là ngƣời cƣ trú ở nƣớc ngoài. Ví dụ: đối với Việt Nam, Chính phủ hoặc các doanh
9
nghiệp phát hành công cụ nợ bằng nội tệ hoặc ngoại tệ trên thị trƣờng Việt Nam, theo
thông lệ quốc tế, tổng giá trị của các công cụ nợ mà những ngƣời không cƣ trú ở Việt
Nam mua sẽ đƣợc tính vào tổng nợ nƣớc ngoài của quốc gia. Vấn đề này thƣờng đƣợc
biết đến dƣới một tên gọi khác là đầu tƣ gián tiếp của nƣớc ngoài qua con đƣờng phổ
biến nhất là thị trƣờng chứng khoán. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua trái phiếu trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam thì đƣợc tổng hợp vào khoản nợ nƣớc ngoài của Việt
Nam.
Nợ quốc gia là số dƣ của mọi nghĩa vụ về trả nợ gốc và trả nợ lãi tại một thời
điểm về các khoản vay nƣớc ngoài của Việt Nam. Nợ quốc gia bao gồm nợ nƣớc ngoài
của khu vực công và nợ nƣớc ngoài của khu vực tƣ nhân.
Trong đó, nợ nƣớc ngoài của khu vực công bao gồm nợ nƣớc ngoài của Chính
phủ (Nợ nƣớc ngoài của Chính phủ là số dƣ mọi nghĩa vụ về trả nợ gốc và trả nợ lãi tại
một thời điểm về các khoản vay nƣớc ngoài của Chính phủ.), nợ nƣớc ngoài của chính
quyền cấp tỉnh, thành phố (nếu có) và nợ nƣớc ngoài của các tổ chức kinh tế nhà nƣớc
(Tổ chức kinh tế nhà nƣớc gồm: Doanh nghiệp nhà nƣớc và tổ chức tài chính - tín dụng
nhà nƣớc). Nợ nƣớc ngoài của khu vực tƣ nhân là nợ nƣớc ngoài của các doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế thuộc khu vực tƣ nhân (không bao gồm nợ của cá nhân - nếu có).
1.1.1.2 Tái cơ cấu nợ nƣớc ngoài:
Tái cơ cấu nợ hay tái tổ chức nợ có nhiều dạng: Thay đổi kỳ hạn nợ là hoãn trả nợ
cho tới một thời điểm thuận tiện trong tƣơng lai, Xóa nợ là bất kỳ việc cắt giảm nào về
giá trị của khoản nợ theo hợp đồng. Điều này có thể thực hiện đƣợc bằng nhiều cách
khác nhau, rõ ràng nhât là xóa toàn bộ nợ [Corden trích trong 21, tr. 280]. Giảm giá trị
hiện tại của khoản nợ là bất kỳ biện pháp nào làm giảm giá trị hiện tại của các khoản
thanh toán tới hạn, ví dụ kéo dài thời gian ân hạn.
Giảm nợ là bất kỳ biện pháp nào có thể giảm giá trị khoản nợ của một quốc gia ví
dụ nợ có thể chuyển thành vốn sở hữu, mua lại nợ, hoặc chuyển thành trái phiếu dài
10
hạn với một suất chiết khấu. Giảm nợ có thể làm giảm giá trị khoản nợ nhƣng không
chắc sẽ làm giảm các khoản thanh toán trong tƣơng lai. Ví dụ, chuyển nợ thành vốn sở
hữu nợ sẽ giảm nhƣng các khoản thanh toán trong tƣơng lai. Ví dụ, chuyển nợ thành
vốn sở hữu nợ sẽ giảm nhƣng các khoản thanh toán không giảm mà chỉ thay thế khoản
thanh toán lãi suất trƣớc đây bằng thanh toán cổ tức. Trong dài hạn các khoản thanh
toán sẽ thật sự gia tăng.
Tái cơ cấu nợ thƣờng đƣợc thực hiện thông qua hình thức chuyển nợ thành vốn,
nhƣng về sau càng có nhiều nghiệp vụ khác đƣợc áp dụng hơn, có 5 dạng nghiệp vụ
thƣờng gặp trên thị trƣờng thứ cấp:
- Thứ nhất, chuyển nợ thành vốn là nghiệp vụ liên quan đến việc mua nợ trên
trƣờng thứ cấp, rồi chuyển thành vốn đầu tƣ vào nƣớc đi vay. Việc mua nợ thƣờng áp
dụng với một mức chiết khấu. Đồng ngoại tệ của khoản nợ vì vậy có thể chuyển sang
trái phiếu hoặc cổ phiếu bằng đồng tiền của nƣớc đi vay. Nợ chuyển thành đầu tƣ vào
các dự án bảo vệ môi trƣờng, phúc lợi xã hội cũng thuộc dạng này. Nghiệp vụ này
thƣờng đƣợc sử dụng nhất.
- Thứ hai, chuyển đổi nợ: các khoản nợ ngân hàng đƣợc chuyển thành các dạng
trái quyền khác, thông thƣờng là trái phiếu nhƣ trái phiếu chiết khấu, trái phiếu ngang
giá; các trái phiếu này có thể đƣợc đảm bảo bằng ký quỹ cho phần gốc hoặc lãi, giá trị
trái phiếu có thể bằng hoặc thấp hơn giá trị khoản nợ và lãi suất có thể cố định hoặc thả
nổi. Mua nợ trả bằng hàng hóa xuất khNu hoặc bằng viện trợ cũng thuộc dạng này.
- Thứ ba, chuyển đổi nợ thành nợ: các ngân hàng sẽ mua bán các khoản nợ của
khách hàng trên thị trƣờng nợ thứ cấp theo mức chiết khấu đƣợc định bởi thị trƣờng
này. Tái tài trợ hay còn gọi là khoản vay Bắc cầu - khoản vay mới đƣợc sử dụng để
trang trải nợ cũ cũng thuộc nhóm này. Tuy nhiên, hình thức tái tài trợ không phổ biến ở
các nƣớc đang phát triển vì thị trƣờng tài chính ở các nƣớc này kém phát triển và khả
năng tiếp cận thị trƣờng vốn quốc tế còn hạn chế .
11
- Thứ tƣ, mua lại nợ: nƣớc đi vay đƣợc phép mua lại nợ bằng cách trả tiền mặt
cho nƣớc cho vay. Thông thƣờng các nƣớc đi vay sẽ trả nợ gốc với một mức chiết
khấu. Đây là một dạng của trả nợ trƣớc hạn nhƣng có thể có những miễn giảm.
- Thứ năm, bán nợ bằng tiền mặt: một ngân hàng hay một nhà đầu tƣ mua lại một
khoản nợ. Đây là cách quen thuộc mà ngƣời cho vay hay làm khi muốn rút khỏi một
quốc gia đi vay nào đó. Tuy nhiên, ngƣời cho vay đầu tiên phải chịu một khoản lỗ đáng
k