Thâm hụt ngân sách trong kinh tế học vĩ mô và kinh tế học công cộng là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách. Thu của chính phủ không bao gồm khoản đi vay. Đi vay chính là một cách mà chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Trong lịch sử, phát hành thêm tiền đã từng là một cách tài trợ cho thâm hụt ngân sách, nhưng do hậu quả nghiêm trọng của nó là dẫn đến lạm phát ở mức cao nên ngày nay cách này hầu như không được chính phủ của bất cứ quốc gia nào sử dụng nữa. Do chính phủ bù đắp cho thâm hụt ngân sách bằng cách đi vay, nên lũy kế các khoản thâm hụt ngân sách chính phủ đến một thời điểm nào đó chính là nợ chính phủ.
Nói cách khác, nợ chính phủ là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay.
Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:
• Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước).
• Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).
4 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2409 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nợ quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và Tên : Trần Thị Thu Nga
Lớp : 67
Giảng đường : 67 - 68 - 69
MSSV : 31091021626
Thâm hụt ngân sách trong kinh tế học vĩ mô và kinh tế học công cộng là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách. Thu của chính phủ không bao gồm khoản đi vay. Đi vay chính là một cách mà chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Trong lịch sử, phát hành thêm tiền đã từng là một cách tài trợ cho thâm hụt ngân sách, nhưng do hậu quả nghiêm trọng của nó là dẫn đến lạm phát ở mức cao nên ngày nay cách này hầu như không được chính phủ của bất cứ quốc gia nào sử dụng nữa. Do chính phủ bù đắp cho thâm hụt ngân sách bằng cách đi vay, nên lũy kế các khoản thâm hụt ngân sách chính phủ đến một thời điểm nào đó chính là nợ chính phủ.
Nói cách khác, nợ chính phủ là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay.
Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:
Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước).
Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).
Sau đây là một số ví dụ các nước hiện nay đang bị thâm hụt ngân sách:
Nợ của Nhật Bản sẽ tăng từ 167% lên 204% GDP
Nợ của Pháp cũng tăng từ 70% lên 99% GDP
Nợ của Hy Lạp từ 103% lên 130% GDP
Các khoản nợ của các nước đều phải được chi trả nếu không muốn lún sâu vào “bùn lầy”, vì thế các nước phải dùng các biện pháp giải quyết sau:
Thứ nhất, nếu khoản nợ trở nên lớn so với GDP, cần phải tăng thuế suất để trang trải được gánh nặng tiền lãi trả nợ. thuế suất cao có thể gây ra những ảnh hưởng không khuyến khích.
Thứ hai, nếu không thể tăng thếu suất cao hơn một mức nhất định, nợ lớn và kéo theo là tiền lãi trả nợ lớn có thể đưa đến những con số thâm hụt lớn mà chính phủ sẻ thanh toán bằng cách đi vay nợ hoặc là in thêm tiền. Măt khác, để thanh toán nợ chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu ngân sách cho lương bổng, lương hưu, cho giáo dục, y tế…nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ ba, cách đầu tư tốt nhất và thông minh hơn là tìm đến các loại tài sản như vàng bạc, đá quý… và hình thức đầu tư dài hạn, thị trường chứng khoán là hình thức đầu tư ngắn hạn.
Thứ tư, hạ lãi suất ngân hàng khuyến khích đầu tư và tiêu thụ nội địa, giảm giá đơn vị tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Vấn đề vay nợ giống như một con diều hâu lớn lượn quanh biên giới của nhiều quốc gia. Tính đến thời điểm này, đã có tới 17 nước lớn đang hoặc sắp có nguy cơ phá sản. Nhiều nước trong số đó đang bị vướng vào hàng mớ nợ nần. Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau:
Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút.
Một khoản nợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ). Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư.
Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là một tổng thể thì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội.
Bản chất nợ không phải là xấu, vấn đề là người ta nói rằng một quốc gia hay một doanh nghiệp kinh doanh được, xài được tiền của người khác là giỏi, chỉ có điều người ta không cho mượn tiền mới là xấu. Chúng ta cần phải xác định muốn phát triển nhanh phải sử dụng tiền người khác. Nhưng sử dụng thế nào có hiệu quả và đặc biệt không để tình trạng không trả nợ đúng hạn. Tránh khuynh hướng là chúng ta không phân tích kỹ rồi chúng ta lo lắng. Bây giờ đầu tư cái gì cũng sợ nợ không dám làm thì lo là đúng, nhưng nếu lo quá không dám vay để làm gì thì chúng ta không phát triển nhanh được.Nếu tất cả các khoản nợ đều nằm trong tầm kiểm soát nhất định thì quốc gia đó có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển, vì vậy các quốc gia phải biết kiểm soát nguồn nợ của mình để không bị khủng hoảng kinh tế.
Sau đây là ví dụ về một khoản nợ của một quốc gia và bài học rút ra được:
Theo Giáo sư Krugman, cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đang tiến gần tới chỗ không còn đường để quay lại. Khi viễn cảnh cho một kế hoạch giải cứu Athens dường như cứ mờ mịt dần, giới đầu tư đã ồ ạt bán tháo trái phiếu chính phủ của nước này, khiến mức lãi suất mà Chính phủ Hy Lạp có thể phải đưa ra trong những đợt phát hành nợ sắp tới, nếu có, sẽ không ngừng leo thang.Do vậy, nếu tiếp tục vay được vốn, Hy Lạp sẽ phải trả lãi nhiều hơn, khiến gánh nặng nợ nần càng thêm căng thẳng. Thực tế này đang xói mòn niềm tin của thị trường và cho thấy, tới thời điểm hiện nay, Hy Lạp rất khó thoát khỏi vòng xoáy vỡ nợ mà họ sắp sửa sa chân vào.Vậy cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp đem đến cho các nước khác bài học gì?Đúng là Hy Lạp đang phải trả giá cho những bất cẩn trong hoạt động chi tiêu công trước kia của họ. Nhưng Giáo sư Krugman không cho rằng đó là toàn bộ câu chuyện. Thảm họa ở Hy Lạp hiện nay còn phản ánh mối hiểm nguy to lớn mà chính sách tiền tệ giảm phát (bao gồm tăng lãi suất và giảm cung tiền) có thể mang lại.Giáo sư Krugman nhận xét, điều then chốt về vấn đề của Hy Lạp là cuộc khủng hoảng này không chỉ bao gồm những khoản nợ khổng lồ. Tuy nợ công của Hy Lạp khá cao, tương đương 113% GDP, nhưng trên thực tế, nhiều quốc gia khác cũng đang hoặc đã từng gánh những mức nợ tương tự mà không hề lâm vào khủng hoảng.Chẳng hạn, vào năm 1946, nước Mỹ khi đó vừa ra khỏi Chiến tranh Thế giới 2 đã có mức nợ liên bang tương đương 122% GDP. Nhưng các nhà đầu tư khi đó không lo ngại gì, và một thập kỷ sau, tỷ lệ nợ so với GDP của Mỹ giảm còn một nửa. Trong những thập kỷ tiếp theo, tỷ lệ nợ công so với GDP của Mỹ tiếp tục giảm, xuống tới mức đáy 33% vào năm 1981.Vậy làm thế nào mà nước Mỹ có thể trả được những món nợ mà họ vay thời chiến tranh? Thực tế, nước Mỹ đã không hề làm được điều đó. Vào cuối năm 1946, Chính phủ Mỹ nợ 271 tỷ USD, và vào cuối năm 1956, mức nợ này tăng nhẹ lên 274 tỷ USD. Như vậy, tỷ lệ nợ so với GDP giảm không phải bởi nợ giảm mà vì GDP tăng, cụ thể là tăng gần gấp đôi tính theo USD trong vòng 1 thập kỷ. Sự gia tăng của GDP tính bằng USD hầu như là kết quả của sự tăng trưởng kinh tế và lạm phát, với cả hai yếu tố này cùng gia tăng với tốc độ khoảng 40% trong thời gian 1946-1956.Không may cho Hy Lạp, quốc gia châu Âu này không thể kỳ vọng điều tương tự. Lý do nằm ở đồng Euro.Cho tới gần đây, việc trở thành một thành viên của khu vực sử dụng đồng Euro vẫn được xem là một điều tốt đẹp đối với Hy Lạp, giúp đem tới những khoản vay lãi suất thấp và những dòng vốn khổng lồ. Nhưng những dòng vốn này cũng đồng thời dẫn tới lạm phát và rốt cục, Hy Lạp nhận thấy mình phải đương đầu với tình trạng leo thang của giá cả mạnh hơn ở các nền kinh tế lớn của châu Âu. Dần dần, Hy Lạp sẽ phải áp dụng chính sách tiền tệ giảm phát để đưa tỷ lệ lạm phát về với mức “hợp chuẩn” với các quy định của khu vực đồng Euro. Và sự giảm phát sẽ làm cho gánh nặng nợ nần của Hy Lạp thêm tồi tệ, trong khi lạm phát giúp nước Mỹ thời hậu Chiến tranh Thế giới nhẹ nợ.Đó vẫn chưa phải là tất cả. Giảm phát có nhiều tác động bất lợi cho nền kinh tế, làm giảm sút tăng trưởng và việc làm. Do đó, Hy Lạp sẽ khó tìm được đường ra cho mớ bòng bong nợ nần của họ. Ngược lại, Athens sẽ phải giải quyết “núi nợ” trong bối cảnh nền kinh tế ở trong tình trạng khả dĩ nhất cũng chỉ là đình trệ. Do đó, cách duy nhất để Hy Lạp khắc phục khó khăn là cắt giảm chi tiêu và tăng thuế - những biện pháp có thể làm tỷ lệ thất nghiệp của nước này thêm đáng ngại. Và khi đó, chắc chắn là niềm tin của thị trường trái phiếu vào Hy Lạp càng bị xói mòn, đẩy quốc gia này vào tình trạng tồi tệ hơn.Vậy giải pháp có thể là gì? Giới quan sát vẫn hy vọng châu Âu sẽ cùng nhau đứng ra bảo lãnh nợ cho Hy Lạp, và đổi lại, Hy Lạp phải cam kết thắt lưng buộc bụng chặt hơn nữa. Đây có thể là một giải pháp tốt, nhưng nếu không có sự ủng hộ của nước Đức, thì châu Âu sẽ không bao giờ đạt được giải pháp này.Hy Lạp có thể giải quyết một phần vấn đề của họ bằng cách rút khỏi khu vực sử dụng đồng Euro và thực hiện phá giá đồng tiền. Nhưng nếu Athens làm vậy, chắc chắn hệ thống ngân hàng của họ sẽ bị rút vốn ồ ạt. Trên thực tế, do lo ngại về khả năng vỡ nợ của Hy Lạp, nhiều khách hàng đã bắt đầu tháo chạy khỏi các nhà băng của nước này. Với những lập luận như vậy, Giáo sư Krugman nhấn mạnh, ngoài việc thận trọng trong chính sách tài khóa, các nước cần cẩn trọng với bẫy giảm phát. Ngay cả những quốc gia sử dụng đồng tiền riêng như Nhật Bản cũng có thể rơi vào bẫy này.Riêng với nước Mỹ hiện nay, Giáo sư Krugman bày tỏ sự lo ngại về những ý kiến đòi hỏi tăng lãi suất cơ bản USD và kết thúc các biện pháp kích thích tăng trưởng từ phía những người chủ trương chống lạm phát mặc dù thị trường việc làm mới chỉ manh nha hồi phục. Nếu những đòi hỏi này được thực hiện, thất nghiệp ở Mỹ rất có thể sẽ tăng mạnh.Mặt khác, Giáo sư Krugman cũng cho rằng, nợ công của Mỹ sẽ dễ kiểm soát hơn nếu chính sách tiền tệ nới lỏng được duy trì để giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại và lạm phát tăng lên mức vừa phải.
Tóm lại, nợ quốc gia là một vấn đề rất quan trọng đối với mỗi quốc gia nói riêng và nền kinh tế của thế giới nói chung. Vì vậy mỗi quốc gia cần phải cân nhắc kĩ trước khi vay nợ, vay một khoản thích hợp để có thể kích thích nền kinh tế phát triển, và coi bài học của đất nước Hy Lạp là một bài học xương máu.