Đề tài Nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tín dụng là một hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoạt động tín dụng còn được xem như một nghiệp vụ quản trị rủi ro để sinh lợi trong kinh doanh ngân hàng. Có nhiều nguy ên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng nhưng tập trung lại rủi ro tín dụng có thể được hiểu là việc ngân hàng không thể thu hồi được toàn bộ gốc và lãi khi khoản vay đến hạn. Và khi một khoản vay không thể thu hồi hay có nguy cơ không thể thu hồi nợ gốc và lãi thì người ta gọi đây là một khoản nợ xấu. Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về nợ xấu, sau đây là một số quan điểm về nợ xấu đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam: Theo quốc tế: Theo một số tiêu chí của NHTW Liên minh châu Âu: Nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của NHTM không chỉ có những khoản vay quá hạn thông thường không có khả năng thu hồi theo hợp đồng mà còn có các khoản nợ chưa quá hạn nhưng tiềm ẩn các rủi ro dẫn đến việc có thể không thanh toán đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng. Theo quan điểm của Phòng thóng kê – liên hiệp quốc: Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng sẽ được thanh toán đầy đủ.

pdf40 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6116 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI: TP.HCM, tháng 01/2014 NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương Nhóm 5 – NH Đêm 1 Đặng Thị Ngọc Diễm Nguyễn Hoàng Nam Ngô Thị Hồng Nga Lê Hoài Khánh Vi NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 2 LỜI MỞ ĐẦU  Trong thời gian vừa qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang trải qua nhiều khó khăn và thách thức. Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo theo nhiều hệ lụy và gây ra không ít những hậu quả nghiêm trọng. Vấn đề nóng bỏng hiện nay là xử lý nợ xấu – cơn ác mộng kéo dài vẫn chưa tìm được hồi kết. Nợ xấu không những làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Do vậy, xử lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Chính vì lý do đó, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài : “NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM” để lý giải, minh chứng cũng như đế xuất những giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng nợ xấu. NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 3 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm nợ xấu Tín dụng là một hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoạt động tín dụng còn được xem như một nghiệp vụ quản trị rủi ro để sinh lợi trong kinh doanh ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng nhưng tập trung lại rủi ro tín dụng có thể được hiểu là việc ngân hàng không thể thu hồi được toàn bộ gốc và lãi khi khoản vay đến hạn. Và khi một khoản vay không thể thu hồi hay có nguy cơ không thể thu hồi nợ gốc và lãi thì người ta gọi đây là một khoản nợ xấu. Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về nợ xấu, sau đây là một số quan điểm về nợ xấu đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam: Theo quốc tế: Theo một số tiêu chí của NHTW Liên minh châu Âu: Nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của NHTM không chỉ có những khoản vay quá hạn thông thường không có khả năng thu hồi theo hợp đồng mà còn có các khoản nợ chưa quá hạn nhưng tiềm ẩn các rủi ro dẫn đến việc có thể không thanh toán đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng. Theo quan điểm của Phòng thóng kê – liên hiệp quốc: Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng sẽ được thanh toán đầy đủ. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế - IAS: nợ xấu là những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và/hoặc khả năng trả nợ nghi ngờ. Ngoài ra còn có một định nghĩ về nợ xấu theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và IAS 39 vừa được chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) công bố tháng 12 năm 1999 và sau 2 lần chỉnh sửa (lần 1 vào tháng 12 năm 2000, lần 2 vào tháng 12 năm 2003) và được khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005. Về cơ bản IAS 39 chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 4 của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn.Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng khoản vay (xếp hạng khách hàng).Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyết nhưng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn.Vì vậy, nó đang được ủy ban kế toán quốc tế tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh. Một định nghĩa khác của từ điển tài chính Farlex: “Nợ xấu là một khoản nợ từ việc tín dụng bán hàng mà chủ nợ không có khả năng thu hồi. Chủ nợ đã tiến hành tất cả mọi nỗ lực có thể để thu hồi nợ nhưng không thành công. Thông thường, nợ xấu xuất hiện khi con nợ tuyên bố phá sản hay chủ nợ thực hiện nhiều hoạt động thu nợ mà chi phí của chúng là tương đối so với khoản nợ. Một doanh nghiệp xóa sổ và kê khai nợ xấu như một chi phí làm giảm thu nhập chịu thuế của họ. Hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận nợ xấu ở một tỉ lệ nhất định (được xác định bằng số liệu nợ xấu ở kì trước) vì chắc chắn không thể thu hồi được tất cả các khoản nợ một cách đầy đủ nhất.” Ở Việt Nam: Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bốphá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Các dấu hiệu của những khoản nợ xấu Thực tế cho thấy việc thất bại trong hoạt động kinh doanh thường được biểu hiện qua một vài dấu hiệu báo động. Có những dấu hiệu mờ nhạt, có những dấu hiệu biểu hiện rất rõ ràng. Ngân hàng cần có cách nhận ra những dấu hiệu ban đầu của khoản vay có vấn đề và có những hành động cần thiết để ngăn ngừa và xử lí chúng. Các dấu hiệu của khoản tín dụng có vấn đề có thể được chia thành các nhóm sau: Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng: NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 5 Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoản của khách hàng qua một quá trình để cung cấp cho ngân hàng một số dấu hiệu quan trọng gồm: - Phát hành séc quá bảo chứng hoặc bị từ chối. - Khó khăn trong thanh toán lương. - Sự giảm sút số dư tài khoản tiền gửi. - Tăng mức sử dụng bình quân trong các tài khoản. - Thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. - Không có khả năng thực hiện các hoạt động cắt giảm chi phí. - Gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Các hoạt động cho vay: - Mức độ vay thường xuyên gia tăng. - Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi. - Yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến,… Phương thức tài chính: - Sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động phát triển dài hạn. - Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất (ví dụ: thường xuyên sử dụng nghiệp vụ factoring…) - Giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu. - Các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu … Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lí của khách hàng: NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 6 Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành. Hệ thống điều hành luôn bất đồng vì mục đích, quản trị, điều hành độc đoán hoặc quá phân tán.Cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện: - Được hoạch định bởi HĐQT hoặc giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm - Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ. - Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên. Có các chi phí quản lí bất hợp lí: tập trung quá mức chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng rất hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền, ban giám đốc có cuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và chi phí cá nhân. Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại biểu hiện: Khó khăn trong việc phát triển sản phẩm. - Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, thêm đối thủ cạnh tranh, thay đổi thị hiếu… - Những thay đổi từ chính sách của nhà nước như: chính sách thuế, điều kiện thành lập và hoạt động… - Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao. - Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sữa chữa, thay thế. Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu về xử lí thông tin tài chính kế toán: Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn các báo cáo tài chính. Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: - Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên. - Tăng doanh số nhưng giảm lãi hoặc không có lãi. - Các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp. - Lượng hàng hóa tăng nhanh hơn doanh số bán … NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 7 Những dấu hiệu phi tài chính khác: là dấu hiệu mà mắt thường cán bộ tín dụng có thể nhận biết dược như: - Những vấn đề về đạo đức, thậm chí dáng vẻ nhà kinh doanh cũng biểu hiện những điều đó. - Sự xuống cấp trông thấy của nơi kinh doanh. - Nơi lưu trữ hàng hóa quá nhiều, hư hỏng, lạc hậu… 1.2 Phân loại nợ xấu Bản chất nợ xấu: - Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,.... Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trước. - Nợ xấu là một số tiền được viết bởi các doanh nghiệp như là một tổn thất cho doanh nghiệp và được phân loại như là một khoản chi phí vì nợ cho doanh nghiệp là không thể được thu thập, và tất cả những nỗ lực hợp lý đã được tận dụng để thu thập các số tiền nợ. Điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc chi phí của việc theo đuổi hành động hơn nữa trong một nỗ lực để thu thập các khoản nợ vượt quá các khoản nợ của chính nó. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN được ban hành ngày 22/4/2005, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Đến ngày 21/1/2013, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02. Thông tư này đã sửa đổi, bổ sung cho Quyết định 493 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Theo đó, việc phân loại nợ để trích lập dự phòng cụ thể được quy định lại theo hướng siết chặt hơn so với Quyết định 493. Cụ thể là các khoản nợ được xếp vào loại nợ xấu bao gồm những khoản nợ từ Nhóm 2 đến Nhóm 5 và một phần nợ nhóm 1. NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 8 Thông tư 02 sẽ được áp dụng từ ngày 1/6/2013.Nhưng vào ngày 27/5/2013 thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 12/2013/TT-NHNN sửa đổi một số điều trong Thông tư 02.Theo đó, ngày áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN sẽ được gia hạn thêm 1 năm và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2014.Vì vậy chuyên đề này được nghiên cứu dựa trên Quyết định 493. Các nhóm nợ thuộc khoản nợ xấu:  Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ này được đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.  Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng tổn thất cao  Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ này được đánh giá là không có khả năng thu hồi, nguy cơ mất vốn NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 9 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NỢ XẤUCỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 2.1 Khái quát tình hình nợ xấu ở Việt Nam hiện nay: Việt Nam là một trong những nước tốc độ tăng trưởng huy động và cho vay cao nhất trong khu vực, trong đó, hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ lực với thị phần tín dụng chiếm tới xấp xỉ 95% của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Trong các giai đoạn phát triển của nền kinh tế khi mà bối cảnh thị trường vốn còn chưa phát triển, tín dụng ngân hàng (TDNH) luôn đóng vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo trên thị trường tài chính, bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.TDNH đã tăng trưởng bình quân trên 30%/năm trong giai đoạn 2001-2010, tỷ lệ tín dụng/GDP đã tăng từ 40,1% vào năm 2000 lên tới 125% vào năm 2010. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ với những đóng góp tích cực cho nền kinh tế trong thời gian vừa qua, hoạt động TDNH cũng còn rất nhiều vấn đề tồn đọng mà nổi bật và luôn được quan tâm nhiều là vấn đề nợ xấu. Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Sự tồn tại của nợ xấu chỉ thực sự nguy hiểm khi nó vọt lên ngưỡng cao, tình hình tài chính hiện tại của các chủ thể trong nền kinh tế có thể đẩy nợ xấu lên mức nguy hiểm trong tương lai. Với Việt Nam, tình hình nợ xấu chưa tới mức báo động song rất cần xử lý quyết liệt để không gây hậu quả nghiêm trọng.  Nợ xấu NHTM VN từ 2008-2012 Đơn vị: tỷ đồng NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 10 Nguồn: www.Cafef.vn Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2008 đến nay, nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh. Trung bình giai đoạn 2008 - 2011, dư nợ bình quân nợ xấu khá cao, khoảng 51%. Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành tại thời điểm 30-11-2012 là 3,43%, 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng nợ xấu 26970 35875 49064 87967 185205 Tổng dư nợ 1242857 1630682 2292720 2665670 3086750 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ % 2.17 2.22 2.14 3.3 6 NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 11 song theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trước Quốc hội, nợ xấu tại thời điểm thanh tra của Ngân hàng Nhà nước là 8,82% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế, khoảng 250.000 tỷ đồng (khoảng 12 tỷ USD), tương đương 10% GDP. Ngoài ra, con số nợ xấu này chưa tính đến nợ tồn đọng xây dựng cơ bản (chủ yếu của các địa phương), hiện đang dự tính khoảng 90.000 tỷ đồng. Theo các chuyên gia kinh tế, nợ xấu tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán; trong đó nợ xấu tại khu vực doanh nghiệp nhà nước rất lớn. Những số liệu của một số nhà nghiên cứu cho thấy, khu vực doanh nghiệp nhà nước hiện đóng góp vào 70% nợ xấu của toàn hệ thống, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu. Xu hướng gia tăng nợ của các doanh nghiệp sẽ góp phần làm cho tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng ngày càng nghiêm trọng hơn. Nợ xấu theo nhóm ngành nghề của các tổ chức tín dụng cũng tăng, trong đó có 6 ngành kinh tế chiếm tỷ lệ nợ xấu cao nhất, là: công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 22,5% tổng nợ xấu toàn hệ thống; hoạt động kinh doanh bất động sản và dịch vụ là 7,83% và 19,25%; buôn bán, sửa chữa, ô tô, xe máy 18,52%; vận tải, kho bãi chiếm 11% và xây dựng là 9,5%. Việc gia tăng nợ xấu nhóm thương mại và dịch vụ, trong đó có ngành vận tải biển, cho thấy khó khăn của thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế đã tác động mạnh đến ngành này. NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 12 2.1.1 Tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM trong giai đoạn 2008-2010 Chất lượng tài sản có của NHTM Việt Nam hiện nay đang thay đổi theo chiều hướng tốt, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của những ngân hàng chiếm thị phần lớn ở Việt Nam đều nằm trong giới hạn an toàn cho phép, trong đó tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP có dấu hiệu được kiểm soát tốt hơn các NHTMQD. Biểu đồ: Tỷ lệ nợ xấu tại một số NHTM Việt Nam có niêm yết từ 2008- 2010 Nguồn: Thư viện quốc gia Việt Nam (nlv.gov.vn) Theo báo cáo tổng kết ngành của NHNN, năm 2008 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống tăng lên đến 2,1% nhưng vẫn còn thấp hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế 5%, trong khi tỷ lệ nợ xấu của Trung Quốc năm 2007 đang ở mức 6,17%, đây là một dấu hiệu rất khả quan. Đến cuối năm 2009 tỷ lệ nợ xấu là 2,6% và 2010 khoảng 3% tổng dư nợ tín dụng nên vẫn nằm trong tỷ lệ an toàn cho phép của NHNN Tốc độ “tăng trưởng” của nợ xấu hàng năm, hiện đã được được tính theo cấp số hàng chục %. Tính đến cuối năm 2008, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở khoảng 43.500 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng...Đây là số liệu có từ hội nghị toàn ngành ngân hàng tổ chức tại Hà Nội 30/12/2008 NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 13 Ngân hàng Nhà nước cho biết, về số nợ xấu nói trên, cơ bản đã được các ngân hàng trích lập đủ dự phòng rủi ro. Liên quan đến tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại, cũng theo thông tin từ hội nghị trên, trong năm 2008 không có ngân hàng nào rơi vào thua lỗ; một số chỉ số chính cho thấy hệ thống vẫn an toàn và đạt kết quả khả quan trong năm 2008 Trong năm 2008, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư vào khu vực dân doanh tăng khoảng 35% - 37%, lĩnh vực xuất khẩu có mức tăng tương ứng, khu vực sản xuất tăng 34% - 36%, khu vực nông nghiệp và nông thôn tăng 30%, cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác tăng 40% - 42%; riêng khu vực doanh nghiệp nhà nước có mức tăng thấp nhất, chỉ tăng 12% - 14%. Đến cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống đã tăng 30% so với cuối năm 2007; tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8,9% lên 9,7%; vốn đảm bảo thanh toán thường xuyên lớn hơn mức phải dự trữ bắt buộc; tỷ lệ khả năng chi trả ngắn hạn lớn hơn 100%; khả năng sinh lời tiếp tục được cải thiện do tốc độ tăng tổng tài sản có và vốn chủ sở hữu thấp hơn tốc độ tăng chênh lệch thu – chi. Trong năm 2009, yêu cầu mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, thực hiện tăng trưởng tín dụng phù hợp với mức độ kiểm soát lạm phát. Các ngân hàng thương mại sẽ thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung nguồn vốn cho các dự án có hiệu quả thuộc lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp, nông thôn, mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo báo cáo của NHNN, nợ xấu toàn hệ thống tính đến ngày 31/12/2007 là 16.000 tỷ đồng, chiếm 1,55% tổng dư nợ nền kinh tế, đến 31/12/2008 là 27.610 tỷ đồng, chiếm 2,17% tổng dư nợ nền kinh tế và đến 31/12/2009 là 35.522 tỷ đồng chiếm 2,05% tổng dư nợ nền kinh tế. Nguyên nhân là do tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tăng trưởng tín dụng nên tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đã thấp hơn mức quy định của NHNN; nhiều ngân NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 14 hàng đã không đảm bảo khả năng chi trả, phải xin tái cấp vốn của NHNN và vay các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu để bù đắp thiếu hụt thanh khoản. Hiệu quả kinh doanh ở những đơn vị này đạt thấp, chất lượng tín dụng năm 2009 sụt giảm so với năm 2008. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông (Agribank) tỷ lệ nợ xấu năm 2008 là 2,7% năm 2009 tăng lên 3,97%). 2.1.2. Tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM trong giai đoạn 2010-2011 Theo thống kê của Ngân Hàng Nhà nước, cuối năm 2010, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng là 2,5%, chưa bao gồm dư nợ của hệ thống ngân hàng đối với Tập Đoàn Công Nghiệp và Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin). Nếu tính thêm cả dư nợ đối với Vinashin thì tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2010 sẽ là 3,2% tổng dư nợ cho vay. Trong đó nợ xấu từ phía các doanh nghiệp quốc doanh chiếm đến 60% tổng số nợ xấu. Đến cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lại tiếp tục tăng lên đến mức 3,3%. Hầu hết các ngân hàng niêm yết đều có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh so với năm 2010. Cụ thể là tính đến 30/9/2011, tổng nợ xấu của 8 NHTM niêm yết là 15.018 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm 55,22% tương ứng với số tiền cụ thể là 8.293 tỷ đồng. Tình hình gia tăng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của 8 ngân hàng niêm yết được thể hiện qua biểu đồ sau: NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 15 Hình 1: Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các NHTM tại 30/09/2011 (Nguồn: Theo CafeF/TTVN/BCTC các NHTM) CTG: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam VCB: Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam STB: Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín EIB: Ngân Hàng TMC
Luận văn liên quan