Đề tài Nội dung bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự và việc bảo đảm thực hiện hiện nay

Để giữ vững trật tự, an toàn xã hội, Nhà nước phải bảo hộ tất cả các quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể. Quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khá đa dạng, thể hiện ở trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể trong lĩnh vực dân sự nói chung và tố tụng dân sự nói riêng là một trong những quyền, lợi ích cơ bản của chủ thể. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự trong trường hợp bị xâm phạm, pháp luật quy định chủ thể có quyền được thực hiện các phương thức khác nhau để bảo vệ như mình yêu cầu người có hành vi trái pháp luật chấm dứt hành vi đó, yêu cầu Trọng tài, Tòa án hoặc cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền bảo vệ. Để làm rõ hơn vấn đề trên, bài viết sau sẽ tập trung làm sáng tỏ:“Nội dung bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự và việc bảo đảm thực hiện hiện nay”.

doc11 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nội dung bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự và việc bảo đảm thực hiện hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU Để giữ vững trật tự, an toàn xã hội, Nhà nước phải bảo hộ tất cả các quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể. Quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khá đa dạng, thể hiện ở trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể trong lĩnh vực dân sự nói chung và tố tụng dân sự nói riêng là một trong những quyền, lợi ích cơ bản của chủ thể. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự trong trường hợp bị xâm phạm, pháp luật quy định chủ thể có quyền được thực hiện các phương thức khác nhau để bảo vệ như mình yêu cầu người có hành vi trái pháp luật chấm dứt hành vi đó, yêu cầu Trọng tài, Tòa án hoặc cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền bảo vệ. Để làm rõ hơn vấn đề trên, bài viết sau sẽ tập trung làm sáng tỏ:“Nội dung bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự và việc bảo đảm thực hiện hiện nay”. B. NỘI DUNG. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA ĐƯƠNG SỰ. 1. Khái niệm đương sự. Trong mỗi vụ việc dân sự thường có nhiều chủ thể tham gia tố tụng, các chủ thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì được gọi là đương sự. Đương sự trong vụ việc dân sự có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức (có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân), tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự (khoản 1 Điều 56 BLTTDS). Tuy nhiên, trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, tại Điều 1 BLTTDS quy định vụ việc dân sự bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự. Theo Điều 311 BLTTDS thì Tòa án có thể áp dụng các quy định khác của Bộ luật này để giải quyết việc dân sự nếu không trái với quy định tại Chương XX. Theo đó có thể thấy các chủ thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trong các việc dân sự như người yêu cầu, người bị yêu cầu là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự cũng phải được coi là đương sự. 2. Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. 2.1. Khái niệm. Các đương sự trong mỗi vụ việc dân sự đều là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự, tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Do đó có thể hiểu quyền của chủ thể trong việc chống lại các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp theo thủ tục tố tụng dân sự được gọi là quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, mỗi đương sự tham gia vào vụ việc dân sự với những động cơ, mục đích và yêu cầu riêng nên pháp luật tố tụng dân sự quy định địa vị pháp lý của các đương sự trong tố tụng dân sự không giống nhau. Theo quy định của pháp luật, các đương sự có thể sử dụng các phương thức khác nhau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm phạm. Theo đó, bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự là làm cho đương sự có đủ những điều kiện cần thiết để chắc chắn thực hiện được các quyền tố tụng dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước tòa án. 2.2. Đặc điểm. Xuất phát từ bản chất của quan hệ pháp luật mà các đương sự tham gia là loại quan hệ pháp luật dân sự, đề cao tính tự thỏa thuận của các bên trong quan hệ. Do đó, để bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân cự có các đặc điểm cơ bản: Thứ nhất: Việc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự được áp dụng đối với tất cả các bên đương sự. Tuy có địa vị pháp lý khác nhau nhưng các đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. Vì vậy, bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự được áp dụng đối với tất cả các bên đương sự. Thứ hai: Đối tượng, phạm vi và biện pháp bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Sở dĩ như vậy là do các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự được xác lập giữa các cơ quan tư pháp và những người tham gia tố tụng dân sự; không phải xuất phát từ sự thỏa thuận giữa các bên. Trong đó Tòa án là chủ thể có quyền lực cao nhất, đại diện cho nhà nước. Vì vậy, hoạt động tố tụng dân sự của các chủ thể khác của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự đều phải chịu sự chi phối của Tòa án mà không có quyền thỏa thuận về đối tượng, phạm vi và các biện pháp bảo đảm thực hiện việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ. Thứ ba: Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự có mối quan hệ mật thiết đến việc thực hiện các quyền tố tụng dân sự khác của đương sự. Trong tố tụng dân sự, việc thực hiện các quyền tố tụng dân sự của đương sự mang tính độc lập, do đương sự quyết định. Hoạt động tố tụng của Tòa án và những người tham gia tố tụng khác chỉ nhằm tạo điều kiện cho các đương sự được thực hiện tốt hơn các quyền tố tụng dân sự của họ. Vì vậy, bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự có tính chất hỗ trợ cho việc thực hiện các quyền tố tụng dân sự khác của đương sự. II. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ. 1. Bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. Theo pháp luật tố tụng dân sự, tại Điều 5, 58, 59, 60, 61 BLTTDS 2004 quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của đương sự. Vì vậy, để bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự trước tiên phải bảo đảm cho đương sự tự thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự đó của họ trên thực tế. * Bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự và quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự của đương sự. - Cơ sở pháp lý quy định tại Điều 4 và Điều 61 BLTTDS: cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi viện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. - Phạm vi khởi kiện: Khác với Điều 34 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án dân sự thì một người hoặc nhiều người chỉ được khởi kiện một hoặc nhiều người về cùng một quan hệ pháp luật trong một vụ án. Thì hiện nay tại Điều 163 BLTTDS quy định phạm vi khởi kiện vụ án dân sự rộng hơn ra thành nhiều mối quan hệ pháp luật có liên quan với nhau trong cùng một vụ án để giải quyết. Quy định trên có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự tham gia tố tụng dân sự, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của đương sự và Nhà nước. - Phương thức khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự quy định tại các Điều 164, 312 BLTTDS; người khởi kiện vụ án dân sự, người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự có thể nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trực tiếp hoặc qua bưu điện. Đồng thời tại điểm 5 Mục I Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP thì đương sự chưa nộp được đầy đủ các chứng từ, tài liệu khi nộp đơn khởi kiện Tòa án vẫn có thể thụ lý vụ việc và phải nộp bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án. - Ngoài ra, pháp luật còn quy định trong những trường hợp nào thì Tòa án mới được trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và thủ tục trả lại tại Điều 168, khoản 2 Điều 169 BLTTDS; kèm theo đó là quy định quyền khiếu nại của đương sự về việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và việc giải quyết khiếu nại đó tại Điều 170 BLTTDS. Đây là quy định quan trọng nhằm bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu không đúng. * Bảo đảm quyền đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn, quyền đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đây là một trong các quyền tố tụng dân sự cơ bản của đương sự được quy định tại Điều 60, Điều 61 BLTTDS. - Để bảo đảm thực hiện quyền trên trên thực tế, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định Tòa án có nhiệm vụ thông báo việc thụ lý vụ án dân sự, cụ thể “trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án” (Điều 174 BLTTDS). Quy định có tác dụng nâng cao vai trò chủ động của đương sự trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự là người có quyền, lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ trong tố tụng dân sự. Để bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự này trong tố tụng dân sự các Điều 58, 184, 291, 264 BLTTDS quy định Tòa án phải triệu tập họ đến tham gia tố tụng dân sự. Ngoài ra, tại Điều 177 còn quy định trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng đứng về nghía nguyên đơn hoặc bị đơn thì có quyền đưa ra yêu cầu độc lập. * Bảo đảm quyền thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đương sự được quy định tại Điều 5 BLTTDS. Đây là quy định nhằm giúp đương sự khắc phục được trường hợp đưa ra yêu cầu không đẩy đủ, chính xác. Để bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự, pháp luật không quy định hạn chế việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đương sự nhưng để tránh trường hợp lạm dụng việc thực hiện quyền này gây khó khăn cho Tòa án cũng như đương sự khác, pháp luật quy định việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự trong một số trường hợp phải đáp ứng được những điều kiện nhất định tại Điều 218 – việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm không được vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu; Điều 269 – quy định tước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm nguyên dơn rút đơn khởi kiện nếu bị đơn đồng ý thì Tòa án mới được chấp nhận. * Bảo đảm quyền chấp nhận, bác bỏ yêu cầu của người khác của đương sự. Đây là một quyền tố tụng dân sự đề cao quyền tự định đoạt của đương sự, có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Để bảo đảm quyền bảo vệ của bị đơn trong tố tụng dân sự, Điều 60 BLTTDS quy định bị đơn có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn. Đối với các đương sự khác như nguyên đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan tuy pháp luật không quy định cụ thể những theo tinh thần quy định tại các Điều 58, 61, 175 BLTTDS thì họ cũng có quyền chấp nhận yêu cầu hay bác bỏ yêu cầu của đương sự khác. * Bảo đảm quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. - Theo quy định tại Điều 165 BLTTDS thì người khởi kiện vụ án dân sự phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Theo quy định tại các Điều 165, 175, 221, 272 BLTTDS thì các đương sự có thể cung cấp cho Tòa án các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự trước hoặc tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm hoặc phúc thẩm. - Ngoài ra, Điều 58 BLTTDS còn quy định các đương sự được bình đẳng với nhau trong việc cung cấp chứng cứ, tài liệu chứng minh cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình. * Bảo đảm quyền của đương sự yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ và yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ. Trường hợp các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự đang do các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác quản lý, lưu giữ thì đương sự có quyền yêu cầu chủ thể đó cung cấp chứng cứ cho mình theo quy định tại Điều 7 BLTTDS. Trường hợp chủ thể quản lý, lưu giữ chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự không chịu cung cấp cho đương sự theo yêu cầu thì có thể yêu cầu Tòa án hỗ trợ. Theo Điều 58 BLTTDS, các đương sự có quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Ngoài ra, để bảo đảm quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ của đương sự pháp luật tố tụng dấn ự còn quy định đương sự có quyền khiếu nại việc xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án (điểm c khoản 3 Điều 58, hướng dẫn tại Mục II Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/09/2005). * Bảo đảm quyền được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu nhập. Việc đương sự thực hiện được quyền này giúp họ hiểu rõ hơn vụ việc dân sự, có ý nghĩa làm cho việc tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự được tốt hơn. Ngoài ra, còn làm cho các hoạt động tố tụng dân sự được công khai, minh bạch, đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được đúng đắn. Quy định trên được thể hiện tại điểm d khoản 2 Điều 58 BLTDS và được làm rõ tại Mục III của Nghị quiets số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/03/2005. * Bảo đảm quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời của đương sự. Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, đương sự có thể yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời trước hoặc tại phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự. Đồng thời, Điều 121 và Điều 122, trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng bổ sung, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đương sự có quyền khiếu nại đối với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự về việc áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại các Điều 124, 125 BLTDS. * Bảo đảm quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng của đương sự. Theo quy định tại Điều 50 BLTTDS thì đương sự có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành, người tham gia tố tụng trước hoặc trong phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự. Để bảo đảm cho đương sự thực hiện tốt được quyền này, tại các Điều 46, 47, 48, 49, 51, 68, 70, 71, 72 BLTTDS và Mục II Nghị quyết 01/2005/NQ–HĐTP. * Bảo đảm quyền thỏa thuận với nhau về giải quyêt vụ việc dân sự của đương sự. Trong tố tụng dân sự các đương sự có quyền định đoạt theo quy định tại Điều 5 BLTTDS. Để bảo đảm quyền thỏa thuận của đương sự tại Điều 10, Điều 180 BLTTDS quy định Tòa án có trách nhiệm hòa giải vụ việc dân sự để giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ việc dân sự, trừ những vụ pháp luật quy định không được hòa giải hoặc không hòa giải được. Trường hợp hòa giải mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về giải quyết vụ việc dân sự thì theo Điều 186, Điều 187 BLTTDS Tòa án phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự theo thủ tục do pháp luật quy định, nếu nội dung thỏa thuận đó không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. * Bảo đảm quyền tham gia phiên tòa, phiên họp của đương sự. Phiên tòa, phiên họp là nơi Tòa án xem xét giải quyết các vấn đề của vụ việc dân sự. Tại phiên tòa, phiên họp đương sự có quyền trình bày về những vấn đề của vụ việc dân sự, được tham gia tranh luận để làm rõ các tình tiết, sự kiện có liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Việc tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm và phúc thẩm của đương sự được quy định tại các Điều 195, 199, 200, 201, 202, 221, 222, 232, 264, 271, 272, 292, 295, 313, 314 của BLTTDS. Để bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự, các điều luật này quy định phải bảo đảm sự có mặt của đương sự trong phiên tòa, phiên họp; tại phiên tòa, phiên họp phải đảm bảo quyền trình bày, hỏi và tranh luận của đương sự. * Bảo đảm quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án. Để bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự được đúng đắn, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự Điều 17 BLTTDS quy định Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử, từ đó đương sự có thể được kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật yêu cầu Tòa án cấp trên phúc thẩm lại. Quy định trên được đảm bảo tại các Điều luật 194, 239, 241, 246, 247, 248 BLTTDS. Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho các đương sự được thực hiện quyền trên, Điều 256 quy định đương sự đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng cáo. * Bảo đảm quyền khiếu nại của đương sự đối với các quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật. Để bảo đảm việc thực hiện quyền khiếu nại của đương sự đối với các quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật các Điều 391, 395, 396, 392, 402, 403 BLTTDS quy định rõ những quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự bị khiếu nại, phương thức đương sự thực hiện quyền khiếu nại, thời hạn, thẩm quyền, thủ tục cũng như trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại. Theo các quy định này, đương sự có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng dân sự nếu óc căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 2. Bảo đảm quyền của đương sự được người khác bảo vệ trong tố tụng dân sự. Những người khác tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự bao gồm người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Nội dung của bảo đảm quyền của đương sự được người khác bảo vệ trong tố tụng dân sự bao gồm: 2.1. Bảo đảm đương sự ủy quyền được cho người khác đại diện. Ủy quyền cho người khác đại diện trong tố tụng dân sự là việc đương sự trao cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của mình. Để bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền ủy quyền cho người khác đại diện trong tố tụng dân sự các điều từ Điều 73 đến Điều 78 BLTTDS đã quy định các vấn đề liên quan đến người đại diện theo ủy quyền của đương sự như: những người được đại diện cho đương sự, người không được đại diện; phạm vi quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà người đại diện theo ủy quyền được thực hiện;… Theo quy định tại Điều 73 BLTTDS, đương sự có thể ủy quyền cho luật sư hoặc người không phải là luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Theo quy định tại ĐIều 74 BLTTDS, người đại diện theo ủy quyền của đương sự được thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền. Trường hợp đương sự không có năng lực hành vi tố tụng dân sự mà không có người đại diện, thì đương sự phải được Tòa án chỉ định người đại điện theo quy định tại Điều 76 BLTTDS. Người đại diện do Tòa án chỉ định được thực hiện tất cả các các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự. Ngoài ra, Điều 162 BLTTDS còn quy định Cơ quan Dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp Phụ nữ có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp Luật Hôn nhân và Gia đình quy định. 2.2.Bảo đảm quyền nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Thông qua sự hỗ trợ pháp lý của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà đương sự có thể nhận thức được đúng hơn các quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật và từ đó có thể tự mình đưa ra được yêu cầu, các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Để bảo đảm quyền nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự các Điều 63, 64, 221, 222, 232, 264, 271 BLTTDS đã quy định cụ thể việc tham gia tố tụng dân sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Theo đó, đương sự có thể nhờ luật sư hoặc người khác có đủ điều kiện do pháp luật quy định tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lơi ích hợp pháp của mình. Trong một vụ án, một đương sự có thể nhờ nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc nhiều đương sự cũng có thể nhờ một người tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của họ. Việc thực hiện được các quy định này sẽ giúp đương sự khắc phục được những hạn chế trong việc tham gia tố tụng của mình nên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án. 3. Trách nhiệm của Tòa án đối với việc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam. Trong TTDS, Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự chủ yếu, có trách nhiệm chính đối với việc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. Trách nhiệm của Tòa án đã được quy định cụ thể tại Điều 126 Hiến pháp 1992, Điều 1 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Điều 9 BLTTDS 2004. Điều 8 BLTTDS, các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của mình. Do vậy, để tạo điều kiện cho các đương sự được thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ trong mỗi vụ việc cụ thể Tòa án phải xác định và triệu tập đầy đủ các đương sự đến tham gia tố tụng dân sự, đồng thời phải phổ biến, giải thích cho đương sự biết rõ các quyền và nghĩa vụ của họ trong tố tụng. Điều 9 BLTTDS quy định các đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực