Đề tài Nội dung cơ bản của quyền tự do thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành

Trong bất kỳ nền kinh tế hàng hóa nào cũng tồn tại nhu cầu tự do kinh doanh. Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các quyền tự do của công dân. Trong đó có quyền tự do thành lập doanh nghiệp là nội dung cơ bản thể hiện sự bình đẳng của các cá nhân, tổ chức trong vấn đề kinh doanh. Đó là động lực tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo xu hướng kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Vì vậy để hiểu hơn phần nào về vấn đề tự do kinh doanh nói chung và tự do thành lập doanh nghiệp nói riêng. Em xin đi vào tìm hiểu đề tài: “ Nội dung cơ bản của quyền tự do thành lập doanh nghiệp thao pháp luật hiện hành”.

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3268 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nội dung cơ bản của quyền tự do thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI SỐ : 3 Nội dung cơ bản của quyền tự do thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành MỤC LỤC. Trang. MỞ ĐẦU.....................................................................................2 NỘI DUNG..................................................................................2 I./ Cơ sở lý luận............................................................................3 II. Cơ sở thực tiễn.........................................................................4 Về chủ thể thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành .........................................................................................4 Về đăng kí, lựa chọn ngành, nghề kinh doanh...............7 Địa điểm thành lập doanh nghiệp và mô hình kinh doanh..........................................................................................10 Về thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh .........................................................................................11 III./ Nhận xét chung........................................................................16 KẾT LUẬN....................................................................................17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................18 A. MỞ ĐẦU. Trong bất kỳ nền kinh tế hàng hóa nào cũng tồn tại nhu cầu tự do kinh doanh. Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các quyền tự do của công dân. Trong đó có quyền tự do thành lập doanh nghiệp là nội dung cơ bản thể hiện sự bình đẳng của các cá nhân, tổ chức trong vấn đề kinh doanh. Đó là động lực tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo xu hướng kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Vì vậy để hiểu hơn phần nào về vấn đề tự do kinh doanh nói chung và tự do thành lập doanh nghiệp nói riêng. Em xin đi vào tìm hiểu đề tài: “ Nội dung cơ bản của quyền tự do thành lập doanh nghiệp thao pháp luật hiện hành”. B. NỘI DUNG. I. Cở lý luận. Quyền tự do thành lập Doanh nghiệp là nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh. Là tiền đề để thực hiện các quyền khác thuộc nội dung của quyền tự do kinh doanh. Đó là một trong những quyền cơ bản của con người thể hiện sự tự do, bình đẳng trong hoạt động kinh doanh góp phần phát triển nền kinh tế thị trường. + Về nguyên tắc: Hoạt động kinh doanh chỉ có thể thực hiện với tính chất nghề nghiệp, khi các chủ thể kinh doanh (mà chủ yếu là doanh nghiệp) tiến hành. Để thực hiện quyền tự do kinh doanh, các nhà đầu tư trước hết phải xác lập tư cách pháp lý cho chủ thể kinh doanh của mình. Để tạo cơ sở và tổ chức cho việc kinh doanh thì việc đầu tiên các nhà kinh doanh cần phải làm đó là thành lập doanh nghiệp. Đây là một trong những nội dung chính, những bước căn bản đầu tiên để tiến hành kinh doanh. =>Vì vậy có thể nói việc thành lập doanh nghiệp là một yếu của quyền tự do kinh doanh. Khi thành lập Doanh nghiệp các nhà đầu tư có khả năng quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh, và lĩnh vực nghành nghề kinh doanh thích hợp với khả năng thực tế và của vốn điều lệ cũng như nhu cầu của thị trường. Đó là cơ sở để tiến hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. + Về mặt lý luận. Thành lập Doanh nghiệp được xem là nội dung pháp lý quan trọng về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa xác định tư cách pháp lý và sự thành lập của Doanh nghiệp. Với nguyên tắc tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa việc thành lập Doanh nghiệp được coi là quyền cơ bản của nhà đầu tư. Tuy nhiên việc thành lập Doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích toàn xã hội. Vì vậy việc thành lập Doanh nghiệp phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Các quy định của pháp luật về thành lập Doanh nghiệp một mặt phải bảo đảm quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư. Mặt khác phải đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước đối với Doanh nghiệp. =>Trên tinh thần đó pháp luật hiện hành đã ghi nhận và bảo đảm ở mức độ nhất định quyền tự do thành lập Doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: II/. Cơ sở thực tiễn. Về chủ thể thành lập Doanh nghiệp thao pháp luật hiện hành. Trong quá trình sử đổi bổ sung và hoàn thiện bộ luật nước ta đã có những quy định được sửa đổi bổ sung trong các bộ luật theo từng giai đoạn vầ chủ thể thành lập Doanh nghiệp thao pháp luật hiện hành. Theo luật Hợp tác xã 1996. Mọi công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hộ gia đình có thể trở thành thành viên hợp tác xã. Được quy định cụ thể tại Điều 22 Luật hợp tác xã năm 1996. Luật hợp tác xã 1996 đã bước đầu thể hiện quyền tự do trong hoạt động kinh doanh nhưng vẫn đang ở mức độ nhất định vì: Luật hợp tác xã 1996 không có những điều kiện riêng biệt cụ thể cho các sáng lập viên, mà chỉ quy định “ mọi công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hộ gia đình có thể trở thành thành viên hợp tác xã”. Theo đó thì những chủ thể có đủ điều kiện từ 18 tuổi trở lên, hoặc những hộ gia đình đều có thể trở thành xã viên hợp tác xã, đều có thể là sáng lập viên của hợp tác xã. Luật hợp tác xã năm 1996 chỉ nói chung chung về chủ thể thành lập Doanh nghiệp mà chưa chỉ ra các đối tượng bị hạn chế thành lập Doanh nghiệp. => Tuy nhiên đây là văn bản pháp luật đầu tiên đã phần nào thể hiện sự tự do trong hoạt động kinh doanh. Đối với chủ thể thành lập Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Lần đầu tiên đã được quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ( được sửa đổi bổ sung năm 2000). Theo đó thì các chủ thể có quyền thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như Doanh nghiệp liên doanh và Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Các tổ chức, cá nhân nước ngoài (không phân biệt quốc tịch). Các Doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế. Như vậy ở đây đã mở rộng chủ thể thành lập Doanh nghiệp có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài, và các Doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế. Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999 các vấn đề pháp lý về chủ thể thành lập Doanh nghiệp (thuộc lĩnh vực dân doanh) đã có những đổi mới đáng kể. Luật Doanh nghiệp đã thể hiện rõ tư tưởng của Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam, coi việc thành lập Doanh nghiệp là quyền tự do của công dân và có cơ chế đẻ bảo đảm quyền này một cách hợp lý. + Theo điều 9 Luật doanh nghiệp năm 1999 mọi tổ chức cá nhân đều có thể thành lập Doanh nghiệp trừ những tổ chức cá nhân sau: “1.Cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập Doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. 2.Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức. 3.Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân. 4.Cán bộ lãnh đạo quản lý nghiệp vụ trong các Doanh nghiệp Nhà nước, trừ những người được làm đại diện để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác. 5.Người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. 6.Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù, hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả , kinh doanh trái phép , trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật. 7.Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, giám đốc (Tổng giám đốc), chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập Doanh nghiệp, không được làm người quản lý Doanh nghiệp trong thời hạn từ 1 đến 3 năm, kể từ ngày Doanh nghiệp tuyên bố phá sản, trừ các trường hợp quy định tại Luật phá sản doanh nghiệp. 8.Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam”. =>Việc quy định đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp theo phương pháp loại trừ của Luật doanh nghiệp năm 1999 đã phần nào phù hợp với những quy chế thị trường lúc bấy giờ. Trên đây là những quy định về chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp trong các bộ luật trước đây. Vậy trong pháp luật hiện hành chủ thể thành lập doanh nghiệp được quy định ra sao? Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2005 đã có những quy định cụ thể. Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 thì “ tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của luật này”. Ở đây ta thấy Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định chủ thể bao gồm cả tổ chức, cá nhân và đặc biệt là có cả tổ chức, cá nhân nước ngoài. Nhưng pháp luật hiện hành đã quy định rõ không phải mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện qua khoản 2 Điều 13 quy định những trường hợp loại trừ không có quyền thành lập doanh nghiệp đó là: “a. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức; c. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; d. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ. Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; e. Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh; g. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản”. Việc cấm một số đối tượng thành lập doanh nghiệp được xuất phát từ yêu cầu bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội cũng như lợi icahs của chính bản thân các nhà đầu tư. Quy định này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều 13 Luật doanh nghiệp vẫn loại trừ một trường hợp không có quyền thành lập doanh nghiệp. Nhưng ta thấy những đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp vẫn có quyền góp vốn vào doanh nghiệp như khoản 3 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “ Tổ chức , cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này”. Các quy định hiện hành cho thấy pháp luật nước ta ghi nhậ một phạm vi rất rộng các đối tượng được quyền tham gia và góp vốn vào doanh nghiệp (bất cứ tổ chức, cá nhân nào nếu không bị pháp luật cấm đều có thể trở thành nhà kinh doanh). Chủ thể thành lập doanh nghiệp có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ chức cá nhân, các cơ quan nhà nước. Việc mở rộng phạm vi chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp tạo ra sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh của công dân, đồng thời nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Đây là biểu hiện đầu tiên và quan trọng nhất của tự do kinh doanh mà pháp luật Việt Nam đã ghi nhận, là sự mở rộng một cách đáng kể thành phần các chủ thể được phép tham gia thành lập doanh nghiệp. Về đăng kí và lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Đây là một thủ tục quan trọng nằm trong nội dung giấy đề nghị đăng kí kinh doanh và nội dung điều lệ công ty. Vì nó là nghành nghề hoạt động chính của doanh nghiệp sau khi được thành lập. Muốn trở thành nhà kinh doanh hợp pháp ( có tư cách pháp lý) các nhà doanh nghiệp phải tiến hành đăng kí kinh doanh(để công nhận tư cách pháp lý), thì lúc đó họ mới có tư cách của nhà kinh doanh mới được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh như sản xuất, trao đổi, mua bán thực hiện các dịch vụ. Như vậy quyền tự do thành lập và đăng kí kinh doanh là cơ sở để cá nhân, pháp nhân được Nhà nước công nhận là chủ thể kinh doanh hợp pháp, là tiền đề để họ tiến hành các hoạt động kinh doanh khác. Nói đến quyền tự do thành lập doanh nghiệp chúng ta hiểu đây là quyền của cá nhân, hay pháp nhân trong việc tạo lập tư cách pháp lý thông qua thủ tục thành lập và đăng kí kinh doanh. Không ai có quyền can thiệp, ngăn cản trái phép quyền thành lập doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh của họ. Để các nhà doanh nghiệp có thể thuận lợi hơn trong việc thành lập doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh, pháp luật nước ta đã giảm bớt những thủ tục thành lập doanh nghiệp. Đó là cơ sở tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp có thể thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình. Ngoài ra quyền tự do thành lập doanh nghiệp còn được thể hiện ở khía cạnh đó là quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Theo quy định của pháp luật thì một công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau: “Nghành nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành nghề cấm kinh doanh”. Pháp luật hiện hành quy định về ngành nghề kinh doanh tại Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2005. “1.Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. 2. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. 3. Cấm các hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường” . => Qua đây ta thấy pháp luật hiện hành đã nêu cụ thể những điều kiện đối với việc lựa chọn ngành, nghề kinh doanh. Theo đó thì các nhà kinh doanh có thể tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh theo nhu cầu của thị trường và theo khả năng thực tế cũng như định hướng sau khi thành lập doanh nghiệp, miễn là ngành, nghề đó không thuộc danh mục ngành, nghề pháp luật cấm và gây phương hại đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân. Pháp luật hiện hành đã ghi nhận một phạm vi rộng rãi các ngành, nghề kinh doanh. Về nguyên tắc các nhà đầu tư có quyền tự do lựa chọn bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào mà pháp luật không cấm. Ở đây ta thấy pháp luật quy định quyền tự do thành lập doanh nghiệp, tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh. Nhưng sự tự do lựa chon đó vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật. Điều đó nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh của đất nước, đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh lành mạnh. Với nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội thì ngành, nghề kinh doanh ngày càng đa dạng. Các chủ doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn ngành, nghề họ kinh doanh không ai có quyền can thiệp vào quyền này của họ, bởi lẽ người chịu trách nhiệm về những kết quả kinh doanh chính là bản thân họ - các chu doanh nghiệp. Ngành, nghề kinh doanh hiện nay rất phong phú có nhiều ngành nghề liên quan đến những lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng, dịch vụ. Việc quy định rõ ngành, nghề kinh doanh theo phương pháp loại trừ thể hiện tại Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2005 đã khẳng định tính “minh bạch” của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành thành lập doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh và mô hình kinh doanh. Cùng với việc thể hiện qua khía cạnh chủ thể và ngành, nghề kinh doanh, nội dung cơ bản của quyền tự do thành lập doanh nghiệp còn được thể hiện qua việc tự do lựa chọn địa điểm và mô hình kinh doanh của các chủ doanh nghiệp. + Về địa điểm: Đây là một quyền tự do không kém phần quan trong của các nhà đầu tư trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Địa điểm để thành lập doanhy nghiệp chính là cơ sở để tiến hành hoạt động kinh doanh, đó là nơi đặt trụ sở chính và chi nhánh của các doanh nghiệp, địa bàn hoạt hoạt động của doanh nghiệp. Nó không chỉ phản ánh tính không gian của hoạt động kinh doanh mà tự nó còn có ý nghĩa pháp lý nhất định. Pháp luật không quy định việc doanh nghiệp phải phân bố ở đâu và như thế nào. Do đó việc lựa chọn địa điểm thành lập doanh nghiệp do các chủ doanh nghiệp lựa chọn sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Điều đó tạo ra sự phân bố doanh nghiệp trên các vùng miền của đất nước. Thực tế đất nước đã chứng minh điều đó. Hiện nay các doanh nghiệp không chỉ có ở thành thị mà còn có cả ở nông thôn, vùng núi. + Về mô hình kinh doanh. Pháp luật hiện hành đã thiết kế nhiều mô hình tổ chưc kinh doanh. Theo đó thì các nhà đầu tư có thể lựa chọn mô hình kinh doanh thích hợp với khả năng và điều kiện cụ thể của mình để tiến hành hoạt động kinh doanh. Các mô hình tổ chưc hoạt động kinh doanh theo pháp luật hiện hành bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác. Việc mở rộng mô hình kinh doanh tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với vốn điều lệ của mình và ngành, nghề kinh doanh. Đó là cơ sở quan trọng đẻ các nhà kinh doanh xem xét lựa chọn, hạn chế khả năng kinh doanh thua lỗ cho các doanh nghiệp. Việc tự do lựa chọn địa điểm và quy mô kinh doanh chính là những khâu tiếp theo thể hiện quyền tự do trong thử tục thành lập doanh nghiệp của các nhà đầu tư theo pháp luật hiện hành. Về thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh. Đáp ứng yêu cầu của quyền tự do kinh doanh mà trực tiếp là quyền tự do thành lập doanh nghiệp, pháp luật hiện hành đã quy định thủ tục thành lập doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa và đề cao trách nhiệm của nhà đầu tư. Về cơ bản việc thành lập doanh nghiệp do các nhà đầu tư tự quyết định và tiến hành. Nhà nước chỉ can thiệp vào quá trình thành lập donh nghiệp ở giai đoạn đăng kí kinh doanh. Hồ sơ đăng kí kinh doanh chủ yếu là giấy tờ tài liệu do nhà đầu tư xây dựng. Về thủ tục thành lập doanh nghiệp được thể hiện qua các biểu hiện của từng thời kí như sau: Theo luật hợp tác xã năm 1996 Khi muốn thành lập hợp tác xã các sáng lập viên cùng nhau chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đăng kí kinh doanh. Công việc chuẩn bị đó có thể là tuyên truyền, vận động, tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã, xây dựng và thông qua điều lệ hợp tác xã, xây dựng hồ sơ đăng kí kinh doanh. Sau khi hoàn tất công việc các sáng lập viên nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh của hợp tác xã đến Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền. Trong thời hạn do pháp luật quy định Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho hợp tác xã. + Về nguyên tắc: Sau khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tại Điều 16 Luật hợp tác xã thì Uỷ ban nhân dân cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho hợp tác xã. “ Điều 16 để được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, hợp tác xã phải có đủ các điều kiện sau đây: 1. Có đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của luật này. 2. Có số lượng xã viên của hợp tác xã không ít hơn số xã viên tối thiểu quy định trong điều lệ mẫu đối với từng loại hình hợp tác xã. 3. Mục đích hoạt động rõ ràng 4. Có vốn điều lệ đối với hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề theo quy định của Chính phủ phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định. 5. Có trụ sở được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi dự định đặt trụ sở xác nhận. * Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 (sửa đổi bổ sung năm 2000). Đã có sự đổi mới đáng kể trong việc quy định thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp thỏa mãn những điều kiện nhất định sẽ được áp dụng thủ tục đăng kí cấp giấy phép đầu tư. Với thủ tục đăng kí cấp giấy phép đầu tư, quyền tự do của cá nhân, pháp nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể được tiến hành thành lập nhanh chóng đỡ tốn kém chi phí cả về thời gian lẫn tiền bạc cho các nhà đầu tư. Luật doanh nghiệp năm 2005. Đã thể hiện bước tiến bộ rõ rệt trong các quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp so với luật Hợp tác xã năm 1996, luật đầu tư nước ngoài năm 1996 ( sửa đổi bổ sung năm 2000), luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân trước đây. Pháp luật hiện hành đã bãi bỏ t