Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ được phát triển một cách rộng rãi trên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động đấu thầu, hoạt động này ngày càng trở thành một hoạt động kinh tế phổ biến, diễn ra trên hầu hết các quốc gia và trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Có thể nói sự ra đời và tồn tại của hoạt động đấu thầu trong cơ chế kinh tế thị trường là một tất yêu khách quan, một mắt xích quan trọng phục vụ cho các hoạt động sản xuất, tiêu dùng của mọi chủ thể trong xã hội. Thông qua đấu thầu, việc mua sắm và cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trở nên linh hoạt, có hiệu quả, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia. Thực tiễn cho thấy, nội dung của công việc đấu thầu rất đa dạng, trong đó không thể không đề cập đến đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại, mà một vấn đề gây không ít khó khăn và làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại đó là vấn đề thủ tục. Xét thấy được tính cấp thiết của đề tài nên em đã lựa chọn đề tài: “Nội dung pháp lý cơ bản về đấu thầu hàng hoá, dịch vụ”. Do lượng kiến thức còn hạn chế nên trong bài viết này không tránh khỏi những hạn chế, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô bộ môn.
23 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4603 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung pháp lý cơ bản về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Danh mục tài liệu tham khảo
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ được phát triển một cách rộng rãi trên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động đấu thầu, hoạt động này ngày càng trở thành một hoạt động kinh tế phổ biến, diễn ra trên hầu hết các quốc gia và trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Có thể nói sự ra đời và tồn tại của hoạt động đấu thầu trong cơ chế kinh tế thị trường là một tất yêu khách quan, một mắt xích quan trọng phục vụ cho các hoạt động sản xuất, tiêu dùng của mọi chủ thể trong xã hội. Thông qua đấu thầu, việc mua sắm và cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trở nên linh hoạt, có hiệu quả, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia. Thực tiễn cho thấy, nội dung của công việc đấu thầu rất đa dạng, trong đó không thể không đề cập đến đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại, mà một vấn đề gây không ít khó khăn và làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại đó là vấn đề thủ tục. Xét thấy được tính cấp thiết của đề tài nên em đã lựa chọn đề tài: “Nội dung pháp lý cơ bản về đấu thầu hàng hoá, dịch vụ”. Do lượng kiến thức còn hạn chế nên trong bài viết này không tránh khỏi những hạn chế, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô bộ môn.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤU THẦU HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
1, Khái niệm đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Hiện nay, đấu thầu đã trở thành một hoạt động phổ biến trên nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên khái niệm đấu thầu là gì, cho tới nay vẫn còn tồn tại nhiều khái niệm khác nhau tùy thuộc vào từng góc cạnh đánh giá, từng lĩnh vực khác nhau.
Căn cứ vào Luật đấu thầu và các tài liệu nghiên cứu khác, dưới góc độ chung nhất, Đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu về giá cá, chất lượng, tiến độ và các điều kiện khác do bên mời thầu (bên mua) đặt ra.
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại là một loại đấu thầu tồn tại trên thực tế, và khái niệm đấu thầu hàng hóa, dịch vụ thường được tiếp cận trên hai phương diện kinh tế và pháp lý.
Đối với phương diện kinh tế, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là phương thưc giao dịch đặc biệt, trước khi thực hiện việc mua bán giao kết hợp đồng phải thông qua quá trình lựa chọn nhà thầu (bên bán) đáp ứng các điều kiện về giá cả và các yêu cầu khác của người mua.(() Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương-Vũ Hữu Tửu- Trường đại học Ngoại thương
)
Dưới góc độ pháp lý, theo khoản 1 Điều 214 Luật thương mại 2005: “ Đấu thầu hàng hóa dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân nào đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)”.
2, Đặc điểm của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Từ khái niệm trên, có thể thấy, hoạt động đấu giá hàng hóa, dịch vụ trong thương mại có những đặc điểm nổi bật sau:
Trước hết, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một hoạt động thương mại nên nó cũng có những đặc điểm chung với các hoạt động thương mại khác, đó là:
- Hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bởi những nhà thầu tham dự có tư cách pháp nhân;
- Hoạt động đấu thầu được thực hiện nhằm mục đích sinh lời;
- Đối tượng của đấu giá hàng hóa, dịch vụ là các hàng hóa thương mại được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ đấu thầu được xác lập theo những hình thức pháp lý nhất định do pháp luật quy định.
Bên cạnh đó, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại còn có những đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại luôn gắn liền với quan hệ mua bán háng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại.
Đấu thầu chỉ được tổ chức khi một bên chủ thể có nhu cầu mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ với mục đích lựa chọn người cung cấp hàng hóa, dịch vụ tốt nhất theo yêu cầu. Kết quả đấu thầu sẽ là cơ sở để các bên thương thảo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại, trong đó nội dung hợp đồng bao gồm cả những chi tiết của hồ sơ dự thầu. Vì thế, thực chất, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ chỉ là giai đoạn tiền hợp đồng thương mại chứ không hẳn là một hoạt động thương mại độc lập.
Thứ hai, các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa dịch vụ cũng chính là bên mua và bên bán hàng hóa, dịch vụ.
Bên mời thầu có nhu cầu mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ, còn bên dự thầu là thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu. Nếu đấu thầu thành công, các bên ký kết được hợp đồng, thì bên mời thầu sẽ trở thành bên mua, bên mời thầu sẽ trở thành bên bán trong quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ thương mại.
Thứ ba, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ luôn có sự tham gia của một bên mời thầu và nhiều nhà thầu.
Sở dĩ có đặc điểm này là vì xuất phát từ bản chất của đấu thầu là phương thức để giúp người mua lựa chọn người bán nên trong mỗi gói thầu phải tạo ra sự cạnh tranh càng lớn càng tốt giữa những người có năng lực bán hàng, thông qua đó, người mua có thể lựa chọn được người bán tốt nhất.
Thứ tư, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thực hiện dưới hình thức pháp lý là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.
Hồ sơ mời thầu là văn bản do bên mời thầu lập ra, trong đó thể hiện đầy đủ những yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính, thương mại… của hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm, sử dụng và những điều kiện khác của gói thầu. Căn cứ vào hồ sơ dự thầu, bên mời thầu xem xét, lựa chọn người thắng cuộc để ký kết hợp đồng. Những hồ sơ này chính là những căn cứ pháp lý làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ đấu thầu hàn hóa, dịch vụ.
Thứ năm, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một quá trình gồm nhiều giai đoạn.
Muốn tiến hành hoạt động đấu thầu, các bên phải thực hiện qua nhiều giai đoạn mời thầu, dự thầu, mở thầu, xét thầu, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu, công bố kết quả đấu thầu đến ký kết hợp đồng. Mỗi giai đoạn của quá trình đấy thầu hướng tới một mục tiêu khác nhau nhưng giữa chúng vẫn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó.
II- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU HÀNG HÓA, DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM
Trước năm 1990, do đặc thù của nên kinh tế Việt Nam là tập trung bao cấp và chế độ nên chứ có văn bản pháp luật nào quy định về hoạt động đấu thầu nói chung và đấu thầu hàng hóa dịch vụ nói riêng. Với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, đến năm 1994, Việt Nam đã ban hành văn bản đâu tiên quy định một nguyên tắc hoàn chỉnh cho hoạt động đấu thầu, đó là quyết định 183/TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 16/4/1994 về thành lập hội đồng xét thầu quốc gia để tư vấn cho Thủ tướng chính phủ quyết định định kết quả đấu thầu các dự án đầu tư có giá trị 100 tỷ đồng trở lên.
Tuy nhiên, quyết định này còn có nhiều thiếu sót, cần được sửa đổi. Vì thế, năm 1996, chính phủ ban hành Nghị quyết 43/CP ngày 16/7/1996 về việc ban hành Quy chế đấu thầu thay cho những quy định tại Quyết định 183/TTg trước đó.
Năm 1997, hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ lần đầu được quy định trong Luật thương mại được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997, từ Điều 141 đến Điều 162.
Tuy nhiên những quy định trong Luật thương mại 1997 mới chỉ mang tính nguyên tắc, nên ngày 28/3/1997 Chính phủ ban hành Nghị định sô 93/CP ngày 23/8/1997 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu kèm theo nghị đinh số 43/CP.
Nghị định 93/CP vẫn chứa nhiều điểm không hợp lý nên ngày 1/9/1999, Chính phủ ban hành Nghị định 88/1999/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế đấu thầu mới thay cho Quy chế đấu thầu trước đó.
Sau đó, Nghị định 88/1999/NĐ-CP liên tục được sửa đổi, bổ sung như:
- Nghị định 14/2000/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/5/2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP.
- Nghị đinh 66/2003/ NĐ- CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định 88/1999/NĐ-CP và Nghị định 14/2000/NĐ-CP.
Trước yêu cầu hội nhập quốc tế, ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Luật thương mại 2005 thay thế cho Luật thương mại năm 1997. Theo đó, các nhu cầu liên quan đến đấu giá hàng hóa, dịch vụ trong thương mại hiện nay đều được điều chỉnh thống nhất trong Luật thương mại 2005. Những quy định trong Luật thương mại 2005 gồm 18 điều (tư Điều 214 đến Điều 232). Trong đó quy định một cách khái quát và ngắn gọi về các vấn đề liên quan đến đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Luật thương mại 2005 đã giải quyết được tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật về đấu thầu khi quy định rõ khoản 2 Điều 214: “Các quy định trong Luật này không áp dụng đối với đấu thầu mua sắm công theo quy định của pháp luật”. Các hoạt động đấu thầu công và hoạt động đấu thầu khác do Luật đấu thầu 2005 và các Luật chuyên ngành cà các điều ước quốc tế liên quan. Còn các hoạt động đấu giá hàng hóa, dịch vụ do thương nhân thực hiện nhằm mục tiêu sinh lợi sẽ được điều chỉnh bởi Luật thương mại 2005.
III- NỘI DUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
1. Chủ thể tham gia đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ như đã trình bày ở trên là một hoạt động thương mại, theo đó bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu). Do đó, tham gia vào hoạt động đấu thầu hoàng hóa, dịch vụ bao gồm hai nhóm chủ thể chính là bên mời thầu và bên dự thầu. Bên cạnh đó, có thể có sự tham gia của các chủ thể trung gian như các nhà tư vấn, tổ chuyên gia xét thầu hoặc các chủ thể khác như chủ sở hữu nguồn vốn, đơn vị tài trợ, cho vay vốn…
Bên mời thầu là bên có nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện một công việc nào đó. Bên mời thầu có thể là chủ sở hữu vốn hoặc người được giao quyền sử dụng vốn để mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp bên mời thầu không đồng thời là chủ sở hữu vốn thì người sở hữu vốn thực sự cũng giữ vai trò chi phối nhất định đến gói thầu. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 214 Luật thương mại 2005 thì không bắt buộc bên mời thầu phải là thương nhân. Song với cách hiểu đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại nhằm mục tiêu sinh lợi như trong Luật thương mại thì bên mời thầu sẽ chủ yếu là các thương nhân để đảm bảo được mục đích như trên.
Bên dự thầu (các nhà thầu) theo Luật thương mại 2005 là các thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ muốn thông qua đấu thầu để giành quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ và được bên mời thầu mời tham dự. Bên dự thầu có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài có đủ điều kiện. Có nhiều thương nhân khác nhau tham gia dự thầu nhưng chỉ có thương nhân nào thắng cuộc trong quá trình đấu thầu (bên trúng thầu) mới được lựa chọn ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với bên mời thầu. Bên cạnh điều kiện về tư cách chủ thể phải là thương nhân (là tổ chức kinh tế hoặc là cá nhân), bên dự thầu cũng cần có một số tiêu chuẩn như: sự độc lập về tài chính, có năng lực pháp luật dân sự và đối với thương nhân là cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng.
Trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ có thể xuất hiện một số chủ thể như các công ty tư vấn, các tổ chuyên gia tham gia vào các giai đoạn của quá trình tổ chức đấu thầu với tư cách là trung gian, giúp đỡ, tư vấn cho bên mời thầu trong việc lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, xét thầu… Những chủ thể trên xuất hiện vẫn chưa được luật quy định rõ về tư cách pháp lý, quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ nhưng đã thể hiện vai trò rất quan trọng trong quá trình tổ chức và thực hiện đấu thầu. Họ giúp cho hoạt động đấu thầu được thực hiện nghiêm túc, theo đúng thủ tục luật định, kịp thời phát hiện những bất cập và đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp. Do đó, việc sớm đưa ra các vấn đề này vào điều chỉnh trong luật là vô cùng cần thiết.
2. Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là tất cả các loại hàng hóa được phép lưu thông và dịch vụ được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại 2005, hàng hóa là tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Đây là một khái niệm mới, mở rộng hơn so với luật thương mại cũ, không bị bó hẹp trong phạm vu liệt kê một số loại hàng hóa cụ thể.
Trên thực tế, hiện nay hàng hóa trong đấu thầu rất phong phú như nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, máy móc, thiết bị phần mềm, tín phiếu, trái phiếu, phim ảnh, kịch bản… Do đó, có thể nói khái niệm mở này là một sự tiến bộ, theo kịp xu hướng của nền kinh tế, phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Khái niệm dịch vụ hiện nay chưa được quy định cụ thể trong Luật thương mại 2005. Theo khoản 4 Điều 5 Luật thương mại 1997, dịch vụ trong thương mại được giới hạn là các hoạt động liên quan đến mua bán. Tuy nhiên, theo xu hướng mở của Luật thương mại 2005 thì ta có thể hiểu dịch vụ trong thương mại bao gồm tất cả các dịch vụ mà pháp luật không cấm và được chủ thể thực hiện nhằm mục đích sinh lời. Do đó, các hoạt động đấu thầu dịch vụ như đấu thầu dịch vụ thiết kế công trình, dịch vụ xây lắp… mà do các thương nhân tổ chức nhằm mục đích sinh lời đều được coi là đấu thầu dịch vụ trong thương mại.
Hiện nay, các mặt hàng cấm lưu thông và dịch vụ cấm thực hiện được quy định tại Nghị định 59/2006 NĐ-CP ngày 12/6/2006.
3. Hình thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Điều 215 Luật thương mại 2005 quy định đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thực hiện một trong hai hình thức sau đây:
a. Đấu thầu rộng rãi
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 215 Luật thương mại 2005, đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu.
Hình thức đấu thầu này có ưu điểm là tạo ra được môi trường cạnh tranh giữa các nhà thầu, và bên mời thầu qua đó cũng có cơ hội lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tốt nhất yêu cầu của mình. Song do số lượng các bên dự thầu là không hạn chế nên sẽ gây khó khan cho bên mời thầu trong việc đánh giá, chấm thầu, xét thầu. Mặt khác, chi phí đấu thầu vì thế cũng tốn kém hơn. Để khắc phục được nhược điểm nói trên, một số chủ thể thường tiến hành sơ tuyển nhà thầu trước khi tổ chức đấu thầu. Theo đó, những nhà thầu nào đáp ứng đủ điều kiện sơ tuyển do bên mời thầu đặt ra mới lọt vào danh sách tham dự đấu thầu chính thức. Dựa vào yếu tố này ta có thể chia đấu thầu rộng rãi thành hai loại là đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển và đấu thầu rộng rãi không có sơ tuyển.
Đấu thầu hạn chế
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 215 Luật thương mại 2005, đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu.
Ưu điểm của hình thức này là việc đánh giá và xét thầu nhanh chóng, ít tốn kém hơn. Nhưng nhược điểm lớn nhất của hình thức này đó là không tạo ra được sự cạnh tranh tối đa giữa các bên dự thầu, do đó hiệu quả của đấu thầu cũng giảm theo. Vì vậy, khi lựa chọn hình thức đấu thầu hạn chế nên cân nhắc trước về mục đích cần đạt được.
Trong Luật thương mại 2005, hiện cũng chưa quy định về số lượng nhà thầu tối thiểu và tối đa là bao nhiêu. Nhưng tham khảo Luật đấu thầu 2005 thì có quy định số lượng nhà thầu tối thiểu tham dự đấu thầu hạn chế là 5 nhà thầu trở lên, cần đảm bảo quá trình cạnh tranh giữa các nhà thầu. Trường hợp thực tế có ít hơn 5 nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác. Tuy nhiên, quy định này không bắt buộc áp dụng đối với đấu thầu hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Khoản 2 Điều 215 Luật thương mại 2005 quy định rõ “Việc lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế do bên mời thầu quyết định”. Do vậy, các chủ thể khi tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ hoàn toàn có quyền quyết định hình thức đấu thầu sẽ áp dụng mà không chịu sự chi phối của bất kì chủ thể nào khác.
Ở đây, chúng ta cần phân biệt hình thức đấu thầu với hình thức lựa chọn nhà thầu. Việc lựa chọn nhà thầu có thể thực hiện thông qua đấu thầu hoặc thực hiện thông qua hình thức mua sắm khác. Luật đấu thầu 2005 quy định một số hình thức lựa chọn nhà thầu gồm: lựa chọn nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, lựa chọn nhà thầu thông qua đấu thầu hạn chế, sử dụng thầu, chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt. Theo đó, hai hình thức đấu thầu nói trên chỉ là một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu.
Luật thương mại 2005 không quy định về các hình thức đấu thầu nhằm đảm bảo cho việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ trong thương mại được thực hiện theo đúng mục tiêu và bản chất của đấu thầu.
4. Phương thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Phương thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được quy định trong Điều 216 Luật thương mại 2005, bao gồm: đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ. Bên mời thầu có quyền lựa chọn phương thức đấu thầu và phải thông báo trước cho bên dự thầu.
a, Đấu thầu một túi hồ sơ: là phương thức đấu thầu theo đó, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và việc mở thầu được tiến hành một lần.
b, Đấu thầu hai túi hồ sơ: là phương thức đấu thầu theo đó, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất tài chính trong một túi hồ sơ riêng biệt được nộp trong cùng một thời điểm và việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước.
Quy định về phương thức đấu thầu một lần là quy định mới của Luật thương mại 2005. Nhưng so với những quy định về phương thức đấu thầu trong Luật đấu thầu 2005 thì những quy định của Luật thương mại 2005 còn khá sơ sài, chưa cụ thể về các trường hợp áp dụng cho từng phương thức nên có thể gây khó khăn cho các chủ thể trong việc áp dụng chúng trên thực tế. Bên cạnh đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ, Luật đấu thầu 2005 còn quy định phương thức đấu thầu một giai đoạn và đấu thầu hai giai đoạn.
5. Các nguyên tắc trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Trong Luật thương mại 2005 mặc dù chưa có quy định cụ thể nào về các nguyên tắc trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ nhưng thông qua các quy định về các vấn đề trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và sự tham chiếu các quy định của các điều ước mà Việt Nam là thành viên, ta có thể ghi nhận các nguyên tắc cơ bản sau:
a, Nguyên tắc coi trọng tính hiệu quả
Tính hiệu quả luôn được coi là mục tiêu hàng đầu khi thực hiện đấu thầu nói chung cũng như đấu thầu hàng hóa, dịch vụ nói riêng. Bên mời thầu vì thế chỉ nên tổ chức đấu thầu khi chứng minh được việc áp dụng đấu thầu sẽ đạt hiệu quả cao hơn các hình thức mua sắm hàng hóa, dịch vụ khác. Không được lợi dụng việc tổ chức đấu thầu để thu lợi bất chính cho các cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan. Khi tổ chức đấu thầu cũng phải xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của từng gói thầu để lựa chọn hình thức và phương thức đấu thầu sao cho có hiệu quả nhất.
b, Nguyên tắc canh tranh với điều kiện ngang nhau
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đưa ra các cơ hội ngang nhau cho tất cả các nhà thầu. Nội dung của nguyên tắc này là yêu cầu mội gói thầu phải có sự tham gia của một số lượng nhà thầu nhất định có năng lực, đủ để đảm bảo sự cạnh tranh giữa các nhà thầu. Những điều kiện mà bên mời thầu đưa ra, những thông tin cung cấp cho các nhà thầu phải ngang bằng nhau, tạo sự bình đẳng về cơ hội mỗi nhà thầu. Hồ sơ mời thầu không được đưa ra yêu cầu mang tính định hướng như về xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa, về thương hiệu cụ thể nhằm ngăn cản sự tham gia của các nhà thầu. Bên mời thầu không được phân biệt đối xử trong việc xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu giữa những người dự thầu hợp lệ. Vậy quy định về tính ưu đãi nhà thầu trong nước có phải là phân biệt đối xử hay không? Thực chất quy đ