Đề tài Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình

Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm thu được lợi ích hoặc mục tiêu cho chủ đầu tư trong tương lai. Đầu tư đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên. Đối tượng của đầu tư là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Trên quan điểm phân công lao động xã hội, có hai nhóm đối tượng chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ. Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia làm 2 nhóm chính: vì mục tiêu lợi nhuận và vì mục tiêu phi lợi nhuận. Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thanh: loại được khuyến khích đầu tư và loại bị cấm đầu tư. Từ góc độ tài sản, đối tượng đầu tư chia thành: những tài sản vật chất và tài sản vô hình. Kết quả của đầu tư là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và tài sản vô hình (phát minh, sáng chế, bản quyền…). Các kết quả của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. Mục tiêu của đầu tư vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia cộng đồng và chủ đầu tư. Đầu tư thường được thực hiện bởi một chủ đầu tư nhất định. Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao quản lý, sử dụng vốn đầu tư. Theo nghĩa đầy đủ, chủ đầu tư là người sở hữu vốn; ra quyết định đầu tư, quản lý quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư và là người hưởng lợi từ thành quả đầu tư đó. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát đầu tư, chịu trách nhiệm toàn diện về những sai phạm và hậu quả do ảnh hưởng của đầu tư đến môi trường môi sinh và do đó ảnh hưởng quan trọng đến việc nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư. Xác định rõ chủ đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong quản lý đầu tư nói chung và vốn đầu tư nói riêng.

doc74 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2788 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ ĐẦU TƯ BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ Đề tài: Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 12 Lớp chuyên ngành : Đầu tư 48A Lớp : Kinh tế đầu tư I_2008_2009_2 Khoa : Kinh tế đầu tư Khóa : 48 Giáo viên hướng dẫn : TS. Từ Quang Phương TS. Phạm Văn Hùng HÀ NỘI, NĂM 2008 DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 1.Nguyễn Thị Thu Hương 2.Nguyễn Thị Huệ 3.Bùi Lệ Thu 4.Đoàn Thị Thuỷ 5.Hoàng Thị Hải Yến DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TSHH  Tài sản hữu hình   TSVH  Tài sản vô hình   NĐT  Nhà đầu tư   CSHT  Cơ sở hạ tầng   VN  Việt Nam   KHCB  Khoa học cơ bản   NHNN  Ngân hàng nhà nước   NHTM  Ngân hàng thương mại   HN  Hà Nội   TPHCM  Thành phố Hồ Chí Minh   MỤC LỤC CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỘI DUNG VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH 7 I. NỘI DUNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH 7 1. Đầu tư 7 1.1. Khái niệm 7 1.2. Đặc điểm của đầu tư 8 1.3. Phân loại đầu tư 8 2. Đầu tư vào tài sản hữu hình 8 2.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản hữu hình 8 2.1.1. Khái niệm 8 2.1.2. Đặc điểm 9 2.2. Nội dung đầu tư vào tài sản hữu hình 9 2.2.1. Đầu tư vào tài sản cố định 10 2.2.2. Đầu tư vào hàng tồn trữ 10 2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình 11 2.3.1. Khái niệm hiệu quả đầu tư 11 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đầu tư 11 2.4. Kết quả và hiệu quả của việc đầu tư vào TSHH 12 3. Đầu tư vào tài sản vô hình 13 3.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư vào TSVH 13 3.1.1. Khái niệm 13 3.1.2. Các đối tượng sở hữu trí tuệ 15 3.1.3. Đặc điểm 17 3.2. Các hình thức đầu tư vào TSVH 17 3.2.1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 18 3.2.2. Đầu tư nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ 20 3.2.3. Đầu tư cho hoạt động Marketing 21 3.3. Đánh giá hiệu quả của đầu tư vào tài sản vô hình 25 II. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH 28 1. Tác động của đầu tư vào tài sản hữu hình đối với đầu tư vào tài sản vô hình 28 1.1. Đầu tư vào tài sản hữu hình là cơ sở, nền tảng cho đầu tư vào tài sản vô hình 28 1.2. Đầu tư vào tài sản hữu hình là động lực thúc đẩy phát triển tài sản vô hình 29 2. Tác động của đầu tư vào tài sản vô hình đối với tài sản hữu hình. 30 2.1. Đầu tư vào tài sản vô hình nâng cao giá trị của tài sản hữu hình. 30 2.2. Đầu tư vào tài sản vô hình thúc đẩy quá trình đất tư vào tài sản hữu hình 31 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH 34 I. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH 34 1. Thực trạng đầu tư vào tài sản cố định 34 1.1. Thực trạng đầu tư vào cơ sở hạ tầng 34 1.1.1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng của Việt Nam 34 1.1.2. Thực trạng tình hình đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay 34 1.2. Thực trạng về đầu tư vào hàng tồn trữ 40 2. Thực trạng đầu tư vào tài sản vô hình 42 2.1. Thực trạng đầu tư vào nguồn nhân lực 42 2.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay 42 2.1.2. Thực trạng đầu tư vào nguồn nhân lực 43 2.2. Thực trạng về đầu tư vào công tác nghiên cứu và triển khai các hoạt động KH-CN 46 2.2.1. Thực trạng đầu tư cho nghiên cứu khoa học 46 2.2.2. Thực trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam 48 2.3.Thực trạng về đầu tư vào hoạt động Marketing……………………………………..49 2.3.1.Thực trạng đầu tư vào nhãn hiệu……………………………………………………49 2.3.2.Thực trạng đầu tư vào thương hiệu………………………………………………….50 II .THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH…………………………………………………………………………...51 1.Tác động của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình đối với hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình trong doanh nghiệp………………………………………………………….51 2.Tác động của hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình đối với đầu tư vào tài sản hữu hình trong doanh nghiệp……………………………………………………………………….53 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ PHỐI HỢP CÓ HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN LỰC CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP I. XU HƯỚNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH VÀ TÀI SẢN HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 50 1. Bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 50 1.1. Chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được cải thiện 50 1.2. Những hạn chế về chất lượng tăng trưởng kinh tế 51 2. Xu thế chung của việc đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình trong doanh nghiệp Việt Nam. 52 II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP 53 1. Đầu tư vào tài sản hữu hình 53 1.1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đại 53 1.2. Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả 54 2. Đầu tư vào tài sản vô hình 56 2.1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 56 2.2. Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học công nghệ 59 2.3. Đầu tư phát triển thương hiệu 60 2.4. Vấn đề về việc xây dựng thương hiệu quốc gia hiện nay 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỘI DUNG VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH I. NỘI DUNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH 1. Đầu tư 1.1. Khái niệm Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm thu được lợi ích hoặc mục tiêu cho chủ đầu tư trong tương lai. Đầu tư đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên. Đối tượng của đầu tư là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Trên quan điểm phân công lao động xã hội, có hai nhóm đối tượng chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ. Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia làm 2 nhóm chính: vì mục tiêu lợi nhuận và vì mục tiêu phi lợi nhuận. Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thanh: loại được khuyến khích đầu tư và loại bị cấm đầu tư. Từ góc độ tài sản, đối tượng đầu tư chia thành: những tài sản vật chất và tài sản vô hình. Kết quả của đầu tư là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và tài sản vô hình (phát minh, sáng chế, bản quyền…). Các kết quả của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. Mục tiêu của đầu tư vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia cộng đồng và chủ đầu tư. Đầu tư thường được thực hiện bởi một chủ đầu tư nhất định. Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao quản lý, sử dụng vốn đầu tư. Theo nghĩa đầy đủ, chủ đầu tư là người sở hữu vốn; ra quyết định đầu tư, quản lý quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư và là người hưởng lợi từ thành quả đầu tư đó. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát đầu tư, chịu trách nhiệm toàn diện về những sai phạm và hậu quả do ảnh hưởng của đầu tư đến môi trường môi sinh và do đó ảnh hưởng quan trọng đến việc nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư. Xác định rõ chủ đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong quản lý đầu tư nói chung và vốn đầu tư nói riêng. Hoạt động đầu tư là một quá trình, diễn ra trong thời kỳ dài và tồn tại vấn đề “độ trễ thời gian”. Độ trễ thời gian là sự không trùng hợp giữa thời gian đầu tư và thời gian vận hành các kết quả đầu tư. Đầu tư hiện tại nhưng kết quả đầu tư thường thu được trong tương lai. 1.2. Đặc điểm của đầu tư - Quy mô về tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư là rất lớn. - Thời kỳ đầu tư kéo dài. - Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài. - Quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội. - Đầu tư có độ rủi ro cao. 1.3. Phân loại đầu tư - Theo bản chất của các đối tượng đầu tư có: Đầu tư vào tài sản hữu hình, Đầu tư vào tài sản vô hình. - Theo phân cấp quản lý có: Đầu tư dự án nhóm A, Đầu tư dự án nhóm B, Đầu tư dự án nhóm C. - Theo lĩnh vực hoạt động của kết quả đầu tư: Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. - Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư: Đầu tư cơ bản, Đầu tư vận hành. - Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội: Đầu tư thương mại, Đầu tư sản xuất. - Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư: Đầu tư ngắn hạn, Đầu tư dài hạn. - Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư: Đầu tư gián tiếp, Đầu tư trực tiếp. - Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia: Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước, Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài 2. Đầu tư vào tài sản hữu hình 2.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản hữu hình 2.1.1. Khái niệm TSHH Một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì phải có những tài sản nhất định. Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Tài sản hữu hình vẫn được coi nhân tố chính tạo nên giá trị doanh nghiệp. Những nhân tố này bao gồm máy móc thiết bị, đất đai, nhà cửa hoặc những tài sản tài chính khác như các khoản phải thu và vốn đầu tư. Các tài sản này được xác định giá trị dựa trên chi phí và giá trị còn lại như thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Các loại tài sản hữu hình nói chung, việc sử dụng tài sản đồng nghĩa với việc làm cho giá trị tài sản giảm đi. Có nhiều khái niệm khác nhau về tài sản hữu hình - Trong đầu tư: TSHH là một tài sản dài hạn không được mua hoặc bán theo diễn biến thông thường của công việc kinh doanh. Ví dụ như đất đai, các tòa nhà, máy móc,... Nhìn chung, đây là những tài sản không thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng. - Trong kinh doanh: TSHH là tài sản với thời gian sử dụng khá dài, tài sản cố định trong một công việc buôn bán hay kinh doanh. - Trong kế toán: TSHH là tài sản được phục vụ mục đích sản xuất trong thời gian dài chứ không phải để bán lại. Nó bao gồm đất đai, các tòa nhà, cây cối, dụng cụ, khoáng sản, rừng cây lấy gỗ - Trong lĩnh vực thuế: đây là tài sản được sở hữu bởi người đóng thuế, không phải tiền mặt, tồn kho, hàng hóa để bán, các khoản phải thu và những tài sản vô hình nhất định. 2.1.2. Đặc điểm TSHH + Tồn tại ở hình thái vật chất cụ thể: tài sản hữu hình do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ nguyên liệu vật liệu sử dụng những tài sản này để tạo ra sản phẩm nên những tài sản này chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy và nhận biết được + Khó có thể di dời: do tài sản hữu hình thường là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị, dụng cụ…được hình thành sau quá trình thi công xây dựng hoặc được dùng trong sản xuất kinh doanh nên thường khó di chuyển + Có thể dễ dàng định giá tài sản: Tài sản hữu hình được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Tài sản hữu hình được tính giá theo nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại. Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Giá trị đã hao mòn (Giá trị phải khấu hao) là nguyên giá của tài sản hữu hình ghi trên báo cáo tài chính trừ đi giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó Giá trị thanh lý (Giá trị còn lại) là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính. 2.2. Nội dung đầu tư vào tài sản hữu hình 2.2.1. Đầu tư vào tài sản cố định Đầu tư vào tài sản cố định hay đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của danh nghiệp. Đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm các hoạt động chính như: xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị. Trong doanh nghiệp, đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, để các hoạt động diễn ra bình thường đều cần xây dựng nhà xưởng, kho tàng, các công trình kiến trúc, mua và lắp đặt trên nền bệ các máy móc thiết bị…Hoạt động này đòi hỏi vốn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp, gồm có: - Đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, các công trình kiến trúc, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải, truyền dẫn: một doanh nghiệp muốn sản xuất được cần phải có nhà xưởng, nơi sản xuất. Hoạt đọng đầu tư này thường xảy ra trước khi tiến hành sản xuất trong thời gian khá dài, thường từ 3 - 5 năm - Đầu tư vào máy móc, thiết bị: để có thể tạo ra được sản phẩm thì máy móc là một yếu tố không thể thiếu. Doanh nghiệp có thể mua máy móc thiết bị mới bằng cách nhập khẩu từ nước ngoài, hoặc do góp vốn của các cổ đông hoặc đầu tư của nước ngoài chuyển giao công nghệ… - Đầu tư vào tài sản cố định khác: khi doanh nghiệp hoạt động còn phải đầu tư mua sắm các trang thiết bị văn phòng, thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý… 2.2.2. Đầu tư vào hàng tồn trữ Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp. Tồn kho bao giờ cũng được coi là nguồn nhàn rỗi, do đo khi tồn kho càng cao thì càng gây ra sự lãng phí. Tồn kho như một lớp đệm lót giữa nhu cầu và khả năng sản xuất. Khi nhu cầu biến đổi mà hệ thống sản xuất có điều chỉnh khả năng sản xuất của mình, hệ thống sản xuất sẽ không cần đến lớp đệm lót tồn kho nhưng tồn kho vẫn là cần thiết trên các phương diện sau - Tồn kho để giảm thời gian cần thiết đáp ứng nhu ( cầu - Làm ổn định mức sản xuất của đơn vị trong khi ( nhu cầu biến đổi - Bảo vệ đơn vị trước những dự báo thấp về nhu ( cầu Vậy bao nhiêu tồn kho là hợp lý? Tùy theo loại hình doanh nghiệp, qui mô và cơ cấu các mặt hàng tồn trữ cũng khác nhau. Nguyên vật liệu là một bộ phận hàng tồn trữ không thể thiếu của doanh nghiệp sản xuất nhưng lại không có trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Tỷ trọng đầu tư vào hàng tồn trữ trong tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp thương mại thường cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Do vậy, xác định qui mô đầu tư hàng tồn thông trữ tối ưu cho doanh nghiệp rất cần thiết. Hoạt động này gồm có: - Đầu tư vào nguyên, nhiên vật liệu - Đầu tư vào bán thành phẩm - Đầu tư vào sản phẩm tồn trữ doanh nghiệp 2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình 2.3.1. Khái niệm hiệu quả đầu tư Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định Hiệu quả của hoạt động đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo lường hiệu quả. Việc xác định các chỉ tiêu này phụ thuộc vào mục tiêu của chủ đầu tư đưa ra Hiệu quả đầu tư được đánh giá là có hiệu quả khi trị số của các chỉ tiêu đo lường hiệu quả thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả trên cơ sở sử dụng các định mức hiệu quả do chủ đầu tư định ra 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đầu tư Hệ thống đánh giá hiệu quả tài chính của đầu tư gồm có: - Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án + Chỉ tiêu lợi nhuận thuần được tính cho tưng năm, cho cả đời dự án hoặc bình quân năm của đời dự án Lợi nhuận thuần từng năm được xác định như sau: Wi = Oi - Ci Trong đó: Wi : Lợi nhuận thuần năm i Oi : Doanh thu thuần năm i Ci : Các chi phí ở năm i + Tổng lợi nhuận thuần: PV(W) PV(W) = = W1 + W2 + …+ Wn  Lợi nhuận thuần bình quân:   + Chỉ tiêu thu nhập thuần: NPV: Thu nhập thuần của dự án thường được tính chuyển về mặt bằng hiện tại đầu thời kỳ phân tích - Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư: phản ánh mức lợi nhuận thuần hoặc thu nhập thuần (tính cho cả đời dự án) thu được từ một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng - Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn tự có: Vốn tự có là một bộ phận của vốn đầu tư, là một yếu tố cơ bản để xem xét tiềm lực tài chính cho việc tiến hành các công cuộc đầu tư. Tỷ suất sinh lời vốn tự có càng cao thì hoạt động đầu tư càng có hiệu quả - Chỉ tiêu số lần quay vòng của vốn lưu động: Vốn lưu động là một bộ phận của vốn đầu tư. Vốn lưu động quay càng nhanh, càng cần ít vốn và do đó càng tiết kiệm vốn đầu tư. Nếu trong điều kiện khác không đổi thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao - Chỉ tiêu tỷ số lợi ích - chi phí: B/C - Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư: T - Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ: IRR - Chỉ tiêu điểm hòa vốn 2.4. Kết quả và hiệu quả của việc đầu tư vào TSHH Kết quả và hiệu quả của việc đầu tư vào TSHH gồm có: - Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác - Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm + Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay + Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ. Năng lực sản xuất phục vụ được thể hiện ở công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố định được huy động 3. Đầu tư vào tài sản vô hình 3.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư vào TSVH 3.1.1. Khái niệm TSVH Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh  Theo Ủy ban Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế “Tài sản vô hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế, chúng không có cấu tạo vật chất, mà tạo ra những quyền và những ưu thế đối với người sở hữu và thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng”. Hiện nay tồn tại nhiều cách phân loại tài sản vô hình khác nhau. Theo Luật thuế thu nhập của Mỹ, tài sản vô hình có thể chia làm 6 loại cơ bản: - Các sáng chế, phát minh, công thức tính, quy trình, mô hình, kỹ năng. - Bản quyền và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật. - Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá. - Thương quyền, giấy phép, hợp đồng. - Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật. - Các thứ “tương tự” khác. Một thứ được gọi là tương tự nếu nó tạo ra giá trị không phải nhờ vào các thuộc tính vật chất mà nhờ vào nội dung trí tuệ hoặc các quyền tài sản vô hình khác của nó. Khái niệm tài sản theo nghĩa pháp lý được phân thành bốn dạng: tiền, vật, giấy tờ có giá và “quyền tài sản”. Quyền tài sản là các quyền trị giá được bằng tiền và có thể trao đổi trong giao lưu dân sự (như quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê mướn cầu thủ, thỏa thuận gia công …). Các tài sản trí tuệ là loại tài sản tồn tại dưới hình thức “quyền tài sản” và bao gồm các nhân tố trí tuệ mà doanh nghiệp có thể kiểm soát hoặc xác lập quyền sở hữu như: các cơ sở dữ liệu (data base), các quy trình tác nghiệp, các bí quyết công nghệ … Quyền sở hữu đối với một tài sản cụ thể bao gồm ba khía cạnh: quyền chiếm hữu tài sản, quyền sử dụng tài sản và quyền định đoạt tài sản.  Một tài sản trí tuệ nếu thỏa mãn các điều kiện bảo hộ pháp lý cụ thể theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ sẽ trở thành một đối tượng sở hữu trí tuệ (intellectual property - IP) như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tác phẩm có bản quyền (copyright) … Tập hợp các đối tượng sở hữu trí tuệ mà một doanh nghiệp nắm giữ được gọi là tập đối tượng sở hữu trí tuệ (IP Portfolio) của doanh nghiệp đó. Một đối tượng sở hữu trí tuệ nếu được doanh nghiệp xúc tiến đầy đủ các biện pháp hoặc thủ tục bảo hộ thích ứng sẽ xác
Luận văn liên quan