Đề tài Nông nghiệp hữu cơ và an toàn thực phẩm

Là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện mà được hỗ trợ, tăng cường gìn giữ bền vững hệ sinh thái, bao gồm các vòng tuần hoàn và chu kỳ sinh học trong đất. Nông nghiệp hữu cơ dựa trên cơ sở sử dụng tối thiểu các đầu tư từ bên ngoài nhằm làm giảm ô nhiễm từ không khí, đất và nước, chống sử dụng các chất tổng hợp như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu hoá học. Những người sản xuất, chế biến và lưu thông các sản phẩm hữu cơ gắn bó với các tiêu chuẩn và chuẩn mực của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Mục đích chính của nông nghiệp hữu cơ là tối ưu hoá tính bền vững và sức sản xuất của các hệ thống với quan hệ chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau như đất trồng trọt, cây trồng, động vật và con người (Codex Alimentarius, FAO/WTO, 2001).

pdf56 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5990 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nông nghiệp hữu cơ và an toàn thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 1 ---------- BÀI TIỂU LUẬN Đề tài : Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 2 Mục lục 1. Sơ lược về mô hình GAP: ........................................................................................................................ 4 1.1 . Sản xuất nông nghiệp bền vững GAP (Good Agricultural Practices): ................................ 4 1.2 . Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau: ............................ 4 1.3 . Lợi ích GAP: ................................................................................................................................... 5 2. Khái niệm về Nông nghiệp hữu cơ và an toàn thực phẩm: ................................................................ 6 2.1 . Nông nghiệp hữu cơ ( nền nông nghiệp sạch): .......................................................................... 6 2.2. An toàn thực phẩm (Food safety): .......................................................................................................... 7 3. Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ: ............................................................................ 7 4. Sự giống và khác nhau giữa sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm sạch, an toàn. .......................... 9 4.1. sự giồng nhau nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm sạch, an toàn. ........................................................... 9 4.2. Sự khác nhau giữa nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm nông nghiệp. .............................................. 9 5. Các tiêu chuẩn chất lượng hữu cơ. ....................................................................................................... 13 5.1. Các tiêu chuẩn chất lượng hữu cơ của Hiệp hội hữu cơ thế giới (IFOAM): .............................. 13 5.2. các tiêu chuẩn hữu cơ của việt nam: ..................................................................................................... 15 6. Mối quan hệ của nông nghiệp hữu cơ và an toàn thực phẩm ...................................................... 16 7. Mối quan hệ giữa Nông nghiệp hữu cơ và Sản xuất sạch hơn: ....................................................... 21 8. Nông nghiệp hữu cơ trong sự phát triển bền vững:..................................................................................... 25 8.1.Vai trò, vị trí của nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững: ................................... 25 8.2.Nông nghiệp hữu cơ và sự phát triển bền vững: ................................................................................... 25 8.2.1. Nông nghiệp hữu cơ thực chất là nền nông nghiệp sinh thái bền vững: ..................................... 25 8.2.2. Nông nghiệp hữu cơ trong sử dụng đất hiệu quả và bền vững: ................................................... 26 8.2.2.1Biện pháp sinh học ........................................................................................................................ 26 8.2.2.2. Biện pháp sử dụng các loại phân hữu cơ bón cho đất trồng ..................................................... 26 8.2.2.3. Một số nội dung cụ thể của các biện pháp kỹ thuật canh tác hữu cơ: ...................................... 26 9. Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và Việt Nam: ........................................................ 32 9.1. Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới: ....................................................................... 32 9.1.1. Các loại cây trồng NNHC trên thế giới ......................................................................................... 39 9.1.2 Phát triển thị trường các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ: ............................................... 44 9.2 Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Châu Á: ............................................................................ 47 9.3 Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: ......................................................................... 49 Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 3 10. Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực bền vững: ...................................................................... 51 10.1 Đối với thế giới Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực bền vững: ................................... 51 10.2. Đối với viêt nam Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực bền vững: ................................ 52 10.3. Giải pháp Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực bền vững: ............................................ 53 KẾT LUẬN........................................................................................................................................................ 54 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT: .......................................................................................................................... 56 Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 4 1. Sơ lược về mô hình GAP: GAP (Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Tốt ở đây còn có nghĩa là an toàn, sạch và có chất lượng cao theo một tiêu chuẩn thống nhất chung trên toàn cầu mà lần đầu tiên vào năm 1997, một tổ chức bán lẻ ở Châu Âu có tên là Euro-Retailer Produce Working Group, đưa ra khái niệm sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practics, viết tắt là GAP) nên gọi là EurepGAP và sau đó trở thành GlobalGAP áp dụng chung cho toàn cầu. Căn cứ vào GlobalGap, nước ta đã có ViệtGAP trên cây ăn trái, ViệtGAP trên rau. Những khái niệm tương tự như sản xuất lúa sạch, sản xuất lúa an toàn nếu chỉ áp dụng một số tiêu chuẩn nhất định mà không hoàn toàn căn cứ vào GlobalGAP thì không được công nhận mà chỉ mang tính tương đối. GAP quy định những tiêu chuẩn và thủ tục nhằm phát triển nền sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững. Qua đó, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho người lao động, an toàn cho môi trường và có những căn cứ có thể truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm được sản xuất ra 1.1 . Sản xuất nông nghiệp bền vững GAP (Good Agricultural Practices): Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng. GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo: - An toàn cho thực phẩm - An toàn cho người sản xuất - Bảo vệ môi trường - Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm 1.2 . Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:  Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 5 Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường: + Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp(Intergrated Pest Management = IPM) + Quản lý mùa vụ tổng hợp (Itergrated Crop Management = ICM). + Giảm thiểu dư lượng hóa chất(MRL = Maximum Residue Limits) trong sản phẩm.  Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hoá chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch: + Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc + Nguy cơ hoá học. + Nguy cơ về vật lý.  Môi trường làm việc Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân: + Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân + Đào tạo tập huấn cho công nhân + Phúc lợi xã hội.  Truy nguyên nguồn gốc GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị lỗi. Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. 1.3 . Lợi ích GAP:  An toàn: vì dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrát) không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng.  Chất lượng cao (ngon, đẹp…) nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận. Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 6  Các quy trình sản xuất theo GAP hướng hữu cơ sinh học nên môi trường được bảo vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc.  GAP có thể nói là tiền để, là nền tảng để chúng ta tiếp bước phát triển lên Nông Ngiệp Hữu Cơ. Với sự khác nhau trong quy trình sản xuất và canh tác cây trồng và có tiêu chuẩn chứng nhận khác nhau. 2. Khái niệm về Nông nghiệp hữu cơ và an toàn thực phẩm: 2.1 . Nông nghiệp hữu cơ ( nền nông nghiệp sạch): là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện mà được hỗ trợ, tăng cường gìn giữ bền vững hệ sinh thái, bao gồm các vòng tuần hoàn và chu kỳ sinh học trong đất. Nông nghiệp hữu cơ dựa trên cơ sở sử dụng tối thiểu các đầu tư từ bên ngoài nhằm làm giảm ô nhiễm từ không khí, đất và nước, chống sử dụng các chất tổng hợp như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu hoá học. Những người sản xuất, chế biến và lưu thông các sản phẩm hữu cơ gắn bó với các tiêu chuẩn và chuẩn mực của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Mục đích chính của nông nghiệp hữu cơ là tối ưu hoá tính bền vững và sức sản xuất của các hệ thống với quan hệ chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau như đất trồng trọt, cây trồng, động vật và con người (Codex Alimentarius, FAO/WTO, 2001). Nông nghiệp hữu cơ (còn gọi là nông nghiệp sinh thái) là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội. Hệ thống sản xuất hữu cơ là nhiều hơn hệ thống sản xuất mà bao gồm hoặc loại trừ một số vật tư đầu vào (IFOAM, 2002). Nông nghiệp hữu cơ theo định nghĩa của Liên Hợp quốc, là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi. Các nông dân canh tác theo hình thức nông nghiệp hữu cơ dựa tối đa vào việc quay vòng mùa vụ, tận dụng các phế phẩm trong nông nghiêp làm phân composting và tiêu diệt các vi sinh vật gây hại cho cây trồng. Việc canh tác cơ giới đất là rất cần thiết để duy trì năng suất đất nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng và kiểm soát cỏ, côn trùng cũng như các loại sâu bệnh khác. Trong nông nghiệp hữu cơ, nông dân không sử dụng phân bón hóa học và các chất kích thích tăng trưởng, không sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc các chất diệt cỏ... nông nghiệp hữu cơ cũng từ chối sử dụng các chế phẩm biến đổi gien. Nông nghiệp hữu cơ theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là Hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo quản… sản xuất từ các nhà máy hóa chất. Vì sản xuất theo cách tự nhiên, nên nền Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 7 nông nghiệp hữu cơ được cho là lành mạnh, giúp giữ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi. Hiện Quỹ Nông nghiệp và Phát triển quốc tế (IFAD), cơ quan chuyên trách của LHQ về các vấn đề xóa đói giảm nghèo, đang giúp các nước tăng nhanh diện tích canh tác bằng công nghệ hữu cơ, và hỗ trợ các nước đang phát triển hội nhập một cách hài hòa lĩnh vực sản xuất tư nhân nhằm cung cấp các dịch vụ tiếp thụ nông sản hữu cơ. Theo IFAD, tăng cường ứng dụng công nghệ canh tác hữu cơ cũng sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm mới ở các vùng nông thôn, giúp hạn chế làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị. 2.2. An toàn thực phẩm (Food safety): là khái niệm chỉ ra thực phẩm sẽ không gây nguy hại cho người tiêu dùng khi được chế biến và dùng theo đúng mục đích sử dụng dự kiến. An toàn thực phẩm liên quan đến sự có mặt của các mối nguy hại về an toàn thực phẩm mà không bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sức khỏe con người như thiếu dinh dưỡng. Nhìn chung canh tác hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao,… Ngoài ra còn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương… Nông nghiệp hữu cơ theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là Hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo quản… sản xuất từ các nhà máy hóa chất. Vì sản xuất theo cách tự nhiên, nên nền nông nghiệp hữu cơ được cho là lành mạnh, giúp giữ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi. Người ta nhấn mạnh đặc điểm hữu cơ (organic) để phân biệt với hóa học (chemical) là những thực phẩm thông dụng của chúng ta từ trước tới nay vốn sử dụng nhiều hóa chất trong quá trình sản xuất, bảo quản cũng như khi chế biến. Do đó thực phẩm hữu cơ (organic foods), còn được gọi là thực phẩm thiên nhiên (natural foods) hay thực phẩm lành mạnh (healthy food). 3. Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ: Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 8 Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng, và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Các nông dân canh tác theo hình thức nông nghiệp hữu cơ dựa tối đa vào việc quay vòng mùa vụ, các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ giới để duy trì năng suất đất để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, và kiểm soát cỏ, côn trùng và các loại sâu bệnh khác. Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là dù trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng đều nhằm duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật, từ những sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người. Vì vậy những nguyên tắc cơ bản trong nông nghiệp hữu cơ được trình bày vào năm 1992 bởi Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM) là: - Sản xuất thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, đủ số lượng. - Phối hợp một cách xây dựng và theo hướng củng cố cuộc sống giữa tất cả các chu kỳ và hệ thống tự nhiên. - Khuyến khích và thúc đẩy chu trình sinh học trong hệ thống canh tác, bao gồm vi sinh vật, quần thể động thực vật trong đất, cây trồng và vật nuôi. - Duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất trồng về mặt dài hạn. - Sử dụng càng nhiều càng tốt các nguồn tái sinh trong hệ thống nông nghiệp có tổ chức ở địa phương. - Làm việc càng nhiều càng tốt trong một hệ thống khép kín đối với các yếu tố dinh dưỡng và chất hữu cơ. - Làm việc càng nhiều càng tốt với các nguyên vật liệu, các chất có thể tái sử dụng hoặc tái sinh hoặc ở trong trang trại hoặc là ở nơi khác. - Cung cấp cho tất cả các con vật nuôi trong trang trại những điều kiện cho phép chúng thực hiện những bản năng bẩm sinh của chúng. - Giảm đến mức tối thiểu các loại ô nhiễm do kết quả của sản xuất nông nghiệp gây ra. - Duy trì sự đa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực xung quanh nó, bao gồm cả việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của cuộc sống thiên nhiên hoang dã. - Cho phép người sản xuất nông nghiệp có một cuộc sống theo Công ước nhân quyền của Liên Hợp quốc, trang trải được những nhu cầu cơ bản của họ, có được một khoản thu nhập thích đáng và sự hài lòng từ công việc của họ, bao gồm cả môi trường làm việc an toàn. - Quan tâm đến tác động sinh thái và xã hội rộng hơn của hệ thống canh tác hữu cơ. Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 9 Với những nguyên tắc cơ bản trên, canh tác trong nông nghiệp hữu cơ sẽ có nhiều ích lợi. Rõ ràng nhất là, nó tạo ra được những nông sản phẩm hữu cơ có chất lượng cao và hoàn toàn bảo đảm sức khỏe cho con người. Vì sản xuất theo cách tự nhiên nên nông nghiệp hữu cơ cũng được coi là lành mạnh, giúp giữ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái. Ngoài ra, trong xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu với chi phí sản xuất rẻ theo phương thức này, các sản phẩm hữu cơ có thể xuất khẩu với giá cao hơn những nông sản bình thường và vì thế góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, nhất là tại các nước đang phát triển. Như vậy có thể nói, nông nghiệp hữu cơ chính là một nền nông nghiệp bền vững. Nhìn chung Canh tác Nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao… Ngoài ra, nông nghiệp hữu cơ còn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương,… 4. Sự giống và khác nhau giữa sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm sạch, an toàn. 4.1. sự giồng nhau nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm sạch, an toàn. Nông nghiệphữu cơ và sản phẩm sạch đều dựa trên các kiến thức khoa học kết hợp với sự màu mỡ của đất đai và các biện pháp cải tạo đất để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đối với nông nghiệp hữu cơ tuy mới phát triển vài năm gần đây ở Việt Nam, do vậy, quy mô còn rất nhỏ và mang tính thử nghiệm, nhưng nông nghiệp hữu cơ đã có sức hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm của người sản xuất và tiêu dùng. Bởi vì, nông nghiệp hữu cơ đã sử dụng các biện pháp và quá trình canh tác được coi là lành mạnh về sinh thái và bền vững. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chất lượng cao và đảm bảo an toàn cho sức khoẻ con người. 4.2. Sự khác nhau giữa nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm nông nghiệp. Trong nông nghiệp hữu cơ, nông dân không sử dụng phân bón hóa học và các chất kích thích tăng trưởng; không sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc các chất diệt Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 10 cỏ.... nông nghiệp hữu cơ từ chối sử dụng các chế phẩm biến đổi gien. Các biện pháp kỹ thuật được dùng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ gồm Về phân bón: chỉ dùng phân hữu cơ làm từ phân chuồng, phân xanh, phân rác, các phế liệu từ lò mổ và nếu có dùng phân khoáng thì dùng loại phân khó tiêu (như phốt phát tự nhiên, bột các loại tảo biển). Về phòng trừ sâu bệnh: Không dùng thuốc hóa học mà phải phát huy tính chống chịu của cây trồng bằng cách bón phân tốt, luân canh, xen canh thường xuyên kết hợp với phòng trừ sinh học, vệ sinh đồng r
Luận văn liên quan