Nông nghiệp sinh thái là một hệ thống sản xuất duy trì sự khỏe mạnh cho đất, của hệ sinh thái và con người. Nó phụ thuộc vào các quá trình trình thái, phụ thuộc vào hệ sinh thái và các chu trình phù hợp cho từng điều kiện địa phương.
Nông nghiệp sinh thái kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại cũng như khoa học để đem lại lợi ích cho môi trường và nâng cao mối quan hệ bình đẳng, chất lượng cuộc sống tốt cho tất cả bộ phận có liên quan.
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 13410 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nông nghiệp sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tiểu luậnMôn học: Kỹ thuật sinh tháiĐề tàiNÔNG NGHIỆP SINH THÁI GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG NHÓM 1: Lâm Thế Kiên Đào Văn Thanh Nguyễn Thị Ngọc Thùy Dương Nguyễn Thiên Thư Lâm Trọng Tín NỘI DUNG ĐỊNH NGHĨA – NGUYÊN TẮC DÒNG VẬT CHẤT – NĂNG LƯỢNG LỢI ÍCH – TIỀM NĂNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN 4 1 2 3 CÁC VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH 5 CÁC MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH 5 1. ĐỊNH NGHĨA – NGUYÊN TẮC Định nghĩa: Nông nghiệp sinh thái là một hệ thống sản xuất duy trì sự khỏe mạnh cho đất, của hệ sinh thái và con người. Nó phụ thuộc vào các quá trình trình thái, phụ thuộc vào hệ sinh thái và các chu trình phù hợp cho từng điều kiện địa phương. Nông nghiệp sinh thái kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại cũng như khoa học để đem lại lợi ích cho môi trường và nâng cao mối quan hệ bình đẳng, chất lượng cuộc sống tốt cho tất cả bộ phận có liên quan. (Theo World Board 3/2008 – IFOAM) 1. ĐỊNH NGHĨA – NGUYÊN TẮC Nguyên tắc: Nông nghiệp sinh thái hoạt động dựa trên những nguyên tắc sau: Có quy hoạch và giải pháp sử dụng đất đảm bảo nuôi dưỡng đất, nguồn nước, đa dạng sinh học và không làm thoái hóa môi trường, giữ gìn cảnh quan tự nhiên. Kế thừa, lồng ghép hệ thống canh tác truyền thống với kiến thức bản địa với các giải pháp phù hợp. Có tiềm lực và hiệu quả kinh tế nhưng không làm mất đi sức sản xuất của tài nguyên (đất), đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến nhu cầu tương lai. 1. ĐỊNH NGHĨA – NGUYÊN TẮC Nguyên tắc: Năng lượng đầu vào thấp hơn năng lượng đầu ra đi qua hệ thống canh tác. Huy động tối đa nguồn tài nguyên tại chỗ đồng thời giảm chi phí đầu vào, các nguồn phụ thuộc đưa từ bên ngoài. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đa dạng và bền vững, luôn có sự tương tác và hỗ trợ lẫn nhau, đa dạng hóa sản phẩm và thu nhập. Sản phẩm đảm bảo, chất lượng, an toàn, không ảnh hưởng đến đất, cây cỏ, động vật và con người. 2. DÒNG VẬT CHẤT – NĂNG LƯỢNG Mô hình hệ sinh thái Nông Nghiệp (Đào Thế Tuấn,1984) 2. DÒNG VẬT CHẤT – NĂNG LƯỢNG Chu trình dinh dưỡng trong hệ sinh thái Nông nghiệp (Theo Tivy, 1987) 2. DÒNG VẬT CHẤT – NĂNG LƯỢNG Mô hình dòng vận chuyển năng lượng trong hệ sinh thái nông nghiệp (Theo Tivy, 1981) 3. LỢI ÍCH – TIỀM NĂNG 3. LỢI ÍCH – TIỀM NĂNG Lợi ích: Nông nghiệp sinh thái sử dụng các kỹ thuật như luân canh cây trồng và canh tác đất hợp lý nên tăng chất lượng của đất, chống xói mòn, tối đa tính hữu ích của đất. Giảm việc sử dụng năng lượng : hiện nay con người sử dụng 10cal năng lượng hóa thạch mới tạo ra 1cal năng lượng thực phẩm, việc sử dụng cây trồng phát triển bằng phương pháp hữu cơ sẽ giảm 25% năng lượng sử dụng bằng phương pháp hóa học Giảm việc sử dụng năng lượng hóa thạch, thay thế bằng các dạng năng lượng tái tạo được (nước, gió, mặt trời…), năng lượng từ biogas. 3. LỢI ÍCH – TIỀM NĂNG Lợi ích: Do không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu nên thực phẩm sản xuất ra được coi là an toàn cho con người và có thành phần dinh dưỡng cao hơn. Lợi ích cho người trồng trọt: cây trồng khỏe mạnh, kháng được nhiều dịch bệnh, chi phí đầu tư thấp do phân bón, thức ăn gia súc…tận dụng được từ các nguồn tại chỗ. Canh tác theo hướng sinh thái bảo vệ các nguồn tài nguyên khác như tránh nước ngầm bị ô nhiễm do sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật quá mức, hạn chế chất dinh dưỡng hòa tan làm ô nhiễm nguồn nước mặt. 3. LỢI ÍCH – TIỀM NĂNG Lợi ích: Xu hướng sử dụng thực phẩm hữu cơ trên thế giới hiện nay đang tăng, điều này tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có thể cải thiện nguồn thu nhập, tăng lượng sản phẩm xuất khẩu, thu hút nguồn lao động tại địa phương, giảm sự di cư từ nông thôn ra thành thị. Nông nghiệp sinh thái còn góp phần tăng khả năng thích ứng với sự thay đổi khí hậu, bảo tồn sự đa dạng sinh học và góp phần quản lý chất thải nông nghiệp. 3. LỢI ÍCH – TIỀM NĂNG Tiềm năng: Cung cấp cho cộng đồng khả năng tự nuôi sống bản thân và đảm bảo một tương lai của nông nghiệp lành mạnh và thực phẩm lành mạnh cho tất cả mọi người. Với mức sống ngày càng tăng, người dân ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe của mình nên đòi hỏi chất lượng thực phẩm cũng cao hơn Việc sản xuất ra thực phẩm an toàn là một hướng đi mới. Việt Nam có nền nông nghiệp phát triển, diện tích đất nông nghiệp còn nhiều. Vì vậy nếu nông nghiệp sinh thái được phổ biến rộng rãi hơn thì tiềm năng phát triển nông nghiệp sinh thái ở nước ta sẽ rất lớn. 3. LỢI ÍCH – TIỀM NĂNG Tiềm năng: Cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam năm 2009 (Nguồn: Vụ kế hoạch – Bộ Nông nghiệp và PTNT) 4. THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN Thuận lợi: Việt Nam còn là một nước nông nghiệp nên thuận lợi cho việc áp dụng nông nghiệp sinh thái thay cho nông nghiệp truyền thống. Hiện nay nhà nước cũng có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, thực hiện luân canh, xen canh, xây dựng chương trình nông thôn mới góp phần thực hiện nông nghiệp sinh thái. Nông nghiệp sinh thái đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới nên có thể học hỏi những mô hình đó để áp dụng vào nước ta. 4. THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN Khó khăn: Người dân đã quen với nông nghiệp truyền thống nên việc thay đổi thói quen sản xuất của họ rất khó khăn. Mất nhiều thời gian hơn trong việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Đòi hỏi người nông dân phải có kinh nghiệm canh tác, sản xuất. Nhà nước chưa có những chiến lược và chính sách về nông nghiệp sinh thái phù hợp với từng địa phương. Vì đây là lĩnh vực mới nên chưa có nhiều nghiên cứu, đào tạo và huấn luyện. Hệ thống phân phối sản phẩm nông nghiệp sinh thái chưa được hoàn thiện, một số sản phẩm chưa được chứng nhận nên người tiêu dùng không thể nhận biết được. 5. CÁC MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH VAC VACB NLKH 5. CÁC MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH Mô hình VAC: Là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, một chu trình kín, ít phế thải nông nghiệp, hiệu quả kinh tế cao. V: vườn bao gồm các hoạt động trồng trọt, sử dụng năng lượng mặt trời và sự chăm bón của con người tạo sản phẩm cho con người như lúa gạo, hoa quả…) và thức ăn cho gia súc, gia cầm và cho cá (củ, hạt…) A: ao tượng trưng cho các hoạt động bề mặt như tôm, cua, cá và các thủy sản khác, chúng cung cấp nước tưới cho trồng trọt. Bùn ao còn dùng làm phân bón cho cây trồng, một phần cá thải là khẩu phần dinh dưỡng cung cấp cho vật nuôi C: chuồng, bao gồm các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm Chuồng cung cấp sức kéo cho đồng ruộng, chất thải từ chuồng dùng làm phân bón cho vườn và thức ăn cho cá. 5. CÁC MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH Mô hình VAC: Cấu trúc của một mô hình VAC 5. CÁC MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH Mô hình VAC: Mô hình VAC áp dụng ở miền Bắc Việt Nam 5. CÁC MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH Mô hình VAC: 5. CÁC MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH Mô hình VAC: Ý nghĩa của mô hình: Là mô hình khép kín, thể hiện chiến lược tái sinh. Tái sinh được năng lượng mặt trời qua quá trình quang hợp của cây. Tái sử dụng các phụ phế phẩm. Sử dụng chất thải từ quá trình sản xuất này làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác. Nhờ đó nó làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng. 5. CÁC MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH Mô hình VACB: Mô hình VACB là mô hình phát triển từ mô hình VAC có kết hợp sử dụng hầm Biogas để ủ yếm khí các chất thải trồng trọt (thân cây cỏ, lục bình…) và chăn nuôi (phân động vật) thành hỗn hợp khí sinh học dùng như một nguồn năng lượng trong thắp sáng, làm chất đốt, chạy máy phát điện. Nước thải sau khi ra khỏi hầm biogas đã được ổn định về dưỡng chất, không chứa dịch bệnh có thể dùng để tưới lên cây trồng, bổ sung dưỡng chất cho đất. Chất thải từ hầm biogas có thể dùng làm phân bón cho cây trồng, thức ăn cho gia súc hay thức ăn cho cá. 5. CÁC MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH Mô hình VACB: 5. CÁC MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH Mô hình VACB: 5. CÁC MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH Mô hình VACB: Ý nghĩa của mô hình: Là mô hình khép kín, hiệu quả tái sinh tốt hơn VAC. Thay thế một phần nguồn năng lượng không tái tạo dùng cho việc đun nấu, thắp sáng. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường từ nguồn chất thải nông nghiệp, biến chúng thành nguồn phân bón cũng như thức ăn cho cá. Hầm Biogas có thể sử dụng như một hầm tự hoại. Phù hợp với quy mô sản xuất vừa và nhỏ. 5. CÁC MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH Mô hình nông lâm kết hợp: Là hệ canh tác sử dụng đất đai hợp lý, trong đó các loại cây lâm nghiệp được trồng trên các dạng đất canh tác nông nghiệp hay chăn thả và ngược lại. Các thành phần cây nông nghiệp và lâm nghiệp được sắp xếp hợp lý trong không gian, hoặc kế tiếp nhau theo thời gian, gắn bó hữu cơ về phương diện sinh thái và kinh tế. Mô hình NLKH có thể áp dụng ở các vùng sinh thái khác nhau. 5. CÁC MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH Mô hình nông lâm kết hợp: Một số mô hình nông lâm kết hợp: + Các đai rừng phòng hộ cản sóng, chủ yếu là các dải rừng chắn sóng bảo vệ đê biển, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. + Các đai rừng phòng hộ chắn gió như các dải rừng phi lao chắn gió và cát bay. + Các đai rừng phòng hộ chống xói mòn đất và gió ở vùng núi và cao nguyên. 5. CÁC MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH Mô hình nông lâm kết hợp: Mô hình NLKH cà phê + muồng đen ở Daklak 5. CÁC MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH Mô hình nông lâm kết hợp: Ý nghĩa mô hình: Về mặt kinh tế: sự đa dạng trong mô hình NLKH làm giảm tác hại của các loài sâu hại, tạo ra nhiều sản phẩm trên cùng một đơn vị diện tích. Mô hình NLKH là mô hình lấy ngắn nuôi dài, trong những năm đầu trồng cây lâm nghiệp thì có thể bán sản phẩm nông nghiệp để bù đắp cho những kinh phí đầu tư cây lâm nghiệp. 5. CÁC MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH Mô hình nông lâm kết hợp: Ý nghĩa mô hình: Về mặt sinh thái: đây là mô hình sinh thái bền vững, có sự tác động qua lại của cây lâm nghiệp và nông nghiệp đem lại những lợi ích thiết thực. Cây nông nghiệp: che phủ đất, hạn chế cỏ dại, giữ độ ẩm cho đất, chống xói mòn, tạo điều kiện cho cây lâm nghiệp phát triển. Cây lâm nghiệp: phòng hộ cho cây nông nghiệp (chắn gió, bão, che bóng, giữ nước, cải tạo đất…) Giữa cây lâm nghiệp và nông nghiệp tạo nên sự đa dạng sinh học vì vậy có thể hạn chế sâu bệnh và các rủi ro từ môi trường. KẾT LUẬN Nông nghiệp sinh thái mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cũng như môi trường, có lợi cho cả người nông dân và người tiêu dùng. Tuy nhiên đây là một ngành mới phát triển nên cần được phổ biến rộng rãi, cần có nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ giúp nông nghiệp sinh thái phát triển rộng rãi hơn trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sinh thái học nông nghiệp – PGS.TS Trần Đức Viên, TS. Phạm Văn Phê, ThS. Ngô Thế Ân – Nhà xuất bản giáo dục, 2004. Bài giảng sinh thái nông nghiệp – ThS. Trần Thị Ngân, Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2009. Nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững nông thôn miền núi – Dương Quảng Châu – Viện nghiên cứu sinh thái chính sách xã hội, 2011. Organic agriculture and “safe” vegetables in vietnam: implications for agro-food system sustainability - Luke Simmons and Steffanie Scott - Department of Geography, University of Waterloo. Ecological agriculture: Principles, practices, and constraints - Fred Magdoff - Department of Plant and Soil Science, University of Vermont, Burlington. CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI.