Cừu Phan Rang được nuôi thử nghiệm từ tháng 6/2007 đến 7/2008 tại Trại nghiên
cứu và thực nghiệm Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Trà Vinh. Thí nghiệm theo dõi
sự thích nghi về sinh sản, phát triển và hiệu quả kinh tế của cừu Phan Rang nuôi tại TX.
Trà Vinh. Kết quả thí nghiệm cho thấy, cừu Phan Rang nuôi thích nghi với điều kiện tại
TX. Trà Vinh cả 2 phương thức nuôi nhốt và nuôi thả, sự khác nhau giữa 2 phương thức
nuôi không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Cừu Phan Rang nuôi theo phương thức nhốt hoàn toàn tại TX. Trà Vinh có số cừu
con sinh ra/lứa là 1,25 con và số lứa đẻ/năm là 1,58 lứa. Tỉ lệ hao hụt của cừu sơ sinh
10%. Trọng lượng cừu sơ sinh và 12 tháng tuổi là: 2,12 kg và 28,42 kg. Thu nhập tăng
thêm sau 1 năm nuôi cừu 3.760.000 đồng.
Cừu Phan Rang nuôi theo phương thức thả lan tại TX. Trà Vinh có số cừu con sinh
ra/lứa là 1,38 con và số lứa đẻ/năm là 1,62 lứa. Tỉ lệ hao hụt của cừu sơ sinh 9,1%.
Trọng lượng cừu sơ sinh và 12 tháng tuổi là 2,02 kg và 27,62 kg. Thu nhập tăng thêm
sau 1 năm nuôi cừu 3.980.000 đồng.
38 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nuôi thử nghiệm cừu phan rang tại thị xã Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA NÔNG NGHIỆP-THỦY SẢN
***
ĐỀ TÀI
NUÔI THỬ NGHIỆM CỪU PHAN RANG
TẠI THỊ XÃ TRÀ VINH
Chủ nhiệm đề tài:
TRƯƠNG VĂN HIỂU
Trà Vinh, 12/2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA NÔNG NGHIỆP-THỦY SẢN
***
ĐỀ TÀI
NUÔI THỬ NGHIỆM CỪU PHAN RANG
TẠI THỊ XÃ TRÀ VINH
Chủ nhiệm đề tài: Nhóm thực hiện:
TRƯƠNG VĂN HIỂU Nhan Hoài Phong
Kim Nàng
Thạch Ngọc Chủy
Dương Văn Sang
Mai Văn Bình
Trà Vinh, ngày.tháng.năm 2008 Trà Vinh, ngày.tháng.năm 2008
DUYỆT CỦA KHOA NN-TS DUYỆT CỦA TRƯỜNG ĐHTV
Trà Vinh, 12/2008
i
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa học công nghệ & Đào tạo
sau đại học, Phòng Kế hoạch-Tài vụ, Ban Lãnh Đạo Khoa Nông nghiệp-Thủy sản, Trung
tâm Chăn nuôi-Thú y, Bộ môn Chăn nuôi-Thú y và Văn Phòng Khoa của trường Đại học
Trà Vinh đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn Chi cục Thú y Trà Vinh và các hộ chăn nuôi cừu tại TX.
Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh đã nhiệt tình trao đổi kinh nghiệm, cung cấp số liệu và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Chân thành cảm ơn đến tất cả đồng nghiệp, nhóm nghiên cứu và các bạn sinh viên
lớp CE05PT, TB06TY, TH06TY đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và cùng chia sẽ
những khó khăn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Trà Vinh, ngày 29 tháng 12 năm 2008
Người thực hiện
Trương Văn Hiểu
ii
TÓM LƯỢC
Cừu Phan Rang được nuôi thử nghiệm từ tháng 6/2007 đến 7/2008 tại Trại nghiên
cứu và thực nghiệm Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Trà Vinh. Thí nghiệm theo dõi
sự thích nghi về sinh sản, phát triển và hiệu quả kinh tế của cừu Phan Rang nuôi tại TX.
Trà Vinh. Kết quả thí nghiệm cho thấy, cừu Phan Rang nuôi thích nghi với điều kiện tại
TX. Trà Vinh cả 2 phương thức nuôi nhốt và nuôi thả, sự khác nhau giữa 2 phương thức
nuôi không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Cừu Phan Rang nuôi theo phương thức nhốt hoàn toàn tại TX. Trà Vinh có số cừu
con sinh ra/lứa là 1,25 con và số lứa đẻ/năm là 1,58 lứa. Tỉ lệ hao hụt của cừu sơ sinh
10%. Trọng lượng cừu sơ sinh và 12 tháng tuổi là: 2,12 kg và 28,42 kg. Thu nhập tăng
thêm sau 1 năm nuôi cừu 3.760.000 đồng.
Cừu Phan Rang nuôi theo phương thức thả lan tại TX. Trà Vinh có số cừu con sinh
ra/lứa là 1,38 con và số lứa đẻ/năm là 1,62 lứa. Tỉ lệ hao hụt của cừu sơ sinh 9,1%.
Trọng lượng cừu sơ sinh và 12 tháng tuổi là 2,02 kg và 27,62 kg. Thu nhập tăng thêm
sau 1 năm nuôi cừu 3.980.000 đồng.
iii
MỤC LỤC
Trang
Cảm tạ .......................................................................................i
Tóm lược ................................................................................. ii
Mục lục .................................................................................. iii
Danh sách hình ........................................................................ v
Danh sách bảng ........................................................................ v
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 2
2.1 Tình hình nuôi cừu và một số sản phẩm cừu trên thế giới ................. 2
2.2 Điều kiện tự nhiên tỉnh Trà Vinh ....................................................... 3
2.3 Quá trình phát triển chăn nuôi cừu ở Việt Nam ................................. 3
2.4 Giống cừu .......................................................................................... 4
2.4.1 Một số giống cừu nuôi ở Châu Á ............................................ 4
2.4.2 Cừu Phan Rang ....................................................................... 4
2.5 Tập tính sinh học của Cừu .................................................................. 5
2.6 Đặc điểm sinh sản của Cừu Phan Rang .............................................. 6
2.7 Chuồng trại nuôi cừu .......................................................................... 7
2.8 Thức ăn nuôi cừu ................................................................................ 7
2.9 Chăm sóc nuôi dưỡng ......................................................................... 8
2.9.1 Nuôi cừu sinh sản .................................................................... 8
2.9.2 Nuôi cừu tơ ............................................................................. 9
2.9.3 Nuôi cừu con theo mẹ ............................................................. 9
2.10 Mô hình chăn nuôi cừu có hiệu quả kinh tế ................................... 10
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ......................... 11
3.1 Khảo sát năng suất sinh sản của cừu
nuôi tại nông hộ ở TX. Trà Vinh ............................................................ 11
3.2 Thí nghiệm nuôi thử nghiệm cừu Phan Rang
tại TX. Trà Vinh ..................................................................................... 11
3.2.1 Phương tiện thí nghiệm ......................................................... 11
3.2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................. 11
3.2.1.2 Đối tượng thí nghiệm ................................................. 12
3.2.1.3 Chuồng trại nuôi cừu thí nghiệm ............................... 12
3.2.1.4 Thức ăn ...................................................................... 12
3.2.1.5 Vệ sinh phòng bệnh ................................................... 12
iv
3.2.2 Phương pháp thí nghiệm ....................................................... 12
3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................ 12
3.2.2.2 Phương pháp tiến hành .............................................. 13
3.2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................. 14
3.2.2.4 Xử lý số liệu ............................................................... 14
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 15
4.1 Đặc điểm sinh sản và thông tin về nuôi cừu Phan Rang
tại nông hộ TX. Trà Vinh ....................................................................... 15
4.1.1 Đặc điểm sinh sản của cừu Phan Rang nuôi
tại nông hộ TX. Trà Vinh ............................................................... 15
4.1.2 Thông tin chung về cừu Phan Rang
nuôi tại nông hộ TX. Trà Vinh ....................................................... 17
4.2 Đặc điểm sinh sản và sinh trưởng của cừu Phan Rang
nuôi thử nghiệm tại TX. Trà Vinh .......................................................... 18
4.2.1 Đặc điểm sinh sản của cừu cái Phan Rang
nuôi thử nghiệm tại TX. Trà Vinh ................................................. 18
4.2.2 Trọng lượng cừu Phan Rang nuôi thử nghiệm
tại TX. Trà Vinh ............................................................................. 20
4.3 Hiệu quả kinh tế ............................................................................... 22
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 24
5.1 Kết luận ............................................................................................ 24
5.2 Đề nghị ............................................................................................. 24
Chương 6: KỸ THUẬT CƠ BẢN NUÔI CỪU PHAN RANG ............................. 25
6.1 Lợi ích của việc nuôi cừu ................................................................. 25
6.2 Phương thức chăn nuôi cừu .............................................................. 25
6.3 Giống cừu ......................................................................................... 26
6.4 Chuồng trại ....................................................................................... 27
6.5 Thức ăn và nước uống ...................................................................... 27
6.6 Chăm sóc nuôi dưỡng ....................................................................... 27
6.7 Vệ sinh phòng bệnh .......................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 30
PHỤ CHƯƠNG
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tựa bảng Trang
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
3.1
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
Các sản phẩm từ cừu ở châu Á-Nam Thái Bình Dương
Sự phân bố đàn cừu, sản lượng thịt, sữa, da cừu ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới
Một số giống cừu nuôi ở Châu Á
Màu sắc lông Cừu Phan Rang
Một số chỉ tiêu sinh sản của cừu cái
Giá trị dinh dưỡng một số loại thức ăn cho cừu
Tiêu chuẩn ăn hàng ngày cho một cừu cái hậu bị
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Đặc điểm sinh sản của Cừu Phan Rang nuôi tại nông hộ ở TX.Trà Vinh
Tỉ lệ cừu sinh đơn, sinh đôi, sinh ba/lứa đẻ tại nông hộ
Đặc điểm sinh sản của Cừu cái Phan Rang nuôi tại TX. Trà Vinh
Cừu con bình quân trên lứa đẻ và tỉ lệ hao hụt cừu sơ sinh
Tỉ lệ cừu sinh đơn và sinh đôi/lứa đẻ
Trọng lượng cừu con qua các tháng tuổi nuôi tại TX. Trà Vinh
Hiệu quả kinh tế nuôi cừu Phan Rang
2
2
4
5
7
8
8
13
15
16
18
19
20
20
22
DANH MỤC HÌNH
Hình Tựa hình Trang
4.1
4.2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tỉ lệ cừu sinh đơn, sinh đôi, sinh ba/lứa đẻ ở nông hộ
Trọng lượng cừu con qua các tháng tuổi
Cừu ăn thức ăn tại chuồng
Cừu ăn thức ăn ngoài đồng
Cừu tìm thức ăn thấp mặt đất, dê tìm thức ăn trên cao
Cừu nuôi theo phương thức thả lan
Cừu nuôi nhốt tại chuồng
Cừu Phan Rang
Trại nuôi cừu
Cừu mẹ nuôi con
Cân trọng lượng cừu
Cắt móng chân cừu
16
21
17
17
18
25
26
26
27
29
31
32
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NT1: nghiệm thức 1 (Cừu nuôi nhốt)
NT2: nghiệm thức 2 (Cừu nuôi thả)
TX.: thị xã
ss: Sơ sinh
n: số mẫu
PHTDC: Protein hòa tan trong dạ cỏ
PKHTDC: Protein không hòa tan trong dạ cỏ
DM: Vật chất khô
CP: Protein thô
EE: Béo thô
CF: Xơ thô
Ash: Khoáng tổng số
g: gram
1
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Cừu Phan Rang là một loại gia súc đã được du nhập vào Việt Nam từ lâu và
đang trở thành loài bản địa, nhưng hiện tại vẫn còn xa lạ đối với nhiều người. Hiện
nay đang tồn tại một số quan niệm chưa đúng về con cừu như nuôi cừu chỉ để lấy
lông, cần có không gian và đồng cỏ rộng lớn, chỉ nuôi được ở Phan Rang, việc
chăn nuôi rất phức tạp. Gần đây công ty Anfa thành phố Hồ Chí Minh nuôi thử
nghiệm cừu thành công ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Miền Trung, bước
đầu cho thấy cừu nuôi được nhiều vùng sinh thái khác nhau. Mặt dù điều kiện ở
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không thực sự thuận lợi cho việc nuôi cừu,
nhưng vẫn có một số hộ dân nuôi và khả năng sinh trưởng của cừu tại các vùng
này rất tốt ở tỉnh Bến Tre và An Giang (Phạm Tươi, 2006).
Theo kết quả phân tích tại viện Pasteur Nha Trang: thịt cừu giàu đạm, hàm
lượng đạm tương đương với thịt bò, ít cholesterol, mùi vị thơm ngon đặc trưng
(Đông Hường, 2004). Hiện nay một số nhà đầu tư đang xúc tiến các dự án lập nhà
máy giết mổ, đóng gói thịt cừu để cung cấp rộng rãi cho thị trường trong nước,
ngoài nước (Trương Nguyễn, 2005). Giá thịt cừu bằng giá thịt dê, hiện đang bán ở
các siêu thị và nhà hàng.
Tương tự dê, con cừu có những đặc điểm như ít dịch bệnh, tận dụng phụ
phế phẫm nông nghiệp tốt, đây là đối tượng vật nuôi tiềm năng có thể thích nghi
tại tỉnh Trà Vinh.
Xuất phát từ nhận định trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nuôi thử nghiệm
cừu Phan Rang tại thị xã Trà Vinh”.
Mục tiêu:
Khảo sát năng suất sinh sản của cừu nuôi tại nông hộ TX. Trà Vinh.
Theo dõi sự thích nghi về sinh sản, phát triển và hiệu quả kinh tế của Cừu
Phan Rang nuôi tại thị xã Trà Vinh.
2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nuôi cừu và một số sản phẩm cừu trên thế giới
Theo số liệu của R.A.P.A/FAO (2001) thì tổng đàn cừu toàn thế giới hiện
nay là 1.504,6 triệu con (trong khi đó dê 700 triệu con). Đàn cừu ở một số nước
Châu Á: Úc: 170 triệu con, Ấn độ: 170 triệu con, Trung Quốc: 120 triệu con,
Mông Cổ: 28 triệu con, Indonesia: 13 triệu con.
Bảng 2.1 Các sản phẩm từ cừu ở châu Á-Nam Thái Bình Dương (FAO, 1998)
Vật nuôi Thịt (tấn) Sữa (tấn) Lông (tấn) Da (tấn)
Cừu 1.505,0 1.362,2 446.680 313.362
(Lê Minh Châu & Lê Ngọc Đảnh, 2005)
Cừu phân bố rất rộng từ giữa sa mạc khô cằn đến rừng nhiệt đới ẩm ướt,
chiếm 28,9% so với gia súc nhai lại. Cừu sống tập trung ở Châu Phi, Tây Á và
Nam Mỹ. Các sản phẩm từ cừu: thịt cừu rất giàu đạm chế biến thành nhiều món ăn
đặc trưng như thịt cừu nướng, cari cừu,. Sữa cừu: sữa tươi, bơ, pho mát, sữa
chua. Da cừu sử dụng làm áo len da cừu, găng tay, tất tay, ví, túi sách, dây nịch.
Lông cừu làm áo choàng ngoài lông cừu, khăn và túi sách lông cừu. Sự phân bố
đàn cừu, sản lượng thịt, sữa, da cừu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới được trình
bày qua bảng sau:
Bảng 2.2: Sự phân bố đàn cừu, sản lượng thịt, sữa, da cừu ở vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới (nguồn: Production Yearbook, Vol.33, FAO: Rome)
Vùng Con cừu Thịt cừu Sữa cừu Da
Triệu con % Tấn % Tấn % Tấn %
Châu Phi 171,0 36,5 659 33,4 653 19,2 119,8 29,2
Nam Mỹ 107,4 22,9 272 13,8 34 1.0 79,4 19,4
Miền Tây, Ấn Độ 109,0 23,2 738 37,4 2667 78,4 130,8 31,9
Miền Đông, Ấn Độ 6,4 1,4 33 1,7 - - 7,5 1,8
Ấn độ, Pakistan và
Bangladesh
66,0 14,1 247 12,5 48 1,4 65,6 16,0
Châu Mỹ và Bắc
Mỹ
9,2 2,0 22 1,2 - - 6,6 1,6
Tổng cộng 469,4 100 1971 100 3402 100 409,7 100
(C. Devendra and G.B.McLeroy, 1982)
3
2.2 Điều kiện tự nhiên tỉnh Trà Vinh
Vị trí địa lý: Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Trung tâm Thị Xã nằm trên Quốc lộ 53, cách Thành Phố Hồ Chí Minh
gần 200 km và cách Thành Phố Cần Thơ 100 km. Vị trí địa lý giới hạn từ 9o31’46’’
đến 10o4’5’’ vĩ độ Bắc và từ 105o57’16’’ đến 106o36’04’’ kinh độ Đông. Phía Bắc
giáp Bến Tre, phía Nam giáp Sóc Trăng, phía Tây giáp Vĩnh Long, phía Đông
giáp Biển Đông.
Khí hậu: Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6oC, biên độ nhiệt giữa tối cao
35,8oC, nhiệt độ tối thấp 18,5oC, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp 6,4oC. Nhìn
chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia bốn mùa trong năm không rõ,
chủ yếu là mùa mưa và mùa nắng. Ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80-85%,
biến thiên ẩm độ có xu thế biến đổi theo mùa, mùa khô đạt 79%, mùa mưa đạt
88% (Niên giám thống kê, 2007)
2.3 Quá trình phát triển chăn nuôi cừu ở Việt Nam
Về phân loại động vật thì cừu thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ
guốc chẵn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ phụ dê cừu (Capia
Rovanae). Cừu Phan Rang là một giống cừu được du nhập từ hàng trăm năm nay
vào nước ta và trước hết là vào Phan Rang. Phan Rang (nay thuộc tỉnh Ninh
Thuận) thuộc vùng cực Nam của Trung bộ Việt Nam. Đây là vùng nắng nóng
quanh năm không có mùa lạnh, nhiệt độ bình quân năm là 27,5oC. con cừu Phan
Rang đã rất thích nghi và mang dấu ấn của môi trường sống ở Phan Rang và ta có
thể xem nó như một con cừu giống của nước ta. Chính từ lý do đó chúng tôi gọi
nó là giống cừu Phan Rang (Lê Viết Ly, 1991).
Những đàn cừu đầu tiên đã xuất hiện ở Việt Nam hơn 100 năm nay, đầu
tiên ở dọc biên giới phía Bắc do xâm nhập từ Trung Quốc và Ấn Độ. Ở Miền
Trung những con cừu đầu tiên xuất hiện ở Khánh Hòa rồi được nuôi nhiều ở Ninh
Thuận do người Pháp đem vào. Các giống cừu Pháp đem vào Việt Nam nuôi ở
Suối Dầu Diên Khánh, Khánh Hòa và Ninh Thuận là Dishley Merinos, Merinos d”
Arles, Berrichou, Caussinard, Bizet và Kenlentan. Sau năm 1954, ở miền Bắc
những năm 1960-1970 Nhà nước đã nhập hàng ngàn con cừu từ Mông Cổ, Trung
Quốc và nuôi ở Mộc Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ba Vì, Sơn Tây nhưng đàn cừu
đã chết dần đến nay không còn con nào. Năm 1977 Trung tâm nghiên cứu dê và
thỏ Sơn Tây thuộc Viện Chăn nuôi quốc gia đã đưa một số cừu Phan Rang, Ninh
4
Thuận ra nuôi tại Miền Bắc, hiện nay đang phát triển tốt. Ở Việt Nam hiện nay
tỉnh nuôi nhiều cừu nhất là Ninh Thuận. Những đàn cừu đầu tiên người Pháp đưa
vào , chúng đã thích nghi và phát triển khá đặc biệt tại đất Ninh Thuận và tạo
thành thương hiệu cừu Phan Rang (Lê Đăng Đảnh & Lê Minh Châu, 2005).
2.4 Giống cừu
2.4.1 Một số giống cừu nuôi ở Châu Á
Ở Châu Á nhiều nước đã phát triển chăn nuôi cừu từ lâu. Một số ít nước đã
phát triển thành ngành nông – công nghiệp vừa chăn nuôi lấy thịt và sản xuất lông
- sợi – da như Mông Cổ, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số giống cừu nuôi ở Châu Á
chuyên cho thịt, sữa, lông, len và da được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Một số giống cừu nuôi ở Châu Á
TT Giống cừu Quốc gia Sản phẩm
1 Damini Pakistan Cho sữa
2 Mandya, Muzzapamagu,
Bakahi, Rakshani, Kaghami,
Dumbi
Indonesia, Ấn độ Cho thịt
3 Chokla, Magra, Mawa,
Barbados, Sti croix, Seip, Utih.
Indonesia, Ấn độ Cho len, lông, da
(Lê Đăng Đảnh & Lê Minh Châu, 2005)
2.4.2 Cừu Phan Rang
Đặc điểm ngoại hình của cừu Phan Rang: Đầu cổ cừu ngắn, mũi dô, không
sừng, không có râu cằm, thân hình trụ, ngực sâu và nở, bụng to gọn, mông nở, 4
chân nhỏ, móng hở, vú nhỏ và treo, núm vú ngắn (2 cm). Cấu tạo con vật thể hiện
giống hướng thịt. Màu sắc lông cừu được thể hiện qua bảng sau:
5
Bảng 2.4: Màu sắc lông Cừu Phan Rang
Ngoại hình (n) (%)
Lông trắng
Lông nâu
Lông nâu điểm trắng
Lông trắng điểm nâu
Lông đen
80
11
3
4
2
80
11
3
4
2
(Lê Viết Ly, 1991)
Khả năng sinh trưởng của cừu Phan Rang trong điều kiện quảng canh tại
Ninh Thuận như sau: Trọng lượng sơ sinh của cừu là 2,20 kg, lúc 3 tháng tuổi
13,98 kg. Tuổi trưởng thành bình quân con cái nặng 38,96 l,34 kg, con đực
42,64 1,70 kg (Lê Viết Ly, 1991).
Cừu Phan Rang có thể trọng trung bình con đực nặng khoảng 45 kg, con cái
nặng khoảng 40 kg. Giống này thích nghi rất tốt với điều kiện khí hậu nắng nóng
gần như quanh năm ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Cừu Phan Rang dễ nuôi, sinh sản
khoảng 2 năm 3 lứa, nuôi con giỏi ít bệnh (Việt Chương, 2004).
Giống cừu Phan Rang được hình thành hơn 1 thế kỷ nay là giống cừu duy
nhất ở Việt Nam đã thích nghi cao với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận. Lúc
trưởng thành trọng lượng trung bình con cái nặng 39 kg, con đực 43 kg (Lê Quốc
Cường, 2005).
Theo Đoàn Đức Vũ et al. (2006), trọng lượng sơ sinh của cừu cái và cừu
đực Phan Rang là 2,4-2,6 kg và 2,55-2,68 kg, cừu 18 tháng tuổi là 29,7-42,4 kg và
41,1-51,4 kg.
2.5 Tập tính sinh học của Cừu
Tập tính ăn uống: cừu là loại động vật ăn tạp, có khả năng sử dụng hầu hết
các loại thức ăn thô xanh, nhiều chất xơ. Cừu có cấu tạo môi mỏng, linh hoạt nên
ngoài việc gặm cỏ chúng còn có khả năng bứt các loại lá cây, hoa, thân cây bụi,
cây họ đậu thân gỗ hạt dài. cừu thích ăn ở độ cao từ 0,5 m trở xuống, ăn chăm chỉ,
không bỏ phí thức ăn. Ngoài ra cừu có khả năng chịu khát rất tốt. Tập tính hiền
lành: cừu là vật nuôi hiền, không quấy phá, gần gũi với con người, rất hiếm khi
thấy cừu xung đột với nhau. Tập tính bầy đàn: cừu thường sống tập trung thành
bầy đàn, việc di chuyển tìm kiếm thức ăn thường theo bầy.
6
Thích ở nơi cao ráo: chúng thích ở nơi cao ráo, tránh những vùng ẩm thấp. Cừu
không sợ nước: cừu vẫn ăn ngoài đồng cỏ khi gặp mưa nhỏ và thỉnh thoảng ta nên
tắm chải cho cừu để trừ các loại ký sinh trùng (Việt Chương, 2004).
Cừu khi ăn trên đồng cỏ đã tạo thành các nhóm khá bền chặt, tách biệt nhau
về mặt lãnh thổ. Cừu thường tốn thời gian chăn thả khoảng 9-11 giờ, chúng ưa
thảm cỏ thấp và dày. Khi cừu ăn trong chuồng bằng khẩu phần quen thuộc thì thời
gian ăn mất 6 giờ 30 phút (Hoàng Hà, 1983).
2.6 Đặc điểm sinh sản của Cừu Phan Rang
Hầu hết các giống cừu nhiệt đới đều có tuổi thành thục muộn hơn so với
cừu ở vùng ôn đới. Theo nhiều tác giả nghiên cứu trên cừu Ấn Độ, Châu Phi cho
thấy tuổi sinh lứa đầu trên nhiều giống cừu ở