- Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất.
- Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocacbon, thuộc gốc alkane thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu.
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2898 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ô nhiễm dầu mỏ - Sa mạc hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh thái học Đề tài : Ô nhiễm dầu mỏ - Sa mạc hóa Nội Dung I : Ô nhiễm dầu mỏ Khái niệm Nguồn gốc của ô nhiễm dầu Ảnh hưởng của ô nhiễm dầu đến môi trường và sinh vật Giải pháp chống ô nhiễm II : Sa mạc hóa Khái niệm Thực trạng Nguyên nhân Giải pháp chống sa mạc hóa I : Ô nhiễm dầu mỏ 1, Dầu mỏ - Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. - Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocacbon, thuộc gốc alkane thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Hiện nay sản phẩm dầu mỏ chiếm khoảng 60% nhu cầu năng lượng tiêu thụ thế giới. Lượng tiêu thụ càng lớn thì lượng thất thoát càng tăng do các sự cố. Người ta ước tính hàng năm có khoảng 10 triệu tấn dầu trên thế giới bị thất thoát gây ô nhiễm môi trường. * Lưu trình của dầu mỏ vào biển Khi một vụ tràn đầu xảy ra, dầu nhanh chóng lan tỏa trên mặt biển. Các thành phần của dầu sẽ kết hợp với các thành phần có trong nước biển, cùng với các điều kiện về sóng, gió, dòng chảy... sẽ trải qua các quá trình biến đổi - Quá trình lan tỏa: Dầu lan từ nguồn ra phía có bề mặt lớn nhất, sau đó thì tiếp tục lan chảy vô hướng. Khi tạo thành màng đủ mỏng, màng sẽ bị vỡ dần ra thành những màng có diện tích nhỏ hơn và trên bề mặt dầu xuất hiện các vệt không có dầu - Quá trình bay hơi: phụ thuộc các yếu tố nhiệt độ, sóng, tốc độ gió và diện tích tiếp xúc giữa dầu với không khí.- Quá trình oxy hóa, nhũ tương hóa, lắng kết, phân hủy sinh học. Những thành phần nặng của dầu rất khó phân hủy hay lắng xuống đáy, chúng thường tạo thành những khối nhựa và được sóng đánh vào bờ. 2, Nguồn gốc của ô nhiễm dầu mỏ: Rò rỉ từ các dàn khoan dầu trên biển , các nhà máy lọc dầu và chế biến dầu trên biển : chiếm 2% lượng dầu xâm nhập vào biển. Vận chuyển dầu trên biển: do va chạm, do rửa tàu, bơm dầu và rơi vãi (chiếm 33% lượng dầu xâm nhập vào biển ) Do rò rỉ, tháo thải trên đất liền : chiếm gần 37% hydrocacbua dầu xâm nhập vào biển. Nguồn dầu xâm nhập từ khí quyển chiếm 9% và khoàng 7% do thẩm thấu tự nhiên trong lòng đất. Ảnh hưởng của ô nhiễm dầu đến môi trường và sinh vật Ô nhiễm nước do dầu mỏ và sản phẩm của chúng làm giảm tính chất hóa lý của nước ( thay đổi màu, mùi, vị ) tạo lớp váng mỏng phủ đều mặt biển, ngăn cách sự trao đổi oxy, nhiệt giữa biển và khí quyển. Tính độc hại của dầu dẫn đến những thiệt hại vô cùng lớn đối với động thực vật sống trong nước nhiễm dầu. --- Nhiễm độc dầu làm giảm chất lượng thủy hải sản. - Ở mức nhiễm độc cao hơn sẽ làm sinh vật phát triển không bình thường, phá hoại tập quán di cư ảnh hưởng đến cá con và ấu trùng, làm giảm dự trữ thức ăn, thay đổi vị trí cư trú có thể dẫn đến tiêu vong một số loài Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, nó hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển và phytoplankon . Điều này làm giảm lượng cá thể của hệ động vật cà ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái . Dầu gây rối loạn sinh lý làm sinh vật chết dần ; tẩm ướt dầu trên da hay lông của các sinh vật biển, giảm khả năng chịu lạnh, hô hấp … hay nhiễm bệnh do hydrocacbon xâm nhập vào cơ thể. Ảnh hưởng của các hoạt động thăm dò và các hoạt động dầu khí đối với môi trường biển không lớn, tuy nhiên dầu tràn gây ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng cho các hoạt động ven biển và cho người sử dụng biển Khi dầu xâm nhập vào các bờ biển đã tạo thành các váng và lưu động trên các bãi biển làm nhiễm bẩn các khu biển giải trí sẽ gây cản trở các hoạt động nghỉ ngơi… 4, Giải pháp chống ô nhiễm Đối với các quốc gia trên thế giới phải kiểm soát các nguồn thải sinh hoạt và công nghiệp, các trung tâm dân cư và công nghiệp ven sông, hồ và ven biển bằng mọi biện pháp xử lý nước thải trước khi xả ra sông, biển Các khu vực bến cảng, kho tàng ven biển, cần hạn chế rửa, xả thải trực tiếp ra biển Hạn chế ô nhiễm hóa chất (dung dịch khoan) và dầu trong khoan thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi bằng cách hạn chế sử dụng , xử lý các chất thải trước khi xả xuống biển Xử lý nhanh và hiệu quả cao trong những trường hợp sự cố dầu tràn trên bái biển, vỡ đường ống, tai nạn tàu dầu II: Sa mạc hóa 1, Sa mạc: - Là vùng có lượng mưa rất ít (ít hơn 250ml/năm), ít hơn lượng cần thiết để hầu hết các loại thực vật sinh trưởng do vậy nước ở hoang mạc rất hiếm, có rất ít loại động vật và thực vật có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt này, chỉ có ít những cây bộ gai, họ xương rồng sống được điều kiện khô cằn ít nước. - Sa mạc có lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiều cát và gió nóng luôn thổi mạnh. Người ta sử dụng lạc đà làm phương tiện di chuyển trong sa mạc. Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu. Khuynh hướng sa mạc hóa gần đây đã tăng nhanh trên toàn thế giới phần vì áp lực dân số và nhu cầu trồng trọt và chăn nuôi. 2, Hiện trạng sa mạc hóa : Vào thập niên 1930 tại Hoa Kỳ, vì quá tải chăn nuôi mục súc và canh nông ở vùng Đại Bình nguyên Bắc Mỹ cùng với cơn hạn hán dài hạn, kết quả là trận "Dust Bowl" vĩ đại làm hư hại đất canh nông và hàng chục nghìn người phải xiêu tán. Ở những quốc gia đang phát triển nạn sa mạc hóa vẫn tiến hành, ảnh hưởng đến hàng chục triệu người. Nạn phá rừng làm mất đi thảm thực vật, hậu quả là đất đai bị soi mòn, mất chất màu và cuối cùng là biến thành sa mạc. Hiện tượng này rõ nhất ở vùng cao nguyên Madagascar nơi 7% diện tích là đất cằn đồi trọc, không còn khả năng trồng cấy được nữa. Nạn quá tải mục súc là vấn nạn ở Phi châu như vùng núi Waterberg ở Nam Phi và dải Sahel. Sa mạc Sahara hiện nay đang tiến dần về phía nam với tốc độ 45 km/năm. Các nước Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Trung Hoa, Tajikistan, Afghanistan, Turkmenistan, Iran và Uzbekistan cũng bị ảnh hưởng nặng. Riêng Kazakhstan kể từ năm 1980, gần 50% diện tích trồng trọt đã bị bỏ hoang vì đất quá cằn trong tiến trình sa mạc hóa. 3, Nguyên nhân : Hệ sinh thái ở vùng ven rất dễ bị dao động bởi sinh hoạt con người như chăn nuôi gia súc. Móng guốc của loài mục súc thường nện chặt các tầng đất, làm giảm lượng nước thấm xuống các mạch nước ngầm. Những lớp đất trên thì chóng khô, dễ bị gió mưa soi mòn. Con người còn gây nên nạn đốn cây lấy củi cùng động tác của các loài gia súc gặm cỏ làm hư lớp rễ thảo mộc vốn quyện lớp đất xuống. Đất vì đó dễ tơi lên, chóng bị khô và biến thành bụi. Hiện tượng này diễn ra ở những vùng ven sa mạc khi con người chuyển từ lối sống du mục sang lối sống ngụ canh. Các cồn cát sa mạc cũng có thể di chuyển góp phần vào hiện tượng sa mạc hóa. Gió là động lực chính đẩy các cồn cát. Những hạt cát tung lên trên không rồi rơi xuống Khi có gió mạnh làm bão cát thì lũ cát có thể làm cồn cát tiến lên hàng chục mét xuồng triền dốc bên kia, làm cồn cát tiến lên 4, giải pháp chống sa mạc hóa Vì nguy cơ thiệt hại đến hệ sinh thái, Hành động Bảo tồn Đa dạng Sinh thái . Các biện pháp ứng dụng thường nhiều quốc gia có biện pháp chống sa mạc hóa như Kế hoạch nhắm vào giảm thiểu tốc độ sa mạc hóa và tái tạo đất màu nhưng động cơ nguyên thủy như chăn nuôi và canh tác đất quá lạm vẫn chưa khắc phục được. - Các thảo mộc thuộc Họ Đậu vì có khả năng rút đạm khí từ không khí rồi châm xuống đất nên thường được trồng để cải tạo địa chất. - Với nhu cầu dùng củi làm nhiên liệu ở các nước đang phát triển khá cao, vấn đề dân chúng đốn cây để lấy củi là một động lực gia tăng nạn sa mạc hóa.Biện pháp phổ biến là loại lò bếp dùng năng lượng mặt trời để nấu nướng hoặc những loại lò bếp củi có hiệu suất cao Có địa phương cho đặt rào chắn cát để cản sức gió đồng thời trồng các loài thảo mộc cho đất khỏi bị soi mòn. Bụi cây xanh trồng ở chân đụn cát có khả năng ổn định vị trí của đụn và giảm lượng cát bị gió di chuyển- Những biện pháp khác phải kể việc xếp đá quanh gốc cây để tụ sương và giữ độ ẩm, hay cào luống nhỏ để tích hột cây cỏ khỏi bị gió thổi và hoãn nước mưa không tháo quá nhanh.