Đề tài Ô nhiễm do rác thải đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh nguyên nhân và giải pháp

Môi trường sống hiện nay trên trái đất đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng. Từ các hoạt động sống của con người, hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông chủ yếu là ở các đô thị phát triển đã sinh ra các chất gây ô nhiễm môi trường và tàn phá các hệ sinh thái tự nhiên, trong đó lượng rác thải tăng lên quá nhanh và ngày càng mang tính chất độc hại là một trong những nguyên nhân chính gây nên những hậu quả đó. Các thành phố trên thế giới đang đối mặt với một sự tăng trưởng dân số nhanh chóng, tăng trưởng GDP và kết quả là tăng số lượng các thứ khác, trong đó có số lượng chất thải. Do lối sống khác nhau và mô hình tiêu dùng, chất lượng và thành phần chất thải đã được đa dạng hơn và thay đổi. Công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế đã sản xuất số lượng chất thải nhiều hơn, bao gồm cả chất thải nguy hại và độc hại. Theo số liệu toàn cầu đối với chất thải đô thị có nhiều thành phần khác nhau. Chất thải rắn đô thị (MSW) nói chung chiếm khoảng 14-20 phần trăm của tất cả các chất thải phát sinh trên toàn thế giới, với các loại chất thải khác bao gồm xây dựng và chất thải phá hủy (30%), sản xuất (20%), khai thác mỏ và khai thác đá (23%), và các nguồn khác . (Urban Environmental Management, 2003) Việt Nam là một nước đang phát triển, các ngành công nghiệp, dịch vụ và các hoạt động kinh tế đang trong thời kì phát triển nhanh chóng. Một trong những đô thị phát triển bậc nhất của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (HCM CityWeb).Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ (Vietmark, 2009). Đồng nghĩa với việc phát triển về kinh tế thì thành phố Hồ Chí Minh cũng gặp phải những vấn đề ô nhiễm môi trường, và một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm là số lượng rác thải tăng lên quá nhanh mà chưa có những biện pháp xử lý triệt để. Tuy thành phố có một nền công nghiệp phát triển nhưng công nghệ lại lạc hậu so với thế giới, hiệu suất sản xuất không cao mà còn sinh ra lượng chất thải nhiều hơn. Thực tế cho thấy, các chất thải công nghiệp hầu hết là không được xử lý nếu có chỉ là một số lượng nhỏ, không kể các chất thải độc hại chỉ được xử lý một cách đơn nhất là lưu trữ an toàn chứ chưa được xử lý hoàn toàn.

doc25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6759 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ô nhiễm do rác thải đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – & — Đề Tài: Ô NHIỄM DO RÁC THẢI ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYÊN NHÂN & GIẢI PHÁP GVHD: PHẠM THỊ ANH SVTH: LÊ THỊ LỆ THU NG. LÊ PHƯƠNG UYÊN HUỲNH THỊ MĨ TRANG HỒ NGỌC TOÀN NGUYỄN TIẾN THÀNH VÕ THỊ HẢI YẾN VŨ THỊ BÍCH NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 05 năm 2010 MỤC LỤC Phần 1: Giới thiệu chung 2 Phần 2: Phương pháp phân tích 5 2.1 Khu vực thành phố Hồ Chí Minh 5 2.2 Hệ thống quản lý rác thải 5 2.3 Hệ thống thu gom và quản lý rác tại thành phố 7 2.3.1 Các giai đoạn thu gom và quản lý rác 7 2.3.2 Định nghĩa hệ thống và các chỉ tiêu 11 Phần 3: Tác động của rác thải đến môi trường 12 3.1 Ô nhiễm mùi 12 3.2 Mỹ quan đô thị 14 3.3 Vấn đề dịch bệnh 15 Phần 4: Các phương pháp làm giảm ảnh hưởng đến môi trường 17 4.1 Giải pháp để giảm thiểu dịch bệnh lây lan 17 4.1.1 Giải pháp về công nghệ 17 4.1.2 Giải pháp về quản lý 18 4.2 Phương pháp làm giảm mùi hôi của rác thải 18 4.3 Giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của rác đến mỹ quan đô thị 20 4.3.1 Nhà Nước 20 4.3.2 Nhân dân 21 Phần 5 Kết luận 22 Tài liệu tham khảo 23 Phần 1 Giới thiệu chung Môi trường sống hiện nay trên trái đất đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng. Từ các hoạt động sống của con người, hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông… chủ yếu là ở các đô thị phát triển đã sinh ra các chất gây ô nhiễm môi trường và tàn phá các hệ sinh thái tự nhiên, trong đó lượng rác thải tăng lên quá nhanh và ngày càng mang tính chất độc hại là một trong những nguyên nhân chính gây nên những hậu quả đó. Các thành phố trên thế giới đang đối mặt với một sự tăng trưởng dân số nhanh chóng, tăng trưởng GDP và kết quả là tăng số lượng các thứ khác, trong đó có số lượng chất thải. Do lối sống khác nhau và mô hình tiêu dùng, chất lượng và thành phần chất thải đã được đa dạng hơn và thay đổi. Công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế đã sản xuất số lượng chất thải nhiều hơn, bao gồm cả chất thải nguy hại và độc hại. Theo số liệu toàn cầu đối với chất thải đô thị có nhiều thành phần khác nhau. Chất thải rắn đô thị (MSW) nói chung chiếm khoảng 14-20 phần trăm của tất cả các chất thải phát sinh trên toàn thế giới, với các loại chất thải khác bao gồm xây dựng và chất thải phá hủy (30%), sản xuất (20%), khai thác mỏ và khai thác đá (23%), và các nguồn khác . (Urban Environmental Management, 2003) Việt Nam là một nước đang phát triển, các ngành công nghiệp, dịch vụ và các hoạt động kinh tế đang trong thời kì phát triển nhanh chóng. Một trong những đô thị phát triển bậc nhất của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (HCM CityWeb).Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ (Vietmark, 2009). Đồng nghĩa với việc phát triển về kinh tế thì thành phố Hồ Chí Minh cũng gặp phải những vấn đề ô nhiễm môi trường, và một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm là số lượng rác thải tăng lên quá nhanh mà chưa có những biện pháp xử lý triệt để. Tuy thành phố có một nền công nghiệp phát triển nhưng công nghệ lại lạc hậu so với thế giới, hiệu suất sản xuất không cao mà còn sinh ra lượng chất thải nhiều hơn. Thực tế cho thấy, các chất thải công nghiệp hầu hết là không được xử lý nếu có chỉ là một số lượng nhỏ, không kể các chất thải độc hại chỉ được xử lý một cách đơn nhất là lưu trữ an toàn chứ chưa được xử lý hoàn toàn. Đối với các đô thị thì dân số quá đông là một đặc trưng và ở thành phố Hồ Chí Minh cũng không là ngoại lệ, dân số tập trung tại các đây quá lớn, các hoạt động sống hàng ngày đã sinh ra lượng rác thải sinh hoạt vượt khả năng thu gom và công suất các công trình xử lý của thành phố. Thêm vào đó là việc quản lý rác thải chưa được thực hiện triệt để và quá lỏng lẻo của chính quyền. Hiện tượng rác thải không được thu gom hết; không thu gom thường xuyên; ô nhiễm tại nơi tập kết rác, bãi chôn lấp; rơi vãi rác trên đường vận chuyển gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân… là hiện trạng đang diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc rác chất đống do không được thu gôm trên các con đường và tại các khu dân cư gây mùi hôi thối, thu hút ruồi, muỗi, gián…không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh mà còn làm mất đi vẻ mĩ quan của đô thị. Ngoài ra, rác và nước rỉ rác bị rơi vãi trên đường vận chuyển do phương tiện vận chuyển quá lạc hậu cũng gây mất đi vẻ mĩ quan của đô thị. Hiện nay, ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển có trình độ khoa học kĩ thuật còn thấp nên việc xử lý rác thải chủ yếu là bằng phương pháp chôn lấp. Cho đến thời điểm này, ở TP HCM chỉ còn 2 bãi rác hoạt động: Phước Hiệp (huyện Củ Chi) và Đa Phước (huyện Bình Chánh); còn 2 bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) và Gò Cát (quận Bình Tân) đã đóng cửa, không tiếp nhận rác nữa; do đó toàn bộ hơn 6.800 tấn rác thải sinh hoạt thải ra mỗi ngày được đưa về 2 bãi rác Phước Hiệp và Đa Phước xử lý. Tuy nhiên, với việc rác thải tăng nhanh như hiện nay đã gây ra tình trạng quá tải ở các bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống của những người dân xung quanh. Rác thải được chôn lấp ngoài trời nhưng không được che lấp cẩn thận và không có các công trình thu gom khí từ quá trình phân hủy rác thải, đã làm thất thoát một lượng khí khổng lồ ra ngoài môi trường. Mà thành phần chính của hỗn hợp khí này là khí CH4, một loại khí góp phần gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, vì đây là một vấn đề chưa nêu bật nên được những tác động trực tiếp của rác thải đến cuộc sống hàng ngày của con người mà còn mang tính chất ảnh hưởng lâu dài, nên vấn đề này nằm ngoài biên giới hệ thống của chúng ta. Trong bài viết này thêm vào một số những nghiên cứu gần đây về những tác động đến môi trường của quá trình ô nhiễm do rác thải gây ra ở các đô thị ở các nước đang phát triển, cung cấp các phân tích hệ thống về các tác động của việc gia tăng và ô nhiễm rác thải ở các đô thị lớn của các nước đang phát triển. Các mục tiêu cụ thể của bài viết là phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm mùi, sự tích lũy ô nhiễm, lây lan dịch bệnh từ rác thải và ảnh hưởng của việc quản lý rác thải kém đến vẻ đẹp mĩ quan của một đô thị. Để thực hiện mục đích này chúng ta tập trung chú ý vào khu vực thành phố Hồ Chí Minh, nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện điển hình về tự nhiên và xã hội của một đô thị ở một quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 2 phần. Đầu tiên, chúng tôi thực hiện phân tích hệ thống về hoạt động quản lý rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một khu vực đô thị phát triển của Việt Nam và là nơi có lượng rác thải thải ra hàng ngày lên đến 6.800 tấn/ngày, thuộc vào hàng cao nhất nước (báo Người Lao Động, 2007). Thứ hai, chúng tôi mở rộng phân tích hệ thống bằng việc xác định các yếu tố để làm giảm các tác động môi trường do rác thải gây ra. Chúng tôi tập trung vào các yếu tố mà đều áp dụng được cho những khu vực khác nhau ở Việt Nam hoặc ở những nơi mà có tiềm năng áp dụng cho các kinh nghiệm đó ở các quốc gia khác với hoạt động qunar lý rác thải và có khả năng tương thích với pháp luật nhà nước đó. Phần 2 Phương pháp phân tích Khu vực thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh nằm nam ở phía nam Việt Nam với toạ độ địa lý khoảng 10 0 10' – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22' – 106 054 ' kinh độ đông (hochiminhcity). Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Với dân số là 7.123.340 người (2009), hàng ngày thành phố Hồ Chí Minh thải ra 6.800 tấn rác thải, lượng rác thải này đã vượt quá khả năng xử lý của các bãi chôn lấp ở thành phố. Ngoài ra, lượng rác thải quá lớn nhưng việc quản lý rác thải ở còn yếu kém, phương tiện vận chuyển thô sơ và không đủ số lượng đã xảy ra tình trạng làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đô thị của thành phố. Rác thải ở các khu dân cư không được thu gom, nằm chất đống trên các vỉa hè, bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống xung quanh. Vấn đề là lượng rác thải ngày càng gia tăng nhưng quá trình thu gom, vận chuyển rác chưa được quản lý và vận hành tốt nên rác thải luôn bị tồn đọng, không thu gom hết và bị rơi vãi trên đường vận chuyển. Quá trình rác bị rơi vãi đã làm ô nhiễm đường phố, phân tán các vi sinh vật gây bệnh có trong rác vào môi trường xung quanh. 2.2 Hệ thống quản lý rác thải Các tiêu điểm phân tích trong quá trình quản lý rác thải đô thị đặc biệt chú ý đến các hoạt động lưu trữ, thu gom, vận chuyển và xử lý. Hoạt động lưu trữ rác tại nhà bao gồm việc tích lũy rác lâu ngày. Hoạt động thu gom bao gồm việc tho gom rác thải tại các khu dân cư, tại nơi công cộng và đưa rác về trạm trung chuyển. Hoạt động trung chuyển gồm việc tập kết rác tập trung và lưu trữ rác tại nơi tập kết. Và cuối cùng là quá trình vận chuyển rác về nơi xử lý, tại nơi xử lý rác thải sẽ được xử lý bằng phương pháp đốt, chôn lấp và tái chế. Một số qui trình trong việc quản lý rác thải đô thị này ẩn chứa các tác động đến môi trường, trong đó chúng ta tập trung vào các quá trình lưu trữ, thu gom, vận chuyển. Qui trình nghiên cứu ở đây được biểu diễn trong hình 2. Bảng: Số lượng lao động thu gom chất thải rắn đô thị tại các quận/huyện của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2006) STT Quận/Huyện Lao động thu công (người) Công lập Dân lập 1 Quận 1 270 73 2 Quận 2 30 50 3 Quận 3 131 370 4 Quận 4 68 130 5 Quận 5 140 200 6 Quận 6 158 185 7 Quận 7 86 120 8 Quận 8 150 125 9 Quận 9 33 160 10 Quận 10 136 140 11 Quận 11 100 250 12 Quận 12 32 110 13 Quận Phú Nhuận 96 288 14 Quận Bình Thạnh 236 220 15 Quận Tân Bình 325 464 16 Quận Tân Phú 96 130 17 Quận Thủ Đức 32 115 18 Quận Bình Tân 120 95 19 Quận Gò Vấp 74 165 20 Huyện Hóc Môn 23 40 21 Huyện Nhà Bè 30 85 22 Huyện Bình Chánh 96 215 23 Huyện Củ Chi 60 50 24 Huyện Cần Giờ 19 - Tổng cộng 2.541 3.780 Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân lập. - Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ công ích của các Quận. Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom rác chợ, rác cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi rác. Một số đơn vị ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị để vận chuyển rác trên địa bàn. - Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chủ yếu thu gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình. Rác dân lập chịu trách nhiệm quét dọn rác trong các ngỏ hẻm, sau đó tập kết rác đến các điểm hẹn dọc đường hoặc bô rác trung chuyển và chuyển giao rác cho các đơn vị vận chuyển rác.(ThS.Trần Nhật Nguyên) Sau đó, rác được chuyển dến các trạm trung chuyển rác tập trung, được lưu trữ ở đó. Sau khi rác được thu gom về trạm xong trong một ngày sẽ được tiếp tục vận chuyển về nơi xử lý là các bãi chôn lấp Phước Hiệp (huyện Củ Chi) và Đa Phước (huyện Bình Chánh). 2.3 Hệ thống thu gom và quản lý rác tại thành phố 2.3.1 Các giai đoạn thu gom và quản lý rác Các tiêu điểm phân tích trong qui trình thu gom quản lý rác ở đô thị là việc đặc biệt chú ý đến các giai đoạn lưu trữ rác tại nhà, việc thu gom và các quá trình vận chuyển đến nơi xử lý. Hiện tại, các hộ gia đình lưu trữ rác tại nhà bằng cách sử dụng các thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa, kim loại hoặc tre nứa, tập trung vào các loại như thùng nhựa có nắp đậy, xô, thùng sơn không có nắp đậy, sọt, cần xé bằng tre nứa. Loại thùng chứa thường không đồng nhất tại từng khu dân cư. Dung tích thay đổi từ 15 – 25 lít đối với các hộ gia đình không kinh doanh buôn bán. Đối với các hộ có kinh doanh buôn bán (thực phẩm, sản xuất tiểu thủ công nghiệp) thì dung tích thùng lớn hơn. Các thiết bị lưu chứa này thường được đặt phổ biến ở trong nhà hoặc đưa ra trước cửa đem ra để trước nhà vào buổi sáng chờ xe thu gom, do đó làm mất mỹ quan khu phố, cũng như góp phần nhân rộng môi trường lan truyền dịch bệnh (Nguyên, Hệ thống lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh). Quy trình thu gom của lực lượng thu gom công lập - Quy trình thu gom thủ công: Công nhân xuất phát từ địa điểm tập trung thùng, công nhân đẩy thùng 660L đi thu gom hết các hộ ở một bên tuyến đường sau đó quay về bên còn lại của tuyến đường để thu gom tiếp. Nếu tuyến thu gom có một người thì người công nhân có thể đẩy từ 1 tới 2 thùng 660L, tuyến có 2 người có thể đẩy từ 2-3 thùng 660L đến khoảng giữa tuyến đường, đẩy từng thùng đi thu gom rác hộ dân dọc theo 2 bên đường đến khi đầy, sau đó đẩy các thùng đến điểm hẹn. - Quy trình thu gom cơ giới: Một xe lam chạy chậm dọc theo lề đường của các tuyến được quy định trước, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe. Xe đầy, chạy về trạm trung chuyển đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định. - Đối với các khu vực phát sinh chất thải lớn: Công ty cho xe tới thu gom một hoặc vài cơ sở vào ngày thoả thuận trước rồi vận chuyển về trạm trung chuyển để xe lớn vận chuyển đi bãi chôn lấp. Quy trình thu gom của lực lượng dân lập Lực lượng rác dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom rác tại các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải hay theo giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một số chất thải rắn có thể tái chế đem bán phế liệu. Sau đó, một số rác dân lập đẩy xe (thùng) đến điểm hẹn đổ vào xe cơ giới theo giờ quy định của đơn vị vận chuyển, một số khác đến đổ rác trực tiếp tại bô rác gần nhất. Tại các điểm hẹn, chất thải rắn từ xe đẩy tay sẽ được đưa lên các xe ép nhỏ (2-4 tấn) và đưa về trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, một số công nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lần nữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe tải và xe ép lớn (từ 7-10 tấn) tiếp nhận chất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn lấp. (ThS.Trần Nhật Nguyên Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh) Việc thu gom được tiến hành thủ công hay cơ giới tuỳ vào khả năng kinh tế và mức độ phát triển mỹ thuật. Thu gom thủ công là chuyển bằng tay các bao rác, thùng rác đổ lên xe tải hoặc xe tay. Thu gom cơ giới áp dụng được khi các loại thùng chứa phải được tiêu chuẩn hoá. Tần số thu gom phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thành phần rác. Đối với địa phương có đặc điểm nhiệt độ cao, rác có thành phần hữu cơ lớn thì mức độ phân huỷ rác do vi sinh sẽ nhanh hơn, gây mùi khó chịu tại điểm chứa rác và do vậy việc gom rác phải được làm thường xuyên hơn. Rác có thể được chuyển trực tiếp từ nơi chứa tạm thời đến điểm xử lý nếu điều kiện về giao thông cho phép (khoảng cách đến bãi rác gần). Khi nơi xử lý cách xa khu đô thị thì có thể thành lập các điểm trung chuyển gom rác trong thời gian ngắn nhất về đây, sau đó dùng các phương tiện có công suất lớn chuyển rác đến nơi xử lý. Những phương pháp xử lý chính là tái chế, đốt, chôn lấp, làm phân rác. Tuỳ điều kiện cụ thể và thành phần rác mà người ta lựa chọn phương pháp phù hợp từ các phương pháp cơ bản trên. (Bộ tài nguyên môi trường) Sơ đồ tổng quan hệ thống quản lý rác thải tại thành phố Hồ Chí MinhSub – System Activity Pollutant Effect Ý thức con người Vận chuyển Trạm trung chuyển Thu gom Lưu trữ tại nhà Thu gom tại khu dân cư Rác để lâu ngày Xả rác Thu gom tại nơi công cộng Lưu trữ rác Chuyển rác đến nơi xử lý Tập kết rác Rác bừa bãi Mùi hôi ( H2S, NH3) Đốt Ruồi, muỗi Rác Rơi vải Phân tán mầm bệnh Khói (CO2,CO,NOx) VSV gây bệnh Tái chế Xử lý Chôn lấp Nước rỉ rác ( COD, BOD cao) Chất tẩy, phụ gia Bụi Mất mỹ quan đô thị Ô nhiễm nguồn nước Hiệu ứng nhà kính Ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Ô nhiễm mùi Lây lan dịch bệnh 2.3.2 Định nghĩa hệ thống và các chỉ tiêu Từ những mô tả trước của qui trình quản lý rác thải, chúng ta phân biệt năm hệ thống phụ quan trọng của qui trình quản lý rác thải đô thị: (1) lưu trữ tại nhà, (2) thu gom, (3) chuyển rác đến trạm trung chuyển và (4) vận chuyển rác đến nơi xử lý. Sự phân tích và đánh giá các hệ thống phụ khác như ý thức con người, xử lý rác thải không được bao gồm trong nghiên cứu này. Năm hệ thống phụ xem xét bao gồm 4 hoạt động, các phát thải gây ra bởi việc thu gom và vận chuyển rác không được quản lý tốt. Những điều này bao gồm việc thu gom không hết, ô nhiễm mùi, khả năng phát sinh dịch bệnh tại các bãi tập trung rác và rác xả bừa bãi trong khu vực đô thị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nêu bật riêng cái gì được xem xét chung trong các vấn đề môi trường chính của qui trình quản lý rác thải trong đô thị, bao gồm việc rác thải không được thu gom hết gây mất vẻ mỹ quan đô thị, các chất phân hủy trong rác gây ô nhiễm và phát tán bệnh tật. Các tác động môi trường có liên quan được đánh giá bởi sự khẩn cấp về môi trường hoặc các chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm. Đối với ô nhiễm mùi do rác thải gây ra thì các chỉ tiêu sau đây được sử dụng: nồng độ khí H2S, NH3. Đối với vấn đề gây dịch bệnh do các vi sinh vật gây bệnh sinh ra khi rác thải phân hủy thì chỉ tiêu là các bệnh tật có thể gây ra cho con người, mức độ nguy hiểm và khả năng lây lan của chúng. Phần 3 Tác động của rác thải đến môi trường 3.1 Ô nhiễm mùi Hiện nay, mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 6.000 tấn rác các loại, trong đó có trên 4.000 tấn là rác hữu cơ dễ bị phân hủy và bốc mùi gây ô nhiễm môi trường... Do vậy việc thu gom, bảo quản và vận chuyển rác hữu cơ phải nhanh chóng trước khi gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên hiện nay toàn Thành phố mới có 4 trạm ép rác kín đảm bảo theo quy định, còn lại trên 400 điểm thu gom rác hở không đảm bảo quy định vệ sinh môi trường (Hoàng Anh, 2008 Hiện nay, ở quận, huyện nào cũng có nhiều điểm thu gom, trung chuyển rác đang trở thành bãi rác lộ thiên rất lớn gây ô nhiễm môi trường trên một diện tích rộng lớn như điểm thu gom rác dưới chân cầu Chánh Hưng (quận 8), bãi rác trên đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức)..... Bên cạnh đó việc thu gom, vận chuyển rác từ hộ dân đến các trạm trung chuyển của các tổ dân lập ở các quận huyện còn nhiều bất cập như giờ giấc không hợp lý, phương tiện thu gom chuyên chở chưa đúng quy định, thiếu thùng đựng rác có nắp đậy kín ... làm cho rác ở các điểm trung chuyển phải lưu lại khá lâu nên bị phân hủy, bốc mùi gây ô nhiễm môi trường xung quanh. (Hoàng Anh, 2008) Mùi từ rác thải phát sinh do rác thừa có nguồn gốc hữu cơ dễ phân huỷ như: vây cá, vỏ bí, lá rau bị sâu,..Khi các chất này phân huỷ hị khí sinh ra CH4, H2S…gây mùi hôi. Và mùi sinh ra khi tồn trữ chất thải rắn trong thời gian dài giữa các khâu thu gom, trung chuyển và thải ra bãi rác nhất là ở những vùng khí hậu nóng do quá trình phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ có trong chất thải rắn sinh hoạt (T.S Mỹ Diệu) Do các chất hữu cơ chứa đựng trong các túi nilon nên một phần chúng phân huỷ trong điều kiện hiếu khí lẫn kị khí. Phương trình sinh hoá trong điều kiện kị khí (Lê Thị Kim Oanh, 2006) Chất hữu cơ à Tế Bào Mới + CH4 + H2S + CO2 + H2S + H2O Mùi khó chụi ấy có thể phát trong giai đoạn: lưu trữ tại nhà, thu gom và vận chuyển.. Giai đoạn lưu trữ tại nhà có thời gian đối đa là 24h (vì ngừơi thu gom chỉ thu gom một lần trong ngày) trong giai đoạn này các chất hữu cơ dần dần phân huỷ nên lượng khí CH4, H2S sinh ra đương đối ít. Sau đó là đến giai đoạn thu ngừơi thu gom đến từng hộ dân để lấy rác để vận chuyển đến nơi chung chuyển. Các loại phương tiện tại TPHCM rất đa dạng, chủ yếu là các loại xe thô sơ, điển hình như các loại xe đẩy tay, xe ba gác đạp, ba gác má
Luận văn liên quan