Đề tài Phác họa chân dung nhà quản trị tâm đắc “vua thép” andrew carnegie

Nền công nghiệp nước Mỹtrong nửa đầu thếkỷ19 đã có những bước tiến vượt bậc. Dầu lửa, sắt thép và sản xuất xe hơi đã đuổi kịp và vượt lên trên các đối thủ ởlục địa già châu Âu. Cùng với John David Rockerfeller-vua dầu lửa và Henry Ford-vua xe hơi, thì Andrew Carnegie cũng được tôn vinh là vua sắt thép của nước Mỹ. Từhai bàn tay trắng, Andrew Carnegie đã có một sựnghiệp kinh doanh vô cùng đáng nể. Cách đây gần một trăm năm, ông đã là tỷphú đô la với tổng tài sản kếch xù. Thông qua hệthống sản xuất và phân phối sắt thép khổng lồcủa mình, Andrew Carnegie đã có những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tếlúc đó. Ông không chỉ được biết đến với hình ảnh một nhà tỷphú giàu lòng bác ái, đóng góp phần lớn tài sản của mình cho sựnghiệp phát triển của cộng đồng, của quê hương và nhân loại mà người đời đặc biệt nhớtới ông bởi ông chính là người đã “tạo ra” sốtriệu phú nhiều hơn bất kì một người nào khác. Là một nhà tưbản, ông không chỉbiết “đầu tắt mặt tối” với công việc, càng không phải là người chỉbiết tưlợi cho bản thân. Ông không bao giờcoi tiền bạc quí nhưsinh mệnh của mình mà muốn các cộng sựcủa mình cùng được hưởng phú quí. Ông nói rằng những người cộng tác với ông biết nhiều hơn ông, và chính những người đó kiếm tiền cho ông. Được xem là nhà quản trịtài năng, Carnegie chẳng những có thểphát hiện nhân tài và biết sửdụng họ, mà ông còn tìm đủmọi cách đểgiữchân nhân tài đó. Bằng những thủ thuật riêng, ông đã qui tụ được cho mình các kỹsưtài giỏi nhất. Họcó thểhoàn thành tốt những công trình mà mọi người cho rằng không thểthực hiện. Carnegie luôn biết cách làm cho nhânviên vui vẻvà tình nguyện tiếp tục công việc của mình, ông không bao giờcưỡng bách nhân viên phải hoàn thành nhiệm vụmột cách qui tắc cứng nhắc. Có thểnói, đó chính là nghệthuật lãnh đạo của một nhà quản lí kiệt xuất.

pdf28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2291 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phác họa chân dung nhà quản trị tâm đắc “vua thép” andrew carnegie, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM PHÁC HỌA CHÂN DUNG NHÀ QUẢN TRỊ TÂM ĐẮC “VUA THÉP” ANDREW CARNEGIE Tiểu luận Môn học Quản Trị Học Giảng viên Hướng dẫn: TS. Phan Thị Minh Châu Thực hiện:Nhóm 3 (Lớp Đêm 1, CHKT K19) Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2010 “Nếu lấy đi hết công xưởng, thiết bị, thị trường, và toàn bộ tiền bạc của tôi, nhưng chỉ cần để lại nhân viên trong tổ chức của tôi, thì bốn năm sau, tôi sẽ lại trở thành vua sắt thép như trước” Andrew Carnegie (1835-1919) Danh sách Nhóm 3: 01. Nguyễn Thế Anh 07. Tôn Linh Giang 02. Nguyễn Ngọc Bằng 08. Phạm Trung Hiếu 03. Nguyễn Thị Mai Dung 09. Nguyễn Công Hoan 04. Thiên Hương Daniel 10. Đinh Mạnh Hùng 05. Hoàng Xuân Anh Đào 11. Nguyễn Thị Diệu Huyền 06. Trần Đức Được 12. Nguyễn Dũng Khiêm Mục Lục Giới Thiệu ................................................................................................................. 1 Phần 1. Tóm Lược Tiểu Sử ................................................................................ 2 1.1. Xuất thân nghèo nàn với tài năng kinh doanh bẩm sinh ................................. 2 1.2. Cơ duyên với ngành thép ................................................................................ 3 1.3. Sáp nhập và sự hình thành Công ty Sắt thép Hoa Kỳ ..................................... 6 1.4. Rút lui khỏi thương trường ............................................................................. 7 Phần 2. Chân Dung Nhà Quản Trị Kiệt Xuất .................................................. 9 2.1. Hiểu biết nhờ đọc sách .................................................................................. 10 2.2. Năng khiếu kinh doanh ................................................................................. 11 2.3. Trở thành “vua sắt thép” ............................................................................... 13 2.4. Nhà quản lý công nghiệp xuất sắc ................................................................. 14 2.5. Quan hệ xã hội phong phú ............................................................................. 16 Phần 3. Một Số Bài Học từ “Vua Thép” ......................................................... 16 3.1. Định hướng nghề nghiệp rõ ràng ................................................................... 17 3.2. Khích lệ nhân viên ........................................................................................ 17 3.3. Nghệ thuật dùng tên và “dẫn dụ” người khác ............................................... 18 3.4. Sống có trách nhiệm với xã hội .................................................................... 20 3.5. Làm giàu tri thức bằng sách ........................................................................... 21 3.6. Thiết lập quan hệ rộng rãi .............................................................................. 22 Kết Luận ................................................................................................................. 23 Tài Liệu Tham Khảo ............................................................................................ 25 “Vua thép” Andrew Carnegie  Giới Thiệu Nền công nghiệp nước Mỹ trong nửa đầu thế kỷ 19 đã có những bước tiến vượt bậc. Dầu lửa, sắt thép và sản xuất xe hơi đã đuổi kịp và vượt lên trên các đối thủ ở lục địa già châu Âu. Cùng với John David Rockerfeller-vua dầu lửa và Henry Ford-vua xe hơi, thì Andrew Carnegie cũng được tôn vinh là vua sắt thép của nước Mỹ. Từ hai bàn tay trắng, Andrew Carnegie đã có một sự nghiệp kinh doanh vô cùng đáng nể. Cách đây gần một trăm năm, ông đã là tỷ phú đô la với tổng tài sản kếch xù. Thông qua hệ thống sản xuất và phân phối sắt thép khổng lồ của mình, Andrew Carnegie đã có những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế lúc đó. Ông không chỉ được biết đến với hình ảnh một nhà tỷ phú giàu lòng bác ái, đóng góp phần lớn tài sản của mình cho sự nghiệp phát triển của cộng đồng, của quê hương và nhân loại mà người đời đặc biệt nhớ tới ông bởi ông chính là người đã “tạo ra” số triệu phú nhiều hơn bất kì một người nào khác. Là một nhà tư bản, ông không chỉ biết “đầu tắt mặt tối” với công việc, càng không phải là người chỉ biết tư lợi cho bản thân. Ông không bao giờ coi tiền bạc quí như sinh mệnh của mình mà muốn các cộng sự của mình cùng được hưởng phú quí. Ông nói rằng những người cộng tác với ông biết nhiều hơn ông, và chính những người đó kiếm tiền cho ông. Được xem là nhà quản trị tài năng, Carnegie chẳng những có thể phát hiện nhân tài và biết sử dụng họ, mà ông còn tìm đủ mọi cách để giữ chân nhân tài đó. Bằng những thủ thuật riêng, ông đã qui tụ được cho mình các kỹ sư tài giỏi nhất. Họ có thể hoàn thành tốt những công trình mà mọi người cho rằng không thể thực hiện. Carnegie luôn biết cách làm cho nhân viên vui vẻ và tình nguyện tiếp tục công việc của mình, ông không bao giờ cưỡng bách nhân viên phải hoàn thành nhiệm vụ một cách qui tắc cứng nhắc. Có thể nói, đó chính là nghệ thuật lãnh đạo của một nhà quản lí kiệt xuất. Andrew Carnegie đã rút khỏi giới kinh doanh ở tuổi 80 năm 1913, và qua đời một vài năm sau đó (năm 1919). Bia mộ ông được người đời sau khắc dòng chữ: Tiểu luận môn Quản Trị Học 1 “Vua thép” Andrew Carnegie  “Nơi đây yên nghỉ một con người bình thường, biết tập hợp những người có tài năng vượt qua bản thân thành một tổ chức cấp dưới lớn mạnh” Phần 1. Tóm Lược Tiểu Sử 1.1. Xuất thân nghèo nàn với tài năng kinh doanh bẩm sinh Andrew Carnegie sinh năm 1835 tại Dunfermline, thuộc vùng Scotland nước Anh. Khi ông ra đời, không có bác sĩ, cũng chẳng có bà đỡ vì gia đình quá nghèo. Năm 1845, ông theo gia đình di cư sang Pittsburgh - Mỹ. Mặc dù được mệnh danh là “Vua sắt thép”, có ảnh hưởng to lớn trong ngành công nghiệp nước Mỹ sau này, nhưng cả cuộc đời của Carnegie hầu như chưa bao giờ được đào tạo một cách chính quy tại trường học. Từ năm 12 tuổi, ông đã phải tự mình bươn chải với cuộc sống để tìm kế sinh nhai, phụ giúp gia đình. Nhìn người mẹ đầu tắt mặt tối với công việc, ông thề sẽ không lấy vợ khi mẹ còn sống. Và quả thật, 30 năm sau ngày mẹ mất, ở tuổi 52, Carnegie mới lập gia đình. Đứa con duy nhất của Carnegie ra đời khi ông đã 62 tuổi. Hình 1.1-1: Nơi sinh của Andrew Carnegie tại Dunfermline, Scotland. Nguồn: www.wikipedia.org Tiểu luận môn Quản Trị Học 2 “Vua thép” Andrew Carnegie  Carnegie bắt đầu kiếm tiền bằng công việc làm sổ sách trong một xưởng dệt nhỏ. Mặc dù người chủ rất hài lòng với những sổ sách do Carnegie phụ trách, nhưng bản thân ông lại cảm thấy không bằng lòng với cách ghi chép đơn giản thường làm. Vì vậy, ông tranh thủ buổi tối đi học thêm lớp kế toán kép – là cách ghi chép sổ sách có con số cụ thể, nhìn vào là có thể biết ngay tình hình kinh doanh lời hay lỗ của một xí nghiệp. Sau một thời gian, Carnegie chuyển sang làm việc cho cơ quan điện tín tại một địa phương. Carnegie rất ham đọc sách, nhưng không có tiền mua nên ông thường tìm đến thư viện riêng của Thượng tá James Anderson đọc sách miễn phí. Ngoài sách về văn nghệ, ông còn đọc rất nhiều sách về các nhân vật lịch sử. Không những thế, ông còn lén mượn những quyển sách nói về kỹ thuật sản xuất, đặc biệt là sách viết về than đá và thép. Chính những quyển sách này đã ảnh hưởng rất lớn đến định hướng nghề nghiệp và phát triển sự nghiệp của ông sau này. Năm 1856, Công ty Vận chuyển Nhanh Adam có một cổ đông muốn bán cổ phần. Lúc này Carnegie đang làm điện tín viên, kiêm thư ký cho Cục Quản lý phía Tây của Công ty Đường sắt Pennsylvania. Vì người cha mới qua đời, chi phí cho thuốc men và tang lễ không ít nên Carnegie chỉ còn được 50 USD, nhưng nhận thấy việc chuyển nhận nhanh bằng đường sắt đang ngày càng phát triển, chắc chắn giá của công ty này sẽ tăng trong tương lai nên Carnegie quyết định mượn 500 USD, mua lại cổ phiếu của người cổ đông kia. Không lâu sau đó, giá trị số cổ phiếu từ 500 USD đã tăng lên mấy nghìn USD. Chuyện này chứng minh sự tính toán nhạy bén và chính xác của Carnegie, nhờ vậy mà rất nhanh sau đó, tổng tài sản trong tay Carnegie lên đến 50 triệu USD. 1.2. Cơ duyên với ngành thép Năm 1862, cuộc chiến Nam - Bắc Mỹ vào giai đoạn quyết liệt, những cây cầu đường sắt làm bằng gỗ liên tục bị quân đội đốt cháy. Carnegie quyết định liên kết với một số người thành lập một công ty xây dựng cầu cho đường sắt. Rất nhiều đơn đặt hàng liên tiếp nhau ngay sau đó đã giúp ông thu được một số tiền lãi lớn. Tiểu luận môn Quản Trị Học 3 “Vua thép” Andrew Carnegie  Nhận rõ tại thị trường châu Mỹ nói chung cần rất nhiều sắt thép để làm cầu, chế tạo đầu máy xe lửa và đường ray, nếu kinh doanh sắt thép sẽ rất lời nên Carnegie quyết định xin nghỉ việc tại Công ty đường sắt Pennsylvania. Đường sắt là ngành hái ra tiền, và là nơi cần đến sắt thép nhiều nhất. Nhưng phải làm như thế nào mới có thể khai thác cơ hội từ hệ thống đường sắt và cầu sắt đang được xây dựng ngang dọc trên nước Mỹ? Để có câu trả lời, Carnegie lên đường sang châu Âu, đi rất nhiều nơi để học hỏi và quan sát. Khi đến London, Carnegie đã mua lại bằng sáng chế luyện sắt thép của hai anh em Darbay và mua luôn bằng sáng chế về rửa than cốc. Năm 1868, sau khi trở về nước, Carnegie nhanh chóng thâm nhập vào ngành sắt thép bằng việc xây dựng một xưởng sắt thép liên hợp, đồng thời xây dựng một lò nung cao 22,5 m và đặt tên là “Lucy”. Đây được xem là lò nung cao nhất thế giới lúc bấy giờ. Hình 1.2-1: Công ty Thép Carnegie, lò nung “Lucy”, Pittsburgh, PA. Khoảng 1900-1915. Nguồn: www.census.gov Năm 1873, nước Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Cổ phiếu tụt giá thê thảm, rất nhiều người đầu tư phải buông xuôi, còn Carnegie do đã bán hết cổ phiếu trước đó nên đã tránh được sự thiệt hại nặng nề. Bên cạnh đó, đúng như dự đoán của ông, công ty đường sắt bắt đầu sử dụng những đường ray bằng thép mới để thay thế những đường ray bằng sắt cũ trước kia, các ngành công nghiệp khác cũng cần Tiểu luận môn Quản Trị Học 4 “Vua thép” Andrew Carnegie  đến sắt thép nhiều hơn. Chẳng bao lâu sau, công ty của Carnegie đã gần như lũng đoạn thị trường sắt thép toàn nước Mỹ, riêng ông trở thành một trong những người giàu có nhất nước Mỹ. Việc xây dựng lò nung Lucy vào cuối thập niên 60 của thế kỷ 19 tốn quá nhiều tiền, vượt hơn dự toán gấp hai lần nên nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo lắng, sợ thâm thủng tới tiền vốn. Tuy nhiên, do nắm vững vấn đề hoạch toán giá thành nên Carnegie vẫn tự tin xúc tiến công việc. Ông cho mời các chuyên gia hóa học giám sát và kiểm nghiệm công trình một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, ông cũng mạnh dạn thay đổi những phương thức quản lý thiếu khoa học, thậm chí có phần hỗn loạn trước kia, đề cao trách nhiệm từng khâu, chú trọng hiệu suất, làm lợi nhuận tăng gấp hai, ba lần. Carnegie thuê một chuyên gia điều hành lò nung là Alexander Holly và sử dụng các phát minh của chuyên gia này. Ông kiên quyết loại bỏ các thiết bị cũ trước khi chúng lỗi thời để sử dụng những thiết bị mới, tiến bộ hơn. Ông cũng dùng sơ đồ để thể hiện rõ giá thành và sản lượng, liên tục cải tiến cách quản lý, nâng cao hiệu suất. Nhờ biết căn cứ vào giá thành mà Carnegie đã tiến thêm một bước trong cải cách quản lý sản xuất. Thời đó, các công ty cùng ngành thường phân tán các công đoạn như nấu luyện thép, cán thép, cắt thép, đúc thép… thành những ngành nhỏ, rất khó quản lý. Nhìn rõ những bất lợi đó, Carnegie đã thống nhất tất cả các khâu đó lại bằng một quy trình, mà theo những nhà kinh doanh cùng ngành với ông nói là: “Nguyên liệu được liên tục đưa vào công xưởng do Carnegie thiết kế một cách tỉ mỉ, rồi từ đầu bên kia công xưởng lại cho ra một số lượng lớn thành phẩm. Trình độ chính xác của quá trình này thật chẳng khác nào một điệu múa Ballet”. Cách làm này của Carnegie được xem là tiến bộ nhất vào cuối thế kỷ 19. Để tiến thêm một bước trong hạ thấp giá thành, Carnegie đã mua lại những hầm mỏ và quặng sắt nhằm đảm bảo sự cung ứng nguyên liệu được ổn dịnh. Ông áp dụng nhiều cách nấu thép hiệu quả, liên tục cho ra nhiều sản phẩm mới, mở rộng nhiều kênh tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu sắt thép cho những tòa nhà cao chọc trời và những cây cầu sắt đang đua nhau mọc lên trên nước Mỹ. Tiểu luận môn Quản Trị Học 5 “Vua thép” Andrew Carnegie  Sự cải cách kỹ thuật, sự cách tân về mặt thiết bị cũng như sự cải tiến về mặt quản lý được thực hiện một cách thống nhất, hài hòa đã đem lại cho Carnegie hiệu quả sản xuất rất cao. Địa vị của Carnegie trên thị trường sắt thép ngày càng được củng cố một cách vững chắc. Ông tự tin nói với các nhà kinh doanh cùng ngành: “Tôi có thể làm cho giá bán thép của tôi thấp hơn bất kỳ một công ty nào của các anh, và dùng giá bán thấp để đoạt lấy thị trường của các anh. Khi nào tôi thấy cần thị trường, thị trường đó sẽ là của tôi”. Giá thành càng thấp thì lợi nhuận sẽ càng cao. Đó là quy luật vĩnh hằng trong kinh tế học. Nhờ nắm rất vững quy luật này, Carnegie đã dễ dàng vượt mặt các công ty kinh doanh cùng ngành với mình. 1.3. Sự sáp nhập và hình thành Công ty Sắt thép Hoa Kỳ Cùng với việc thăng tiến trong sự nghiệp của mình, Carnegie cũng liên tục thôn tính các công ty khác: Công ty xe hơi Hoàng cung Pullman, Công ty sắt thép Homestead, Công ty sắt thép Dicksen… Nhưng có một điều ông không ngờ là John Pierpont Morgan – ông trùm tài chính của Mỹ lại muốn thôn tính công ty của mình. Năm 1898, cuộc chiến giữa Mỹ và Tây Ban Nha bùng nổ khiến nhu cầu sắt thép ở Pittsburgh tăng vọt. Morgan ý thức được tương lai của ngành sắt thép sẽ rất phát triển nên ông quyết không bỏ lỡ cơ hội này. Trước đó, Morgan đã đưa viên chức cao cấp của mình thâm nhập vào hai công ty sắt thép ở Illinois và Minnesota, dùng điều kiện tài chính của họ để nắm giữ hai công ty này. So với công ty sắt thép của Carnegie thì hai công ty này chỉ là những xí nghiệp nhỏ, hơn nữa, nhu cầu sắt thép cho cuộc chiến lại tăng cao khiến Morgan quyết định tấn công vào công ty của Carnegie. Và từ đây, cuộc chiến gay cấn giữa hai vị thống soái của lĩnh vực tài chính và sắt thép chính thức được khai mào. Lợi dụng một số lợi thế về mối quan hệ rộng rãi của mình, bước đầu Morgan tiến hành sáp nhập hàng loạt các công ty sắt thép nhỏ và vừa ở vùng Trung và Tây nước Mỹ, thành lập Công ty Sắt thép Liên bang, đồng thời, ông kéo luôn công ty ống sắt quốc gia và công ty thép nhập vào hệ thống của mình. Tham vọng mà Morgan nhắm đến là ngôi vị chúa tể ngành sắt thép Mỹ. Tiểu luận môn Quản Trị Học 6 “Vua thép” Andrew Carnegie  Dưới sự điều hành của Morgan, tất cả những xí nghiệp có quan hệ với Công ty sắt thép Liên bang cũng như toàn bộ các công ty trong hệ thống của ông đều chấm dứt việc đặt hàng ở công ty của Carnegie. Đứng trước sự tấn công của Morgan, Carnegie hoàn toàn không tỏ ra sợ hãi mà luôn tự tin ở thực lực của mình. Bởi nếu cuộc chiến tranh tiếp tục kéo dài thì người bị tổn thất không phải là ông, mà sẽ là những xí nghiệp và các công ty không muốn mua sắt thép của ông. Phát hiện sự tấn công của mình là vô hiệu, Morgan quyết định thực hiện chiến lược thứ hai. Morgan đề xuất thống nhất ngành sắt thép nước Mỹ với lý do rất vững vàng: lo ngại ngành sắt thép của Đức sẽ cạnh tranh với ngành sắt thép của Mỹ. Morgan nói: “Công ty sắt thép Carnegie giữ vai trò chủ chốt trong ngành sắt thép nên việc sáp nhập là điều tuyệt đối cần thiết”. Morgan còn uy hiếp: “Nếu Carnegie từ chối, tôi sẽ cùng công ty sắt thép khác hợp nhất”. Công ty sắt thép mà Morgan đề cập tới là công ty lớn thứ hai sau công ty của Carnegie. Nếu công ty này chịu liên hợp với Morgan thì sẽ bất lợi cho Carnegie. Sau khi cân nhắc lợi hại, ông đồng ý sáp nhập với một điều kiện: ông chỉ lấy phần nợ của công ty mới sau khi sáp nhập chứ không lấy cổ phiếu của Công ty Sắt thép Liên Bang, được đảm bảo bằng vàng, và chuyển đổi với tỷ giá 1:1,5. Morgan đã đồng ý điều kiện của Carnegie . Hiệp nghị đàm phán thành công, ngành sắt thép của Carnegie thuộc về Morgan. Riêng Carnegie nhận được khoản nợ từ công ty mới trả cho ông là 4 tỷ USD, hơn cả dự chi quốc phòng của nước Mỹ hàng năm. Tài sản của ông từ 2 tỷ USD trong khoảnh khắc đã vọt lên 6 tỷ USD. Năm 1901, sau khi sáp nhập Công ty sắt thép Carnegie vào Công ty sắt thép Liên Bang của Tập đoàn tài chính Morgan, John Pierpont Morgan đã tổ chức thống nhất thành Tập đoàn Sắt thép Hoa Kỳ, hình thành một hệ thống sắt thép lớn nhất thế giới. 1.4. Rút lui khỏi thương trường Là một nhà doanh nhân lớn, Carnegie chẳng những thấy nhân tài là quan trọng mà ông còn cho rằng, tri thức cũng là điều quan trọng phải được quan tâm. Cả cuộc đời ông Tiểu luận môn Quản Trị Học 7 “Vua thép” Andrew Carnegie  chưa khi nào được sự giáo dục chính quy của nhà trường, tri thức ông có được chủ yếu là từ thư viện cá nhân của Thượng tá James Anderson. Chính vì vậy, ông đã rất chú trọng phát triển hệ thống thư viện cộng đồng ở quê hương mình. Năm 1874, Carnegie trở về quê hương Dunfermline, đứng ra quyên góp được 8.000 bảng Anh và xây dựng một thư viện rất lớn. Trước khi thành lập “Quỹ Liên hợp Vương quốc Carnegie”, ông đã quyên góp và xây dựng được 260 thư viện tại Anh và Ái Nhĩ Lan. Đồng thời, ông cũng quyên góp được số tiền lớn tương tự ở các nước khác như Mỹ, Canada, Australia… Năm 1913, ở tuổi 80, Carnegie rút lui khỏi giới kinh doanh. Ông tiếp tục công việc xây dựng thư viện tại Anh. Carnegie thành lập “Quỹ Liên hợp Vương quốc Carnegie”. Với số tiền 200 triệu bảng Anh, quỹ này chỉ được sử dụng vào sự nghiệp phúc lợi của nhân dân Anh và Ái Nhĩ Lan. Tổng cộng Carnegie đã chi 50 triệu USD để xây dựng 2.811 thư viện. Tuổi già của Carnegie chủ yếu dồn sức vào việc viết sách, sáng tạo học thuyết. Cả cuộc đời của Carnegie chỉ đi học có 4 năm, nhưng ông đã viết được 8 cuốn sách về các thể loại du ký, truyện ký, tùy bút kinh tế… Ai cũng nghĩ rằng công việc bận rộn đã chiếm hết thời gian của ông, nhưng trên thực tế, ông chưa bao giờ phải miệt mài làm việc kiểu không biết đến thời gian, trái lại, ông dành đến một nửa thời gian cho thú tiêu khiển của mình. Ông cho rằng “Ôm của cải mà chết là một sự sỉ nhục”. Tiểu luận môn Quản Trị Học 8 “Vua thép” Andrew Carnegie  Phần 2. Chân Dung Nhà Quản Trị Kiệt Xuất Carnegie khởi nghiệp từ một người làm thuê, với thù lao chỉ là 2 xu cho 1 giờ làm việc. Với lòng ham hiểu biết, sự nhạy bén với thời cuộc và tài dùng người khôn khéo, ông đã thu được những thành công đáng nể trong sự nghiệp gần sáu chục năm hoạt động trên thương trường. Những kinh nghiệm của ông đã trở thành bài học kinh điển cho các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới. Từ một xưởng sắt thép được lập năm 1868, khoảng hơn 20 năm sau, Andrew Carnegie đã là ông vua của ngành sản xuất sắt thép nước Mỹ. Tập đoàn Sắt thép Hoa Kỳ lớn nhất thế giới hiện nay có tiền thân từ công ty thép của Carnegie sau khi được sáp nhập với công ty thép của Morgan. Tại thời điểm sáp nhập, trị giá công ty thép của Andrew Carnegie được tính tới 4 tỉ USD, một con số rất lớn tại thời điểm đầu thế kỷ 20. Trước đó, Andrew Carnegie đã được mệnh danh là ông vua sắt thép của nước Mỹ sau khi ông đã gom mua thành công một loạt các công ty thép khác về cho mình như Công ty Homestead, Công ty Dicksen. Hình 2.0-1: Toàn cảnh lâu đài Skibo nơi Carmegie nghỉ hưu. Nguồn: www.wikipedia.org Tiểu luận môn Quản Trị Học 9 “Vua thép” Andrew Carnegie  Sau khi bán nhà máy sắt thép lớn nhất nước Mỹ, ông trở thành người giàu có nhất thế giới. Ông về nghỉ hưu trong lâu đài Skibo yêu thích ở Scotland và qua đời tại Lenox, Massachusetts vào năm 1919. Ông là người theo Đảng Cộng hòa và là người phản đối chế độ nô lệ. Ngoài khả năng làm việc chăm chỉ, xuất sắc và cách đối xử tốt với mọi người, Carnegie còn rất tài giỏi trong việc xác định nghề nghiệp. 2.1. Hiểu biết nhờ đọc sách Như rất nhiều các tỉ phú và triệu phú khác nổi lên từ quá trình