Những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục và tăng cường công cuộc Đổi mới kinh tế trên nhiều lĩnh vực và đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế.
Tuy giành lại được độc lập từ ngày 2/9/1945, nhưng Việt Nam phải trải qua 30 năm kháng chiến, đến năm 1975 đất nước mới hoàn toàn thống nhất. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, hậu quả chiến tranh quá nặng nề cùng với những thiếu sót, sai lầm trong chỉ đạo kinh tế, duy trì quá lâu cơ chế tập trung bao cấp nên đến năm 1985 kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12/1986 đã đưa ra đường lối Đổi mới trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm mà nội dung chủ yếu là xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp đó, tháng 6/1991, Đại hội VII của Đảng đã tiến hành đánh giá thành quả Đổi Mới và tiếp tục thực hiện đường lối Đổi Mới, đề ra chính sách đối ngoại phù hợp với xu thế lớn của thế giới là đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế để tạo thêm thế mạnh, tranh thủ thêm vốn và công nghệ cho phát triển kinh tế quốc dân và hội nhập vào nền kinh tế thị trường. Những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội trong thời gian này đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và đặt nền móng cho giai đoạn phát triển mới. Đại hội lần thứ VIII (tháng 6/1996) khẳng định quyết tâm tiếp tục và phát triển hơn nữa đường lối Đổi mới kinh tế toàn diện, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tiếp tục phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được, Đại hội Đảng lần thứ IX (tháng 4/2001) đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 nhằm xây dựng nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2221 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân công lao động trong nông nghiệp và nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
ĐIỂM
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………. 3
Chương I : THẾ NAO LA KINH TẾ NONG THON ( KTNT )
1.1.Khái niệm ………………………………………………………………4
1.2.Cơ cấu kinh tế …………………………………………………………. 4
1.3.Vai trò của KTNT ………………………………………………………5
Chương II : THỰC TRẠNG NỀN KTNT VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.Những thành tựu của nền kinh tế nông thôn Việt Nam …………….. 6
2.2.Những tồn tại trong nền kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ……………………………………………………………………. 10
Chương III : QUÁ TRÌNH CNH-HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
3.1.Thế nào là CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn? …………………… 14
3.2.Nội dung CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin …………………………...………………………………. 15
3.3.Sự cần thiết phải phát triển KTNT trong quá trình CNH-HĐH ……. 16
Chương IV : NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KTNT VIỆT NAM
4.1.Thực hiện chính sách kích cầu, phát triển nông thôn bền vững ….... 18
4.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế …………………………..………………. 19
4.3.Giải pháp đối với vốn đầu tư và chương trình phát triển ……...……. 19
4.4.Sắp xếp, củng cố các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã ……...…... 20
4.5.Vấn đề ngân sách, tài chính, tiền tệ và tín dụng ……………….……. 21
4.6.Những vấn đề bức xúc về xã hội …………………………..…………. 22
KẾT LUẬN …………………………………………………………………. 24
MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục và tăng cường công cuộc Đổi mới kinh tế trên nhiều lĩnh vực và đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế.
Tuy giành lại được độc lập từ ngày 2/9/1945, nhưng Việt Nam phải trải qua 30 năm kháng chiến, đến năm 1975 đất nước mới hoàn toàn thống nhất. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, hậu quả chiến tranh quá nặng nề cùng với những thiếu sót, sai lầm trong chỉ đạo kinh tế, duy trì quá lâu cơ chế tập trung bao cấp nên đến năm 1985 kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12/1986 đã đưa ra đường lối Đổi mới trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm mà nội dung chủ yếu là xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp đó, tháng 6/1991, Đại hội VII của Đảng đã tiến hành đánh giá thành quả Đổi Mới và tiếp tục thực hiện đường lối Đổi Mới, đề ra chính sách đối ngoại phù hợp với xu thế lớn của thế giới là đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế để tạo thêm thế mạnh, tranh thủ thêm vốn và công nghệ cho phát triển kinh tế quốc dân và hội nhập vào nền kinh tế thị trường. Những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội trong thời gian này đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và đặt nền móng cho giai đoạn phát triển mới. Đại hội lần thứ VIII (tháng 6/1996) khẳng định quyết tâm tiếp tục và phát triển hơn nữa đường lối Đổi mới kinh tế toàn diện, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tiếp tục phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được, Đại hội Đảng lần thứ IX (tháng 4/2001) đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 nhằm xây dựng nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Do đó, đề tài “Phân công lao động trong nông nghiệp và nông thôn trong quá trình Công nghiệp hóa : thực trạng và giải pháp?” tuy không mới mẻ nhưng rất cấp thiết trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của Việt Nam hiện nay. Dưới đây em chỉ xin trình bày những hiểu biết và tìm tòi sơ sài của mình về kinh tế nông thôn Việt Nam, những tồn tại cũng như thành công của nó cùng với quan điểm của Đảng, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và cuối cùng là một số giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình Công nghiệp hóa.
Chương I : THẾ NÀO LÀ KINH TẾ NÔNG THÔN ( KTNT )
1.1.Khái niệm :
Kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông-lâm-ngư nghiệp cùng các ngành thủ công truyền thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiêp chế biến và phục vụ nông nghiệp,các ngành thương nghiệp và dịch vụ….tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nội dung kinh tế nông thôn rộng hơn rất nhiều so vói kinh tế nông nghiệp. Hiện nay kinh tế nông thôn còn dựa vào công nghiệp để phát triển nhưng là sự phát triển đầy đủ, tổng hợp, đa ngành nghề, với những biến đổi quan trọng trong phân công lao động xã hội tại khu vực nông thôn tạo ra nhiều lưc lượng sản xuất mới.
Kinh tế nông thôn có nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp bảo đảm nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội đồng thời tạo ra sản phẩm xuất khẩu
Kinh tế nông thôn nhất thiết phải có công nghiệp gắn với nông-lâm-ngư nghiệp trước hết là công nghiệp chế biến. Cùng với sự phát triển đó công nghiệp ở nông thôn còn phát triển thêm nhiều ngành khác như công nghiệp cơ khí sửa chữa máy móc nông nghiệp ,còn một bộ phận tiểu thủ công nghiệp với các trình độ khác nhau, sản xuât các hàng hoá không có nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ngoài ra còn có các loại hình dịch vụ thương nghiệp, tín dụng, khoa học và công nghệ, tư vấn… Các loại hình này cùng với các cơ sở hạ tầng ở nông thôn sẽ là những bộ phận hợp thành của kinh tế nông thôn và sự phát triển manh mẽ và hợp lý của chúng là biểu hiện trình độ phát triển của kinh tế nông thôn.
1.2.Cơ cấu kinh tế :
Kinh tế nông thôn là một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nền kinh tế quốc dân có bao nhiêu thành phần thì nền kinh tế nông thôn có bấy nhiêu thành phần. Tuy nhiên các thành phần kinh tế đó trong nông thôn sẽ có những đặc điểm riêng biệt và đặc thù của nền kinh tế nông thôn.
Kinh tế nông thôn nhất thiết phải có thành phần kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo và chi phối các thành phần kinh tế khác. Bộ phận tiêu biểu cho kinh tế nhà nưởc trong nông thôn là các nông trường quốc doanh và các trạm, trại kỹ thuật nông nghiệp, cơ sở hạ tầng…
Kinh tế hộ gia đình không tham gia hợp tác xã thuộc thành phần kinh tế cá thể hoặc tiểu thủ. Trong kinh tế nông nghiệp, hộ gia đình và hợp tác xã được tổ chức theo chính sách và luật mới là đơn vị cơ bản làm nông nghiệp.
Kinh tế hợp tác sẽ trở nên đa dạng hơn không những trong nông nghiệp mà còn trong công nghiệp, thương nghiệp, tín dụng… Kinh tế hợp tác sẽ cùng kinh tế nhà nưởc trong nông thôn hợp thành nền tảng của kinh tế nông thôn theo định hướng XHCN.
Kinh tế nông thôn tất yếu có thành phần kinh tế tư bản tư nhân và cũng có thành phần tư bản nhà nước.
Sự phát triển của kinh tế nông thôn theo đinh hướng XHCN đòi hỏi phải tìm ra những hình thức kinh tế thích hợp để từng bước đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn.
1.3.Vai trò của KTNT :
1.3.1.Phát triển KTNT góp phần tạo ra những tiền đề quan trọng không thể thiếu bảo đảm thắng lợi cho tiến trình CNH – HĐH :
Phát triển kinh tế nông thôn trước hết là phát triển kinh tế nông nghiệp một cách mạnh mẽ và ổn định, tạo cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân , nhất là cho công nghiệp một cơ sở vững chắc về nhiều phương diện, trước hết là về lương thực thực phẩm. Mặc dù ngày nay nước ta đang trên con đường CNH nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng. Nó thoả mãn nhu cầu ăn. Người xưa nói “Có thực mới vực được đạo”. Với việc phát triển đồng bộ các ngành nghề ở nông thôn sẽ tạo điều kiện cho kinh tế nông thôn tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm không chỉ cung cấp cho trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước trên thế giới.
1.3.2.Phát triển KTNT sẽ thực hiện được quá trình CNH-HĐH tại chỗ :
Gắn bó công nghiệp với nông nghiệp, vấn đề đô thị hoá sẽ được giải quyết tại chỗ theo phương thức đô thị hoá tại chỗ, làm cho người lao động có việc làm tại chỗ, giảm sưc ép của sự chênh lệch kinh tế và đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng phát triển và không phát triển.
Nước ta phải có các biện pháp phát triển thích hợp, đồng đều giữa các nền kinh tế trong nước, làm cho toàn bộ nền kinh tế chuyển mạnh sang một nền kinh tế hàng hoá phát triển .
1.3.3.Sự phát triển kinh tế nông thôn sẽ tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển văn hoá ở nông thôn :
Nông thôn vốn là vùng kinh tế-văn hoá lạc hậu, sản xuất và sinh hoạt phân tán, nhiều hủ tục, ít theo pháp luật thống nhất. Mặt khác nông thôn là nơi truyền thống cộng đồng còn sâu đậm. Phát triển kinh tế nông thôn tạo điều kiện để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp, bài trừ văn hoá lạc hậu. Mặc dù nông thôn Việt Nam nay còn tồn tại nhiều vấn đề, xuất hiện nhiều vấn đề phi văn hoá, tệ nạn xã hội nhưng việc bảo tồn các giá trị văn hoá vẫn được nhà nước quan tâm và phát triển.
1.3.4.Sự phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với phát triển xã hội, văn hoá, chính trị và kiến trúc thượng tầng theo định hướng XHCN ở nông thôn, góp phần quyết định đến thắng lợi của CNXH trên đất nước ta :
Một nước mà nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc phát triển văn hoá, chính trị, y tế, khoa học. Đó cũng là thắng lợi của việc giữ vững và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền và lợi ích quốc gia. Một nước có nền kinh tế nông thôn phát triển, đời sống nhân dân ấm no về vật chất ,yên ổn và tươi vui về tinh thần sẽ là một nhân tố quyết định củng cố chắc trận địa lòng dân, thắt chặt mối liên minh công-nông, bảo đảm cho nhân dân ta có thể đánh bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
Có thể nói rằng kinh tế nông thôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Cùng với sự phát triển của xã hội với quá trình CNH đã tạo ra một bước phát triển mới cho nông thôn Việt Nam. Hiện nay nước ta đang trên con đường đổi mới và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ, chúng ta đang ngày càng phát triển không chỉ ở lĩnh vực công nghệp, dịch vụ mà cả nông nghiệp. Đảng ta luôn kiên định phát triển kinh tế theo định hướng XHCN, trong đó sự phát triển kinh tế nông thôn luôn gắn liền với sự phát triển văn hoá xã hội, khoa học, kỹ thuật. Đó cũng là nhân tố giúp phát triển kinh tế nông thôn nước ta hiện nay. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển sẽ tạo điều kiện cho các máy móc ra đời thay thế cho lao động chân tay, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chương II : THỰC TRẠNG NỀN KTNT VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.Những thành tựu của nền kinh tế nông thôn Việt Nam :
Thực hiện CNH-HĐH trong thời kỳ đổi mới nhất là trong những năm gần đây nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể :
2.1.1.Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá đã có bước phát triển mới :
Mô hình trang trại gia đình được nhân rộng khắp các vùng trong cả nước, từ vùng đồng bằng ven biển, trung du cho đến miền núi. Tây Nguyên lấy sản xuất hàng hoá đa ngành làm hướng phát triển chính. Đến năm 2002 đã có gần 65000 trang trại, tăng gần 10000 trang trại so với năm 2000. Trong đó trang trại trồng cây tăng 27,9%, chăn nuôi tăng 2,9% lâm nghiệp tăng 2,7%, nuôi trồng thuỷ sản tăng 27,9%, kinh doanh tổng hợp tăng 3,3%. Mô hình trang trại ngày càng gia tăng là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế nông thôn Việt Nam. Ngày nay với sự quan tâm của Đảng và chính phủ, nông thôn đã có nền nông nghiệp thống nhất với sự quản lý đúng đắn, mô hình phong phú kết hợp với nhiều loại hình trang trại tạo ra sự phong phú và đa dạng trong nông nghiệp.
Các trang trại đã thu hút được lực lượng lao động dư thừa trong nông thôn, giải quyết công ăn việc làm mang lại thu nhập cho họ. Trong các trang trại sử dụng một lượng lao động khá đông đảo, đến năm 2001 các trang trại đã sử dụng 400.000 lao động trong đó có 197764 lao động là thuê ngoài. Do tính chất thời vụ nên lực lượng lao động làm thuê cho các trang trại chủ yếu là lao động thời vụ, chiếm 70,9% trong tổng số lao động làm thuê. Mô hình trang trại phát triển đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, tránh được tình trạng thất nghiệp dẫn đến các tệ nạn xã hội, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Các trang trại không ngừng đầu tư và phát triển sản xuất. Năm 2002 tổng số vốn đầu tư của các trang trại đạt tới 9798,5 triệu đồng. Trong đó vốn đầu tư chủ yếu là vốn của các chủ trang trại chiếm 84,6%, vốn vay của ngân hàng 13,2 %, và các nguồn khác 2,2%. Doanh thu của các trang trại đạt 133,6 triệu đồng, cao nhất là vùng đồng bằng sông Hồng đạt 175,3 triệu đồng. Mặc dù các trang trại mới đầu tư và phát triển gần đây nhưng đã tạo ra một khối lượng sản phẩm tương đối lớn, đó là kết quả thực hiện thắng lợi chính sách điện khí hoá trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
Sản xuất lương thực phát triển tốt, đảm bảo an ninh quốc gia và biến Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Sản lượng lương thực 19,6 triệu tấn năm 1988, 31,8 triệu tấn năm 1998, 35,7 triệu tấn năm 2000 và gần 40 triệu tấn năm 2002, bình quân một năm tăng hơn 1,5 triệu tấn. Sản xuất lúa tăng nhanh và ổn định cả về năng suất và diện tích. Cả nước năm 1990 mới gieo được 6 trỉệu ha thì đến năm 2000 tăng lên 7,67 triệu do khai hoang và tăng vụ. Cơ cấu mùa vụ và cây trồng đã có chuyển biến tích cực theo hướng tăng diện tích lúa đông xuân, lúa hè thu, giảm diện tích lúa mùa có năng suất thấp, tạo điều kiện tăng năng suất lúa từng vụ trong năm. Thành tựu đó thể hiện rõ nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. 10 năm qua sản xuất lúa nước ta còn đạt được trình độ thâm canh tăng năng suất và chất lượng gạo. Trình độ thâm canh của nông dân cùng với sự tác động tích cưc của khoa học kỹ thuật, nhất là việc tạo ra giống lúa mới tăng năng suất và chất lượng gạo có giá trị xuất khẩu. Sản lượng lúa phát triển ổn định, từ 32 tạ/ha năm 1990 lên 39 tạ/ha năm 1998, 42,6 tạ/ha năm 2000.Trung bình mỗi năm tăng hơn 1 tạ/ha và tổng sản lượng đạt 32,7 triệu tấn năm 2000. Việc tăng nhanh sản lượng lúa đã góp phần đảm bảo an toàn lương thực quốc gia trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Măc dù gặp nhiều thiên tai lũ lụt hạn hán nhưng chúng ta vẫn thu được lợi nhuận cao từ việc xuất khẩu gạo sang nước bạn. Chất lượng gạo của chúng ta đã được tăng lên rõ rệt thể hiện ở mức chênh lệch về giá gạo giữa Việt Nam và Thái Lan năm 1995 là 40-45 USD/tấn nay chỉ còn 15-20 USD/tấn.
Không chỉ có sản lượng lúa tăng nhanh mà hoa màu và lương thực vẫn phát triển khá ổn định trong những năm qua đã góp phần bổ sung nguồn lực cho người và thức ăn cho gia súc, sản lượng màu quy thóc trung bình mỗi năm tăng gần 3 triệu tấn. Trong đó tăng nhanh nhất là ngô, với sản lượng gần 2 triệu tấn, diện tích canh tác khoảng 30 vạn ha. Sản lượng ngô tăng nhanh trong những năm gần đây và trở thành cây hoa màu chủ yếu của nước ta hiện nay và trong tương lai.Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật như việc tạo ra cây giống mới, thực hiện các biện pháp chăm bón và tưới tiêu hợp lý để tăng nhanh năng suất và chất lượng của các giống ngô.
Đa dang hoá cây trồng có nhiều tiến bộ. Trong trồng trọt nước ta bước đầu đã có bước chuyển lớn trong trồng trọt như thực hiện phương châm “đất nào cây ấy" để tăng hiệu quả, chuyển dần những vùng đất trồng cây lương thực có giá trị thấp sang cây trồng co giá trị cao hơn. Trong những năm gần đây sn lượng tăng nhanh, so với những năm trước thì : sản lượng lạc tăng 34%, cà fê tăng 2,8 lần, cao su tăng 87% , hồ tiêu 68%, chè 27,3 % . Mặc dù trong nhưng năm gần đây giá cà fê giảm nhưng sản lượng xuất khẩu cà fê vẫn tăng nhanh. Cùng với cây cà fê là cây cao su là mặt hàng xuất khẩu có giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 sau gạo và cà fê , sản lượng cao su xuất khẩu cao,Việt Nam đang mở rộng xuất khẩu rộng ra 30 nước trên thế giới , trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất, thu hút đến 80% sản lượng cao su của Việt Nam.
Mía là cây công nghiệp ngắn ngày có tốc độ tăng trưởng nhanh, diện tích canh tác không ngừng được mở rộng đến nay có khoảng 400 ngàn ha. Sản lượng mía cũng tăng nhanh, hằng năm tăng khỏang 10% và hiện nay đạt 22 triệu tấn. Diện tích trồng mía cũng như sản lượng không ngừng được tăng lên là vì nhu cầu làm nguyên liệu cho các nhà máy đường hoạt động.
Các loại cây ăn quả có chất lương cao phát triển cao, nhất là nho, vải thiều, mận, cam, thanh long, chôm chôm… đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ nét ở vùng Nam Bộ và một số tỉnh phía Bắc, như Bắc Giang, Quảng Ninh đã vươn lên làm giàu nhờ mở rộng diện tích và tăng năng suất vải thiều, nổi bật là huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Trong cả nước sản lượng vải cam, chôm, bưởi, nho… không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng quả tươi cũng được tăng lên.
Chăn nuôi phát triển toàn diện. Cùng với các ngành khác trong nông nghiệp chăn nuôi cũng có vị trí rất quan trọng, sự phát triển của nó đã tạo ra thu nhập và tạo mức lợi nhuận cho xã hội. Trong những năm gần đây số lượng đàn gia súc tăng liên tục, trung bình hàng năm đàn trâu tăng 5%, bò 10%, lợn 20%, đàn gia cầm tăng 25%. Trong đó chăn nuôi bò sữa là một nghề mới của thành phố HCM và HN.
Năng lực của ngành thuỷ sản được tăng cường. Số hộ gia đình tham gia sản xuất thuỷ hải sản tăng nhanh. Hiện nay có 509 nghìn hộ chiếm 3,5% tổng số hộ sản xuất nông nghiệp. Số lượng tàu đánh bắt thuỷ hải sản tăng, có trên 123000 chiếc. Có nhiều tàu nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nét nổi bật nhất trong nuôi trồng thuỷ hải sản là số trang trại tham gia nuôi trồng cao, đem lại hiệu quả thiết thực. Cả nước có 16952 trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản, được phân bố khắp 8 vùng trong cả nước.
2.1.2.Cơ cấu ngành nghề có chuyển biến tích cực :
Cơ cấu ngành nghề trong nông thôn đã có sự thay đổi về tỷ trọng, khá rõ nét theo hướng tích cực. Số lượng các nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng nhanh. Tỷ lệ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng, trong năm 2001 chiếm 5,8%. Cơ cấu trong các nhóm hộ nông lâm thuỷ sản, hộ lâm nghiệp tăng lên, hộ nông nghiệp giảm xuống…
2.1.3.Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được nghiên cứu và hoàn thiện :
Thực hiện đường lối đổi mới theo hướng CNH-HĐH trong thời kỳ đổi mới trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã có các biện pháp để xây dựng và nâng cao kết cấu hạ tầng nông thôn qua nhiều dự án phát triển của chính phủ :
Điện khí hoá : điện khí hoá nông thôn đã có sự phát triển vượt bậc và khá toàn diện, cả nước có 7712 xã có điện (86,2%) các vùng chiếm tỷ lệ tăng cao nhất là miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc. Đặc biệt giá điện nông thôn cũng có xu hướng giảm.
Đường giao thông : sau điện đường giao thông là một trong những yếu tố được nhà nước ta quan tâm và đầu tư trong những năm qua. Cả nước có 8641 xã có đường ô tô đến UBND xã. Tuy chất lượng đường giao thông còn thấp nhưng cũng đã có những tiến bộ vượt bậc.
Trường học và y tế : hệ thống trường học ở nông thôn phát triển toàn diện. Đến nay có 99.9% số xã có trường tiểu học, 84,5% có trường trung học cơ sở. Hệ thống trường học được mở rộng trên toàn quốc, điều đó khuyến khích con em đến trường để nâng cao trình độ và hiểu biết của mình. Đồng thời với sự quan tâm và chính sách ưu đãi của nhà nước nên trẻ em các vùng dân tộc vùng sâu vùng xa, hải đảo đến trường ngày một nhiều hơn.
Trong y tế việc mở rộng các cơ sở khám bệnh và tăng cường cán bộ ngành y cho cơ sở cung được quan tâm, thực hiện chủ trương đưa bác sỹ về miền núi khám và chữa bệnh cho nhân dân. Hiện nay đã có 8863 xã có trạm y tế, chiếm 99%.
Thông tin liên lạc và cơ sở văn hoá : hệ thống thông tin liên lạc được Nhà nước hỗ trợ và phát triển đáng kể. Điểm bưu điện văn hoá xã là một mô hình thông tin văn hoá nông thôn mới được phát triển trong những năm gần đây, nhưng đã được phát triển trong cả nước. Hệ thống điện thoại không chỉ được phát triển đến trung tâm xã mà còn được toả ra đến các hộ gia đình ở nông thôn. Hệ thống cơ sở văn hoá tiếp tục phát triển, đến nay cả nước có 1452 xã có nhà văn hoá, 724 xã có thư viện. Trong đó cao nhất là ĐBSH .Măc dù số nhà văn hoá chưa nhiều nhưng đã và đang được khắc phục và đang từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Mạng lưới chợ : sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển theo cơ chế thị trường, lấy sản xuât hàng hoá làm hướng chính tạo tiền đề và điều kiện để phát triển mạng lưới chợ. Đến nay cả nước có 7153 xã có chợ. Không chỉ tăng nhanh về số chợ mà chất lượng chợ cũng được tăng nhanh. Tỷ lệ chợ được xây kiên cố tăng còn chợ tạm giảm xuống. Cơ cấu về mặt hàng ở chợ ngày càng đa dạng và phong phú hơn.
Những tiến bộ mà