Ở tất cả các quốc gia, các tổ chức tín dụng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, ngay trong điều kiện nước nhà mới độc lập và thực hiện công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến việc xây dựng hệ thống các Tổ chức tín dụng của chế độ mới. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao so với khu vực. Với mức độ tăng trưởng như hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là hết sức lớn. Trong điều kiện hiện nay, đầu tư nước ngoài chưa đạt được mức kế hoạch, ngược lại ở nhiều nơi còn có dấu hiệu giảm sút thì chủ trương dựa vào nguồn vốn trong nước đang được thực hiện triệt để. Tuy nhiên, các kênh huy động vốn từ nội lực kinh tế còn hẹp. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới được hình thành và chưa thật sự trở thành kênh cung cấp vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam năng lực tài chính còn yếu kém, hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay từ các Tổ chức tín dụng. Từ đo khẳng định tín dụng ngân hàng trong giai đoạn hiện nay sẽ còn tiếp tục là một kênh cung cấp vốn quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Nếu muốn có một nền kinh tế ổn định, đòi hỏi quốc gia phải có hệ thống ngân hàng vững mạnh. Muốn vậy, Chính phủ phải thiết lập được hệ thống pháp luật chặt chẽ để đảm bảo được hành lang an toàn cho hệ thống ngân hàng.
Hoạt động cho vay là một hình thức cấp tín dụng quan trọng và phổ biến của các tổ chức tín dụng. Việc nghiên cứu và phân loại nó có ý nghĩa rất quan trọng về mặt pháp lý và thực tiễn. Bởi vậy, em xin chọn đề tài “Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng, ý nghĩa pháp lý của việc phân loại đó” để phần nào đó làm rõ hơn vấn đề này.
16 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3273 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng, ý nghĩa pháp lý của việc phân loại đó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Ở tất cả các quốc gia, các tổ chức tín dụng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, ngay trong điều kiện nước nhà mới độc lập và thực hiện công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến việc xây dựng hệ thống các Tổ chức tín dụng của chế độ mới. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao so với khu vực. Với mức độ tăng trưởng như hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là hết sức lớn. Trong điều kiện hiện nay, đầu tư nước ngoài chưa đạt được mức kế hoạch, ngược lại ở nhiều nơi còn có dấu hiệu giảm sút thì chủ trương dựa vào nguồn vốn trong nước đang được thực hiện triệt để. Tuy nhiên, các kênh huy động vốn từ nội lực kinh tế còn hẹp. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới được hình thành và chưa thật sự trở thành kênh cung cấp vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam năng lực tài chính còn yếu kém, hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay từ các Tổ chức tín dụng. Từ đo khẳng định tín dụng ngân hàng trong giai đoạn hiện nay sẽ còn tiếp tục là một kênh cung cấp vốn quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Nếu muốn có một nền kinh tế ổn định, đòi hỏi quốc gia phải có hệ thống ngân hàng vững mạnh. Muốn vậy, Chính phủ phải thiết lập được hệ thống pháp luật chặt chẽ để đảm bảo được hành lang an toàn cho hệ thống ngân hàng.
Hoạt động cho vay là một hình thức cấp tín dụng quan trọng và phổ biến của các tổ chức tín dụng. Việc nghiên cứu và phân loại nó có ý nghĩa rất quan trọng về mặt pháp lý và thực tiễn. Bởi vậy, em xin chọn đề tài “Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng, ý nghĩa pháp lý của việc phân loại đó” để phần nào đó làm rõ hơn vấn đề này.
Nội dung
I.Một số vấn đề lý luận về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng.
1.Khái niệm tổ chức tín dụng và hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng.
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004), tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng.
Đặc điểm của tổ chức tín dụng:
- Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ.
- Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng.
- Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước và thuộc phạm vi áp dụng của pháp luật ngân hàng.
Tổ chức tín dụng bao gồm tổ chức tín dụng là ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
- Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, và các loại hình ngân hàng khác.
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Về hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng, Điều 20, khoản 8,10 Luật các tổ chức tín dụng định nghĩa như sau: Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng.
Theo quy định trên, hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng thực chất là loại giao dịch hợp đồng, theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận để cho khách hàng sử dụng một số tiền của mình trong thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả dựa trên cơ sở sự tín nhiệm. Loại giao dịch này có đặc điểm:
- Một bên chủ thể tham gia quan hệ giao dịch là tổ chức tín dụng có đủ điều kiện hoạt động tín dụng theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng tham giao với tư cách là chủ thể cấp vốn;
- Nguồn vốn tín dụng mà tổ chức tín dụng cấp cho khách hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động.
- Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh có rủi ro cao, hậu quả của rủi ro mang tính phản ứng dây chuyền, vì vậy ở các quốc gia hoạt động tín dụng được đặt trong một hành lang pháp lý chặt chẽ với những điều khoản đặc biệt nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro.
Điều 49 Luật các tổ chức tín dụng quy định: “Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”.
2.Khái niệm cho vay của tổ chức tín dụng.
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho khách hàng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Hoạt động cho vay bao gồm các yếu tố cấu thành cơ bản sau:
Về chủ thể, việc cho vay bao giờ cũng có hai bên tham gia, bao gồm bên vay và bên cho vay. Bên cho vay là người có tài sản chưa dùng đến, muốn cho người khác sử dụng để thỏa mãn một số lợi ích của mình, có thể là lợi ích vật chất hoặc tinh thần. Còn bên vay chính là người đang cần sử dụng loại tài sản đó để thỏa mãn nhu cầu về kinh doanh hoặc tiêu dùng.
Về hình thức pháp lý của việc cho vay chính là hợp đồng tín dụng tài sản. Hợp đồng này được các bên xác lập và thực hiện trên nguyên tắc tự do và thống nhất về ý chí, nguyên tắc tự định đoạt…
Về sự kiện cho vay, nó phát sinh bởi hai hành vi cơ bản là hành vi ứng trước và hành vi hoàn trả một số tiền (hay tài sản) nhất định là các vật cùng loại. Hành vi ứng trước tài sản do người cho vay thực hiện, còn hành vi hoàn trả được thực hiện bởi người vay sau đó một khoản thời gian theo sự thỏa thuận giữa hai bên.
Về khả năng hoàn trả, việc cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa người cho vay đối với người đi vay.
Ngoài những dấu hiệu chung của quan hệ cho vay, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng còn thể hiện những dấu hiệu có tính đặc thù như sau:
Thứ nhất, việc cho vay của tổ chức tín dụng là hoạt động nghề nghiệp kinh doanh mang tính chức năng. Mặc dù theo pháp luật Việt Nam hiện hành, các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng cũng có thể thực hiện việc cho vay đối với khách hàng như một hoạt động kinh doanh nhưng hoạt động cho vay của các tổ chức này hoàn toàn không phải là nghề nghiệp mang tính chức năng như đối với các tổ chức tín dụng.
Thứ hai, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng không chỉ là một nghề kinh doanh mà hơn nữa còn là một nghề nghiệp kinh doanh có điều kiện. Điều này thể hiện ở chỗ hoạt động cho vay chuyên nghiệp của tổ chức tín dụng phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định như phải óc vốn pháp định; phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động ngân hàng trước khi tiến hành việc đăng ký kinh doanh theo luật định.
Thứ ba, ngoài việc tuân thủ các quy định chung của pháp luật về hợp đồng, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng còn chịu sự điều chỉnh, chỉ phối của các đạo luật về ngân hàng, thậm chí kể cả các tập quán thương mại về ngân hàng. Đặc điểm này bị chi phối bởi tính chất đặc thù trong nghề nghiệp kinh doanh của các tổ chức tín dụng như tính rủi ro cao và sự ảnh hưởng mang tính chất dây chuyền đối với nhiều lợi ích khác nhau của xã hội.
II.Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng.
1.Phân loại cho vay căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay.
a.Dựa vào tiêu chí này, cho vay của tổ chức tín dụng có thể phân chia thành hai loại:
- Cho vay ngắn hạn: Đây là hình thức cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, trong đó thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuận là đến 1 năm. Hình thức cho vay này chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của khách hàng trong hoạt động kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu về tiêu dùng của khách hàng trong một thời hạn ngắn.
- Cho vay trung hạn và dài hạn: Đây là hình thức cho vay trong đó thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuận là từ trên một năm trở lên. Hình thức cho vay này thường được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu mua sắm tài sản cố định của khách hàng trong kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng như mua sắm nhà ở, phương tiện đi lại…
b.Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại.
Việc phân loại cho vay của tổ chức tín dụng dựa vào tiêu chí thời hạn sử dụng vốn giúp cho các nhà làm luật có thể đề ra quy chế pháp lý phù hợp với hoạt động thực tiễn của các tổ chức tín dụng. Điều này được thể hiện như sau:
Điều 50, Luật tổ chức tín dụng quy định:
“1.Tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
2.Tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.”
Việc phân loại theo cách này cũng giúp cho các nhà làm luật có thể quy định về thời hạn cho vay một cách hợp lý: “Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam” (Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
Dựa vào cách phân loại này, các tổ chức tín dụng có thể quy định mức lãi suất đối với từng loại cho vay. Pháp luật đã cho phép mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
2.Phân loại cho vay dựa vào mục đích sử dụng vốn.
a.Theo tiêu chí này, việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được chia thành hai loại:
- Cho vay kinh doanh: Đây là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinh doanh của mình. Nếu sau khi được giải ngân mà người vay lại sử dụng vốn vào mục đích khác với thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay có quyền áp dụng chế tài thích hợp để ngăn chặn.
- Cho vay tiêu dùng: Đây là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như mua sắm đồ gia dụng, mua sắm nhà cửa hoặc phương tiện đi lại, thậm chí bao gồm cả việc sử dụng vốn vay vào mục đích học tập của sinh viên học viên…
b.Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại.
Cách phân loại này có ý nghĩa chủ yếu trong việc xác định điều kiện cho vay đối với mọi chủ thể đi vay trong hợp đồng tín dụng. Một trong hai điều kiện cơ bản của hợp đồng tín dụng chính là mục đích sử dụng vốn vay của chủ thể đi vay. Đây là điều kiện bắt buộc phải thỏa mãn đối với mọi chủ thể vay và các bên bắt buộc phải ghi rõ điều kiện này trong hợp đồng như một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Theo đó, tổ chức tín dụng cho vay khi muốn quyết định cho một tổ chức, cá nhân vay vốn phải tiến hành thẩm định hồ sơ tín dụng. Thẩm định hồ sơ tín dụng là tất cả những hành vi mang tính nghiệp vụ - pháp lý do tổ chức tín dụng thực hiện nhằm xác định các điều kiện vay vốn đối với bên vay, trên cơ sở đó mà quyết định cho vay hay không. Trong thực tế giao dịch ngân hàng, việc thẩm định hồ sơ tín dụng thường do các nhân viên chuyên trách của tổ chức tín dụng thực hiện và kết thúc bằng việc lập báo cáo thẩm định hồ sơ tín dụng. Báo cáo này được trình lên cho người quản lý có thẩm quyền của tổ chức tín dụng quyết định về việc có cho vay hay không. Do tính đặc biệt quan trọng của giai đoạn này trong cả quá trình từ cho vay đến thu nựo nên pháp luật đòi hỏi bên cho vay là tổ chức tín dụng phải triệt để tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính độc lập, phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay.
Việc phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay còn có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng tín dụng và việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng.
Vi phạm hợp đồng tín dụng là hành vi của một bên hoặc cả hai bên tham gia hợp đồng, cố ý hoặc vô ý làm trái các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Mục đích sử dụng vốn vay là một điều khoản rất quan trọng trong hợp đồng tín dụng. Khi bên đi vay vi phạm cam kết này sẽ phát sinh trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng tín dụng. Về nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng đều phải chịu trách nhiệm pháp lý, dù rằng mức độ, tính chất và loại trách nhiệm pháp lý có thể khác nhau, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra bởi hành vi đó như thế nào. Trên phương diện lý thuyết, có hai loại trách nhiệm pháp lý phát sinh do việc vi phạm hợp đồng tín dụng, tùy thuộc vào mức độ hậu quả thực tế xảy ra:
- Trách nhiệm nộp phạt vi phạm hợp đồng tín dụng: Loại trách nhiệm này được áp dụng theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng tín dụng, hoặc nếu không có thỏa thuận thì áp dụng theo quy định của pháp luật. Đây là loại trách nhiệm pháp lý có đặc tính như một chế tài xử phạt vi phạm nhằm nâng cao tính kỷ luật hợp đồng nên có thể áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng tín dụng mà không cần phải chứng minh hậu quả thiệt hại vật chất xảy ra cho bên bị vi phạm.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng tín dụng: Loại trách nhiệm này chỉ áp dụng đối với bên vi phạm khi bên bị vi phạm chứng minh được rằng bên vi phạm đã gây ra một thiệt hại vật chất thực tế và xác định cho mình, do hành vi có lỗi của họ trong khi thực hiện hợp đồng tín dụng. Về nguyên tắc, số tiền bồi thường thiệt hại có thể được xác định bởi ý chí của các bên tham gia hợp đồng (thông qua con đuờng thương lượng, hòa giải) hoặc bởi một phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tài phán có thẩm quyền (thông qua con đường tài phán).
3.Phân loại cho vay dựa vào tính chất có bảo đảm của khoản vay.
a.Dựa vào tiêu chí này, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng có thể phân chia thành hai loại:
- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản:
Đây là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba. Để xác lập và thực hiện việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay (hoặc có thể liên quan đến người thứ ba trong trường hợp bảo đảm tiền vay bằng biện pháp bảo lãnh) phải ký kết cả hai loại hợp đồng, bao gồm hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay (hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh). Tuy nhiên, do pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận lập một hợp đồng chung nên trong trường hợp này các thỏa thuận về bảo đảm tiền vay được xem là một bộ phận hợp thành của hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản.
- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:
Đây là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản cụ thể, xác định của khách hàng vay hoặc của người thứ ba. Để thực hiện việc cho vay theo hình thức này, thông thường các bên chỉ cần giao kết một hợp đồng duy nhất là hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp tổ chức tín dụng cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp thì mặc dù khoản vay này không thể coi là khoản vay có bảo đảm bằng tài sản nhưng người bảo lãnh bằng tín chấp vẫn phải xác lập một văn bản cam kết bảo lãnh bằng uy tín của mình và gửi cho tổ chức tín dụng để khách hàng vay có thể được tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay.
b.Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại.
Đây có thể nói là cách phân loại quan trọng và có ý nghĩa lớn nhất trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Nó liên quan đến rủi ro tín dụng và cơ chế bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay của TCTD. Có thể khái quát những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Từ phía ngân hàng: thông thường, do trình độ yếu kém trong nghiệp vụ, do một số cán bộ tín dụng bị tha hóa, thông đồng với khách hàng để mưu lợi cá nhân, dẫn đến không thẩm định đầy đủ các dự án của khách hàng khi cho vay, dẫn đến tình trạng dự án không có tính khả thi trên thực tế, không có khả năng thu hồi vốn để trả nợ cho ngân hàng
- Từ phía khách hàng: nếu khách hàng là cá nhân - thông thường do thu nhập không ổn định, việc làm không thường xuyên hoặc thất nghiệp, hoặc những khó khăn về hoàn cảnh gia đình. Đối với tổ chức: do sử dụng vốn sai mục đích, quá trình sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, thậm chí dẫn đến phá sản; hoặc khách hàng “chây ỳ” không trả nợ thì việc thu hồi gốc và lãi tín dụng đầy đủ là không chắc chắn, do đó ngân hàng có thể gặp rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng có thể từ phia Nhà nước (do thay đổi cơ chế chính sách làm cho các doanh nghiệp vay vốn gặp phải khó khăn về tài chính), hoặc do các yếu tố khách quan như chịu ảnh hưởng của thị trường biến động, các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính của các nước trong khu vực và trên thế giới, do thiên tai… và làm cho các TCTD gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ đúng hạn.
Trong số các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng nêu trên thì tâm lý “chây ỳ, ỷ lại” của khách hàng không trả nợ cũng là nguyên nhân rất quan trọng. Tâm lý này được coi như là “hình thức cơ hội chủ nghĩa sau hợp đồng”, phát sinh do các hành động có tác động đến hiệu quả nhưng lại không dễ dàng quan sát được và vì thế, những người thực hiện các hành động này có thể theo đuổi những lợi ích cá nhân của mình trên cơ sở gây tổn hại cho người khác. Tâm lý ỷ lại xuất hiện khi thỏa mãn ba điều kiện: phải có sự khác biệt về quyền lợi giữa các bên; phải có một cơ sở nào đó để tạo ra trao đổi có lợi hay một hình thức hợp tác khác giữa các chủ thể, từ đó dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi; phải tồn tại những khó khăn trong việc xác định sự tuân thủ các điều kiện thỏa thuận.
Từ việc xác định rủi ro như vậy, việc phân loại cho vay thành cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản giúp cho các nhà làm luật có thể xây dựng nên những quy định phù hợp với thực tế về cơ chế bảo đảm tiền vay và việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi khách hàng không trả nợ, tránh rủi ro cho các tổ chức tín dụng.
Về bảo đảm tiền vay, Điều 52 Luật Các tổ chức tín dụng quy định:
“1.Tổ chức tín dụng chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ để cho vay.
2.Tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tổ chức tín dụng không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay.
3.Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
4.Tổ chức tín dụng Nhà nước được cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ. Tổn thất do nguyên nhân khách quan của các khoản cho vay này được Chính phủ xử lý.”
Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng (người cho vay) và khách hàng (người đi vay) thực chất là quan hệ dân sự - kinh tế được pháp luật ngân hàng điều chỉnh trong quá trình vay mượn và sử dụng nguồn vốn tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định giữa người cho vay và người đi vay. Bởi vậy ,việc đề cập các biện pháp pháp lý để bảo đảm tiền vay được hầu hết các nước quy định, bởi lẽ nó là yêu cầu quan trọng để bảo đảm quyền, lợi ích của, các bên (người gửi tiền - tổ chức tín dụng - người đi vay) và của cả xã hội. Như vậy, các giao dịch bảo đảm đóng vai trò to lớn trong việc cấp tín dụng, vừa giảm nguy cơ thiệt hại cho chủ nợ có bảo đảm, vừa góp phần làm cho các quan hệ vay