Đề tài Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới na

Thị trường chứng khoán (TTCK) là một kênh dẫn vốn quan trọng đồng thời đóng vai trò là thước đo đánh giá hoạt động của nền kinh tế, nơi Chính phủ thi hành nhiều biện pháp quản lý đối với cả nền kinh tế. TTCK Việt Nam đã bước sang năm hoạt động thứ 11, tuy nhiên, tương tự tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, TTCK còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập và dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế thế giới và những thông tin vĩ mô, thông tin về chính sách của Nhà nước. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 – 2009 (có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính Mỹ), thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề, gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia. Giai đoạn đầu năm 2009 đã có một số nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ tới TTCK Việt Nam nhưng những nghiên cứu này chủ yếu mang tính chất thời điểm, chưa chỉ ra được những tác động khái quát trong cả thời kỳ. Bên cạnh đó, từ năm 2009, kinh tế thế giới đã có nhiều biến động: sự phục hồi của các nền kinh tế, khủng hoảng nợ châu Âu (bắt nguồn từ Hy Lạp). Do đó, việc nghiên cứu đề tài "Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới nay" là một vấn đề cấp thiết hiện nay.

docx100 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4846 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới na, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Khóa luận là kết quả của quá trình em học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Ngoại thương với sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các cán bộ, giảng viên và các bạn sinh viên Đại học Ngoại thương. Em đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS,TS. Nguyễn Đình Thọ, người đã tận tình hướng dẫn và giúp em sửa đổi nhiều thiếu sót trong bài Khóa luận. Em xin cảm ơn các anh chị công tác tại Thư viện trường, các anh chị, cô chú công tác tại Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Kinh tế Thế giới, Thư viện Quốc gia Việt Nam cùng các anh chị và các bạn công tác tại Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tìm kiếm tài liệu phục vụ nghiên cứu. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn và gia đình, những người đã giúp đỡ em rất nhiều về kiến thức và chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt nhất Khóa luận này. Sinh viên Phạm Văn Tuấn MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU – ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ TỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 3 1. Giới thiệu tổng quan về thị trường chứng khoán 3 1.1. Khái niệm chứng khoán và thị trường chứng khoán 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Phân loại 5 1.2. Một số đặc điểm cơ bản của thị trường chứng khoán 5 1.2.1. Bản chất 6 1.2.2. Chức năng 7 1.2.3. Nguyên tắc hoạt động 8 1.2.4. Chủ thể 8 1.3. Các tiêu chí chủ yếu đánh giá hoạt động của thị trường chứng khoán 9 1.3.1. Giá và chỉ số giá 9 1.3.2. Khối lượng giao dịch 11 1.3.3. Giá trị giao dịch 12 1.3.4. Giao dịch của khối đầu tư nước ngoài 12 2. Suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán 13 2.1. Một số vấn đề lý thuyết về khủng hoảng và suy thoái kinh tế 13 2.1.1. Khái niệm suy thoái kinh tế 13 2.1.2. Nguyên nhân của suy thoái kinh tế 14 2.2. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường chứng khoán 15 3. Phân tích ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 – 2008 tới nền kinh tế thế giới 16 3.1. Khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 – 2008 và nền kinh tế Mỹ sau khủng hoảng 16 3.1.1. Nền kinh tế Mỹ trước khủng hoảng tài chính 16 3.1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 17 3.1.3. Tình hình kinh tế Mỹ từ khủng hoảng kinh tế đến nay 22 3.2. Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ tới kinh tế thế giới 24 3.2.1. Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ tới kinh tế thế giới 24 3.2.2. Suy thoái kinh tế ở các nước EU 26 3.2.3. Tác động của khủng hoảng tài chính tới các nước Châu Á 29 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 33 1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam và quá trình ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 33 1.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2000 33 1.2. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán 35 1.3. Hoạt động hiện tại của thị trường chứng khoán 42 2. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán Việt Nam 43 2.1. Tác động của khủng hoảng đối với kinh tế vĩ mô Việt Nam 43 2.1.1. Về tốc độ tăng trưởng GDP thực tế 43 2.1.2. Lạm phát 45 2.1.3. Ảnh hưởng thương mại và đầu tư 46 2.2. Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán Việt Nam qua các chỉ số 48 2.2.1. Giá và chỉ số giá 48 2.2.2. Ảnh hưởng của suy thoái tới khối lượng và giá trị giao dịch 54 2.2.3. Tác động của suy thoái qua tâm lý các nhà đầu tư trong nước và giao dịch của khối đầu tư nước ngoài 56 2.3. Biện pháp khắc phục hậu quả của suy thoái kinh tế của các nước và bài học cho Việt Nam 58 2.3.1. Biện pháp hạn chế tác động của suy thoái tới nền kinh tế của các quốc gia sau khủng hoảng tài chính Mỹ 58 2.3.2. Các giải pháp của Chính phủ Việt Nam 62 2.3.3. Những hạn chế còn tồn tại trên thị trường chứng khoán, bất cập về chính sách, và một số bài học cho Việt Nam 64 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 72 1. Định hướng điều chỉnh kinh tế vĩ mô ở Việt Nam để giảm tác động của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán Việt Nam 72 1.1. Mục tiêu phát triển của thị trường chứng khoán 72 1.2. Định hướng vĩ mô nhằm hạn chế tác động của biến động kinh tế thế giới tới TTCK Việt Nam 73 2. Các giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán 78 2.1. Khắc phục những vấn đề bất cập trong thị trường chứng khoán Việt Nam 78 2.1.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý và nâng cao tính minh bạch của thị trường 78 2.1.2. Nhóm giải pháp khắc phục tình trạng đầu cơ, thao túng giá và tâm lý số đông 80 2.2. Nâng cao hiệu quả của những can thiệp của Chính phủ đối với thị trường chứng khoán 81 2.3. Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán 85 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 91 Phụ lục 1: Chu kỳ kinh tế Mỹ (US Business Cycle Expansions and Contractions) 91 Phụ lục 2: Tăng trưởng GDP thực tế Mỹ từ 2008 - nay 93 Phụ lục 3: Số lượng hàng hóa và công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2000 – 2010 94 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐS Bất động sản CP Cổ phiếu DN Doanh nghiệp EU Liên minh Châu Âu IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế FED Cục Dự trữ Liên bang Mỹ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung Ương SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TTCK Thị trường chứng khoán TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước DANH MỤC BẢNG BIỂU – ĐỒ THỊ DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 : Phân loại thị trường chứng khoán theo một số căn cứ chủ yếu. 5 Bảng 1.2: Thời gian trung bình đối với các chu kỳ kinh doanh của Hoa Kỳ 14 Bảng 1.3: Tình hình kinh tế Mỹ thời kỳ trước khủng hoảng 2000 - 2007 17 Bảng 1.4: Tăng trưởng khối lượng thương mại hàng hoá thế giới theo vùng lựa chọn và nền kinh tế, 2000-2009 30 Bảng 2.1: Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005 36 Bảng 2.2: Quy mô niêm yết cổ phiếu đến hết 31/12/2006 37 Bảng 2.3: Các chỉ số cơ bản của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007 38 Bảng 2.4: Thống kê quy mô toàn thị trường Việt Nam 2007 - 2010 43 Bảng 2.5: Cán cân thanh toán của Việt Nam: 2006-2009 (tỷ đôla Mỹ) 47 Bảng 2.6: Thống kê quy mô giao dịch các sàn chứng khoán Việt Nam 2009 - 2010 55 Bảng 2.7: Quy mô thị trường vào thời điểm cuối năm 2010 56 Bảng 3.1: Thống kê quy mô gói kích cầu 63 Bảng 3.2: Hệ số tương quan các chỉ số chứng khoán* từ đầu năm 2009 đến nay 65 DANH MỤC BIỂU ĐỒ – ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1: Các nhóm hàng hóa trên TTCK 4 Sơ đồ 1.2: Quá trình lưu chuyển vốn trong nền kinh tế và mối quan hệ giữa trung gian tài chính và các bộ phận của thị trường tài chính 6 Biểu đồ 1.1: Tiêu chuẩn Cho vay và Nhu cầu đối với Tín dụng Ngân hàng 18 Biểu đồ 1.2: Chỉ số giá hàng hóa cơ bản và giá dầu trên thị trường thế giới qua các năm 19 Biểu đồ 1.3: Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones giai đoạn 01/2006 – 03/2011 20 Biểu đồ 1.4: Các chỉ số tăng lãi suất tín dụng ở Mỹ và Châu Âu 21 Biểu đồ 1.5: Số người mất việc làm tại Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2009 22 Biểu đồ 1.6: Sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ (dự báo của IMF đến 2015) 23 Biểu đồ 1.7: Chỉ số VIX về biến động trên thị trường chứng khoán Mỹ 24 Biểu đồ 1.8: Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực (phần trăm) 25 Biểu đồ 1.9: Diễn biến thị trường chứng khoán chủ yếu châu Âu từ 23/04/2006 – 23/04/2011 28 Biểu đồ 1.10: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Liên minh Châu Âu giai đoạn từ năm 2008 - 2015 29 Biểu đồ 2.1: Diễn biến VN-Index năm 2007 39 Biểu đồ 2.2: Diễn biến Hastc-Index năm 2007 39 Biểu đồ 2.3: GDP và tăng trưởng GDP Việt Nam từ 1990 – 2015* 44 Biểu đồ 2.4: Diễn biến lạm phát Việt Nam từ 1990 - 2015 45 Biểu đồ 2.5: Nhập siêu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam 2008 - 2011 46 Biểu đồ 2.6: Tương quan VN-INdex – Dow Jones – Nikkei 225 và khối lượng giao dịch trên sàn HoSE (24/04/2008 – 24/04/2011) 48 Biểu đồ 2.7: Tương quan HaSTC-INdex – S&P 500 – Hang Seng và khối lượng giao dịch trên sàn HaSTC (24/04/2008 – 24/04/2011) 49 Biểu đồ 2.8: Giá trị mua ròng của khối nhà đầu tư nước ngoài năm 2010 57 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết thiết của đề tài Thị trường chứng khoán (TTCK) là một kênh dẫn vốn quan trọng đồng thời đóng vai trò là thước đo đánh giá hoạt động của nền kinh tế, nơi Chính phủ thi hành nhiều biện pháp quản lý đối với cả nền kinh tế. TTCK Việt Nam đã bước sang năm hoạt động thứ 11, tuy nhiên, tương tự tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, TTCK còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập và dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế thế giới và những thông tin vĩ mô, thông tin về chính sách của Nhà nước. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 – 2009 (có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính Mỹ), thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề, gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia. Giai đoạn đầu năm 2009 đã có một số nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ tới TTCK Việt Nam nhưng những nghiên cứu này chủ yếu mang tính chất thời điểm, chưa chỉ ra được những tác động khái quát trong cả thời kỳ. Bên cạnh đó, từ năm 2009, kinh tế thế giới đã có nhiều biến động: sự phục hồi của các nền kinh tế, khủng hoảng nợ châu Âu (bắt nguồn từ Hy Lạp). Do đó, việc nghiên cứu đề tài "Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới nay" là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề về lý luận, lý thuyết cơ bản thị trường chứng khoán, suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường chứng khoán. Từ những lý thuyết chung, Khóa luận đưa ra những phân tích về tác động của suy thoái kinh tế tới nền kinh tế vĩ mô Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng, chỉ ra những mặt hạn chế và bất cập trong nội tại TTCK và chính sách vĩ mô Việt Nam. Trên cơ sở những tác động của suy thoái kinh tế tới TTCK, Khóa luận đề xuất 1 số giải pháp để hạn chế những tác động đó, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển và hoàn thiện TTCK trong tương lai. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu tác động của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính Mỹ tới TTCK Việt Nam thông qua những biểu hiện cụ thể về biến động giá và chỉ số giá, khối lượng và giá trị giao dịch và tác động qua tâm lý các nhà đầu tư. Khóa luận chủ yếu nghiên cứu các chứng khoán niêm yết trên hai sàn HoSE và HaSTC trong thời gian từ đầu năm 2009 đến nay, những đánh giá về các thời kỳ trước đó chỉ nhằm mục tiêu làm rõ những biến động của TTCK trong giai đoạn từ năm 2009 tới nay. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin từ các báo cáo của các tổ chức nghiên cứu kinh tế, các công ty chứng khoán Việt Nam và thế giới về tình hình kinh tế và TTCK, từ đó đưa ra những nhận xét và đánh giá về tác động trong cả thời kỳ và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế những tác động bất lợi đó. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Khóa luận bao gồm ba chương: Chương I: Khái quát về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán. Chương II: Phân tích tác động của suy thoái kinh tế đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương III: Định hướng phát triển thị trường và các giải pháp đề xuất nhằm hạn chế tác động của suy thoái đối với thị trường chứng khoán Do tác giả còn hạn chế về hiểu biết và thời gian nghiên cứu nên Khóa luận có thể còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự phê bình góp ý từ các thầy cô và các bạn để có thể hoàn thiện Khóa luận tốt hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ TỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Giới thiệu tổng quan về thị trường chứng khoán Khái niệm chứng khoán và thị trường chứng khoán Định nghĩa Có nhiều khái niệm khác nhau về thị trường chứng khoán (TTCK), nhưng nhìn chung có thể dẫn ra một khái niệm có tính phổ biến: Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Như vậy, xét về mặt hình thức, TTCK là nơi diễn ra các hoạt động làm thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Theo quan điểm tài chính, thị trường chứng khoán hay thị trường tài chính trực tiếp là kênh dẫn vốn trong đó vốn được dẫn trực tiếp từ người sở hữu vốn sang người sử dụng vốn, ở đó các chứng khoán (trái phiếu và cổ phiếu) trung và dài hạn (từ 1 năm trở lên) được mua bán. Khái niệm "Thị trường tài chính" được hiểu theo nghĩa chung nhất trong theo Frederic S.Mishkin (2007, tr.3) là "...financial markets, markets in which funds are transfered from people who have an excess of available funds who have a shortage". Trên thị trường chứng khoán thì người thiếu hụt vốn, người huy động vốn thường là các công ty, Chính phủ và các quỹ đầu tư còn người dư thừa vốn hay các nhà đầu tư thường là các cá nhân, hộ gia đình, các công ty khác, Chính phủ hay các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Qua hai khái niệm trên ta thấy, bản chất của thị trường chứng khoán là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn (tiền) trực tiếp từ người dư thừa vốn đến người thiếu hụt vốn (không qua các trung gian tài chính) thông qua các công cụ tài chính, cụ thể là các loại chứng khoán trung và dài hạn. Trong đó, chứng khoán - hàng hóa của thị trường chứng khoán - được hiểu là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành, là công cụ dẫn xuất khác hình thành trên cơ sở những công cụ đã có. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm: (i) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; (ii) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Trong điều kiện hàng hóa của TTCK ngày càng phong phú, đa dạng, người ta phân chia chứng khoán thành 5 nhóm chính: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, các công cụ chuyển đổi và các công cụ phái sinh. Sơ đồ 1.1: Các nhóm hàng hóa trên TTCK / Nguồn: Tổng hợp từ Giáo trình Tài chính – Tiền tệ – Ngân hàng Phân loại Có nhiều cách phân loại TTCK, phụ thuộc vào căn cứ phân loại. Những căn cứ phân loại phổ biến đối với TTCK được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 1.1 : Phân loại thị trường chứng khoán theo một số căn cứ chủ yếu. Căn cứ  Phân loại   Sự luân chuyển nguồn vốn   Thị trường sơ cấp  Thị trường thứ cấp    Khái niệm  Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành.  Là nơi giao dịch các chứng khoán đã phát hành.    Vai trò  - Tạo vốn cho nhà phát hành, tăng vốn cho nền kinh tế; - Tạo hàng hóa cho TTCK.  - Đảm bảo tính thanh khoản cho chứng khoán    Đặc điểm  - Nơi duy nhất đem lại vốn cho nhà phát hành; - Giá chứng khoán do tổ chức phát hành quy định; - Chỉ tổ chức một lần.  - Vốn luân chuyển giữa các nhà đầu tư; - Giá do thị trường quy định; - Thị trường cạnh tranh tự do và hoạt động liên tục.   Phương thức hoạt động   Thị trường tập trung  Thị trường phi tập trung    Khái niệm  Là thị trường giao dịnh chứng khoán được thực hiện tại một điểm tập trung là sàn giao dịch  Là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung    Đặc điểm  - Thông qua trung gian - Công khai tài chính - Niêm yết chứng khoán - Giao dịch theo nguyên tắc đấu giá - Giao nhận và thanh toán bù trừ - Lưu ký tại sàn giao dịch  - Giao dịch trực tiếp hoặc thông qua trung gian - Chứng khoán không niêm yết - Giá cả thỏa thuận - Giao nhận và thanh toán theo thỏa thuận - Lưu ký tự do   Hàng hóa   Thị trường Cổ phiếu  Thị trường Trái phiếu  Thị trường các Công cụ phái sinh    Hàng hóa  - Cổ phiếu thường - Cổ phiếu ưu đãi  - Trái phiếu công ty - Trái phiếu Chính phủ -Trái phiểu đô thị  - Quyền mua cổ phần - Chứng quyền - Hợp đồng quyền chọn   Nguồn: Tổng hợp từ Ủy ban chứng khoán Nhà nước Một số đặc điểm cơ bản của thị trường chứng khoán Bản chất TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm, chuyển vốn từ tư bản sở hữu sang tư bản sản xuất, kinh doanh. Các nguồn vốn tiết kiệm được tập trung từ những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để phân phối lại cho những chủ thể muốn sử dụng nguồn tiết kiệm này theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả và theo những dự đoán của thị trường về khả năng sinh lời cũng như mức độ rủi ro của các dự án sử dụng nguồn tiết kiệm đó. TTCK là định chế tài chính trực tiếp nơi mà cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia thị trường trực tiếp theo nguyên tắc đầu tư, không thông qua các trung gian tài chính, do đó quyền sử dụng và quyền sở hữu nguồn vốn gắn chặt với nhau hơn, nâng cao khả năng theo dõi và quản lý nguồn vốn. Dòng vốn từ tiết kiệm đến đầu tư và mối quan hệ giữa các trung gian tài chính và nội bộ thị trường tài chính có thể được tóm lược qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Quá trình lưu chuyển vốn trong nền kinh tế và mối quan hệ giữa trung gian tài chính và các bộ phận của thị trường tài chính Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Tóm lại, có thể nói TTCK thực chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ, nơi mà các chứng khoán có thể mang lại thu nhập cho người nắm giữ nó sau một thời gian nhất định. Các chứng khoán này được lưu thông trên TTCK theo giá thị trường và có bề ngoài tương tự tư bản hàng hóa. Tuy nhiên, không giống các thị trường hàng hóa khác, chứng khoán là quyền sở hữu về hàng hóa nên ta có thể nhận định TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa. Chức năng Dựa trên bản chất, TTCK có các chức năng chủ yếu như sau: Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: đây là kênh huy động vốn quan trọng đối với mỗi nền kinh tế, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển – nơi mà