Sau giai đoạn 2000-2007 đạt mức tăng trưởng cao, những vấn đề bất ổn về kinh tế vĩ
mô giai đoạn 2008-2011 cho thấy mô hình tăng trưởng theo chiều rộng của Việt Nam đ ã
đi đến giới h ạn. Để tránh khỏi vết xe đổ của nhiều nước ASEAN, Việt Nam cần một cuộc
cải cách toàn diện và triệt để về thể chế cũng như chính sách, nhằm nâng cao hiệu quả
phân bố và sử dụng các nguồn lực, tức là phải th ực hiện một cuộc đổi mới lần 2.
Giai đoạn 2008-2011: Hồi kết của một kỷ nguyên tăng trưởng cao. Kể từ 2008 đến
nay, Việt Nam đã phải trải qua 3 giai đoạn bất ổn về kinh tế vĩ mô: Lần thứ nhất x ả y ra
vào giữa năm 2008; lần thứ hai xả y ra vào cuối năm 2009 và đ ầu năm 2010 và cả năm
2011
Mặc dù có quy mô khác nhau nhưng các giai doạn bất ổn về kinh tế vĩ mô nói trên
đều có cùng diễn biến, nguyên nhân, cũng như hệ quả: lạm phát cao cùng với quy mô
thâm hụt thương mại lớn đã dẫn đến những lo ngại VND mất giá, từ đó thúc đẩy người
dân và doanh nghiệp chuyển đổi tài sản từ VND sang USD, khiến thanh khoản của hệ
thống ngân hang trở nên căng thẳng. Lãi suất trên thị trường từ đó gia tăng mạnh. Những
điều này lại xảy ra cùng với việc NHNN phải thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát đã
khiến tình hình càng trở nên trầm trọng.
Trong giai đoạn 2008-2010, tính trung bình, Việt Nam đã phải chịu mức lạm phát 2
con số; lãi suất huy động và cho vay kỳ hạn 12 tháng luôn ở mức cao. Tuy nhiên, tăng
trưởng kinh tế trong giai đo ạn này lại ở mức dưới 7% so với mức trung bình của những
năm đầu thập kỷ 2000, do nền kinh tế phải chịu nhiều cú sốc về cung.
Các đợt thắt chặt tiền tệ, mặc dù đã khiến cho tổng đầu tư giảm và kéo thâm hụt
thương mại giảm theo nhưng về cơ bản, tổng đầu tư vẫn ở mức cao (khoảng 40% GDP)
do chi tiêu của Chính phủ vẫn còn lớn (khoảng 30% GDP). Ngoài ra, do tỷ lệ tiết kiệm
nội địa không tăng trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giảm nên trong giai đoạn
lạm phát và thâm hụt thương mại ở mức cao cùng người người dân tích trữ USD, tình
trạng căng thẳng về ngoại tệ vẫn chưa được giải quy ết triệt đ ể.
39 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3646 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích báo cáo tài chính ACB giai đoạn 2008-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ACB
GIAI ĐOẠN 2008-2012
GVHD: PGS.TS: TRƯƠNG QUANG THÔNG
LỚP: NH Đêm 1 – Khóa 22 – Nhóm 7
DSN: Cao Nữ Nguyệt Anh
Hoàng Thị Khánh Hội
Trần Ngọc Uyên Phương
Lê Thị Phương Thảo
Mai Nguyễn Huyền Trang
Tháng 11 năm 2013
GVHD: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG Nhóm 7 – Lớp NH Đêm1 –K22
1
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2008-2012: ................................................................................................. 2
1.1 Tình hình kinh tế xã hội: ...................................................................................... 2
1.2 Điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. ............................................ 3
1.2.1 Giai đoạn nhằm mục tiêu ổn định vĩ mô sau khủng hoảng. ................................... 3
1.2.2 Giai đoạn kích cầu 2009. ...................................................................................... 3
1.2.3 Giai đoạn thực hiện chính sách vĩ mô thận trọng nhằm ổn định và duy trì mục tiêu
tăng trưởng năm 2010. ................................................................................................... 4
1.2.4 Giai đoạn ưu tiên vĩ mô, kiềm chế lạm phát 2011-2012 ........................................ 4
1.3 Đặc điểm hệ thống Ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2012: ................................ 4
II. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ACB .................................................................. 11
1.2 Hình thành và quá trình phát triển ACB ............................................................. 11
2.1.1 Thông tin chung của Ngân hàng ACB ................................................................ 11
2.1.2 Quá trình phát triển của Ngân hàng ACB ........................................................... 12
2.2 Tầm nhìn và chiến lược hoạt động ..................................................................... 14
2.2.1 Tầm nhìn ........................................................................................................... 14
2.2.2 Chiến lược hoạt động ......................................................................................... 14
2.3 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................... 16
III. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB: ...................................... 17
3.1 Các chỉ tiêu đo lường quy mô hoạt động của ACB ............................................. 17
3.1.1 Qui mô tốc độ tăng trưởng: ................................................................................ 17
3.1.2 So sánh với các NHTM khác: ............................................................................ 21
3.1.3 Cơ cấu cho vay: ................................................................................................. 22
3.1.4 Tương quan giữa kì hạn tiền gửi và cho vay: ...................................................... 24
3.2 Các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của ACB: ............................................. 26
3.2.1 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản – ROA: ............................................................. 26
3.2.2 Các chỉ tiêu thu nhập cận biên:........................................................................... 28
3.3 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro: ............................................................................... 30
3.3.1 Rủi ro thanh khoản:............................................................................................ 30
3.3.2 Rủi ro tín dụng ................................................................................................... 33
IV. KẾT LUẬN: .......................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 38
GVHD: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG Nhóm 7 – Lớp NH Đêm1
–K22
2
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2012:
1.1 Tình hình kinh tế xã hội:
Sau giai đoạn 2000-2007 đạt mức tăng trưởng cao, những vấn đề bất ổn về kinh tế vĩ
mô giai đoạn 2008-2011 cho thấy mô hình tăng trưởng theo chiều rộng của Việt Nam đã
đi đến giới hạn. Để tránh khỏi vết xe đổ của nhiều nước ASEAN, Việt Nam cần một cuộc
cải cách toàn diện và triệt để về thể chế cũng như chính sách, nhằm nâng cao hiệu quả
phân bố và sử dụng các nguồn lực, tức là phải thực hiện một cuộc đổi mới lần 2.
Giai đoạn 2008-2011: Hồi kết của một kỷ nguyên tăng trưởng cao. Kể từ 2008 đến
nay, Việt Nam đã phải trải qua 3 giai đoạn bất ổn về kinh tế vĩ mô: Lần thứ nhất xảy ra
vào giữa năm 2008; lần thứ hai xảy ra vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010 và cả năm
2011
Mặc dù có quy mô khác nhau nhưng các giai doạn bất ổn về kinh tế vĩ mô nói trên
đều có cùng diễn biến, nguyên nhân, cũng như hệ quả: lạm phát cao cùng với quy mô
thâm hụt thương mại lớn đã dẫn đến những lo ngại VND mất giá, từ đó thúc đẩy người
dân và doanh nghiệp chuyển đổi tài sản từ VND sang USD, khiến thanh khoản của hệ
thống ngân hang trở nên căng thẳng. Lãi suất trên thị trường từ đó gia tăng mạnh. Những
điều này lại xảy ra cùng với việc NHNN phải thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát đã
khiến tình hình càng trở nên trầm trọng.
Trong giai đoạn 2008-2010, tính trung bình, Việt Nam đã phải chịu mức lạm phát 2
con số; lãi suất huy động và cho vay kỳ hạn 12 tháng luôn ở mức cao. Tuy nhiên, tăng
trưởng kinh tế trong giai đoạn này lại ở mức dưới 7% so với mức trung bình của những
năm đầu thập kỷ 2000, do nền kinh tế phải chịu nhiều cú sốc về cung.
Các đợt thắt chặt tiền tệ, mặc dù đã khiến cho tổng đầu tư giảm và kéo thâm hụt
thương mại giảm theo nhưng về cơ bản, tổng đầu tư vẫn ở mức cao (khoảng 40% GDP)
do chi tiêu của Chính phủ vẫn còn lớn (khoảng 30% GDP). Ngoài ra, do tỷ lệ tiết kiệm
nội địa không tăng trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giảm nên trong giai đoạn
lạm phát và thâm hụt thương mại ở mức cao cùng người người dân tích trữ USD, tình
trạng căng thẳng về ngoại tệ vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Bên cạnh đó, hệ thống tài chính của Việt Nam còn phải chịu một số cú sốc về giá
vàng tăng, thúc đẩy người dân rút tiền khỏi hệ thống ngân hang để mua vàng và gây sức
GVHD: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG Nhóm 7 – Lớp NH Đêm1
–K22
3
ép lên tỷ giá hối đoái.
1.2 Điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
Có sự nhất quán trong điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa nhằm mục tiêu duy trì
đà tăng trưởng. Mặc dù mục tiêu ổn định giá cả được tuyên bố là mục tiêu ưu tiên trong
luật NHNN nhưng lựa chọn cuối cùng luôn là vấn đề tăng trưởng. Có thể nhìn thấy điều
này cả trong giai đoạn kiềm chế lạm phát năm 2008, giai đoạn kích cầu năm 2009-2010
và cả giai đoạn thực hiện nghị quyết 11 tập trung ổn định vĩ mô năm 2011. Các chính
sách thực hiện trong các giai đoạn
1.2.1 Giai đoạn nhằm mục tiêu ổn định vĩ mô sau khủng hoảng.
Từ đầu năm 2008, NHNN đã sử dụng tất cả các công cụ CSTT theo hướng thắt chặt
để kiềm chế lạm phát
- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mở rộng diện tiền gửi phải dự trữ bắt buộc ở tất cả
các kỳ hạn;
- Phát hành bắt buộc 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN và quy định các tín phiếu
NHNN không được sử dụng để vay tái cấp vốn tại NHNN;
- Lãi suất cơ bản được điều chỉnh lên mức 12 rồi 14%. Hệ thống lãi suất điều hành
gồm cặp lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh tăng lên 15% và 13%
- Khống chế mức tín dụng và yêu cầu kiểm soát chặt những lĩnh vực cho vay có
rủi ro cao, đặc biệt cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản…
- Cùng với CSTT, chính sách cắt giảm chi tiêu công cũng được đặt ra thông qua
chủ trương rà soát, sắp xếp giảm chi đầu tư các dự án chưa thực sự cấp bách, các
dự án có khả năng đưa vào sử dụng trong năm 2008, tiết kiệm thêm 10% chi
thường xuyên.
1.2.2 Giai đoạn kích cầu 2009.
Từ cuối 2008, CSTT lại hướng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm đối phó
với suy thoái kinh tế trong nước và khủng hoảng kinh tế thế giới thông qua các công cụ:
- Triển khai thực hiện cơ chế hổ trợ lãi suất mà thực chất là mở rộng cung tiền
- Hạ lãi suất cơ bản từ 14% xuống 8,5% và cặp lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn
xuống 7,5% và 9,5%
- Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền đồng xuống còn 5%
- Thực hiện thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN. Nghiệp vụ thị
GVHD: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG Nhóm 7 – Lớp NH Đêm1
–K22
4
trường mở chủ yếu là mua giấy tờ có giá để cung ứng thêm tiền;
- Duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7% trong suốt năm 2009, tăng lên 8% vào 11/2009
1.2.3 Giai đoạn thực hiện chính sách vĩ mô thận trọng nhằm ổn định và duy
trì mục tiêu tăng trưởng năm 2010.
Kiềm chế mức lạm phát khoảng 7% và theo đuổi mục tiêu tăng trưởng khoảng
6,5%.Xem xét và nâng cao tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng theo thông tư
13 và thông tư 19/2010/NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động
của các TCTD đã thệ hiện một động thái tích cực của NHNN nhằm hạn chế việc cung
ứng tín dụng quá năng lực dự phòng rủi ro và đảm bảo an toàn của từng ngân hang và hệ
thống.
Tuy nhiên, nửa đầu 2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chỉ có hơn 10% và bị
chỉ trích chính sách tiền tệ quá chặt chẽ, kiềm chế tăng trưởng. Trong giai đoạn 6 tháng
cuối năm đã thực hiện giải pháp nới rộng cung tiền và CSTK cũng theo đuổi mục tiêu
nới rộng tổng cầu trong suốt năm 2010 nhằm kích thích tăng trưởng.
1.2.4 Giai đoạn ưu tiên vĩ mô, kiềm chế lạm phát 2011-2012
-Tuyên bố mục tiêu vĩ mô và cam kết và thục hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát
thể hiện sự nhất quán cao trong tư tưởng chỉ đạo của chính phủ theo nghị quyết
11/NQ-CP/2011 tháng 2/2011. Theo đó, cả CSTT và CSTK đều được yêu cầu sử dụng
triệt để các công cụ chính sách nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát. CSTT một lần nữa quay
lại thực hiện thắt chặt với mục tiêu trung gian gồm dư nợ tín dụng dưới 16%.
-Thực hiện CSTK thắt chặt, giảm chi thiêu công được đưa ra khá quyết liệt.
-Năm 2012 đã chuyển đổi mục tiêu từ kiềm chế lạm phát sang thúc đẩy phục hồi
kinh tế, sử dụng CSTT cho năm 2012. Cắt giảm lãi suất, đưa mức lãi suất trần xuống
11%, liên tiếp hạ lãi suất chỉ đạo, áp trần lãi suất 15% rồi giảm xuống 14%. Cơ cấu lại
nợ và các giải pháp khác tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn phục vụ
sản xuất kinh doanh hoặc quy định nới rộng tín dụng cho khu vực bất động sản với mục
đích thúc đảy sản xuất các ngành vật liệu xây dựng và giải phóng các khoản nợ đọng của
ngân hang trong tài sản đảm bảo là bất động sản.
1.3 Đặc điểm hệ thống Ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2012:
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 tác động rất tiêu
cực đến kinh tế nước ta. Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, Ngân hàng
GVHD: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG Nhóm 7 – Lớp NH Đêm1
–K22
5
Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt, từ ưu tiên kiềm chế lạm
phát cao năm 2008 sang tập trung ngăn chặn suy giảm kinh tế năm 2009, khôi phục đà tăng
trưởng năm 2010 và kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
năm 2011, 2012.
Mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu
Có thể nói rằng, vốn chủ sở hữu của một NHTM là thước đo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
cũng như tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Vốn chủ sở hữu thấp dẫn đến rủi ro tiềm ẩn cho ngân
hàng khi nợ xấu phát sinh tăng vượt quá quy mô vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp như
vậy, vốn chủ sở hữu đã bị ăn mòn hết. Hậu quả là ngân hàng rất dễ bị tổn thương và nguy
cơ phá sản rất cao. Để đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn theo thông lệ Basel II, NHNN đã
yêu cầu các NHTMCP tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng bắt đầu thực hiện
từ năm 2007 và hạn chót là hết năm 2011. Chính vì vậy, vốn chủ sở hữu của các nhóm ngân
hàng cũng được mở rộng tương ứng bởi vì vốn điều lệ là thành phần chính của vốn chủ sở
hữu.
Vốn chủ sở hữu của NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh từ năm 2008 đến 2011 (Biểu
đồ 1) là nhờ có nguồn vốn thặng dư từ cổ phiếu, lợi nhuận tăng trưởng cao trong giai đoạn
này đãkéo theo quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữlại tăng lên. Các ngân hàng
liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài có mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu chậm
hơn là do không có phần thặng dư vốn cổ phần. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của 2 nhóm
NHTMCP và ngân hàng nước ngoài giảm nhẹ năm 2012 so với năm 2011; trong khi vốn
chủ sở hữu của các NHTMNN vẫn tăng. Sự sụt giảm vốn chủ sở hữu của 2 nhóm ngân
hàng trên trong năm 2012 là do nợ xấu phát sinh tăng, nguồn lợi nhuận chưa phân phối của
năm 2011 sẽ được kết chuyển cho mục đích trích lập dự phòng rủi ro để giảm tỷ lệ nợ xấu
xuống mức an toàn và làm trong sạch bảng tổng kết tài sản hơn.
Nếu tăng vốn chủ sở hữu theo phương pháp cơ học thông qua phát hành cổ phiếu hàng
năm và trích dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5% từ nguồn lợi nhuận để lại, quy mô tăng vốn chủ
sở hữu rất chậm. Cụ thể, tỷ lệ tăng trưởng vốn bình quân của khu vực NHTMCP giai đoạn
2008-2012 là 20%, trong khi khu vực ngân hàng nước ngoài là 46% và khu vực NHTMNN
là 25%. Tăng vốn theo hình thức này sẽ có giới hạn nhất định bởi lợi nhuận không thể tăng
trưởng vô hạn. Giải pháp để tăng trưởng nhanh hơn là lựa chọn hình thức mua, bán, sáp
nhập với các TCTD khác.
GVHD: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG Nhóm 7 – Lớp NH Đêm1
–K22
6
Sự thay đổi tổng tài sản giữa các khối ngân hàng
Sự thay đổi lớn của nhóm NHTMCP từ năm 2007 đã tạo ra sự chuyển dịch khác nhau
về tổng tài sản giữa các khối. Sự chuyển đổi của một số NHTMCP trước đây chỉ hoạt động
tại một khu vực nông thôn với địa bàn hẹp sang hoạt động trên phạm vi cả nước như
NHTMCP Bưu điện Liên Việt, NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội, NTHMCP Tiên Phong… đã
góp phần làm cho tổng tài sản của các NHTMCP tăng vọt từ năm 2008 đến năm 2011 với
mức tăng trưởng bình quân lên tới 46%, trong khi các NHTMNN chỉ tăng ở mức 29% và
ngân hàng nước ngoài ở mức 30%.
Diễn biến tổng tài sản của 3 khối ngân hàng trong giai đoạn 2008-2012 (Biểu đồ 2) cho
thấy xu hướng cũng tương đồng với xu hướng dịch chuyển của vốn chủ sở hữu. Tổng tài
sản của khối NHTMNN tăng trưởng ổn định trong cả giai đoạn, trong khi khối NHTMCP
sụt giảm tổng tài sản đến cuối năm 2012. Tổng tài sản của khối ngân hàng nước ngoài cũng
theo xu hướng của NHTMCP, giảm nhẹ đến cuối năm 2012.
GVHD: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG Nhóm 7 – Lớp NH Đêm1
–K22
7
Tổng tài sản của 2 khối NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh trong giai đoạn
2008-2011 là do quy mô hoạt động của nhiều ngân hàng được mở rộng, thặng dư cổ phiếu
sau đợt IPO ra công chúng từ 3 NHTMNN hoặc phát hành thêm cổ phiếu hoặc gia tăng
quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận của các NHTMCP. Nguyên nhân quan trọng
hơn cả giải thích sự tăng trưởng nhanh tổng tài sản của 2 khối NHTMNN vàNHTMCP là
sự bùng nổ mạng lưới chi nhánh của một số ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV,
ACB, Sacombank, Techcombank đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng vượt bậc về huy động
vốn, khai thác hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Quy mô tổng tài sản của các ngân
hàng nước ngoài tăng trưởng chậm một phần do quy mô mạng lưới phát triển chậm so với
NHTMNN và NHTMCP, một phần là do người gửi tiết kiệm chưa tiếp cận với nhóm ngân
hàng này mặc dù họ có rất nhiều chương trình marketing, khuyến mại để thu hút nguồn
tiền gửi từ dân cư.
Năm 2012, tổng tài sản của khu vực NHTMNN vẫn tăng trưởng cao hơn so với năm
2011, trong khi hai khu vực NHTMCP và ngân hàng nước ngoài giảm sút. Nguyên nhân
tổng tài sản của khu vực NHTMNN tăng một phần có sự đóng góp không nhỏ của việc
Vietcombank bán 15% vốn cổ phần cho ngân hàng Mizuho của Nhật Bản, tương đương
11.800 tỷ đồng với thặng dư vốn cổ phần lên tới hơn 8.300 tỷ đồng.
Huy động vốn của các khối ngân hàng:
Khoảng cách huy động vốn thu hẹp giữa khối NHTMNN và NHTMCP
GVHD: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG Nhóm 7 – Lớp NH Đêm1
–K22
8
Huy động vốn từ nền kinh tế của 3 khối ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ ràng, đặc biệt là
2 khối NHTMNN và NHTMCP. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân của khu vực
NHTMCP tăng 33%/năm trong giai đoạn 2008-2012, trong khi NHTMNN chỉ tăng trung
bình 18% và ngân hàng nước ngoài tăng 20%. Nhờ tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao
nên khoảng cách số dư huy động giữa hai khu vực NHTMNN và ngân hàng nước ngoài
giảm rất nhiều, tiệm cận ngay từ năm 2010.
Huy động vốn của khu vực NHTMCP có bước tăng đột biến trong 3 năm từ
2009-2011 là do giai đoạn này các NHTMCP vẫn được quyền sử dụng công cụ lãi suất để
cạnh tranh huy động vốn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2012 của
NHTMCP chững lại trong khi nhóm NHTMNN có tốc độ tăng cao hơn hẳn nhóm
NHTMCP. Điều này một phần do tác động của chính sách trần lãi suất huy động cũng như
giới hạn tín dụng của NHNN. Trần lãi suất huy động khiến nhiều người lựa chọn ngân
hàng có uy tín gửi tiền thay vì lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất cao hơn. Hạn mức tín
dụng cũng làm xoa dịu sức ép nhu cầu vốn của nhiều ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng sử
dụng tối đa nguồn vốn huy động từ nền kinh tế để cho vay.
Huy động vốn của khu vực NHTMNN tăng nhanh hơn trong năm 2012 so với hai khu
vực kia là do sự cố tại một sốNHTMCP. Thông tin về sự dịch chuyển nhân sự tại các
NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam như: ACB, Sacombank và Eximbank đã tạo ra những tin
đồn về mất khả năng thanh khoản tại các ngân hàng này. Hậu quả là một lượng tiền lớn
được rút ra trong một một thời gian ngắn tại các ngân hàng này vàđược chuyển tới các
GVHD: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG Nhóm 7 – Lớp NH Đêm1
–K22
9
NHTMNN. Các ngân hàng nước ngoài có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cũng theo xu
hướng chung của nền kinh tế. Khi chính sách tiền tệ được thắt chặt để kiểm soát lạm phát
từ cuối năm 2011, tốc độc tăng trưởng huy động vốn của khối ngân hàng nhà nước đã
chững lại trong năm 2012.
Tuy nhiên, quy mô huy động vốn giữa ba khu vực ngân hàng đã có sự thay đổi lớn từ
năm 2008 đến 2011. Nếu số dư huy động vốn năm 2008 giữa NHTMCP và ngân hàng
nước ngoài chỉ chênh lệch khoảng hơn 300 nghìn tỷ đồng thì sự chênh lệch giữa hai nhóm
đến cuối năm 2012 đã kéo rộng tới hơn 3,5 lần, tương đương với mức chênh lệch hơn 1,1
nghìn tỷ đồng. Như vậy, sự chênh lệch này cho thấy các NHTMCP đã rất nỗ lực trong việc
thực hiện chính sách giá, chăm sóc khách hàng và mở rộng quy mô hoạt động. Điều này
đồng nghĩa với việc các NHTMCP có đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước
ngoài có lợi thế hơn về kinh nghiệm quản lý, công nghệ và sự phát triển đa dạng sản phẩm
dịch vụ.
Ngược lại, khoảng cách huy động vốn giữa nhóm NHTMNN và NHTMCP đã thu
hẹp đáng kểtừnăm 2008 đến 2012. Nếu khoảng cách giữa 2 nhóm ngân hàng này là trên
300 nghìn tỷ năm 2008 thì khoảng cách đó đã thu hẹp xuống dưới 60 nghìn tỷ năm 2012.
Điều này khẳng định sựnỗlực của các NHTMCP trong việc mởrộng thịphần huy động vốn
nhằm tiến tới giảm sự phục thuộc nguồn vốn từ các NHTMNN cũng như tự chủ hơn nữa
trong quản trị thanh khoản.
Hoạt động tín dụng dịch chuyển về tỷ trọng:
Nếu khoảng cách về số dư huy động vốn có sự thay đổi mạnh mẽ trong vòng 4 năm
qua thì dư nợ của các nhóm ngân hàng này cũng có sự dịch chuyển nhưng chưa nhiều.
Biểu đồ 4 mô tả tín dụng của 3 khu vực này với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong
2 năm 2009-2010 thuộc về nhóm NHTMCP. Đây cũng chính lànhững năm tăng trưởng tín
dụng nóng dẫn đến lạm phát bùng nổ năm 2011 lên tới hơn 18%.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 và2012 đã chững lại do NHNN thực
hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua kênh lãi suất (trần lãi suất huy động) và thông
qua kênh tín dụng (hạn mức tăng trưởng tín dụng vàhạn mức tín dụng thắt chặt cho một số
ngành không khuyến khích) đã chặn đà tốc độ tăng trưởng tín dụng. Kết quả là tốc