Năm 1968, công ty được thành lập với tên gọi là nhà máy đường Biên Hòa với sản phẩm là đường ngà công suất 400 tấn/ ngày và chưng cất rượu Rhum. Công ty đặt trụ sở chính tại đường số 1 KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai với tổng diện tích mặt bằng là 198 245,9 m2. Qua quá trình phát triển và liên tục đổi mới công nghệ, đa dạng hóa ngành nghề sản xuất thì đến năm 2001, công ty chính thức cổ phần hóa với tên gọi là Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa. Đến tháng 12/2006, cổ phiếu công ty chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ( HOSE ) với mã chứng khoán là BHS.
19 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7525 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐƯỜNG BIÊN HÒA
Nhóm sinh viên :
Hoàng Thị Lan.
Đỗ Thị Kim Ngân.
Trần Ngọc Bảo Trân.
Nguyễn Trọng Hiên.
Huỳnh Anh Tài.
Tổng quan về Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa.
I. Sơ lược về công ty.
Lịch sử hình thành.
Năm 1968, công ty được thành lập với tên gọi là nhà máy đường Biên Hòa với sản phẩm là đường ngà công suất 400 tấn/ ngày và chưng cất rượu Rhum. Công ty đặt trụ sở chính tại đường số 1 KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai với tổng diện tích mặt bằng là 198 245,9 m2. Qua quá trình phát triển và liên tục đổi mới công nghệ, đa dạng hóa ngành nghề sản xuất thì đến năm 2001, công ty chính thức cổ phần hóa với tên gọi là Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa. Đến tháng 12/2006, cổ phiếu công ty chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ( HOSE ) với mã chứng khoán là BHS.
Các thành tựu đạt được.
Qua quá trình hơn 40 năm hoạt động, công ty đã đạt được nhiều thành quả cao: Được tổ chức BVQI ( Vương quốc Anh ) cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002:2000; được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI”; sản phẩm của công ty 12 năm liền là “Hàng Việt Nam chất lượng cao ( 1997 – 2008 )”; lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam…
Cơ cấu tổ chức của công ty.
Cơ cấu tôt chức của công ty hiện gồm: Trụ sở công ty đặt tại KCN Biên Hòa 1, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai; công ty còn có các chi nhánh Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và đơn vị trực thuộc là Nhà máy Đường Biên Hòa – Tây Ninh tọa lạc tại xã Tân Bình, TX.Tây Ninh, với một số nông trường và các nông trại trực thuộc có diện tích hơn 1000 ha. Đây là nơi cung ứng nguyên liệu cho sản xuất đường luyện và cũng là nơi sản xuất ra hàng ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho nông nghiệp.
4. Định hướng phát triển.
Với quan điểm phát triển, công ty cổ phần đường Biên Hòa hướng đén việc tạo giá trị cho tất cả các bên liên quan bao gồm các cổ đông sở hữu, người lao động, nông dân vùng nguyên liệu, các khách hàng, các nhà cung ứng, và các bên liên quan khác, công ty có chiến lược phát triển như sau:
Phát triển ổn định vùng nguyên liệu mía.
Giữ vững vị trí dẫn đầu về uy tín sản phẩm và chất lượng đường tinh luyện.
Đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phát huy liên doanh liên kết.
Tổ chức quản lý sản phẩm kinh doanh hợp lý, áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiện đại, đáp ứng nhu cầu mở rộng địa bàn hoạt động và đa dạng hóa ngành nghề.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
II. Hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các dòng sản phẩm.
Đường tinh luyện:
Đường RS đóng bao, RS + Vitamin A, RS túi là xanh.
RE túi cành mai, RE bổ sung vitamin A, RE que 8 gr túi in, RE túi xanh dương, RE đặc biệt, RE sản xuất.
Rượu :
Vang nho 13o, Champange đỏ 10o, st napoleon 390, Marten 390, stick su, rượu Rhum 290…
Hệ thống phân phối.
Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam và 4 chi nhánh: tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố HCM và Thành phố Cần Thơ, các sản phẩm cuả Công Ty đã được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến và tin dùng.
Vị thế công ty trong ngành.
Công ty đường Biên Hòa đã được thành lập 44 năm, có thể nói là một trong những công ty đường được thành lập sớm nhất ở Việt Nam. Vì vậy, sản phẩm đường Biên Hòa trở thành một thương hiệu quen thuộc đối với người dân Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước. Cùng với cơ cấu sản phẩm đa dạng và hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc vào Nam, thị phần công ty chiếm một vị trí không nhỏ trong ngành sản xuất đường cả nước.
Công ty còn xuất sản phẩm đi các thị trường khối ASEAN, Trung Quốc.
Đến nay, đường Biên Hòa chiếm 10% tổng thị phần đường cả nước, riêng kênh tiêu dùng trực tiếp thì công ty chiểm 70% thị phần.
Ngoài ra, công ty cổ phần đường Biên Hòa là đơn vị duy nhất có nhà máy luyện đường chuyên biệt, có khả năng sản xuất đường luyện quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ. Đồng thời, công ty có đủ năng lực cung ứng kịp thời sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước. Trong ngành mía đường Việt Nam, công ty cổ phần đường Biên Hòa là đơn vị duy nhất được Người tiêu dung bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục 10 năm. Trên thị trường tiêu dung đường, duy nhất chỉ có công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là đơn vị cung ứng sản phẩm đường phong phú, đáp ứng đủ nhu cầu đa dạng cho mọi đối tượng. Do vậy có thể nói công ty đường Biên Hòa là một thương hiệu mạnh trong ngành đường Việt Nam.
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.
Cơ cấu tài sản.
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ lệ %
I.TÀI SẢN NGẮN HẠN
618,030,207,809
60.88%
752,872,194,157
58.74%
134,841,986,348
21.82%
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
58,758,932,992
5.79%
178,778,249,429
13.95%
120,019,316,437
204.26%
2. Các khoản phải thu ngắn hạn
254,984,447,595
25.12%
234,744,313,899
18.31%
-20,240,133,696
-7.94%
3. Hàng tồn kho
299,228,764,041
29.48%
333,067,839,752
25.99%
33,839,075,711
11.31%
4. Tài sản ngắn hạn khác
5,058,063,181
0.50%
6,281,791,077
0.49%
1,223,727,896
24.19%
II. TÀI SẢN DÀI HẠN
397,162,090,549
39.12%
528,865,023,152
41.26%
131,702,932,603
33.16%
1. Các khoản phải thu dài hạn
65,945,864,185
6.50%
58,765,140,846
4.58%
-7,180,723,339
-10.89%
2. Tài sản cố định
277,480,000,486
27.33%
406,501,374,593
31.71%
129,021,374,107
46.50%
3. Lợi thế thương mại
20,177,202,857
1.99%
17,995,883,629
1.40%
-2,181,319,228
-10.81%
4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
29,217,600,000
2.88%
30,775,710,000
2.40%
1,558,110,000
5.33%
5. Tài sản dài hạn khác
4,341,423,021
0.43%
14,826,914,085
1.16%
10,485,491,064
241.52%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
1,015,192,298,358
100.00%
1,281,737,217,308
100.00%
266,544,918,950
26.26%
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tỷ lệ Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản cao cho thấy trong cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn (TSNH) chiếm tỷ trọng lớn, với năm 2011 tỷ lệ đó đạt 58,74% tương ứng với giá trị 752,872,194,157 đồng, năm 2010 tỷ lệ này là 60,88%, song giá trị chỉ đạt 618,030,207,809 đồng, TSNH năm 2011 đã tăng 134,841,986,348 đồng tương ứng với tốc độ tăng 21,82%.
Giá trị TSNH tăng trong khi đó tỷ lệ TSNH/ Tổng tài sản lại giảm lượng đáng kể cho thấy công ty đã chuyển dịch đầu tư sang tài sản dài hạn và do được đầu tư trước đó trong năm 2011 tài sản ngắn hạn đã đem lại hiệu quả với giá trị tăng cao.
Phân tích cụ thể cơ cấu tài sản
Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản của công ty, đạt mức 13,95% vào năm 2011, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền/Tổng tài sản năm 2010 (5,79%). Lượng tiền tăng mạnh với mức 120,019,316,437 đồng so với năm 2010, tương ứng với tốc độ tăng 204,26% đặc biệt là các khoản tương đương tiền ( các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn không quá 3 tháng). Lượng tiền lớn có được có thể do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay từ hoạt động tài chính đem lại.
Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng xấp xỉ 1/5 trong tổng tài sản, tỷ lệ Các khoản phải thu ngắn hạn/Tổng tài sản năm 2011 là 18,31%, năm 2010 là 25,12%. Giá trị các khoản phải thu giảm 20,240,133,696 đồng, tương ứng tốc độ giảm 7,94%. Cụ thể, công ty đã tăng khoản trả trước cho người bán lên 38.313.451.697 đồng vào năm 2011, và giảm các khoản phải thu khác 1 lượng lớn là 63.263.714.397 đồng tương ứng tốc độ giảm 89,35%, công ty đã thu hồi được số tiền bị chiếm dụng trong các khoản phải thu khác. Và năm 2011, công ty không trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Trong sản xuất kinh doanh, việc đi chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn là việc bình thường. Song việc công ty cho các đối tác nợ bao nhiêu (hay bị chiếm dụng bao nhiêu) là hợp lý, công ty đã tăng khoản trả trước cho người bán, điều này có thể tạo sự hấp dẫn với người bán, sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn.
Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn , đòi hỏi công ty phải xác định được lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý. Do đặc trưng của ngành mía đường Việt Nam là có tính thời vụ, thường chủ yếu thu hoạch, vận chuyển và sản xuất trong thời gian khoảng 5 tháng ( tháng 11 đến tháng 4 năm sau), sau đó tồn kho thành phẩm để bán cho các tháng còn lại trong năm. Hàng tồn kho của công ty tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản, chiếm gần ½ trong tổng tài sản ngắn hạn, cụ thể: năm 2011 hàng tồn kho chiếm tỷ lệ 25,99% với giá trị là 333,067,839,752 đồng, thấp hơn năm 2010 (29,48%) nhưng giá trị lại tăng 33,839,075,711 đồng, tương ứng tốc độ tăng 11,31%. Trong đó, đặc biệt chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng mạnh nhất. Công ty mở rộng sản xuất làm tăng lượng hàng tồn kho nhưng do khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh đã làm giảm tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản.
Cùng với việc tăng tiền và hàng tồn kho vào năm 2011, các khoản TSNH khác cũng tăng lên về mặt lượng song tỷ trọng TSNH khác/ Tổng tài sản chiếm rất nhỏ.
Chiếm 1 tỷ lệ lớn thứ hai trong tổng tài sản phải nói đến tài sản dài hạn, việc đầu tư vào tài sản dài hạn đó chính là việc đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2011, tổng mức tài sản dài hạn đạt 528,865,023,152 đồng chiếm tỷ trọng 41,26% trên tổng tài sản, đã tăng 131,702,932,603 đồng, tương ứng tốc độ tăng 33,16% so với năm 2010.
Với chiến lược mở rộng quy mô, đầu tư sản xuất kinh doanh, công ty tập trung đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ), TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản dài hạn của công ty với tỷ lệ / Tổng tài sản năm 2011 là 31,71% tương ứng số tiền là 406,501,374,593 đồng đã tăng hơn năm 2010 cả về giá trị và tỷ trọng là 129,021,374,107 đồng, tương ứng tốc độ tăng 46,50%. Trong đó, công ty giảm đầu tư TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình với mức giảm tương ứng năm 2011 là 19,340,265,291 đồng và 1,357,354,993 đồng và tăng đầu tư xây dựng cơ bản dở dang, công ty tiếp tục đầu tư các dự án đang dở dang như dự án đầu tư thiết bị nâng hiệu suất ép và công suất đạt 4.000 tấn mía/ngày tại nhà máy đường Biên Hòa- Tây Ninh, Dự án tiết kiệm năng lượng và nâng công suất giai đoạn I tại PX đường luyện- nhà máy Biên Hòa và đầu tư mới dự án Trồng và sản xuất mía đường tại Campuchia… làm giá trị XDCB dở dang tăng mạnh trong năm 2011 với mức 149,718,994,391 đồng, tương ứng tốc độ tăng 345,01%.
Chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản, các khoản mục trong tài sản dài hạn như các khoản phải thu dài hạn, các khoản đầu tư tài chính hay tài sản dài hạn khác cũng có những biến động tăng giảm không đáng kể giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động tốt.
Cơ cấu nguồn vốn.
Đánh giá khái quát cơ cấu nguồn vốn của công ty
Để đánh giá khái quát cơ cấu nguồn vốn của DN, người ta thường xét 2 chỉ tiêu là Hệ số nợ và Hệ số tài trợ.
+ Hệ số nợ: là chỉ tiêu giúp chủ đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của DN và làm thế nào DN có thể chi trả cho các hoạt động. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn thì DN ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số nợ của công ty 2 năm 2010 và 2011 lần lượt là 51,08% và 57,21%. Như vậy, có thể thấy công ty có hệ số nợ tương đối cao (>50%) và có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn (năm 2011, hệ số nợ của công ty tăng 6,13% so với năm 2010). Trung bình 57% tài sản của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn nợ, 43% tài sản còn lại được đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này khiến cho công ty phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, áp lực trả nợ và rủi ro tài chính cao, đòn bẩy tài chính cũng vì thế mà cao.
Phân tích cụ thể cơ cấu nguồn vốn của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ lệ %
I. NỢ PHẢI TRẢ
518,517,643,586
51.08%
733,238,203,766
57.21%
214,720,560,180
41.41%
1 Nợ ngắn hạn
403,366,337,560
39.73%
628,124,819,121
49.01%
224,758,481,561
55.72%
2. Nợ dài hạn
115,151,306,026
11.34%
105,113,384,646
8.20%
-10,037,921,380
-8.72%
II. VỐN CHỦ SỞ HỮU
496,674,654,772
48.92%
548,499,013,542
42.79%
51,824,358,770
10.43%
1. Vốn chủ sở hữu
496,674,654,772
48.92%
548,499,013,542
42.79%
51,824,358,770
10.43%
2. Nguồn kinh phí và cac quỹ khác
0.00%
0.00%
0
III. LƠI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
0.00%
0.00%
0
TỔNG NGUỒN VỐN
1,015,192,298,358
100.00%
1,281,737,217,308
100.00%
266,544,918,950
26.26%
Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty, ta thấy tổng nguồn vốn năm 2011 tăng 266,544,918,950 đồng so với năm 2010, tương ứng với tốc độ tăng 26,26%. Điều này chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Xu hướng thay đổi tỷ trọng các khoản mục nguồn vốn của công ty từ đầu năm đến cuối năm 2011 nghiêng về sự gia tăng tỷ trọng của Nợ phải trả.
Mặc dù tỷ lệ tăng của VCSH là không nhiều (10,43%) nhưng đây cũng là tín hiệu tốt cho thấy công ty làm ăn có lãi trong năm trước. Cụ thể là Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 22,049,812,645 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 21,32%, các Quỹ đầu tư phát triển và Quỹ dự phòng tài chính cũng lần lượt tăng 51,83% và 71,91% nhờ việc trích lập từ Lợi nhuận năm 2010. Tuy nhiên, VCSH tăng lại chủ yếu là do năm 2011 các chủ đầu tư khác góp thêm vốn ( tăng 61,87%), chiếm tỷ trọng là 5,09%.
Theo trên, tổng Nguồn vốn của công ty năm 2011 tăng so với năm 2010 chủ yếu là do sự gia tăng về Nợ phải trả. Công ty sử dụng Nợ dài hạn khá ít so với Nợ ngắn hạn. Cụ thể, Nợ ngắn hạn luôn lớn xấp xỉ từ 4-5 lần Nợ dài hạn. Trong năm 2011, Nợ ngắn hạn tăng 55,72%, trong khi Nợ dài hạn lại có xu hướng giảm 8,72%.
Như trên đã phân tích, hệ số nợ của công ty là tương đối cao và tăng vào năm 2011, vậy tại sao công ty vẫn gia tăng được lượng vốn vay của mình? Công ty đã lấy gì để thuyết phục các nhà đầu tư tín dụng cho vay?
Căn cứ vào Báo cáo tài chính, ta thấy nguồn vốn đi chiếm dụng này chủ yếu là nợ và vay Ngân hàng. Thực tế, để nhận được các khoản vay này, công ty đã phải thế chấp bằng:
- các khoản phải thu khách hàng
- giá trị hàng tồn kho
- quyền sử dụng đất
- tài sản cố định hữu hình
Tăng cường sử dụng vốn vay có ưu điểm là được lợi về Thuế TNDN. Tuy nhiên chi phí sử dụng lãi vay tương đối cao và rủi ro tài chính cao cũng là điều đáng lưu tâm.
Bên cạnh chỉ tiêu Vốn vay/Tổng NV, ta cần lưu ý đến chỉ tiêu Phải trả người bán/Tổng NV. Ta thấy khoản mục Phải trả người bán trên Bảng CĐKT mặc dù chiếm tỷ trọng không nhiều trong Tổng NV, nhưng lại có tỷ lệ tăng rất cao từ đầu năm đến cuối năm 2011 là 120,04%. Chỉ tiêu này càng khẳng định rằng công ty đã có chính sách tăng cường chiếm dụng vốn để sử dụng cho HĐKD. Tuy nhiên việc này cũng khiến cho công ty mất đi một khoản thu từ việc hưởng các khoản chiết khấu từ người bán.
Trong năm 2011,công ty đã thực hiện khá tốt các khoản đóng góp thuế cho Nhà nước (cụ thể trên BCTC là việc đóng góp các khoản Thuế TNDN và Thuế TNCN) và chi trả lương cho người lao động, chi phí phải trả và các khoản phải trả, phải nộp khác.
Thặng dư vốn cổ phần năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010 là 114.659.600.000 VNĐ, tương ứng tốc độ giảm 74,22%, công ty đã không thu hút được số vốn lớn từ thặng dư cổ phần trong năm.
Tóm lại, qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2011 của CTCP Đường Biên Hòa, ta thấy được tình hình Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả của công ty này. Có thể thấy công ty đang theo luồng chính sách mạo hiểm với hệ số nợ năm 2011 tương đối cao (57,21%). Hệ số Nợ cao sẽ rất khó khăn khi thuyết phục các nhà đầu tư tín dụng cho vay. Chính vì vậy, công ty cần phải có các giải pháp thích hợp để giảm số nợ phải trả, tăng số vốn chủ sở hữu, luôn luôn có sự cân đối giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu.
Phân tích mối quan hệ cân bằng trên bảng CĐKT.
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Nợ dài hạn
115,151,306,026
105,113,384,646
Vốn chủ sở hữu
496,674,654,772
548,499,013,542
Tài sản dài hạn
397,162,090,549
528,865,023,152
Phải thu ngắn hạn
254,984,447,595
234,744,313,899
Hàng tồn kho
299,228,764,041
333,067,839,752
Tài sản ngắn hạn khác
5,058,063,181
6,281,791,077
Nợ ngắn hạn
403,366,337,560
628,124,819,121
Vay và nợ ngắn hạn
224,775,330,583
361,712,095,401
Vốn lưu động thường xuyên
214,663,870,249
124,747,375,036
Nhu cầu vốn lưu động
380,680,267,840
307,681,221,008
Vốn bằng tiền
-166,016,397,591
-182,933,845,972
Năm 2010 Năm 2011
Vốn LĐTX
124,747,375,036
Nhu cầu vốn lưu động
307,681,221,008
Vốn LĐTX
214,663,870,249
Nhu cầu vốn lưu động
380,680,267,840
Vốn bằng tiền
-182,933,845,972
Vốn bằng tiền
-166,016,397,591
Vốn bằng tiền ở cả 2 năm 2010 và 2011 đều âm trong khi 2 chỉ tiêu còn lại dương chứng tỏ rằng doanh nghiệp chiếm dụng được vốn từ bên thứ ba lớn hơn toàn bộ nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; mặt khác doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ trên cơ sở nguồn vốn dài hạn =>> lượng tiền mặt của doanh nghiệp đang lớn =>>có thể gây ứ đọng vốn, doanh nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh.
Phân tích kỹ các nhân tố tác động đến chỉ tiêu.
Chỉ tiêu
Tuyệt đối 2011 & 2010
Vốn LĐTX
-89,916,495,213
Nhu cầu VLĐ
-72,999,046,832
Vốn bằng tiền
-16,917,448,381
Chỉ tiêu
CL tuyệt đối 2011 so với 2010
CL tương đối 2011 so với 2010
Nợ dài hạn
-10,037,921,380
-8.72%
Vốn chủ sở hữu
51,824,358,770
10.43%
Tài sản dài hạn
131,702,932,603
33.16%
Vốn LĐTX giảm: -89,916,495,213 đồng so với năm 2010 là do năm 2011: nợ dài hạn của doanh nghiệp giảm xuống so với năm 2010 giảm -10,037,921,380 đồng là do vay và nợ dài hạn có sự giảm xuống, 114,541,165,363 đồng (năm 2010) giảm xuống còn 104,338,661,817 đồng (năm 2011)
Tài sản dài hạn: công ty tiếp tục đầu tư các dự án đang dở dang như dự án đầu tư thiết bị nâng hiệu suất ép và công suất đạt 4.000 tấn mía/ngày tại nhà máy đường Biên Hòa- Tây Ninh, Dự án tiết kiệm năng lượng và nâng công suất giai đoạn I tại PX đường luyện- nhà máy Biên Hòa và đầu tư mới dự án Trồng và sản xuất mía đường tại Campuchia làm cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng lên.
Vốn chủ sở hữu tăng 51,824,358,770 đồng so với năm 2010 việc tăng của mục này chủ yếu là sự gia tăng của vốn góp của vốn chủ sở hữu 114,659,600,000 đồng; dự phòng tài chính 7,443,636,531 đồng; quỹ đầu tư phát triển 22,330,909,594 đồng; lợi nhuận chưa phân phối 22,049,812,645 đồng.
Phân tích các chỉ số tài chính.
a, Phân tích năng lực hoạt động
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
Vòng quay khoản phải thu
8.09
10.48
2.39
Kỳ thu tiền bình quân
45.13
34.83
-10.30
Vòng quay hàng tồn kho
7.02
7.26
0.24
Số ngày 1 vòng quay HTK
52.02
50.28
-1.74
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
7.41
7.50
0.09
Hiệu suất sử dụng tổng TS
2.11
2.23
0.12
Nhận xét: Nhìn một cách khái quát có thể thấy tình hình năng lực hoạt động của doanh nghiệp biến động theo chiều hướng tăng.
Vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp tương đối cao: Năm 2011 so với năm 2010, số vòng quay KPT tăng từ 8,09 lên 10,48. Trong điều kiện doanh thu thuần năm 2010 là 2,004,518,000,661 đồng đã tăng lên 2,564,622,002,294 đồng tương ứng tăng lên một lượng tuyệt đối là 560,104,001,633 đồng tương đương lượng tương đối là 27,94% và bên cạnh đó các khoản phải thu cũng có sự thay đổi, năm 2010 với các khoản phải thu bình quân là 248,232,858,863 đồng đến năm 2011 đã giảm là 244,864,380,747 đồng tức là đã giảm 3,368,478,116 đồng tương ứng với số tương đối là 1,36%. Điều này một lần nữa thể hiện công tác quản lý nợ phải thu của doanh nghiệp tốt hơn (năm sau tốt hơn năm trước).
Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng tăng: năm 2011 so với năm 2010 vòng quay hàng tồn kho tăng 0,24. Xét cụ thể có thể thấy tình hình giá vốn hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2011 so với năm 2010 tăng lượng tuyệt đối là 539,154,706,983 đồng tương ứng lượng tương đối là 30,71%. Về hàng tồn kho bình quân tăng lượng tuyệt đối là 65,898,206,118 đồng tương ứng mức tương đối là 26,33%. Nhìn chung doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho tốt hơn trước, giảm lượng tiền bị ứ đọng.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: năm 2011 so với năm 2010, hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng từ 7,41 lên 7,50, trong điều kiện doanh thu năm 2011