Đề tài Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm

Lịch sử hình thành: • Tiền thân của công ty dược Imexpharm là XN Liên hiệp dược Đồng Tháp, trực thuộc sở y tế Đồng Tháp. Tháng 11/1992 XN liên hiệp dược Đồng Tháp được đổi tên thành Công ty dược phẩm Đồng Tháp, Trực thuộc UBND Đồng Tháp. • Tháng 11/1999 Công ty dược phẩm Đồng Tháp đổi tên thành Công ty dược phẩm TW 7 trực thuộc Tổng công ty dược VN. • Tháng 07/2001, Công ty dược phẩm TW 7 chuyển thành công ty dược phẩm Imexpharm với vốn điều lệ 22 tỷ đồng. • Công ty bắt đầu niêm yết với mã IMP ngày 04/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.

docx38 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 8412 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A/ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CTCP DƯỢC PHẨM IMEXPHARM THÔNG TIN TÌNH HUỐNG – CTCP DƯỢC PHẨM IMEXPHARM Thông tin chung Nhóm ngành: Dược phẩm Vốn điều lệ: 167.059.500.000 đồng Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 16.705.810 cổ phần Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 16.405.950 cổ phần Lịch sử hình thành: Tiền thân của công ty dược Imexpharm là XN Liên hiệp dược Đồng Tháp, trực thuộc sở y tế Đồng Tháp. Tháng 11/1992 XN liên hiệp dược Đồng Tháp được đổi tên thành Công ty dược phẩm Đồng Tháp, Trực thuộc UBND Đồng Tháp. Tháng 11/1999 Công ty dược phẩm Đồng Tháp đổi tên thành Công ty dược phẩm TW 7 trực thuộc Tổng công ty dược VN. Tháng 07/2001, Công ty dược phẩm TW 7 chuyển thành công ty dược phẩm Imexpharm với vốn điều lệ 22 tỷ đồng. Công ty bắt đầu niêm yết với mã IMP ngày 04/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất mua bán, xuất nhập khẩu dược phẩm; thiết bị và dụng cụ y tế; nguyên liệu bao bì sản xuất thuốc. Sản xuất mua bán, xuất nhập khẩu thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm; thực phẩm chức năng; các loại thuốc uống, nước có cồn, có gas, các chất diệt khuẩn, khử trùng người. Cung cấp các dịch vụ hệ thống kho bảo quản các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Nuôi trồng chế biến và mua bán dược liệu. Kinh doanh ngành du lịch nghỉ dưỡng. Đầu tư tài chính. Địa chỉ: Số 4, Đường 30/4, Phường 1, Thị xã Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp Điện thoại: 84-(67) 385 19 41 Fax: 84-(67) 385 31 06 Email: imp@imexpharm.com Website:  Thông tin tài chính Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty trong 5 năm từ năm 2008 – 2012, bao gồm: (i) Bảng Cân đối kế toán; (ii) Báo cáo Kết quả kinh doanh; (iii) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, được tóm tắt theo bảng dưới đây: Bảng Cân đối kế toán giai đoạn 2008 – 2012 (Đơn vị: triệu đồng) TÀI SẢN 2012 2011 2010 2009 2008 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 547.353 566.759 497.688 527.191 398.184 I. Tiền và tương đương tiền 122.127 140.281 111.007 135.040 110.881 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 6.853 3.035 3.601 12.808 25.707 III. Phải thu ngắn hạn 202.183 194.275 199.981 175.895 106.864 IV. Hàng tồn kho 208.206 222.400 172.674 195.921 148.255 V. Tài sản ngắn hạn khác 7.984 6.769 10.425 7.527 6.478 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 314.258 260.930 253.313 204.278 198.227 I. Phải thu dài hạn  -  -  -  -  - II. Tài sản cố định 269.738 213.030 205.073 152.338 131.977 III. Bất động sản đầu tư  -  -  -  -  - IV. Đầu tư tài chính dài hạn 29.929 33.040 33.810 37.648 39.176 V. Tài sản dài hạn khác 14.591 14.861 14.430 14.291 27.074 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 861.611 827.689 751.000 731.469 596.411 NGUỒN VỐN 2012 2011 2010 2009 2008 A. NỢ PHẢI TRẢ 147.428 118.671 161.741 193.739 83.837 I. Nợ ngắn hạn 134.751 116.644 160.035 182.931 81.905 Vay và nợ ngắn hạn  - 3.500 14.587 30.761 4.000 II. Nợ dài hạn 12.677 2.028 1.706 10.808 1.932 Vay và nợ dài hạn  - -  -  9.029 -  B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 714.183 709.018 589.260 537.730 512.574 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 861.611 827.689 751.000 731.469 596.411 Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 – 2012 (Đơn vị: triệu đồng) IMP 2012 2011 2010 2009 2008 Doanh thu bán hàng và CCDV 819.691 777.098 766.505 663.516 569.023 Các khoản giảm trừ doanh thu 1.570 733 2.511 3.439 7.178 Doanh thu thuần về BH và CCDV 818.121 776.365 763.994 660.077 561.845 Giá vốn hàng bán và DV cung cấp 440.517 388.430 411.098 366.643 319.809 Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 377.604 387.935 352.896 293.434 242.036 Doanh thu hoạt động tài chính 11.727 12.941 10.140 11.245 16.987 Chi phí tài chính 7.550 7.178 8.029 9.685 13.913 Trong đó: Chi phí lãi vay 530 723 2.443 1.797 533 Chi phí bán hàng 215.485 234.582 220.270 181.877 145.012 Chi phí quản lý doanh nghiệp 61.197 48.098 35.440 29.965 24.969 Lãi/ Lỗ thuần từ HĐKD 105.099 111.018 99.297 83.152 75.129 Thu nhập khác 2.649 4.369 3.428 37.139 1.000 Chi phí khác 4.113 4.899 4.604 39.763 5.356 Lợi nhuận khác -1.464 -530 -1.176 -2.624 -4.356 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 103.635 110.488 98.121 80.528 70.773 Chi phí thuế TNDN hiện hành 26.021 32.882 17.655 14.336 12.240 Chi phí thuế TNDN hoãn lại  - -  -  485 267 Lợi nhuận sau thuế TNDN 77.614 77.606 80.466 65.707 58.266 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đơn vị: VND) 5.016 5.333 6.934 5.659 4.997 Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2008 – 2012 (Đơn vị: triệu đồng) Các chỉ tiêu tổng hợp 2012 2011 2010 2009 2008 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 116.331 -1.981 50.851 -14.868 62.681 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT -69.507 -19.014 -26.039 12.991 31.170 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC -64.984 50.455 -48.634 25.366 -32.037 Lưu chuyển tiền thuần trong năm -18.160 29.460 -23.822 23.489 61.814 Tiền và tương đương tiền đầu năm 140.282 111.007 135.041 110.881 49.244 Ảnh hưởng của thay đổi TGHĐ 5 -185 -212 671 -177 Tiền và tương đương tiền cuối năm 122.127 140.282 111.007 135.041 110.881 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CTCP DƯỢC PHẨM IMEXPHARM DƯỚI GIÁC ĐỘ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CÔNG TY Phân tích thông tin phi tài chính: Tổng quan về ngành Dược Việt Nam và CTCP Dược phẩm Imexpharm Tổng quan về ngành Dược Việt Nam Những điểm thuận lợi của ngành Dược Việt Nam (Strengths) Điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu Việt Nam là một trong những nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất phong phú về đa dạng sinh học và có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc: Sự đa dạng về chủng loại cây thuốc: Theo số liệu báo cáo của Hội nghị phát triển dược liệu và sản phẩm thuốc quốc gia tại Bình Dương năm 2010 đã ghi nhận 3.948 loài thực vật, nấm lớn có công dụng làm thuốc. Trong đó có hơn 200 loài đã được giới thiệu và cho khai thác, cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu (mỗi năm khai thác từ 10.000 – 20.000 tấn dược liệu các loại). Vùng phân bố rộng: Các loài cây thuốc được phân bố rộng khắp trên toàn lãnh thổ đất nước, trải dài trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp, 9 vùng sinh thái lâm nghiệp, từ khí hậu nhiệt đới núi cao đến vùng trung du phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, vùng núi cao Tây Nguyên, Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Sự ưu tiên và chú trọng phát triển của Nhà nước Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chỉ đạo xây dựng Ngành Dược Việt Nam phát triển một cách bền vững, đảm bảo cung ứng nguồn thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Phát triển Ngành Dược Việt Nam đúng hướng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh y tế và an sinh xã hội trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài. Chính phủ đang khuyến khích gia tăng sản xuất dược phẩm trong nước, đặc biệt là chính sách thuốc generic. Các nhà máy dược phẩm đăng ký và sản xuất để lưu hành thuốc generic tại Việt Nam được hưởng các chính sách ưu đãi về vay vốn, thuê đất và nộp thuế. Thuốc generic sản xuất tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế quy định được ưu tiên sử dụng trong các cơ sở y tế công lập, trong việc đấu thầu mua thuốc từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí bảo hiểm y tế và các chương trình y tế quốc gia. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân cung ứng và sử dụng thuốc generic. Ngành ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Dược là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhất. Mặc dù công nghiệp dược trên thế giới tăng trưởng chậm lại trong 2 năm gần đây, công nghiệp dược ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam vẫn có thể đạt tốc độ tăng trưởng 12% - 15% trong giai đoạn 2009 – 2012. Những điểm hạn chế của ngành Dược Việt Nam (Weaknesses) Thiếu cung nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước Ngành dược ở Việt Nam mới tập trung vào công nghiệp bào chế thuốc trong khi không xây dựng được ngành sản xuất nguyên liệu. Hiện nay, nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước vẫn phải nhập khẩu đến 90%. Cả nước mới chỉ có một cơ sở sản xuất kháng sinh nguyên liệu Amoxcyllin và Ampicillin, chiếm khoảng 1% giá trị sản xuất thuốc và 0,3% giá trị tiêu dùng thuốc ở Việt Nam. Tình trạng thiếu cung nguyên liệu sản xuất trong nước vẫn không được khắc phục khi tốc độ tăng trưởng của nguyên liệu nhập khẩu hàng năm vẫn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thuốc sản xuất. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn dược liệu nước ngoài khiến cho giá thuốc trong nước luôn chịu tác động từ biến động giá của thế giới và tỷ giá giữa VND và ngoại tệ. Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu Theo số liệu thống kê vào tháng 6 năm 2009 của Cục Quản lý Dược, toàn quốc đang có 13.928 dược sĩ đại học và trên đại học, 29.785 dược sĩ trung học, 32.699 dược tá. Như vậy, tỷ lệ dược sĩ tại Việt Nam mới chỉ đạt 1,5 dược sĩ trên 1 vạn dân. Tuy nhiên, số dược sĩ này phân bố không đồng đều mà tập trung 52% tại hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội, riêng 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm 2/3 số lượng dược sĩ đại học, khiến cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn thiếu cán bộ dược trầm trọng. Hơn nữa, trình độ nhân viên ngành dược thấp và ít kinh nghiệm thực tế. Các dược sĩ có bằng sau đại học và trình độ Tiếng Anh tốt rất hiếm, đây là một hạn chế lớn trong việc tiếp cận công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển. Thuốc giả chiếm một phần lớn trên thị trường tiêu thụ Theo báo cáo của Interpol năm 2008, số lượng mẫu thuốc giả phát hiện tại Việt Nam rất cao (406 mẫu), đứng thứ hai – so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Do lợi nhuận từ thuốc giả, thuốc kém phẩm chất cao và người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa có thói quen mua thuốc theo đơn của bác sĩ nên nạn thuốc giả và thuốc kém chất lượng vẫn hoành hành. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc đầu vào vẫn chưa có đủ quy mô và trang thiết bị cần thiết để kiểm tra do công nghệ làm thuốc giả ngày càng tinh vi. Thuốc giả không chỉ xuất hiện ở những vùng sâu, vùng xa mà còn tập trung ở những thành phố lớn đông dân cư và có sức tiêu thụ lớn. Nhóm thuốc kháng sinh và thuốc Đông dược đang bị làm giả nhiều nhất. Hệ thống phân phối chưa có sự chuyên nghiệp Hoạt động của phần lớn doanh nghiệp dược trong nước còn dựa vào cơ chế ưu đãi của Nhà nước như độc quyền nhập khẩu, hay được giao phụ trách và khai thác các chương trình quốc gia hay của địa phương. Trong khi các công ty cấp tỉnh chủ yếu phân phối các mặt hàng dược phẩm trong địa bàn, nên mặt hàng không có nhiều sự đa dạng, lợi nhuận thấp. Hệ thống phân phối của các công ty dược Việt Nam còn chồng chéo, tranh giành thị trường, mua bán lòng vòng của nhiều doanh nghiệp dược trong nước. Những cơ hội cho các công ty trong ngành Dược Việt Nam (Opportunities) Nhu cầu về nguyên phụ liệu và thuốc thành phẩm của Việt Nam khá lớn Trong những năm gần đây, chi tiêu của người dân Việt Nam cho dịch vụ y tế, đặc biệt cho dược phẩm ngày càng gia tăng. Nếu như năm 1998, chi tiêu cho tiền thuốc theo đầu người mới chỉ đạt 5,5 USD/người thì năm 2008 con số này đã lên mức 16,45 USD/người, tăng gấp 3 lần so với năm 1998. Nếu so sánh với phần thu nhập tăng thêm thì cứ 1 USD thu nhập tăng thêm, người Việt Nam trích khoảng 1% cho chi tiêu dược phẩm. Với lợi thế về dân số đông và trẻ, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ tiềm năng đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng như đa quốc gia. Dân số Việt Nam dự báo sẽ đạt 93 triệu người vào năm 2015. Việc gia tăng dân số cùng với tăng trưởng thu nhập sẽ thúc đẩy chi tiêu cho dược phẩm. Thị trường nội địa có nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết Phần lớn người Việt Nam tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, có nhu cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dược Việt Nam mở rộng thị trường. Người tiêu dùng Việt ngày càng có mức sống nâng cao, tình trạng sức khỏe ngày càng được quan tâm vì vậy có nhu cầu thuốc cao để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa bệnh như một nhu cầu thiết yếu thì các loại thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe như vitamin hay các loại thuốc tăng cường sức khỏe khác sẽ được sử dụng nhiều hơn. Ngành công nghiệp tân dược nội địa rất nhỏ bé. Hiện nay các công ty dược trong nước mới chỉ sản xuất được 40% giá trị thuốc sử dụng trong nước. Hội nhập quốc tế đem lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành Dược Việt Nam Việc gia nhập WTO trong ngắn hạn sẽ tác động bất lợi tới các doanh nghiệp dược nhỏ trong nước. Tuy nhiên, trong dài hạn, tham gia WTO sẽ thúc đẩy các công ty dược nội địa nâng cao công nghệ, quy mô vốn, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới để có thể cạnh tranh được với các công ty dược của nước ngoài. Đồng thời việc Việt Nam gia nhập WTO cũng góp phần nâng cao vị thế của ngành dược Việt Nam thông qua việc hợp tác chuyển giao công nghệ với các nước có ngành công nghiệp dược phát triển và tạo điều kiện cho người tiêu dùng sử dụng được những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý. Những thách thức cho các công ty trong ngành Dược Việt Nam (Threats) Gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế Xét riêng về tân dược, trong số 174 cơ sở sản xuất tân dược, mới chỉ có 59 cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc), 115 cơ sở chưa đạt GMP. Vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay đang nâng cấp các dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, vì chỉ có tập trung đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp dây chuyền sản xuất thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, để đáp ứng được các tiêu chuẩn này cần phải cải tiến thiết bị công nghệ với chi phí khá cao. Bình quân đầu tư cho một dây chuyền sản xuất thuốc đảm bảo chất lượng khoảng 30 đến 35 tỷ tùy theo quy mô của nhà máy, đầu tư một hay nhiều dây chuyền thì chi phí có thể tăng cao hơn. Hơn nữa, chi phí để nghiên cứu và sản xuất ra 1 loại thuốc mới đặc trị mất khoảng 13 năm với chi phí khoảng 8000 triệu đô. Chịu cạnh tranh lớn từ các sản phẩm nước ngoài Do tâm lý thích dùng hàng ngoại của người Việt Nam nên những năm qua thị phần nội địa vẫn bị hàng ngoại nhập chiếm ưu thế. Thị trường thuốc Việt Nam chỉ chiếm 50% tổng số thuốc được tiêu thụ, trong khi ngành dược Việt Nam nhập khoảng 90% các nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất. Những tập đoàn dược có tên tuổi lớn như Sanofi-Aventis (Pháp), GSK (Anh), Servier (Pháp), Pfizer (Mỹ), đã xuất hiện tại Việt Nam và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường cho phân khúc thuốc đặc trị cũng như đang thâm nhập sâu hơn nữa phân khúc thuốc phổ thông. Hơn nữa, gia nhập WTO, Việt Nam phải cắt bỏ việc bảo hộ từ Chính phủ. Điều này sẽ làm gia tăng tính cạnh tranh trong ngành dược từ phía công ty nước ngoài. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm Những điểm thuận lợi của CTCP Dược phẩm Imexpharm (Strengths) Ngoài những điểm thuận lợi của ngành Dược Việt Nam, Imexpharm còn có những điểm mạnh riêng: Cơ cấu sản phẩm đa dạng, trong đó tân dược là sản phẩm chính: Sản xuất các loại thuốc tân dược luôn là thế mạnh truyền thống của Imexpharm. Các loại thuốc tân dược do công ty sản xuất gồm: Các loại thuốc kháng sinh, các loại thuốc hạ sốt giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc đặc trị, thuốc chống dị ứng và các loại thực phẩm chức năng. Trình độ công nghệ tiên tiến – thế mạnh trong ngành Dược: IMP là công ty đầu tiên tại Việt Nam sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn GMP – ASEAN, phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP – ASEAN, hệ thống kho theo tiêu chuẩn GSP – ASEAN. Bên cạnh đó, phòng kiểm nghiệm sản phẩm của công ty được trang bị các thiết bị kiểm nghiệm tiên tiến như: máy quang phổ hồng ngoại (Mỹ), máy thử độ mài mòn – Pharmartest (Đức), máy quang phổ (Anh), máy xác định độ tan rã (Đức), máy ký sắc lỏng (Thụy Sĩ), ... đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu kiểm nghiệm phục vụ cho việc sản xuất và bảo đảm chất lượng thuốc đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP – WHO với trang bị phương tiện bảo quản đáp ứng tốt nhu cầu bảo quản, tồn trữ dược liệu và thuốc thành phẩm nhằm đảm bảo, duy trì chất lượng sản phẩm. Công ty hàng đầu trong việc sản xuất nhượng quyền: Công ty là đơn vị đầu tiên trong nước sản xuất hàng nhượng quyền kể từ năm 1999. Với hệ thống nhà máy sản xuất Betalactam và Non-Betalactam đạt tiêu chuẩn GMP – WHO, công ty đã nhận được nhiều hợp đồng nhượng quyền cho các năm từ 2008 – 2012 của các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới như Sanofi Aventis, GSK (Glaxco Smith Kline), Pharmasiencie, Innotech và Robinson. Những điểm hạn chế của CTCP Dược phẩm Imexpharm (Weaknesses) Ngoài những điểm hạn chế của ngành Dược Việt Nam, Imexpharm còn tồn tại một số hạn chế nhất định: Hệ thống phân phối còn mỏng: Những năm qua, do quá tập trung vào xây dựng hệ thống nhà máy sản xuất, Imexpharm chưa chú trọng đến xây dựng hệ thống phân phối. Hệ quả là, mặc dù các sản phẩm của IMP đạt chất lượng cao nhưng gặp khó khăn trong việc tiếp cận người tiêu dùng. Hệ thống phân phối của IMP chủ yếu dựa vào các nhà phân phối trung gian là các công ty dược địa phương. Hiện nay, công ty mới chỉ có 7 chi nhánh và các đại lý tại thị trường chính – khu vực đồng bằng sông Cửu Long, và chỉ có một chi nhánh tại Hà Nội là đại diện cho công ty tại miền Bắc nên đóng góp doanh thu từ thị trường này còn thấp. Sự biến động giá nguyên liệu tác động không tốt đến lợi nhuận: Trong cơ cấu giá thành sản xuất của IMP, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ khá cao, gần 60% tổng chi phí. IMP phải nhập khẩu gần như 100% nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, chủ yếu là nhóm nguyên liệu sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt và vitamin. Do đó, công ty khó chủ động kiểm soát giá thành sản phẩm. Những cơ hội của CTCP Dược phẩm Imexpharm (Opportunities) Ngoài những cơ hội chung cho các công ty trong ngành Dược, Imexpharm có nhiều cơ hội cho riêng công ty để phát triển: Nhiều cơ hội phát triển nhờ vào việc sản xuất nhượng quyền: Thông qua việc sản xuất nhượng quyền, công ty tích lũy kinh nghiệm về phương cách quản lý, quy trình sản xuất và tạo dựng được đội ngũ nhân viên lành nghề đáp ứng được các yêu cầu trong thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu (GMP – EU). Bên cạnh đó, IMP có cơ hội tiếp nhận máy móc và thiết bị sản xuất hiện đại, nâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất. Ít cạnh tranh trong việc mở rộng thị phần: Ngành dược phẩm chưa có những đại gia thực sự lớn chi phối, chiếm thị phần lớn. Miếng bánh của ngành vẫn được chia phần cho nhiều doanh nghiệp. Do đó, được đánh giá là một trong những thương hiệu mạnh, IMP có nhiều cơ hội để mở rộng thị phần nhờ vào việc cải thiện hệ thống phân phối trong nước. Những thách thức đối với CTCP Dược phẩm Imexpharm (Threats) Gồm những thách thức đối với ngành Dược Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty còn gặp phải thách thức từ sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành: Các công ty cùng ngành cũng đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm, làm tăng tính cạnh tranh trong ngành dược. Từ đó, đòi hỏi công ty cũng phải cải tiến để phù hợp với xu thế phát triển mới. Phân tích thông tin tài chính Đặc điểm nổi bật về tài sản và nguồn vốn công ty Phân tích biến động tài sản của IMP qua 5 năm (2008 – 2012) (Đơn vị: %) TÀI SẢN 2012 2011 2010 2009 2008 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 63,53 68,47 66,27 72,07 66,76 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 14,17 16,95 14,78 18,46 18,59 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0,80 0,37 0,48 1,75 4,31 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 23,47 23,47 26,63 24,05 17,92 IV. Hàng tồn kho 24,16 26,87 22,99 26,78 24,86 V. Tài sản ngắn hạn khác 0,93 0,82 1,39 1,03 1,09 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 36,47 31,53 33,73 27,93 33,24 I. Tài sản cố định 31,31 25,74 27,31 20,83 22,13 1. TSCĐ hữu hình 21,73 18,17 19,28 5,71 7,57 2. TSCĐ vô hình 7,05 7,00 7,43 7,53 12,11 3. Chi phí XDCB dở dang 2,52 0,56 0,60 7,59 2,44 II. Bất động sản đầu tư 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3,47 3,99 4,50 5,15 6,57 IV. Tài sản dài hạn khác 1,69 1,80 1,92 1,95 4,54 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100 100 100 100 100 Nhận xét: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn trong tổng tài sản biến động tăng giảm qua từng năm từ 2008 – 2012. Đến năm 2012, tỷ
Luận văn liên quan