Đề tài Phân tích các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động, kèm tình huống

Đã từ lâu rồi vấn đề việc làm và giải quyết việc làm là mối quan tâm của thế giới, của mỗi quốc gia, mỗi con người và Việt Nam. Sau hơn 20 năm thực hiện cuộc sống đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tưu quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm gần đây luôn đạt mức trung bình là 7.5%/năm. Nhưng tỏng bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, công nghệ còn nhiều lạc hậu, năng suất lao động thấp, có tới ¾ lực lượng lao động chưa qua đào tạo, tỉ lệ người thất nghiệp cao Mặc dù chúng ta đã có rất nhiều nỗ lực trong vấn đề giải quyết việc làm song đứng trước những hạn chế như vậy thì nhu cầu về việc làm đã tạo sức ép to lơn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường Việt Nam, cũng như trong tiến trình hội nhập kinh tế- quốc tế thì việc giải quyết việc làm trở thành mối quan tâm của Nhà nước, xã hội và mỗi người dân. Nhận thức được tầm quan trọng của việc làm và giải quyết việc làm, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp, chủ trương, cuộc sống nhằm khuyến khích, động viên mọi tổ chức, người sử dụng lao động, người lao động cùng nhau giải quyết công ăn việc làm. Nhưng có một thực tế là chất lượng lao động của Việt Nam vẫn còn chưa cao, đến năm 2004 cả nước có ¾ lực lượng lao động chưa qua đào tạo, cùng với xuất phát đierm của nền kinh tế thấp, khoa học kĩ thuật lạc hậu nên giải quyết việc làm rất khó khăn. Chính vì vậy, cần phải có những biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động để cho họ có được cuộc sống đầy đủ, ấm no đồng thời cũng làm cho nền kinh tế nước nhà được phát triển hơn.

doc15 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2420 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động, kèm tình huống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM Câu 1. Phân tích các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động. Đã từ lâu rồi vấn đề việc làm và giải quyết việc làm là mối quan tâm của thế giới, của mỗi quốc gia, mỗi con người và Việt Nam. Sau hơn 20 năm thực hiện cuộc sống đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tưu quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm gần đây luôn đạt mức trung bình là 7.5%/năm. Nhưng tỏng bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, công nghệ còn nhiều lạc hậu, năng suất lao động thấp, có tới ¾ lực lượng lao động chưa qua đào tạo, tỉ lệ người thất nghiệp cao…Mặc dù chúng ta đã có rất nhiều nỗ lực trong vấn đề giải quyết việc làm song đứng trước những hạn chế như vậy thì nhu cầu về việc làm đã tạo sức ép to lơn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường Việt Nam, cũng như trong tiến trình hội nhập kinh tế- quốc tế thì việc giải quyết việc làm trở thành mối quan tâm của Nhà nước, xã hội và mỗi người dân. Nhận thức được tầm quan trọng của việc làm và giải quyết việc làm, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp, chủ trương, cuộc sống nhằm khuyến khích, động viên mọi tổ chức, người sử dụng lao động, người lao động cùng nhau giải quyết công ăn việc làm. Nhưng có một thực tế là chất lượng lao động của Việt Nam vẫn còn chưa cao, đến năm 2004 cả nước có ¾ lực lượng lao động chưa qua đào tạo, cùng với xuất phát đierm của nền kinh tế thấp, khoa học kĩ thuật lạc hậu…nên giải quyết việc làm rất khó khăn. Chính vì vậy, cần phải có những biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động để cho họ có được cuộc sống đầy đủ, ấm no đồng thời cũng làm cho nền kinh tế nước nhà được phát triển hơn. a/ Khái niệm “ Việc làm”: Tìm hiểu khái niệm “Việc làm” để từ đó có thể đưa ra những biện pháp tương ứng mà không trái với quy định của pháp luật. Mỗi quốc gia, mỗi học giả lại đưa ra những định nghĩa khác nhau về việc làm, song chung quy lại có thể hiểu được việc làm chính là hoạt động lao động của người lao động trong độ tuổi lao động, đem lại thu nhập và được xã hội thừa nhận. Dưới góc độ ngôn ngữ thì “việc làm” nói chung là việc cần phải dùng đến sức lực và trí tuệ để tạo nên điều kiện sống. Theo quan điểm của pháp luật hiện hành ở Việt Nam thì “ Mọi hoạt động lao động tạp ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” (Điều 13 BLLĐ). Như vậy, theo quy định tại Điều 13 BLLĐ thì điều kiện cần và đủ để có thể coi một hoạt động là việc làm bao gồm có những tiêu chí là : + Phải là hoạt động lao động, + Tạo ra nguồn thu nhập có tính ổn định, + Không bị pháp luật cấm. Việc làm tạo cơ hội cho người lao động có hoạt động lao dộng, quan hệ việc làm là trên quan hệ lao động bởi không có việc làm thì không thể có quan hệ lao động. Việc làm đem lại thu nhập cá nhân cho người lao động, giúp họ nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp một phần vào sự phát triển của xã hội. Việc làm là điều kiện tiên quyết giúp con người tồn tại, hòa nhập với cộng đồng cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng xã hội. b/ Trách nhiệm của các chủ thể trong việc giải quyết việc làm: Có nhiều cách tiếp cận vấn đề, nhiều mục đích nghiên cứu khác mà mỗi người có phương pháp nghiên cứu khác nhau cho nên, trình bày dưới đây của em được tiếp cận dưới góc độ trách nhiệm của các chủ thể trong việc giải quyết việc làm cho người lao động: * Trách nhiệm của Nhà nước: Giải quyết việc làm được Nhà nước coi là một trong những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2001 và những năm tiếp theo. “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và nhu cầu bức xúc của nhân dân”. Tại Điều 14 BLLĐ có quy định: “1. Nhà nước định chỉ tiêu tạo việc làm mới cho kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm năm và hàng năm, tạo điều kiện cần thiết, hỗ trợ tài chính, cho vay vốn, hoặc giảm, miễn thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích khác để người có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, để các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều nghề mới nhằm tạo việc làm cho nhiều người lao động.2. Nhà nước có chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiếu số.3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài, bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài dầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, để giải quyết việc lmaf cho người lao động.” hay như Điều 15 BLLĐ quy định “1. Chính phủ lập chương trình quốc gia về việc làm, dự án đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, di dân phát triển vùng kinh tế mới gắn với chương trình giải quyết việc làm; lập quỹ quốc gai về việc làm từ ngân sách Nhà nước và các nguồn khác, phát triển hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm. Hàng năm Chính phủ trình Quốc Hội quyết định chương trình và quỹ quốc gia về việc làm.2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập chương trình và quỹ giải quyết việc làm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.3. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia thực hiện các chương trình và quỹ giải quyết việc làm.” Như vậy, giải quyết việc làm phải là sự quyết tâm thực hiện của mọi cấp, ngành trong đó có Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Những hoạch định các chính sách, chương trình phảt triểnn kinh tê- xã hội gắn liền với công tác giải quyết việc làm; Nhà nước cần chú trọng đạo tạo nghề cho người lao động đảm bảo chất lượng. Chúng ta đã có giáo dục nhưng thực sự việc đào tạo nghề chưa phát huy hết được chức năng của nó, cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng đào tạo nhìn chung còn yếu nên cần có nguồn lực tài chính tốt hơn cho hoạt động đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường. Đối với lao động nữ, BLLĐ dành hẳn chương X để quy định những vấn đề pháp lí nhằm đảm bảo cho họ bình đẳng trong quá tình làm việc, đồng thời ban hành những văn bản hướng dẫn như Nghị Định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của BLLĐ về lao động nữ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ vừa thực hiện chức năng làm mẹ, vừa là người lao động bình đẳng với lao động nam khác. Đối với lao động chưa thành niên bị lạm dụng sức lao động diễn ra phổ biến, BLLĐ ghi nhận tại Mục I chương XI đề bảo vệ quyền lợi cho nhóm đối tượng lao động này, tuy nhiên việc thực hành trên thực tế chưa thực sự được quan tâm, bơi vậy, Nhà nước cần có nhiều biện pháp tích cực hơn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động chưa thành niên_một lực lượng lao động rất quan trọng sau này trong phát triển kinh tế-xã hội. * Trách nhiệm của người sử dụng lao động: Điều 13 BLLĐ khẳng định “Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, các Doanh nghiệp và toàn xã hội”. Để hoàn thành tốt chương trình việc làm cần có sự tham gia của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quy định trong chương trình quốc gia về việc làm, hằng năm phải có báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu việc làm mới về cán bộ, ngành và địa phương. Khi thực hiện Hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải đảm bảo tính hợp pháp của việc làm cũng như thỏa thuận về thời hạn trong hợp đồng lao động, bố trí đúng địa điểm. Công việc được sắp xếp phải phù hợp với trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của người lao động, cần tạo điều kiện để họ phát huy năng lực, sở trường thì mới có được kết quả làm việc tốt nhất. Cần lưu ý đến những đối tượng đặc thù như lao động nữ, người tàn tật, người chưa thành niên, người cao tuổi khi bố trí việc. Đối với lao động nữ, pháp luật quy định không được phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ, phải ưu tiên nhận lao động nữa khi họ đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp cả nam và nữ…đồng thời không được sử dụng lao động nữ làm công việc năng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng đền chức năng làm mẹ và sinh con,.. Đối với lao động là người tàn tật, doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm nhận một tỉ lệ nhất định lao động là người tàn tật; 2% tổng số lao động đối với công nghiệp năng, 3% đối với ngành khác… Đối với các trường hợp được quy định tại Điều 17 BLLĐ quy định về trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người người lao động làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương. Đối với trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã kí và phải bồi thường một khoản tiền lương tương ứng với tiền lương và phụ cấp (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định tại Đoạn 1 khoản 1 Điều 41 BLLĐ, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 BLLĐ. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc là người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 41 và trợ cấp quy định tại Điều 42 BLLĐ, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. Việc quy định như vậy là cơ sở cho người lao động khi quyền lợi của họ bị người sử dụng lao động vi phạm, hay đê các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực thi pháp luật thực hiện thuận lợi hơn. * Trách nhiệm của tổ chức công đoàn: “Tổ chức công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” (Điều 10 của Hiến Pháp 1992). Như vậy, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động là một trong những nhiệm vụ cơ bản của tổ chức công đoàn. Liên đoàn lao động tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn ngành, công đoàn tổng công ty, công đoàn cơ sở đã phối hợp với cơ quan Nhà nước ở địa phương tìm biện pháp tích cực tạo việc làm mới, giúp người lao động làm việc, ổn định cuộc sống. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa lập quỹ dự phòng mất việc cho người lao động, các cơ sở dạy nghề của tổ chức công đoàn thiếu thốn nhiều phương tiện, máy móc, thiết bị thực hành cũng như đội ngũ giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, bởi thể tổ chức công đoàn phải đổi mới nội dung, hình thưc và phương pháp hoạt động để hình thành nhiệm vụ của mình, đáp ứng được sự mong mỏi của giai cấp công nhân và người lao đọng trông chờ vào họ. Phải có phương án chỉ đạp kịp thời, công đoàn các cấp sử dụng vốn được phân bố hợp lí, hiệu quả; cấc trung tâm giới thiệu việc làm của tổ chức công đoàn phát huy đúng, đầy đủ chức năng hoạt động của mình. * Trách nhiệm của người lao động: Pháp luật cho người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hợp với bản thân, điều kiện sống, cũng như tự do xác lập, thay đổi và chấm dứt hợp đồng lao động; tự do lựa chọn người sử dụng lao động để thiết lập quan hệ lao động,…người lao động cần biết tận dụng cơ hội đó để tìm kiếm việc làm. Hiện nay, trình độ lao động nước ta còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, thực tiễn cho thấy trình độ hiểu biết pháp luật của người lao động còn hạn chế nên cũng phối hợp, giúp đỡ các cấp, các ngành, đoàn thể xã hội, người lao động phải tìm hiểu pháp luật nhằm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. c/ Các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động: Để giải quyết việc làm cho người lao động, Nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Có những biện pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nhưng cũng có những biện pháp chỉ mang tính chất hỗ trợ cho việc giải quyết việc làm. Các biện pháp hỗ trợ cho giải quyết việc làm như khuyến khích đầu tư, lập các chương trình việc làm, phát triển hệ thống dịch vụ việc làm, dạy nghề gắn với việc làm, thành lập các quỹ giải quyết việc làm, cho vay từ các quỹ chuyên dụng,..Các biện pháp trực tiếp giải quyết việc làm như đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, khuyến khích tuyển dụng lao động và tự do hợp đồng. Các biện pháp được trình bày dưới đây là biện pháp hỗ trợ việc làm cho người lao động. Cụ thể là: * Chương trình việc làm: Chương trình việc làm là một tỏng những biện pháp để Chính Phủ thực hiện vấn đề đảm bảo việc làm, hạn chế thất nghiệp. Chương trinh này nhằm mục tiêu về giải quyết việc làm do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng làn thứ VIII đề ra và trên tinh thần Tuyên bố của Chính Phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Theo quy định của pháp luật lao động, hàng năm, Chính Phủ có trách nhiệm lập chương trình quốc gia về việc làm trình Quốc Hội quyết định: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập chương trình giải quyết việc làm ở địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định. Việc lập chương trình việc làm nhẳm đảm bảo cho mọi người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc, tiến tới có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả, thông qua đó giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện công bằng và tiên bộ xã hội. Nội dung của chương trình gồm: mục tiêu, chỉ tiêu làm việc mới, các nội dung hoạt động, thời gian, các giải pháp, nguồn tài chính, tổ chức thực hiện và quản lí chương trình. Mục tiêu cụ thể của chương trình là định ra chỉ tiêu tạo ra chỗ làm việc mới hằng năm, chỉ tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và nâng tỉ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn. Nguồn lực dành cho chương trình là số kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác được dùng cho mục tiêu giải quyết việc làm, thực hiện qua cơ chế tài chính quỹ quốc gia về việc làm. Chương trình việc làm được triển khai trên 2 hướng cơ bản sau: - Tạo việc làm mới thông qua việc thúc đẩy phát triển kinh tế, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm. Đây là hướng được xác định cơ bản và quan trọng nhất. - Duy trì, đảm bảo việc làm cho người lao động, chống sa thải nhân công hàng loạt. Từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. *Quỹ giải quyết việc làm: Có 3 loại quỹ quốc gia, đó là quỹ quốc gia về việc làm, quỹ giải quyết việc làm ở địa phương và quỹ việc làm cho người tàn tật. Quỹ quốc gia về việc làm là biện pháp pháp lí quan trọng của Nhà nước trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Nguồn quỹ quốc gia gồm: Ngân sách nhà nước, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước, các nguồn hỗ trợ khác. Mục đích: cho vay vốn theo theo dự án nhỏ để giải quyết việc làm cho một số đối tượng, cho các doanh nghiệp vay để hạn chế lao động mất việc làm và nhận người thất nghiệp,.. Nguồn hình thành quỹ giải quyết việc làm địa phương: ngân sách địa phương do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hỗ trợ khác. Quỹ việc làm cho người tàn tật được hình thành từ các nguồn: ngân sách địa phương, quỹ quốc gia về việc làm, khoản thu từ các doanh nghiệp nộp hàng tháng do không nhận đủ số lao động tàn tật theo quy định, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trợ giúp và các nguồn thu khác. *Tổ chức giới thiệu việc làm: Tổ chức giới thiệu việc làm theo Nghị Định của Chính Phủ số 39/2003/NĐ-CP bao gồm các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp chuyên giới thiệu việc làm. Trung tâm giới thiệu việc làm do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội thành lập là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Các trung tâm này được Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội giao chỉ tiêu biên chế cán bộ, được hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước về trang thiết bị, cơ sở vật chất tài chính và được miễn hoặc giảm thuê theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp chuyên hoạt động về giới thiệu việc làm phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và có giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm. Điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm được quy định tại Nghị Định của Chính Phủ số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2005. Các tổ chức giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và giúp tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, thu nhập và cung ứng thông tin về thị trường lao động, có quyền dạy nghề gắn với tạo việc làm. *Dạy nghề gắn với việc làm: Dạy nghề và việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết đối với người lao động để có thể nhanh chóng tìm được việc làm và có chỗ làm ổn định. Theo Luật dạy nghề (2006), các trình độ đào tạo trong dạy nghề bao gồm: trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Trung tâm dạy nghề trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề phải được thành lập dưới các dạng công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài. Có hình thức dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kĩ thuật trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. *Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Mục đích: nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghê, tiếp cận công nghệ tiên tiến cho người lao động thông qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực. Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải có vốn pháp định theo quy định của Chính Phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Tổ chức, cá nhân được đưa người lao động đi làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh do họ thành lập. Tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong trường hợp thực hiện điều ước quôc tế mà Việt Nam là thành viên, thực hiện thỏa thuận quốc tế do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ kí với bên nước ngoài và các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội quyết định. Ngoài các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm nói trên, Nhà nước (thông qua pháp luật) còn có chính sách khuyến khích người lao động tự nguyện tạo việc làm, khuyến khích người dụng lao động và tự do hợp đồng. Cho phép các đơn vị sử dụng lao động được quyền tự do tuyển dụng lao động trên cơ sở nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị. Người lao động được quyền tự do thiết lập quan hệ lao động trên cơ sở hợp đồng. Nhà nước cũng có chính sách khuyến khích đầu tư nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời cùng với những biện pháp đó, Nhà nước còn thực hiện hàng loạt các biện pháp khác để giải quyết việc làm như thực hiện chính sách dân số, phân bố dân cư, cơ cấu lại lực lượng lao động, xóa đói giảm nghèo gắn với việc giải quyết việc làm, khai thác đất hoang đồi trọc, phát triển kinh tế trang trại,… Câu 2. Giải quyết tình huống a/ Công ty A hoà
Luận văn liên quan