Quan hệ pháp luật an sinh quan hệ pháp luật an sinh xã hội là quan hệ giữa các chủ thể trong lĩnh vực an sinh xã hội được pháp luật điều chỉnh. Do đó, quan hệ pháp luật an sinh xã hội trước hết mang những đặc điểm của một quan hệ pháp luật. Bao gồm những đặc điểm sau :
+ Quan hệ pháp luật an sinh xã hội là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh
+ Quan hệ pháp luật an sinh xã hội là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội.
+ Quan hệ pháp luật an sinh xã hội mang tính ý chí nhà nước : quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật mà nội dung của quy phạm pháp luật phản ánh ý chí của Nhà nước; phát sinh, thay đổi, chấm dứt do ý chí của các bên tham gia quan hệ pháp luật nhưng giới hạn quy phạm pháp luật đã xác định trước. Chính vì lẽ đó, quan hệ pháp luật mang tính ý chí giai cấp sâu sắc.
+ Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội là những cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
+ Quan hệ pháp luật an sinh xã hội là quan hệ mà các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
Bên cạnh những đặc điểm chung của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật an sinh xã hội cũng có những đặc điểm đặc thù.
13 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2550 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội Giải quyết tình huống an sinh xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Bài làm.
Đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội.
Quan hệ pháp luật an sinh quan hệ pháp luật an sinh xã hội là quan hệ giữa các chủ thể trong lĩnh vực an sinh xã hội được pháp luật điều chỉnh. Do đó, quan hệ pháp luật an sinh xã hội trước hết mang những đặc điểm của một quan hệ pháp luật. Bao gồm những đặc điểm sau :
+ Quan hệ pháp luật an sinh xã hội là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh
+ Quan hệ pháp luật an sinh xã hội là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội.
+ Quan hệ pháp luật an sinh xã hội mang tính ý chí nhà nước : quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật mà nội dung của quy phạm pháp luật phản ánh ý chí của Nhà nước; phát sinh, thay đổi, chấm dứt do ý chí của các bên tham gia quan hệ pháp luật nhưng giới hạn quy phạm pháp luật đã xác định trước. Chính vì lẽ đó, quan hệ pháp luật mang tính ý chí giai cấp sâu sắc.
+ Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội là những cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
+ Quan hệ pháp luật an sinh xã hội là quan hệ mà các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
Bên cạnh những đặc điểm chung của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật an sinh xã hội cũng có những đặc điểm đặc thù.
Trong quan hệ pháp luật an sinh xã hội, thông thường có một bên tham gia là Nhà nước.
Xuất phát từ vị trí đại diện cho toàn xã hội của Nhà nước, với chức năng xã hội của mình, Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm cả an sinh xã hội, nên trong quan hệ pháp luật an sinh xã hội, thường có một bên là Nhà nước, đại diện cho ý chí của toàn xã hội.
Với việc thành lập và tổ chức các cơ quan đại diện cho mình, Nhà nước đã thừa nhận và giao trách nhiệm cho các cơ quan này đại diện cho vai trò của mình trong quá trình tham gia vào các quan hệ pháp luật an sinh xã hội. Các chủ thể đại diện cho Nhà nước thường tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội với tư cách là người thực hiện các chế độ an sinh xã hội bằng nguồn lực của mình, Ngân sách hoặc với tư cách là người tổ chức và huy động các nguồn lực xã hội để nhà nước bổ sung cho các chế độ an sinh cố định trong những trường hợp cần thiết.
Với vai trò của mình, nhà nước nắm giữ nguồn ngân sách dồi dào, trực tiếp hỗ trợ thực hiện các chế độ an sinh xã hội. Nhà nước hỗ trợ cho quỹ bảo hiểm xã hội nhằm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội. Quỹ Bảo hiểm xã hội được dùng để chi trả cho rất nhiều chế độ như: thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, lương hưu, tử tuất, khám sức khoẻ…Ngoài việc hỗ trợ cho quỹ bảo hiểm thực hiện an sinh xã hội, Nhà nước cũng trực tiếp thực hiện rất nhiều chương trình an sinh xã hội như việc hàng năm Nhà nước còn trợ cấp đột xuất hàng nghìn tỷ đồng và hàng chục nghìn tấn lương thực, chủ yếu là để trợ giúp khắc phục thiên tai. Thực hiện các chương trình hỗ trợ đảm bảo cuộc sống cho người có thu nhập thấp như việc thực hiện chương trình hỗ trợ giá mua nhà cho người có thu nhập thấp. Hoặc như nhằm đảm bảo an sinh xã hội trong thời kỳ lạm phát, Nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội đã thực hiện các chương trình bình ổn giá, hỗ trợ lương cho người dân bù đắp lạm phát…
Nhà nước ngoài việc đảm bảo tối thiểu các nhu cầu an sinh trong phạm vi quốc gia vừa là người tạo phong trào thực hiện các hoạt động tương trợ cộng đồng để các thành viên trong xã hội thông qua Nhà nước bù đắp những khoảng trống mà pháp luật an sinh xã hội không thể bù đắp được do tính chất nghiêm trọng của các rủi ro cần chia sẻ trong những trường hợp cá biệt hoặc để mục đích an sinh xã hội đạt được ở mức độ cao hơn Giáo trình Luật an sinh xã hội – Đại học Luật Hà Nội – tr 64
. Chẳng hạn như việc tổ chức các chương trình quyên góp vì người nghèo, hàng năm theo thông lệ vào ngày 31/12, chương trình Nối vòng tay lớn được tổ chức, nhằm quyên góp ủng hộ, tạo nên sức mạnh cộng đồng nhằm giúp đỡ những người nghèo trong xã hội, nâng cao đời sống và phúc lợi xã hội cho người nghèo. Hay như Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể và nhân dân chung tay chia sẽ Nỗi đau da cam. Tất cả những hoạt động đó góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
Tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội có thể là tất cả các thành viên trong xã hội, không phân biệt bất cứ tiêu chí nào.
Quan hệ pháp luật an sinh xã hội được hình thành trong phạm vi rộng lớn của quốc gia. Cùng với đó Nhà nước đại diện cho toàn xã hội, với tư cách là một bên tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội, đại diện cho mọi thành viên trong xã hội, nên tất cả các thành viên của xã hội trong phạm vi quốc gia đều có thể được hưởng trợ giúp. Trong phạm vi một quốc gia, được đảm bảo an sinh xã hội cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân, quyền an sinh được đảm bảo với tất cả các thành viên trong xã hội đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 như những chính sách về ưu đãi xã hội cứu trợ xã hội được quy định tại Điều 76 – Hiến pháp 1992 Giáo trình Luật an sinh xã hội – Đại học Luật Hà Nội – tr 28
. Có thể nói, được tham gia vào quan hệ pháp luật an sinh xã hội là quyền của công dân, thể hiện sự bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội. Nhiều trường hợp được hưởng an sinh xã hội còn không có sự phân biệt về quốc tịch giữa các đối tượng được hưởng an sinh xã hội. Ví dụ khi có thiên tai, hoạn nạn xảy ra, mọi thành viên trong phạm vi ảnh hưởng của thiên tai đều được hưởng sự trợ giúp, đã được quy định cụ thể trong pháp luật như trong Quyết định số: 1835/QĐ-UBND quy định một số chính sách trợ giúp đột xuất (một lần) từ nguồn ngân sách nhà nước cho các hộ gia đình gặp khó khăn do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong mùa lũ năm 2010, quyết định quy định rõ đối tượng hỗ trợ và mức hỗ trợ: ví dụ Hộ có người chết, mất tích: 4.500.000 đồng/người chết, mất tích….
Để được hưởng một chế độ cụ thể nào đó chỉ phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế đã được pháp luật xác định, không có bất kỳ một giới hạn hoặc một sự phân biệt nào khác. Điều này thể hiện sự bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội. Chẳng hạn như trong Mục 2 – Chương III – Luật bảo hiểm xã hội 2006, người được hưởng chế độ thai sản chỉ cần thỏa mãn những điều kiện thực tế về chế độ thai sản là được hưởng. Mỗi thành viên bất kỳ trong toàn xã hội đều có thể tham gia vào các quan hệ cụ thể thuộc hệ thống an sinh xã hội, chỉ phụ thuộc và điều kiện và khả năng thực tế của họ.
Tất cả các thành viên trong xã hội, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, lứa tuổi, đều được tham gia vào hệ thống an sinh xã hội, chẳng hạn như người có công với cách mạng thì được hưởng chế độ ưu đãi xã hội, người gặp thiên tại hoạn nãn thì được hưởng chế độ cứu trợ xã hội.. Thậm chí cả những người chưa có bất cứ chế đế nào, điều đó cũng không đồng nghĩa với việc họ khồn được hưởng an sinh xã hội.
Chủ thể hưởng an sinh xã hội có quyền tham gia quan hệ pháp luật này ngay từ khi sinh ra.
Như đã khẳng định ở trên, vấn đề an sinh xã hội là quyền cơ bản của con người trong xã hội, đã được quy định trong Hiến pháp. Nhà nước nắm vai trò quản lý thống nhất xã hội, muốn khẳng định được vai trò của mình, trước hết phải có trách nhiệm giải quyết những vấn đề mà đời sống đặt ra trong đó có vấn đề liên quan đến rủi ro cho cộng đồng nói chung và mỗi cá nhân nói riêng. Chính để nhằm quản lý được những rủi ro và hỗ trợ được tốt hơn, nhanh chóng và kịp thời hơn, Nhà nước đã cho phép công dân của mình tham gia vào các quan hệ pháp luật an sinh từ rất sớm, năng lực pháp luật an sinh xã hội của mỗi các nhân xuất hiện ngay từ khi sinh ra, không phụ thuộc vào năng lực hành vi của họ.
Chẳng hạn như trong chế độ tử tuất, pháp luật đã cho phép thân nhân của người được hưởng chế độ cũng được hưởng an sinh xã hội, cụ thể hơn là con chưa thành niên cũng được trợ cấp tuất hàng tháng Xem thêm quy định tại Điều 64 – Luật Bảo hiểm xã hội.
.
Quan hệ pháp luật an sinh xã hội được thiết lập chủ yếu dựa trên cơ sở nhu cầu quản lý rủi ro, tương trợ cộng đồng trong xã hội.
Quan hệ an sinh xã hội dược hình thành trên cơ sở quản lý và chia sẻ rủi ro của cả cộng đồng. Việc rủi ro xảy đến trong cuộc sống là điều không ai có thể lường trước được. Chính vì vậy, các hoạt động an sinh xã hội nhằm tương trợ cộng đồng được Nhà nước thực hiện nhằm ổn định đời sống cho nhân dân. Việc chia sẻ rủi ro thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực bảo hiểm, nhiều đối tượng thuộc diện đóng bảo hiểm bắt buộc, nhằm chia sẽ rủi ro cho một số ít những người khó khăn trong xã hội. Chúng ta rất dễ nhầm lần giữa việc đóng bảo hiểm nhằm mục đích an sinh xã hội với những dịch vụ kinh doanh bảo hiểm mang tính chất lợi nhuận khác. Với những quan hệ xã hội nhằm mục đích kinh doanh lợi nhuận không thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật an sinh xã hội, chẳng hạn như bảo hiểm oto, xe máy chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng mục đích lợi nhuận, không nhằm mục đích an sinh xã hội.
Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các chủ thể là trợ giúp và được trợ giúp vật chất, do Nhà nước đảm bảo thực hiện.
Do mục đích của quan hệ pháp luật an sinh xã hội là đảm bảo an toàn về đời sống dân sinh cho con người nên nội dung chính của quan hệ này là vấn đề trợ giúp vật chất cho các thành viên xã hội khi cần. Trợ giúp về vật chất được xem là lĩnh vực đặc thù làm nên thuộc tính của quan hệ an sinh xã hội. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội có quyền được hưởng trợ giúp vật chất và thực hiện các nghĩa vụ trợ giúp vật chất ( Nhà nước ). Với những điều kiện cụ thể, người tham gia sẽ được hưởng trợ giúp về vật chất nhất định, chẳng hạn như với những người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 81 – Luật bảo hiểm xã hội 2006 sẽ được hưởng mức trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 82 luật này. Việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động do tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả Điều 14 – Nghị định 127/2008/NĐ-CP
. Chú trọng vào trợ giúp vật chất không có nghĩa là trợ giúp vật chất quan trọng hơn các lĩnh vực khác, có thể lấy ngay như ví dụ về trường hợp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở trên, ngoài việc được hưởng trợ cấp hàng tháng nhằm đảm bảo nhu cầu vật chất, người lao động thất nghiệp còn được các tổ chức hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm nhằm đảm bảo một cuộc sống ổn định trong tương lai.
Để đảm bảo được quyền và việc thực hiện nghĩa vụ này, nhà nước không chỉ ban hành các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh vấn đề này, mà còn sử dụng các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ trên. Cùng với đó là việc thành lập một hệ thống các cơ quan kiểm tra giám sát việc thực hiện. Như việc mới đây Chính phủ ban hành Quyết định số 31/2011/QĐ-TTg Quy định việc công khai,minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội
Tai nạn trên có phải là tai nạn lao động hay không ? H có thể gửi đơn đến cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho mình ?
a, Tai nạn trên có phải là tai nạn lao động hay không ?
Theo quy định tại Điều 105 – Bộ luật lao động thì Tai nạn lao động là “tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”
Quy định trên được cụ thể hóa tại Điểm a – Khoản 1 – Điều 2 – Thông tư số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN : “Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể Người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc.”
Từ những quy định trên của pháp luật, ta có thể thấy tai nạn lao động là rủi ro bất ngờ xảy đến trong quá trình lao động gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cho người lao động, và những rủi ro đó gắn với việc thực hiện công việc và nghĩa vụ lao động.
Quay trở lại với trường hợp của anh H là kỹ sư xây dựng của công ty X. Ngày 18/6/2007 mặc dù đã hết giờ làm việc nhưng anh và một số đồng nghiệp vẫn tiếp tục làm một số công việc chuẩn bị cho ngày mai đổ bê tông công trình. Không may giàn giáo bị sập khiến H và T ( công nhân của công ty ) bị thương phải vào viện điều trị. Có thể thấy, anh H bị tai nạn do chuẩn bị công việc xây dựng của công ty. Do giàn giáo bị sập khiến anh H phải vào viện điều trị 3 tháng, đây là rủi ro bất ngờ xảy đến gây tổn hại cho sức khỏe của anh H, và rủi ro này ta có thể thấy nó gắn với công việc xây dựng của anh.
Từ đó chúng ta có thể khẳng định với trường hợp của anh H là tai nạn lao động.
b, H có thể gửi đơn đến cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho mình ?
Nhằm bảo về quyền lợi cho người lao động, pháp luật cũng đã có quy định việc khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội. Người lao động “có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.” Điều 130 – Luật Bảo hiểm xã hội 2006
Như vậy, nếu anh H xét thấy cơ quan bảo hiểm quận Y đã giải quyết chế độ cho anh không thỏa đáng, vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì anh H có quyền khiếu nại quyết định đó của cơ quan bảo hiểm.
Về thẩm quyền và trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 131 – Luật Bảo hiểm xã hội 2006, được hướng dẫn cụ thể tại Điều 56 – Nghị định 152/2006/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc Xem thêm phần Phụ lục
. Theo đó, khi phát hiện quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của mình, anh H có quyền đơn đến người, tổ chức đã ban hành quyết định hoặc đã thực hiện hành vi đó, ở đây là cơ quan bảo hiểm quận , ở đây là cơ quan bảo hiểm xã hội quận Y theo quy định tại Điểm a – Khoản 2 – Điều 56 - Nghị định 152/2006/NĐ-CP. Về thời hiện cũng như trình tự thủ tục khiến nại và thời hạn giải quyết khiến nại lần đầu được quy định cụ thể tại Điều 31, Điều 34, Điều 36 và Điều 39 – Luật Khiếu nại tố cáo theo đó Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính. Xem thêm Điều 31 – Luật khiếu nại tố cáo ( Phụ lục )
Và thời hạn thụ lý đơn kiện của người giải quyết khiến nại lần đầu là 10 ngày Xem thêm Điều 34 – Luật Khiếu nại tố cáo ( Phụ lục )
.
Trong trường hợp anh H không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của Bảo hiểm xã hội quận Y hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì anh H có quyền khiếu nại lên Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định tại Khoản 3 – Điều 56 – Nghị định 152/2006/NĐ-CP. Nếu trường hợp anh H khiếu nại lên Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội nhưng anh vẫn không đồng ý với cách giải quyết của Giám đốc Sở, anh có thể khởi kiện tại Tòa án. Về thời hiệu khiếu nại, thủ tục khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại Điều 41, Điều 42, Điều 44, ĐIều 45 – Luật Khiếu nại tố cáo Xem thêm các quy định cụ thể trong phần phụ lục đính kèm
c, Nếu là tai nạn lao động thì H sẽ được hưởng quyền lợi BHXH như thế nào?
Xét các điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 39 – Luật Bảo hiểm xã hội 2006 :
“Điều 39. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”
Được hướng dẫn cụ thể tại Điều 19 – Nghị định số 152/2006/NĐ-CP Xem nội dung tại Phụ lục đính kèm
Hướng dẫn về Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Ta thấy nếu trường hợp của anh H là tai nạn lao động, với mức giám định suy giảm 64% khả năng lao động ( lớn hơn 5% ), anh H sẽ được hưởng chế độ tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội.
+ Mức trợ cấp.
Sau 3 tháng điều trị H được xác định suy giảm 64% khả năng lao động, như vậy anh H thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng quy định tại Điều 43 – Luật Bảo hiểm xã hội 2006 và Khoản 1 – Điều 22 – Nghị định số 152/2006/NĐ-CP do bị suy giảm khả năng lao động lớn hơn 31%.
Cách tính mức trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 43 – Luật Bảo hiểm xã hội được cụ thể hóa tại Điều 22 – Nghị định 152/2006/NĐ-CP và Mục III.B – Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP ( được sửa đổi bổ sung tại Điều 4 - Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ). Theo đó:
“Mức hưởng trợ cấp hằng tháng được tính theo công thức như khoản 2 Điều 21 Nghị định này, trong đó:
a) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động như sau: suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
b) Mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội như sau: từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”
Công thức tính như sau :
Mức trợ cấp hàng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH.
Trước hết, chúng ta tính Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động. Tương ứng với mức suy giảm 31% khả năng lao động, anh H sẽ nhận được 30% mức lương tối thiểu chung. Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung, như vậy, mức suy giảm của anh H là 64%, tương ứng với 33% mức suy giảm thêm, theo đó anh H sẽ được hưởng thêm 66% (33% x 2% ) mức lương tối thiểu chung. Vậy Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động là 96% mức lương tối thiểu chung.
Tiếp đến, là tính Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH, đề bài cũng không nêu rõ anh H đã đóng bảo hiểm bao nhiêu năm. Tuy nhiên, cách tính Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH được tính như sau từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Kết luận chung lại, mức trợ cấp anh H được hưởng hàng tháng tương ứng với 96% mức lương tối thiểu chung cộng với Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH ( cách tính theo quy định tại Điểm b đã nêu ở trên ).
+ Bên cạnh mức trợ cấp hàng tháng, anh H còn được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm theo quy định tại Điều 23 – Nghị định 152/2006/NĐ-CP. Và được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật theo Điều 48 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 được hướng dẫn cụ thể tại Điều 24 – Nghị định 152/2006/NĐ-CP, quy định cụ thể với trường hợp của anh H tại Điểm b – Khoản 2 – Điều 24 – Nghị định 152/2006/NĐ-CP, bị suy giảm từ 51% khả năng lao động trở lên được nghỉ tối đa 10 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tháng và được hưởng “mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:
a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.” Xem thêm Khoản 2 – Điều 24 – Nghị định 152/2006/NĐ-CP