Đề tài Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên khoa kinh tế

Bằng phương pháp tiếp cận các lý luận từ thực tiễn, chúng tôi thiết lập mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế. Điểm trung bình học tập là một yếu tố định lượng có được sau mỗi kì học của sinh viên. Không mất tính tổng quát, ta có thể xem xét điểm trung bình học kì gần đây nhất của các sinh viên. Nhận thấy có thể trong quá trình học tập của sinh viên bị chi phối bởi hai yếu tố quan trọng, thứ nhất là những nổ lực trong học tập của bản thân sinh viên thể hiện qua thời gian tự học, sự chuyên cần, tham gia các câu lạc bộ học tập, thời gian đến thư viện nghiên cứu thêm tài liệu. Bên cạnh đó thì các yếu tố khác như là thời gian phân bố cho đi chơi, làm thêm, tham gia các câu lạc bộ đội nhóm, văn nghệ, thể thao, khoảng thời gian đi lại để đến trường cũng là những yếu tố quan trọng có thể có ảnh hưởng đến điểm học tập của sinh viên. Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện đề tài nhằm xây dựng mô hình để nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến điểm học tập của sinh viên khoa kinh tế.

doc10 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5101 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên khoa kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thêm điều kiện mở rộng và phát triển kinh doanh. Điều đó đòi hỏi một lực lượng trí thức trẻ có chuyên môn và năng lực làm việc cao. Sinh viên khối ngành kinh tế nói riêng không ngừng nỗ lực học tập và nghiên cứu để trau dồi vốn kiến thức và kinh nghiệm để có thể chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp và hướng đi phù hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy sinh viên đại học sau khi ra trường muốn tìm được một việc làm lương cao và ổn định thì cần có những tấm bằng MA hoặc MBA ở nước ngoài. Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học trong nước mặc dù có điểm học tập trung bình cao nhưng vẫn chưa được xem là tiêu chí hàng đầu của các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước. Trong khi ở các nước khác thì điểm tốt nghiệp hạng ưu luôn là mục tiêu săn đuổi của các công ty lớn. Tại sao lại như vậy? Một thực tế khác hiện nay xảy ra trong nhiều trường đại học. Như chúng ta đã biết, môi trường học tập trong đại học đòi hỏi có sự nỗ lực cá nhân khá lớn. Tuy nhiên, đối với một số sinh viên hiện nay vẫn không đạt được kết quả mong muốn mặc dù có sức học tốt. Bên cạnh đó, có những sinh viên có thành tích học tập tốt nhưng lại không đủ năng lực và trình độ và vẫn không thể tìm được công việc với số điểm cao đó. Tại sao lại như vậy? Đứng trước những mâu thuẫn thực tế đã và đang xảy ra đó, chúng tôi đặt ra câu hỏi “bao nhiêu nỗ lực bỏ ra được phản ánh vào kết quả học tập của sinh viên chúng ta hiện nay, và trên thực tế điểm học tập phụ thuộc vào những yếu tố nào? Liệu có thể đánh giá được thực lực của sinh viên hiện nay hay chưa?”. Đề tài “phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên khoa kinh tế. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN Bằng phương pháp tiếp cận các lý luận từ thực tiễn, chúng tôi thiết lập mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế. Điểm trung bình học tập là một yếu tố định lượng có được sau mỗi kì học của sinh viên. Không mất tính tổng quát, ta có thể xem xét điểm trung bình học kì gần đây nhất của các sinh viên. Nhận thấy có thể trong quá trình học tập của sinh viên bị chi phối bởi hai yếu tố quan trọng, thứ nhất là những nổ lực trong học tập của bản thân sinh viên thể hiện qua thời gian tự học, sự chuyên cần, tham gia các câu lạc bộ học tập, thời gian đến thư viện nghiên cứu thêm tài liệu. Bên cạnh đó thì các yếu tố khác như là thời gian phân bố cho đi chơi, làm thêm, tham gia các câu lạc bộ đội nhóm, văn nghệ, thể thao, khoảng thời gian đi lại để đến trường cũng là những yếu tố quan trọng có thể có ảnh hưởng đến điểm học tập của sinh viên. Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện đề tài nhằm xây dựng mô hình để nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến điểm học tập của sinh viên khoa kinh tế. CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG 1. THIẾT LẬP MÔ HÌNH: - Các biến dự tính sẽ được đưa vào mô hình là: Biến  Đơn vị tính  Kí hiệu   Điểm trung bình học kì vừa rồi   Y   Thời gian tự học ở nhà mỗi ngày  Giờ  X1   Chuyên cần  Đánh giá theo cấp độ từ 1 đến 4  X2   Trung bình số lần đến thư viện mượn sách mỗi tuần  Số lần/tuần  X3   Số câu lạc bộ học thuật của khoa tham gia   X4   Thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa: thể thao, văn nghệ … mỗi tuần  Giờ  X5   Số giờ làm thêm mỗi tuần  Giờ  X6   Số giờ dành cho vui chơi, giải trí mỗi tuần  Giờ  X7   Thời gian di chuyển từ nhà đến trường và từ trường về nhà mỗi ngày  Giờ  X8   Nhận thấy các biến X1, X2, X3, X4 là những nỗ lực bản thân của sinh viên bỏ ra trong suốt quá trình học tập nhằm cải thiện điểm số trung bình. Môi trường Đại học khác xa môi trường học tập phổ thông, đòi hỏi sinh viên fải tự học là chính, do đó nỗ lực trong học tập càng cao sẽ đem lại kết quả học tập càng tốt. Do quỹ thời gian có hạn nên các biến X5,X6, X7, X8 sẽ làm mất thời gian học tập cúa sinh viên. Nói cách khác, các biến này có xu hướng làm giảm điểm trung bình học tập của sinh viên. - Mô hình dự đoán: Y= β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9 Với những giải thích ở trên, kỳ vọng của các hệ số là: * β1, β2, β3, β4, β9 mang dấu dương (+) * β5, β6, β7, β8 mang dấu âm ( - ) 2. KHẢO SÁT, CHẠY HỒI QUY VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH: 2.1. Số liệu: 2.1.1. Phạm vi thu thập số liệu: Số liệu được thu thập tại Khoa Kinh Tế - Luật ĐHQG thành phố HCM, phường Linh Trung quận Thủ Đức, thành phố HCM. 2.1.2. Nguồn số liệu: Nhóm thu thập số liệu sơ cấp trên bảng câu hỏi khảo sát cho sinh viên Khoa Kinh Tế - Luật ĐHQG thành phố HCM. Tổng số bảng khảo sát phát ra: 100 Tổng số thu về hợp lệ: 63 2.3. Bảng số liệu khảo sát: (xem phụ lục) 2.4. Ước lượng mô hình: Dependent Variable: Y     Method: Least Squares     Date: 05/28/09 Time: 21:37     Sample: 1 63      Included observations: 63                 Variable  Coefficient  Std. Error  t-Statistic  Prob.               X1  -0.003364  0.031624  -0.106387  0.9157   X2  0.421792  0.077338  5.453895  0.0000   X3  0.002400  0.040997  0.058547  0.9535   X4  -0.077752  0.090107  -0.862889  0.3920   X5  -0.006027  0.009891  -0.609348  0.5448   X6  -0.025334  0.011763  -2.153655  0.0357   X7  0.009736  0.005150  1.890538  0.0641   X8  -0.000308  0.001111  -0.277056  0.7828   C  6.118349  0.322529  18.96990  0.0000               R-squared  0.550753  Mean dependent var  7.515873   Adjusted R-squared  0.484198  S.D. dependent var  0.567859   S.E. of regression  0.407832  Akaike info criterion  1.175642   Sum squared resid  8.981663  Schwarz criterion  1.481804   Log likelihood  -28.03271  F-statistic  8.275158   Durbin-Watson stat  2.067275  Prob(F-statistic)  0.000000   Với 63 mẫu khảo sát được, kết quả được đưa ra như bảng khảo sát ở trên Dựa vào kết quả trên ta thấy, các biến X1, X3, X4, X5, X8 không có ý nghĩa. 2.5. Kiểm định thống kê mô hình: Kiểm định F-test: Mô hình có ràng buộc tức là đồng thời bỏ đi các biến X1, X3, X4, X5, X8 có ESSR=9,234524. Kiểm định giả thuyết H0: β1=β3=β4=β5=β8=0 Sử dụng kết quả ước lượng trong bảng chạy hồi qui ta có: Kết luận: Không thể bác bỏ giả thuyết H0. Do đó có thể loại bỏ các biến trên ra khỏi mô hình. Sau khi lọai bỏ các biến X1, X3, X4, X5, X8 ra khỏi mô hình, mô hình bây giờ chỉ còn các biến X2, X6, X7. CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN * Mô hình tối ưu Dependent Variable: Y     Method: Least Squares     Date: 05/28/09 Time: 21:38     Sample: 1 63      Included observations: 63                 Variable  Coefficient  Std. Error  t-Statistic  Prob.               X7  0.010593  0.004620  2.292746  0.0254   X6  -0.025722  0.011264  -2.283497  0.0260   X2  0.410760  0.069098  5.944567  0.0000   C  6.063392  0.269427  22.50477  0.0000               R-squared  0.538106  Mean dependent var  7.515873   Adjusted R-squared  0.514620  S.D. dependent var  0.567859   S.E. of regression  0.395623  Akaike info criterion  1.044675   Sum squared resid  9.234524  Schwarz criterion  1.180748   Log likelihood  -28.90728  F-statistic  22.91163   Durbin-Watson stat  2.057241  Prob(F-statistic)  0.000000               Phương trình hồi qui tuyến tính của mô hình tối ưu: Y= 6.063392 + 0.410760 X2 - 0.025722 X6 + 0.010593 X7 (22.50477) (5.944567) (-2.283497) (2.292746) R2=0.538106 ; N=63 ; ESS=0.395623 Dựa vào kết quả thu được ta thấy: - Mức độ giải thích của các biến có trong mô hình là 53,8% - Sự chuyên cần trong học tập có tác động lớn đến kết quả của sinh viên. Điều đó hòan tòan hợp lý vì hiện nay đa số sinh viên học đại học vẫn còn bị động trong việc tiếp cận với kiến thức. Phần lớn kiến thức có được là do quá trình nghe giảng ở trên lớp. Ngòai ra một số rẩt ít các sinh viên có ý thức tự học, hay tự nghiên cứu. Nguyên nhân đầu tiên nằm ở bản thân của sinh viên do chưa có phương pháp tự học tập hiệu quả và còn quen với môi trường phổ thông. Mặt khác do chương trình giảng dạy cho sinh viên đôi lúc còn quá nặng về mặt lý thuyết và chưa tạo hết điều kiện cho các bạn sinh viên tự nghiên cứu và tìm hiểu thực tế. - Một số lượng lớn sinh viên ngoài giờ học còn phải đi làm thêm. Đa phần công việc là part-time, tuy nhiên việc đi làm thêm cũng làm tiêu tốn khá nhiều thời gian. Chính vì vậy quỹ thời gian phân bổ cho việc học sẽ bị giảm sút. Bên cạnh đó công việc sẽ làm cho chúng ta mệt mỏi và có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả trong học tập. Vì làm thêm trong khi còn đi học không những chiếm thời gian học tập mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập của sinh viên. - Giải trí đôi khi bị hiểu lầm là thời gian chơi bời vô ích. Thực tế cho thấy trong quá trình giải trí ta có thêm thời gian để refresh, không những như vậy, một số hình thức giải trí khác như đọc báo, xem truyện, coi tivi, ngay cả đến việc chơi game (một số lọai game) cũng mang lại nhiều lợi ích. Điển hình trong số đó là những kiến thức xã hội và rèn luyện tư duy cho chúng ta_điều đó là rất cần thiết cho sinh viên đại học. Do đó, nếu dành ra một thời gian hợp lý cho giải trí thì không những sẽ không ảnh hưởng đến việc học, mà còn có thể cải thiện kết quả trong một chừng mực nào đó. * Ý nghĩa của mô hình Việc xây dựng mô hình có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến điểm học tập của sinh viên khoa kinh tế. Vẫn biết rằng năng lực, tố chất của mỗi cá nhân giữ một vai trò rất lớn trong việc học tập. Tuy nhiên, năng lực thôi vẫn chưa đủ mà còn rất nhiều những nhân tố khác tác động. Chính những nhân tố này góp phần hướng năng lực đó đến kết quả của mỗi sinh viên. Tuy nhiên quá trình đo lường các năng lực cá nhân thường rất khó có độ chính xác cao. Bên cạnh đó thì việc thu thập và phân tích các nhân tố khác có phần khả quan hơn hẳn. Mô hình là kết quả ước lượng và kiểm định dựa trên cơ sở lý luận ban đầu. Chưa thể hoàn toàn khẳng định độ chính xác tuyệt đối, tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó, mô hình trên cho thấy việc nắm bắt và nghiên cứu một cách tỉ mỉ cá yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên có thể mang lại những lợi ích không nhỏ. Thứ nhất, nâng cao chất lượng đào tạo luôn là điểm nóng được quan tâm hàng đầu hiện nay trong khối các trường đại học. Tuy nhiên, việc tìm ra hướng đi tích cực thì vẫn còn là một bài tóan nan giải. Ở bậc phổ thông có thể áp dụng các hình thức học thuộc, học nâng cao, … để nâng cao chất lượng học sinh. Tuy nhiên, giảng đường Đại học không còn là những giờ chăm chú nghe giảng và làm bài tập. Nó đòi hỏi nhiều hơn thế. Việc nắm bắt được kiến thức khác xa việc biến kiến thức ấy thành thực tế. Chính vì vậy, mô hình giúp chúng ta thấy rõ rằng điểm học tập của sinh viên hiện nay chỉ đánh giá được một phần nỗ lực bỏ ra cho việc học. Bên cạnh đó nó còn bị chi phối bởi khá nhiều những yếu tố khác. Do đó, để đánh giá năng lực của một sinh viên qua điểm số là không hợp lý. Hơn nữa, mô hình còn là công cụ giúp chúng ta điều chỉnh phương pháp dạy và học trong trường Đại học. Mặc dù quá trình nghe giảng và tiếp thu bài ngay trên lớp cũng khá quan trọng nhưng nỗ lực bỏ ra trong quá trình tự học tại nhà cũng không nhỏ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, hỗ trợ sinh viên trong quá trình tự học, tìm hướng đi đúng cũng cần sự phối hợp và gíup đỡ rất lớn của các thầy cô, để nâng cao năng lực của mỗi sinh viên. Nhiều sinh viên của các trường, sau khi tốt nghiệp với những thành tích rất tốt nhưng đến khi bắt tay vào làm việc thì lại vô cùng lúng túng. Do vậy các nhà tuyển dụng dần không còn tin tưởng hòan tòan vào điểm học tập sau khi tốt nghiệp của sinh viên nữa. Những nghịch lí, mâu thuẫn đó luôn tồn tại và đặt ra cho chúng ta rất nhiều băn khoăn. Vì một lẽ đó, việc nghiên cứu và phân tích khoa học các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên cần được quan tâm và xem xét kĩ càng nhằm khắc phục và ngày một nâng cao chất lượng của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doceconometric_project_2009(1).doc
  • xlseconometric_project(1).xls
Luận văn liên quan