Trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày, văn bản pháp luật có vai trò rất to lớn, nó chính là phương tiện chủ yếu, có tác động trực tiếp và sâu sắc đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, giúp cho nhà nước có thể hoàn thiện hệ thống pháp luật, để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện được điều đó, các cơ quan nhà nước tiến hành rất nhiều hoạt động khác nhau trong đó có hoạt động ban hành văn bản pháp luật. Một văn bản được coi là có hiệu lực pháp luật và đưa vào thực thi trong thực tế cuộc sống đòi hỏi phải đáp ứng được các yếu tố về mặt hình thức, nội dung, thẩm quyền . Nếu như một văn bản soạn thảo không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoặc vượt quyền hạn cho phép thì sẽ không có giá trị thực hiện. Chính vì tầm quan trọng của văn bản pháp luật trong thực tế như vậy, cho nên khi xây dựng văn bản pháp luật cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để văn bản có hiệu lực, đặc biệt là yêu cầu về nội dung. Do đó, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài : phân tích các yêu cầu về nội dung của văn bản pháp luật và lí giải cơ sở của việc đặt ra những yêu cầu đó.
15 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6271 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích các yêu cầu về nội dung của văn bản pháp luật và lí giải cơ sở của việc đặt ra những yêu cầu đó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày, văn bản pháp luật có vai trò rất to lớn, nó chính là phương tiện chủ yếu, có tác động trực tiếp và sâu sắc đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, giúp cho nhà nước có thể hoàn thiện hệ thống pháp luật, để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện được điều đó, các cơ quan nhà nước tiến hành rất nhiều hoạt động khác nhau trong đó có hoạt động ban hành văn bản pháp luật. Một văn bản được coi là có hiệu lực pháp luật và đưa vào thực thi trong thực tế cuộc sống đòi hỏi phải đáp ứng được các yếu tố về mặt hình thức, nội dung, thẩm quyền ... Nếu như một văn bản soạn thảo không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoặc vượt quyền hạn cho phép thì sẽ không có giá trị thực hiện. Chính vì tầm quan trọng của văn bản pháp luật trong thực tế như vậy, cho nên khi xây dựng văn bản pháp luật cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để văn bản có hiệu lực, đặc biệt là yêu cầu về nội dung. Do đó, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài : phân tích các yêu cầu về nội dung của văn bản pháp luật và lí giải cơ sở của việc đặt ra những yêu cầu đó.
B. NỘI DUNG.
I. Những vấn đề chung:
Để tìm hiểu về nội dung của văn bản pháp luật, ta cần hiểu về văn bản pháp luật. Văn bản pháp luật là hình thức văn bản do cơ quan nhà nước hoặc các chủ thể có thẩm quyền ban hành có hình thức và thủ tục do luật định, nội dung chứa đựng ý chí nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động quản lí nhà nước. Chẳng hạn như: Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 hay Nghị định 163/NĐ – CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, là những văn bản pháp luật.
Việc soạn thảo văn bản pháp luật là sự thể hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt đọng của cơ quan tổ chức; là sự phản ánh mối liên hệ giữa các cơ quan trong hệ thống bộ máy quản lí nhà nước, thể hiện quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, giữa Đảng với nhà nước và các tổ chức khác. Đồng thời, văn bản pháp luật là sự truyền tải thông tin…tất cả tạo nên sự thống nhất, đồng bộ là hành lang pháp lí của hoạt động quản lí nhà nước.
Tuy nhiên một văn bản muốn được thực thi trong thực tiễn cuộc sống thì ngoài việc đáp ứng về mặt thủ tục, văn phong ngôn ngữ… thì phải đáp ứng các yêu cầu về mặt nội dung. Văn bản phải đảm bảo yêu cầu về mặt nội dung bởi xuất phát từ chính vai trò của văn bản pháp luật trong thực tế cuộc sống hàng ngày và khi đưa ra các yêu cầu về nội dung của văn bản pháp luật đã có những cơ sở lí luận và thực tiễn nhất đinh. Đáp ứng được yêu cầu này cũng tức là hoàn thiện hệ thống pháp luật sẽ là tiền để rất quan trong tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển.
II. Những yêu cầu về mặt nội dung của văn bản pháp luật
Nội dung của văn bản pháp luật cơ bản gồm những yêu cầu sau: phải có nội dung phù hợp với đường lối của Đảng; nội dung của VBPL phải phản ánh nguyện vọng ý chí của nhân dân lao động; VBPL phải có nội dung hợp pháp; VBPL phải có tính khả thi; VBPL phải có nội dung tương thích với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc kí kết. Vấn đề đặt ra là tại sao văn bản pháp luật phải đáp ứng được những yêu cầu này? Để hiểu được vấn đề này ta sẽ xem xét từng yêu cầu về nội dung của văn bản pháp luật.
1. Văn bản pháp luật phải có nội dung phù hợp với đường lối của Đảng.
Xét yêu cầu về mặt nội dung của văn bản pháp luật thì văn bản pháp luật phải có nội dung phù hợp với đường lối của Đảng, tức là nội dung quan trọng được quán triệt hầu hết trong các văn bản pháp luật đó là việc phản ánh kịp thời đường lối, chính sách của Đảng trong từng thời kì, từng lĩnh vực. Đây là một trong các yêu cầu được nhìn dưới góc độ chính trị. Một văn bản pháp luật cần thiết phải có yếu tố chính trị bởi Việt Nam có một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam. Mà nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, do vậy phải ban hành các văn bản pháp luật. Việc ban hành các văn bản pháp luật là một trong những yêu cầu để đảm bảo yếu tố chính trị. Do vậy, các văn bản pháp luật phải thể chế hóa đường lối chủ trương chính sách của Đảng, phải đưa các quan điểm của Đảng vào trong thực tế cuộc sống bằng pháp luật.
Tiêu chí này được hình thành trên cơ sở đánh giá văn bản pháp luật từ góc độ chính trị, coi văn bản là phương tiện quan trọng và chủ yếu của quản lý Nhà nước để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo Nhà nước và xã hội thể hiện: Quyền lãnh đạo của Đảng được ghi nhận trong Hiến pháp, cơ sở chính trị của Đảng rất rộng rãi, sự lãnh đạo của Đảng được tất cả các tổ chức chính trị xã hội thừa nhận, Đảng là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Nhà nước ghi nhận trong Điều 4, Hiến pháp năm 1992 “Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội …”. Trên cơ sở đó, Điều 22 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã xác định: “Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế -xã hội …”. Những quy định đó là cơ sở pháp lý để Nhà nước buộc các cán bộ, nhân viên và các cơ quan trong bộ máy của mình phải tuân thủ vô điều kiện sự lãnh đạo của Đảng. Trong mọi lĩnh vực, Đảng đều có đường lối, chính sách. Đó chính là nguồn gốc để hình thành nên hệ thống pháp luật và những hoạt động cụ thể nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Hoạt động xây dựng văn bản cũng vậy, khi ban hành, nội dung văn bản pháp luật và phương hướng xây dựng văn bản pháp luật luôn chịu sự chi phối bởi đường lối của Đảng. Đồng thời, bắt nguồn từ bản chất của Nhà nước ta – Nhà nước XHCN, Nhà nước đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện đường lối của Đảng trên thực tế và trong quá trình đó văn bản pháp luật là phương tiện quan trọng để thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, để tổ chức thực hiện trên thực tế những đường lối, chủ trương đó. Việc tuân thủ yêu cầu này sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả tác động của các văn bản, qua đó đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội kiên định con đường đi lên CNXH.
Để đảm bảo sự phù hợp giữa văn bản pháp luật với đường lối, chủ trương của Đảng, yêu cầu đặt ra là cần hiểu đúng bản chất mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và thể chế hóa đường lối đó trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng việc đưa ra những đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các hoạt động khác nhau của Nhà nước.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật, yếu tố chính trị thể hiện ở sự nhất quán trong việc đưa ra các quy định phù hợp với đường lối phát triển của đất nước của Đảng và việc thể chế hóa đường lối, chủ trương đó thành những quy định chung thống nhất trên phạm vi toàn quốc hoặc địa phương. Đối với văn bản áp dụng pháp luật, yêu cầu này được xem xét qua việc các văn bản đó kịp thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng cụ thể của các cơ quan Nhà nước.
Tuy vậy, ở đây cần nhấn mạnh rằng nghị quyết của Đảng không phải là văn bản mang tính quyền lực – pháp lí. Những nghị quyết này được thực hiện trên thực tế thông qua hàng loạt những hoạt động mang tính chất quyền lực Nhà nước của các cơ quan Nhà nước. Qua những hoạt động này, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng sẽ được hiện thực hóa trên thực tế. Nếu như văn bản không đáp ứng được nội dung này thì văn bản sẽ đi chệch hướng. Ví dụ : năm 2008, Đảng và Nhà nước đưa ra chính sách kiềm chế lạm phát bằng những hình thức khác nhau. Song tại thành phố Hồ Chí Minh lại ra văn bản tiến hành thu phí với những phương tiện giao thông đi trong địa bàn thành phố. Xe 04 chỗ 500.00 VNĐ/1 năm…nếu đề án này được thông qua sẽ đi ngược với chủ trương của Đảng, ảnh hưởng đến người tiêu dùng, làm cho tình hình lạm phát càng trầm trọng hơn.
Như vậy, khi đáp ứng được yêu cầu này sẽ thể hiện được vai trò của Đảng trong hoạt động của nhà nước và trong hệ thống chính trị nước ta.
2. Văn bản pháp luật phải thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân lao động.
Bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhân dân lao động vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quyền lực Nhà nước. Điều này được ghi nhận ngay trong Hiến pháp năm 1992, đạo luật cơ bản của Nhà nước “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân”(Điều 53). Theo Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì nhân dân có quyền tham gia vào việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, nội dung của văn bản pháp luật phải đảm bảo ý chí, nguyện vọng của nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời nôi dung văn bản phải chứa đựng yêu cầu này vì nhân dân lao động vừa là chủ thể vừa là đối tượng của chủ thể quản lí.
Phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân lao động là việc phản ánh thực tiễn cuộc sống, những mong muốn chính đáng của chính những người dân lao động trong xã hội, giúp họ nâng cao hơn các điều kiện về vật chất và tinh thần. Với vai trò là chủ thể của quyền lực Nhà nước, nhân dân sử dụng pháp luật để thể hiện ý chí của mình trong việc đóng góp ý kiến và thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương, của cả nước. Họ cũng chính là đối tượng chủ yếu thực thi pháp luật. Việc xây dựng các văn bản pháp luật có nội dung phản ánh đầy đủ, kịp thời ý chí nguyện vọng của nhân dân suy cho cùng chính là sự bảo đảm yếu tố phù hợp giữa nhu cầu của xã hội và chủ trương xây dựng pháp luật của Nhà nước. Nội dung này xuất phát từ quan điểm cho rằng cần thiết phải tạo ra sự dung hòa về lợi ích giữa các nhóm đối tượng trong xã hội mà trước hết là sự dung hòa về lợi ích giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý khi chủ thể quản lý đưa ra các quyết định quản lý. Đây là nội dung vô cùng quan trọng vì trong nhiều trường hợp, hiệu quả tác động của văn bản pháp luật thường phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các bên liên quan, vào việc Nhà nước có thể hiện và đáp ứng được những lợi ích của các giai tầng trong xã hội hay không. Khi đáp ứng được những nội dung này thì văn bản pháp luật sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý, thể hiện rõ bản chất của Nhà nước ta. Một văn bản pháp luật dù có hiệu lực pháp lí cao hay thấp nhưng nếu không phù hợp với điều kiện khách quan và ý chí của nhân dân lao động thì sẽ không thể tồn tại được. Ví dụ: Khi xây dựng Luật bảo hiểm xã hội, các nhà làm luận đã dự kiến tuổi nghỉ hưu đối với nam là 65, đối với nữ là 60. Tuy nhiên, khi lấy ý kiến của nhân dân thì không được sự đồng tình bởi so với các quốc gia khác, yếu tố về mặt sức khỏe và trí tuệ của người lao động Việt Nam còn thấp, nên không thể đáp ứng được yêu cầu công tác ở độ tuổi này.
Vì vậy, khi xây dựng văn bản pháp luật, người có thẩm quyền cần thận trọng cân nhắc, lựa chọn cách thức điều chỉnh để bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích của các nhóm đối tượng có liên quan, đặc biệt là bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích của toàn xã hội, của Nhà nước với các cá nhân, tổ chức xã hội, tránh chủ quan duy ý chí, xa rời thực tiễn.
3. Văn bản pháp luật phải có nội dung hợp pháp.
Sự hợp pháp về nội dung của văn bản pháp luật là một trong những điều kiệnbắt buộc ảnh hưởng tới hiệu lực của nó. Vì vậy, việc đặt ra yêu cầu này trong việc xây dựng văn bản pháp luật là điều hết sức cần thiết. Xem xét tính hợp pháp của văn bản pháp luật là việc đối chiếu các quy định trong nội dung của văn bản với nội dung của những văn bản khác mà pháp luật quy định là chuẩn mực pháp lí bắt buộc phải theo, để đánh giá về sự phù hợp về nội dung giữa các văn bản đó. Khi xem xét các nội dung hợp pháp của văn bản pháp luật cần xem xét mối quan hệ giữa các văn bản trong hệ thống văn bản pháp luật. Trong phạm vi điều chỉnh nhất định, văn bản pháp luật thường không tồn tại biệt lập mà luôn có mối quan hệ với nhau. Vì vậy, khi soạn thảo văn bản pháp luật, cần đối chiếu các nội dung của văn bản pháp luật đang soạn thảo với nội dung của các văn bản pháp luật có liên quan để đánh giá về sự phù hợp và thống nhất giữa các văn bản này.
Đối với mỗi loại văn bản thì sự hợp pháp về nội dung lại thể hiện trong những khía cạnh khác nhau:
*Đối với văn bản quy phạm pháp luật:
Các văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật phải phù hợp và thống nhất với nội dung văn bản do cấp trên ban hành. Hay nói cách khác, nội dung văn bản có hiệu lực pháp lý thấp phải phù hợp với nội dung văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn..
Ví dụ: Để đánh giá tính hợp pháp của một Pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Qứôc hội ban hành thì chuẩn mực pháp lý phải là văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội gồm Hiến pháp, Luật, Nghị quyết.
* Đối với văn bản áp dụng pháp luật:
Các mệnh lệnh mà văn bản đưa ra phải phù hợp với các quy phạm pháp luật hiện hành về nội dung và mục đích điều chỉnh. Trên thực tế, văn bản áp dụng pháp luật là sự cụ thể hóa các quy phạm pháp luật vào những tình huống xác định để giải quyết những vấn đề cụ thể. Do đó, để đánh giá nội dung hợp pháp của văn bản áp dụng pháp luật cần phải căn cứ vào một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến nội dung được đề cập trong văn bản áp dụng pháp luật đó.
Ví dụ: Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh X về việc giao đất cho một doanh nghiệp M là văn bản áp dụng pháp luật. Vì vậy, chuẩn mực pháp lý được sử dụng để đánh giá tính hợp pháp của văn bản này là Luật đất đai, các Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Quy định của Ủy ban nhân dân thành phố, tỉnh X đó về việc cho thuê đất và những văn bản khác có liên quan.
* Đối với văn bản hành chính.
+ Đối với những văn bản hành chính có nội dung là những quy định mang tính chất quy phạm thì những nội dung đó phải phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.
Ví dụ: Công văn có nội dung hướng dẫn đối với cấp dưới về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực y tế được coi là hợp pháp khi nội dung phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về y tế.
+ Đối với văn bản hành chính có nội dung là những mệnh lệnh cá biệt thì các nội dung đó, bên cạnh việc phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, thì phải phù hợp với nội dung của văn bản áp dụng pháp luật có liên quan trực tiếp tới văn bản hành chính đó.
Ví dụ: Thông báo cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có nội dung cá biệt được coi là hợp pháp khi phù hợp với các quy phạm pháp luật trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
4. Văn bản pháp luật phải có tính khả thi.
“Khả thi” theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là khả năng thực hiện. Như vậy, một văn bản pháp luật có tính khả thi là văn bản phải có khả năng thực hiện trên thực tế hay nói cách khác là những quy định của nó phải có khả năng đi vào cuộc sống chứ không chỉ dừng lại trên giấy tờ. Do đó, yêu cầu nội dung của văn bản pháp luật phải phù hợp với các điều kiện khách quan. Tính khả thi của văn bản pháp luật là mối liên hệ trực tiếp giữa tính hợp pháp và sự thỏa mãn những đòi hỏi cơ bản của đời sống xã hội.
Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại, đòi hỏi văn bản pháp luật phải có tính khả thi. Những văn bản có tính khả thi thì sẽ có hiệu lực thực tế cao hơn, tức là sự tác động của văn bản vào đời sống sẽ đạt chất lượng cao. Sự phù hợp này phản ánh rất rõ mối tương quan giữa trình độ pháp luật với trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra với văn bản pháp luật phải có tính khả thi đó là:
Thứ nhất: Văn bản pháp luật phải phản ánh được những quy luật mang tính đặc thù trong từng giai đoạn, tững lĩnh vực.
- Nếu văn bản phản ánh chính xác, kịp thời những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, chứa đựng những nội dung phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của quản lý Nhà nước sẽ tạo ra những “đòn bẩy” để tăng trưởng kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
- Nếu văn bản pháp luật không phù hợp, không phản ánh đầy đủ các hướng vận động của đời sống xã hội, những quy định quá cao hoặc lỗi thời, sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế -xã hội, là nguyên nhân làm giảm sút hiệu quả của quản lý Nhà nước.
Thứ hai: Văn bản pháp luật phải có các quy định, các mệnh lệnh chi tiết, cụ thể.
Văn bản pháp luật mà đáp ứng được yêu cầu này thì hiệu quả mang lại sẽ cao trong quá trình đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống vì nó sẽ dễ dàng được triển khai, dễ hiểu và dễ thực hiện. Đồng thời, yêu cầu này phù hợp với khả năng của các cơ quan có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện văn bản và phù hợp với nhận thức pháp luật của đối tượng có liên quan. Vì vậy, để yêu cầu này đạt hiệu quả cao, cần tạo ra sự đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nước trong hoạt động ban hành văn bản và tổ chức thực hiện văn bản.
Thứ ba: Tính khả thi của văn bản pháp luật còn được xem xét dưới góc độ khoa học pháp lý.
Có nghĩa là, văn bản pháp luật được xem xét thông qua việc sử dụng:
+ Ngôn ngữ: phải là ngôn ngữ viết; ngôn ngữ Tiếng Việt và được Nhà nước sử dụng chính thức tức là ngôn ngữ phải chính xác về chính tả, về nghĩa của từ, chính xác trong cách viết câu và sử dụng dấu câu và ngôn ngữ phải có tính thống nhất, tính phổ thông.
+ Xây dựng kết cấu văn bản, bố cục logic, chặt chẽ, các thuật ngữ pháp lý được sử dụng chính xác, một nghĩa.
+ Cách diễn đạt, trình bày nội dung văn bản phải cô đọng, khoa học, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của đông đảo nhân dân để tạo ra sự thuận lợi trong việc thực hiện văn bản pháp luật trên thực tế.
Để văn bản pháp luật bảo đảm tính khả thi thì việc văn bản pháp luật phải phản ánh đúng hiện thực khách quan, không thấp hơn và cũng không cao hơn trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, chủ thể ban hành không được chủ quan, duy ý chí… Vì vậy, các cơ quan xây dựng pháp luật phải bám sát vào thực tiễn xã hội, đánh giá thực trạng, khảo sát các văn bản pháp luật hiện hành. Có thể nói, tính “khả thi” chỉ là điều kiện “cần” của một văn bản pháp luật, còn để văn bản đó thực sự đi vào đời sống thực tiễn thì phải có cả điều kiện “đủ” đó là khâu tổ chức thực hiện.
5. Văn bản pháp luật phải có nội dung tương thích với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển, nước ta đang trong thời kì quá độ chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.Do đó, việc xúc tiến hợp tác với quốc tế như một giải pháp sống còn để phát triển đất nước. Việc gia nhập các tổ chức quốc tế sẽ giúp Việt Nam tiếp cận được thị trường thương mại toàn cầu; tiếp cận những công nghệ tiên tiến, thị trường tài chính hành đầu để tiếp thu và vận dụng cho chiến lược phát triển; nâng cao được vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời cải thiện được mức sống người dân. Do đó, xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như xu thế của thời đại, Việt Nam phải tiến hành hội nhập với các tổ chức trên thế giới. Khi Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức trên thế giới như ASEAN, APEC, ASEM, WTO.. thì một vấn đề cấp bách đặt ra với chúng ta là phải tiến hành hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các cam kết. Tức là, chúng ta phải tiến hành rà soát, soạn thảo các văn bản pháp luật có nội dung tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
Sự tương thích của văn bản pháp luật với điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết chủ yếu được đặt ra với các văn bản quy phạm pháp l