Với sự nỗ lực của Đảng và Chính phủ thì Việt Nam đã và đang bước vào nền kinh tế hội nhập một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 11/1/2007 Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu một bước phát triển mới cho ngành kinh tế của nước ta. Theo đánh giá chung, dịch vụ phân phối là một trong những ngành kinh tế chịu sức ép trực tiếp và đầu tiên khi thị trường được “mở” bởi các cam kết, định chế quốc tế mà Việt Nam đang và sẽ tham gia. Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam để mở rộng kinh doanh sản xuất, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại là rất lớn. Tuy nhiên, thách thức đối với các doanh nghiệp phân phối trong nước là không nhỏ khi mà các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài vượt trội hơn hẳn so với chúng ta cả về trình độ, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Vậy chúng ta phải có những bước đi như thế nào để tìm kiếm được thế mạnh riêng cho ngành dịch vụ phân phối nói riêng và nền kinh tế nói chung trong quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt này?
28 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3326 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích cam kết của Việt Nam với WTO về dịch vụ phân phối và đánh giá tác động của những cam kết này đối với dịch vụ phân phối của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài:
Phân tích cam kết của VN với WTO về dịch vụ phân phối và đánh giá tác động của những cam kết này với dịch vụ phân phối ở VN như thế nào.
Môn học: WTO – cam kết và lộ trình thực hiện của Việt Nam
Lớp học phần: 1103ITOM0221
Nhóm: 05
Giáo viên hướng dẫn: Mai Thanh Huyền
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương I: : Phân tích cam kết của Việt Nam với WTO về dịch vụ phân phối.
Nội dung cam kết của Việt Nam đối với ngành dịch vụ phân phối khi gia nhập WTO.
Cam kết chung của ngành dịch vụ.
1.1.2. Cam kết của ngành dịch vụ phân phối.
1.1.2.1. Các mặt hàng nước ngoài được phép phân phối tại Việt Nam
1.1.2.2. Phân phối qua mạng hoặc dưới các hình thức thương mại điện tử khác.
1.1.2.3. Góp vốn trong liên doanh và thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
1.1.2.4. Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).
1.1.2.5. Dịch vụ nhượng quyền thương mại.
1.2. Đánh giá nội dung cam kết
Chương 2: Đánh giá tác động của việc thực hiện cam kết với ngành dịch vụ phân phối của nước ta.
2.1. Ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.
2.1.1. Thời kì trước khi gia nhập WTO.
Thời kì sau khi gia nhập WTO.
Đánh giá tác động của việc thực hiện những cam kết khi gia nhập.
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển ngành dịch vụ phân phối trong điều kiện hội nhập.
3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước.
3.2. Đối với doanh nghiệp.
C. KẾT LUẬN
MỞ ĐẦU.
Với sự nỗ lực của Đảng và Chính phủ thì Việt Nam đã và đang bước vào nền kinh tế hội nhập một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 11/1/2007 Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu một bước phát triển mới cho ngành kinh tế của nước ta. Theo đánh giá chung, dịch vụ phân phối là một trong những ngành kinh tế chịu sức ép trực tiếp và đầu tiên khi thị trường được “mở” bởi các cam kết, định chế quốc tế mà Việt Nam đang và sẽ tham gia. Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam để mở rộng kinh doanh sản xuất, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại là rất lớn. Tuy nhiên, thách thức đối với các doanh nghiệp phân phối trong nước là không nhỏ khi mà các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài vượt trội hơn hẳn so với chúng ta cả về trình độ, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Vậy chúng ta phải có những bước đi như thế nào để tìm kiếm được thế mạnh riêng cho ngành dịch vụ phân phối nói riêng và nền kinh tế nói chung trong quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt này?
Để có thể hiểu rõ hơn về thị trường ngành dịch vụ phân phối của nước ta hiện nay và tìm được những bước đi mới cho ngành dịch vụ này, nhóm chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Phân tích cam kết của Việt Nam với WTO về dịch vụ phân phối và đánh giá tác động của những cam kết này đối với dịch vụ phân phối của Việt Nam như thế nào?”.
NỘI DUNG
Chương 1:
PHÂN TÍCH CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI.
Nội dung cam kết của Việt Nam đối với ngành dịch vụ phân phối khi gia nhập WTO.
1.1.1. Cam kết chung của ngành dịch vụ.
Cam kết chung hay cam kết nền trong các biểu các kết dịch vụ là là cam kết áp dụng với tất cả các ngành, phân ngành dịch vụ thuộc Biểu cam kết dịch vụ. Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra cam kết đối với 11 ngành dịch vụ (bao gồm 155 phân ngành dịch vụ). Các ngành dịch vụ mà Việt Nam cam kết là:
Dịch vụ kinh doanh;
Dịch vụ thông tin;
Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ liên quan;
Dịch vụ phân phối;
Dịch vụ giáo dục;
Dịch vụ môi trường;
Dịch vụ tài chính;
Dịch vụ y tế và xã hội;
Dịch vụ du lịch;
Dịch vụ văn hóa, giải trí và thể thao;
Dịch vụ vận tải, do đó, cam kết nền sẽ áp dụng đối với tất cả các ngành/phân ngành dịch vụ này.
Nội dung đầu tiên trong phần cam kết nền liên quan tới hình thức pháp lý của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ta cho phép các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức cụ thể tại từng ngành, phân ngành dịch vụ cũng như lộ trình thực hiện sẽ căn cứ vào cam kết trong từng ngành, phân ngành cụ thể. Ta chưa cam kết cho phép các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài được lập chi nhánh, trừ trong một số dịch vụ cụ thể. Ta chỉ cho phép các nhà đầu tư, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thiết lập chi nhánh trong các phân ngành sau: Dịch vụ pháp lý, Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan, Dịch vụ tư vấn quản lý, Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý, Dịch vụ xây dựng, Dịch vụ nhượng quyền thương mại, Dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, Dịch vụ ngân hàng, Một số dịch vụ chứng khoán.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài cũng được lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, tuy nhiên các văn phòng đại diện này không được phép tham gia các hoạt động sinh lời trực tiếp.
Đối với các nhà cung cấp dịch vụ đã được cấp phép trước khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam đảm bảo các doanh nghiệp này sẽ tiếp tục được hưởng các điều kiện, ưu đãi như quy định trong giấy phép đầu tư và sẽ không bị ảnh hưởng bởi các cam kết dịch vụ của Việt Nam trong WTO.
Ví dụ: trước khi Việt Nam gia nhập WTO, doanh nghiệp A đã được cấp phép mở siêu thị 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để bán buôn/bán lẻ các loại hàng hóa cho người tiêu dùng. Khi gia nhập WTO, ta cam kết tới năm 2009 mới cho phép lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài. Trong năm 2007, theo cam kết WTO, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được lập liên doanh phân phối trong đó phía nước ngoài chiếm không quá 49%. Tuy nhiên, do giấy phép đầu tư đã cấp cho doanh nghiệp A trước khi Việt Nam gia nhập WTO nên doanh nghiệp này tiếp tục được hoạt động, vận hành siêu thị 100% vốn nước ngoài của mình.
Tuy nhiên, có một lưu ý là đối với các doanh nghiệp được thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì sẽ áp dụng các cam kết trong WTO. Tiếp theo ở ví dụ trên, nếu vào tháng 05 năm 2007, nếu có doanh nghiệp nước ngoài B muốn cung cấp dịch vụ phân phối thì doanh nghiệp B sẽ phải lập liên doanh với đối tác trong nước trong đó vốn của doanh nghiệp B sẽ không quá 49% vốn điều lệ của liên doanh. Đây là cam kết WTO đối với dịch vụ phân phối mặc dù trước đó ta đã cấp phép cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực này. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong GATS chỉ áp dụng kể từ khi ta thực hiện cam kết WTO. Do đó, ngay cả khi đã cấp phép cho các siêu thị 100% vốn nước ngoài trước đó, cơ quan quản lý vẫn có thể áp dụng cam kết theo WTO, tức là chỉ cho phép lập liên doanh phân phối 49% vốn nước ngoài trong năm 2007. Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với các ngành, phân ngành dịch vụ khác.
Đối với việc đầu tư dưới hình thức mua cổ phần, tại cam kết nền, ta đã đưa ra cam kết về việc nhà đầu tư nước ngoài được tham gia góp vốn dưới hình thức mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, tổng mức vốn cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trong một doanh nghiệp không vượt quá 30%, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam quy định khác.
Hiện nay, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết, ta đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ không quá 49% (trừ ngành ngân hàng).
Sau 1 năm kể từ ngày gia nhập, ta cam kết sẽ bãi bỏ hạn chế 30% cổ phần nước ngoài. Đối với các ngành/phân ngành khác đã cam kết, mức cổ phần do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ sẽ phù hợp với mức mà họ được phép đầu tư trực tiếp. Ví dụ, nếu ngành A ta ta cho phép thành lập liên doanh 51% vốn nước ngoài thì tỷ lệ mua cổ phần của nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam thuộc ngành đó cũng được lên tới 51%. Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, bên nước ngoài được mua ở mức tối đa là 30% tổng số cổ phần.
Áp dụng nguyên tắc trên, theo cam kết dịch vụ, kể từ ngày 1/1/2009, ta cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng được quyền mua 100% cổ phần của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này.
Trong phần cam kết nền, ta cam kết cho phép các nhà quản lý, chuyên gia, giám đốc điều hành, chuyên gia của các doanh nghiệp nước ngoài được nhập cảnh, lưu trú và làm việc tại hiện diện thương mại (liên doanh, chi nhánh, v.v) của các doanh nghiệp này tại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.
Ta cũng cho phép người chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (đối với dịch vụ máy tính và dịch vụ tư vấn kỹ thuật) được nhập cảnh và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
Về đối xử quốc gia, ta cam kết dành đối xử bình đẳng cho các nhà cung cấp dịch vụ, dịch vụ nước ngoài, trừ việc ta bảo lưu chỉ dành trợ cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam. Ta cũng bảo lưu quyền trợ cấp cho nghiên cứu và phát triển, cho các ngành y tế, giáo dục và nghe nhìn. Đồng thời ta cũng bảo lưu các khoản trợ cấp nhằm nâng cao phúc lợi và tạo công ăn việc làm cho đồng bào thiểu số.
Ngoài cam kết mở cửa thị trường, Việt Nam cũng phải tuân thủ các nghĩa vụ chung của Hiệp định GATS, bao gồm:
- Đối xử tối huệ quốc: Việt Nam đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các nhà cung cấp dịch vụ từ các nước khác nhau. Ví dụ, nếu ta cho phép một doanh nghiệp từ một nước A lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ quảng cáo thì ta cũng phải cho phép các doanh nghiệp nước ngoài khác lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo. Cụ thể, các điều kiện cấp phép, điều kiện hoạt động cho các doanh nghiệp dịch vụ nước ngoài cũng phải giống nhau.
- Minh bạch hóa: ta cam kết sẽ công bố tất cả các quy định, biện pháp ảnh hưởng tới thương mại dịch vụ cho các nước Thành viên WTO. Ta cũng cam kết sẽ công bố công khai dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật (luật, pháp lệnh, nghị định) để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời hạn dành cho việc góp ý tối thiểu là 60 ngày.
1.1.2. Cam kết của ngành dịch vụ phân phối
1.1.2.1 Các mặt hàng nước ngoài được phép phân phối tại Việt Nam
Theo nội dung cam kết, nhà phân phối nước ngoài chịu hạn chế về diện mặt hàng được phép phân phối tại Việt Nam. Hạn chế này có thể được chia thành 2 danh mục: danh mục các mặt hàng hạn chế lâu dài và danh mục các mặt hàng hạn chế có lộ trình.
Danh mục các mặt hàng hạn chế lâu dài:
Là danh mục được quy định tại mục “các biện pháp áp dụng cho toàn bộ phân ngành trong dịch vụ phân phối”, bao gồm thuốc lá và xì gà, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải. Đây là các mặt hàng nhạy cảm mà Chính phủ Việt Nam chưa có ý định cho nước ngoài tham gia phân phối tại Việt Nam. Việt Nam mở cửa các dịch vụ phân phối cho tất cả các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, trừ các mặt hàng sau đây:
- Thuốc lá và xì gà;
- Sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình;
- Kim loại quý và đá quý;
- Dược phẩm;
- Thuốc nổ;
- Dầu thô và dầu đã qua chế biến;
- Gạo, đường mía và đường củ cải.
Đối với các sản phẩm trên, Việt Nam có thể dành quyền phân phối cho các doanh nghiệp trong nước, tức là các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài (được thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO) có thể sẽ không được quyền phân phối các sản phẩm này. Phạm vi chính xác (theo mã phân loại HS của biểu thuế quan) của các mặt hàng này được quy định tại Quyết định 10/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại. Các nhà phân phối nước ngoài không được phép làm đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền đối với tất cả các mặt hàng thuộc danh mục này. Ngoài ra, họ không được bán các mặt hàng này thông qua các cơ sở đã thiết lập tại Việt Nam như liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và không được phép bán các mặt hàng này qua mạng.
Danh mục các mặt hàng hạn chế có lộ trình.
Gồm các mặt hàng được quy định tại cột hạn chế về tiếp cận thị trường mà nhà phân phối nước ngoài, cụ thể là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không được phép phân phối tại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Danh mục này bao gồm xi măng và clinke, lốp (trừ lốp máy bay), giấy, máy kéo, phương tiện cơ giới, ôtô con và xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rượu và phân bón. Theo như cam kết trong dịch vụ phân phối, đến năm 2010, danh mục này sẽ được bãi bỏ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phép phân phối tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu vào Việt Nam (ngoại trừ các mặt hàng thuộc danh mục hạn chế lâu dài). Một điểm cần lưu ý là danh mục này không ápdụng đối với dịch vụ nhượng quyền thương mại. Điều này có nghĩa là nhà phân phối nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ nhượng quyền cho tất cả các mặt hàng thuộc danh mục hạn chế có lộ trình.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phân phối (thông qua dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ) máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy.
Kể từ ngày 11/1/2010, các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phân phối tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.
1.1.2.2. Phân phối qua mạng hoặc dưới các hình thức thương mại điện tử khác
Ngoài ra, ta cũng cho phép việc bán hàng qua mạng từ nước ngoài vào Việt Nam, việc bán hàng này liên quan tới việc phân phối qua phương thức 1 (cung cấp qua biên giới). Việc phân phối qua phương thức này có thể được thực hiện dưới dạng mua, bán hàng hóa qua mạng hoặc đặt hàng qua thư. Tuy nhiên, đối với phương thức này, ta chỉ cam kết cho phép các nhà phân phối nước ngoài được bán các loại hàng hoá sau:
- Các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân;
- Các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc vì mục đích thương mại.
- Đối với các sản phẩm khác, việc bán hàng qua mạng sẽ tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Phân phối qua mạng hoặc các hình thức thương mại điện tử khác được coi là cung cấp dịch vụ qua biên giới nếu như bên cung cấp dịch vụ và bên nhận dịch vụ không ở trong cùng một quốc gia.
Cam kết chỉ áp dụng đối với việc nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài bán hàng từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua mạng Internet hoặc các hình thức thương mại điện tử khác. Trong trường hợp này, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài vẫn ở tại nước ngoài, không di chuyển vào Việt Nam để thành lập hiện diện thươngmại như chi nhánh hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.1.2.3. Góp vốn trong liên doanh và thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Theo nội dung cam kết, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập liên doanh với tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài không vượt quá 49% ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đến 1/1/2008, họ được quyền tham gia vốn trong liên doanh ở bất kỳ tỷ lệ nào nhỏ hơn 100%. Đến 1/1/2009, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phép thành lập.
1.1.2.4. Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).
Theo cam kết, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ được thành lập một cơ sở bán lẻ tại Việt Nam. Để thành lập cơ sở bán lẻ từ thứ hai trở đi (ngoài cơ sở thứ nhất), họ phải xin phép cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào một số tiêu chí như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện tại một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý để quyết định có cho phép mở thêm điểm bán lẻ hay không.
Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài bao gồm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài và công ty có vốn góp của nước ngoài dưới hình thức mua cổ phần. Do vậy, nếu doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, họ có thể bị coi là nhà cung cấp dịch vụ có yếu tố nước ngoài và phải chịu hạn chế về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) dù trước khi bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp không bị ràng buộc bởi hạn chế này.
1.1.2.5. Dịch vụ nhượng quyền thương mại.
Theo nội dung cam kết, ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ được phép thành lập liên doanh với tỷ lệ góp vốn của nước ngoài không vượt quá 49%. Đến 01/01/2008, họ được phép góp vốn vào công ty liên doanh với tỷ lệ bất kỳ và tới 01/01/2009 sẽ được quyền thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại. Điểm đáng lưu ý là các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài còn được phép thành lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ nhượng quyền thương mại từ ngày 1/1/2010 với điều kiện trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam. Danh mục các mặt hàng hạn chế tạm thời không áp dụng đối với lĩnh vực nhượng quyền thương mại. Danh mục các mặt hàng hạn chế lâu dài vẫn được áp dụng.
1.2. Đánh giá nội dung cam kết
Cam kết của ta trong WTO là phù hợp với định hướng phát triển ngành phân phối và thậm chí còn chặt hơn thực tiễn mở cửa ngành dịch vụ này ở trong nước.
Trước khi gia nhập WTO, trên thực tế ta đã cho phép các doanh nghiệp phân phối nước ngoài được thiết lập liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ta đã cho phép một số tập đoàn phân phối lớn thành lập siêu thị 100% vốn nước ngoài và mở hàng loạt các siêu thị tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Tới cuối năm 2006 trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện nhiều tập đoàn phân phối lớn của thế giới như: Metro Cash & Carry (Đức) với 6 siêu thị hoạt động tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. BigC có các siêu thị đang hoạt động tại TP.HCM, Hà Nội và Hải Phòng. Tập đoàn bán lẻ Parkson (Malaysia) ở TP.HCM. Bên cạnh đó, Tập đoàn Dairy Farm (Singapore) cũng nộp đơn xin thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, Lotte (Hàn Quốc) cũng vào VN thông qua hình thức liên doanh.
Khi ta gia nhập WTO, các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép trước đó (kể cả các doanh nghiệp, siêu thị 100% vốn đầu tư nước ngoài) sẽ tiếp tục được hoạt động với các điều kiện như đã quy định trong giấy phép. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ phải tuân thủ các cam kết trong WTO đối với dịch vụ phân phối. Điều đó cũng là một bước đảm bảo cho các doanh nghiệp trong nước trong quá trình hội nhập.
Cam kết mang tính bảo hộ thị trường dịch vụ phân phối trong nước:
Việc hạn chế các mặt hàng được phân phối nhằm bảo đảm an nình quốc gia cũng như an toàn trong nước. Nhưng việc hạn chế các mặt hàng như dược phẩm, dầu thô, gạo cho thấy một phần bảo hộ của nhà nước. Đây là những nhóm ngành thiết yếu của nền hinh tế xã hội, việc hạn chế phân phối như trong cam kết đảm bảo việc nhà nước quản lý và điều tiết được dòng sản phẩm này trên thị trường.
Xét trong ngắn hạn, việc hạn chế có một số mặt hàng trong ngắn hạn, bao gồm các sản phẩm công nghiệp, một phần nhằm tạo thời gian cho các doanh nghiệp trong nước có bước phát triển, chuẩn bị đương đầu với thách thức khi mở cửa toàn bộ thị trường.
Việc thực hiện các quy định của ENT thực chất đã hạn chế một phần lớn việc xâm nhập thị trường của các doanh nghiệp phân phối nước ngoài. Bơi việc thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước để mở đại lý tiếp theo rất phức tạp. Hơn nữa, việc có mở hay không không phụ thuộc vào cơ chế thị trường, mà phụ thuộc vào quyết định của cơ quan chủ quản.
Chương 2:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT VỚI NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI CỦA NƯỚC TA.
2.1. Ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.
Thời kì trước khi gia nhập WTO.
Theo số liệu của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), trong giai đoạn 2001-2005 doanh thu bán lẻ thị trường Việt Nam tăng bình quân 18%/năm, cao gấp khoảng 2 lần so với mức tăng trưởng bình quân GDP cùng kỳ. Tuy nhiên, hệ thống phân phối của ta vẫn chưa phất triển và còn thô sơ. Theo số liệu thống kê tại thời điểm cuối năm 2006 thì hàng hóa đến người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập, cửa hàng truyền thống (khoảng 44%), qua hệ thống phân phối hiện đại(trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn..) mới chỉ chiếm khoảng 10%, 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng. Chúng ta có thể thấy sự yếu kém trong dịch vụ phân phối của Việt Nam như sau:
Chất lượng dịch vụ thấp hạn chế sức cạnh tranh
Một số nghiên