Đề tài Phân tích camels báo cáo tài chính ngân hàng vietinbank năm 2011

Điều quan trọng không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là giữ được bao nhiêu tiền và số tiền đó đã sinh sôi nảy nở như thế nào, và bạn giữ được số tiền kiếm được cho bao nhiêu thế hệ” – đó là câu nói nổi tiếng của Robert Kiyosaki – Nhà đầu tư, doanh nhân và cũng đồng thời là tác giả của cuốn sách gây nhiều tiếng vang: “Cha giàu-cha nghèo” . Quả đúng như vậy, khi tiếp cận một doanh nghiệp, điều chúng ta quan tâm nhất, đó là việc nó đang hoạt động, sản xuất kinh doanh như thế nào trong quá khứ, hiện tại, và cách tiếp cận thường được sử dụng đó là thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính, sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn vừa tổng quan, vừa chi tiết về doanh nghiệp, là ngôn ngữ của kinh doanh, vì vậy, đọc được bức thông điệp này là điều vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp chúng ta xác định được ưu nhược điểm, phát hiện những vấn đề tồn tại của doanh nghiệp, từ đó có thể đề ra giải pháp và định hướng tầm nhìn cho tương lai Ngân hàng là một thực thể kinh doanh-với vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế-vì thế, báo cáo tài chính của ngân hàng vô cùng quan trọng, đoc, hiểu, phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng, sẽ cho phép chúng ta có những nhận định, đánh giá rõ ràng hơn về bức tranh tổng thể với những mảng màu sáng-tối của toàn bộ nền kinh tế. Trong phạm vi chủ đề thảo luận này, nhóm CRM xin phép lựa chọn phân tích dựa trên mô hình CAMELS , và phân tích 5 chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của Ngân hàng Công thương Việt Nam-VietinBank, thông qua báo cáo tài chính hợp nhất đã qua kiểm toán năm 2011, công ty kiểm toán là công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, và trên cơ sở đó, có những so sánh, đối chứng, phân tích với các quý trong năm 2012, qua đó đưa ra các nhận định, đánh giá về các chỉ tiêu nói riêng, tình hình hoạt động của ngân hàng VietinBank nói chung. Tiêu chuẩn đánh giá sẽ là dựa theo thông tư 13: 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành ngày 20/5/2010, và thông tư 19: 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 13, được Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 27/9/2010, và quyết định 493/QĐ-NHNN năm 2010.

docx46 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3427 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích camels báo cáo tài chính ngân hàng vietinbank năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích Camels báo cáo tài chính ngân hàng vietinbank năm 2011 VietinBank – Điểm nhìn từ những con số Thực hiện: Nhóm CRM – Quản trị Ngân hàng – C10 MỤC LỤC Lời mở đầu: “Điều quan trọng không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là giữ được bao nhiêu tiền và số tiền đó đã sinh sôi nảy nở như thế nào, và bạn giữ được số tiền kiếm được cho bao nhiêu thế hệ” – đó là câu nói nổi tiếng của Robert Kiyosaki – Nhà đầu tư, doanh nhân và cũng đồng thời là tác giả của cuốn sách gây nhiều tiếng vang: “Cha giàu-cha nghèo” . Quả đúng như vậy, khi tiếp cận một doanh nghiệp, điều chúng ta quan tâm nhất, đó là việc nó đang hoạt động, sản xuất kinh doanh như thế nào trong quá khứ, hiện tại, và cách tiếp cận thường được sử dụng đó là thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính, sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn vừa tổng quan, vừa chi tiết về doanh nghiệp, là ngôn ngữ của kinh doanh, vì vậy, đọc được bức thông điệp này là điều vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp chúng ta xác định được ưu nhược điểm, phát hiện những vấn đề tồn tại của doanh nghiệp, từ đó có thể đề ra giải pháp và định hướng tầm nhìn cho tương lai Ngân hàng là một thực thể kinh doanh-với vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế-vì thế, báo cáo tài chính của ngân hàng vô cùng quan trọng, đoc, hiểu, phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng, sẽ cho phép chúng ta có những nhận định, đánh giá rõ ràng hơn về bức tranh tổng thể với những mảng màu sáng-tối của toàn bộ nền kinh tế. Trong phạm vi chủ đề thảo luận này, nhóm CRM xin phép lựa chọn phân tích dựa trên mô hình CAMELS , và phân tích 5 chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của Ngân hàng Công thương Việt Nam-VietinBank, thông qua báo cáo tài chính hợp nhất đã qua kiểm toán năm 2011, công ty kiểm toán là công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, và trên cơ sở đó, có những so sánh, đối chứng, phân tích với các quý trong năm 2012, qua đó đưa ra các nhận định, đánh giá về các chỉ tiêu nói riêng, tình hình hoạt động của ngân hàng VietinBank nói chung. Tiêu chuẩn đánh giá sẽ là dựa theo thông tư 13: 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành ngày 20/5/2010, và thông tư 19: 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 13, được Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 27/9/2010, và quyết định 493/QĐ-NHNN năm 2010. Bài thảo luận do thời gian có phần hạn chế nên có thể chưa thật đầy đủ và chi tiết, nhóm rất mong được thầy giáo hướng dẫn thêm để bài viết được hoàn thiện, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy. Phần 1 – Giới thiệu chung về Ngân hàng VietinBank: Xin được phép khái quát về VietinBank, Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, với hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. Ngoài ra, VietinBank còn có 7 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, VietinBank cũng đã hiện diện với các chi nhánh nước ngoài ( CHLB Đức, CH DCND Lào ). Với vị thế đó, VietinBank với sứ mệnh là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống, hi vọng sẽ mang tới cho khách hàng sự hài lòng với tiêu chí đúng như Slogan của VietinBank: “ Nâng giá trị cuộc sống ” 2011 là năm hoạt động tương đối nhiều khó khăn đối với ngành Tài chính-Ngân hàng nói chung, và VietinBank nói riêng, tuy nhiên VietinBank vẫn đạt được những thành tích đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại. Nhóm CRM xin phép trình bày cụ thể qua các phân tích ở Phần 2 Phần 2 – Báo cáo tài chính VietinBank – điểm nhìn từ những con số: Nhóm CRM sẽ sử dụng Báo cáo tài chính hợp nhất đã qua kiểm toán của VietinBank trong năm 2011, và tiến hành phân tích dựa trên mô hình CAMELS, cùng các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời, dựa trên thông tư 13/TT-NHNN/2010 và thông tư 19/NHNN/2010, và quyết định 493 NHNN 2010. 2.1. Phân tích theo mô hình CAMELS Như đã biết, mô hình CAMELS là một công cụ hiệu quả và được sử dụng rộng rãi từ lâu trên thế giới, áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình và được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng và chất lượng quản lý. Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó là: Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trường. 2.1. 1.Các chỉ tiêu xếp loại về vốn tự có ( C - Capital adequacy ) : Đối với ngân hàng, vốn tự có có vai trò vô cùng quan trọng, chẳng những nó đảm bảo an toàn vốn, tạo cơ sở cho huy động vốn, tạo cơ sở để ngân hàng thực hiện cho vay, đầu tư, kinh doanh, qua đó giúp cho ngân hàng phát triển các hoạt động, mở rộng đối tượng khách hàng. Vốn tự có còn giúp cho ngân hàng tự chủ hơn, sử dụng để mua sắm tài sản cố định, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, để phát triển bền vững, hoạt động ổn định. Ngoài ra, vốn tự có cũng xác định vị thế của ngân hàng. Với những ý nghĩa quan trọng đó, nhóm CRM xin phân tích kĩ, trọng tâm những chỉ tiêu khi xem xét vốn tự có của VietinBank. Bao gồm 3 chỉ tiêu chính, cơ bản: 2.1.1.1/ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ( CAR ): Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro chuyển đổi >=9% , tỷ lệ này cho chúng ta biết nguồn vốn có ổn định để cho vay hay không, nguồn vốn đó đáp ứng được nhu cầu vay hay không. Từ bảng CĐKT thống nhất và báo cáo tình hình thay đổi vốn của Ngân hàng ta có được các chỉ tiêu sau: Vốntựcócấp 1 = 20.229.722 + 445.782 + 1.944.169 + 4.540.639 – (13.612 + 298.440) = 26.848.260 (triệuđồng). Vốntựcócấp 2 = 40% x 300.163 + 1.030.421 = 1.150.486,2 (triệuđồng). Vốntựcó = 26.848.260 + 1.150.486,2 = 27.998.746,2 (triệuđồng). - Tài sản có rủi ro = 460.603.925 – 298.440 – 13.612 = 460.291.873 ( triệu đồng) - Tài sản có rủi ro từ cam kết ngoại bảng = 100% x 47.837.808 = 47.837.808 (trđ) à Tổng tài sản có rủi ro = 460.291.837+47.837.808=508.129.681 (trđ) Từ đây ta tính được CAR = 5,51% <9% Như vậy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đảm bảo khả năng cho vay của ngân hàng là không đạt. Cụ thể ta có thể thấy: Vốn tự có là tổng VTC cấp 1 và VTC cấp 2. Trong đó VTC cấp 1 gồm vốn điều lệ, lợi nhuận chưa chia, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần trừ đi lợi thế thương mại và các khoản góp vốn mua cổ phần của TCTD khác. Các chỉ tiêu này đêu được thể hiện đầy đủ trên bảng cân đối kế toán hợp nhất của ngân hàng. Hoàn toàn tương tự ta tính được CAR của năm 2010 = 4,41% < CAR năm 2011=5,51%. Với Tổng VTC = 17803311,4 trđ và Tổng TSC rủi ro = 403894577 trđ Như vậy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng năm 2011 đã tăng so với năm 2010, tốc độ tăng là 31,75%, tuy nhiên còn ở mức thấp. Ngân hàng cần chú trọng hơn tới cân đối vốn 2.1.1.2/Giá trị còn lại của tài sản cố định/Vốn cấp 1 >= 50% Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận chưa chia, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ. Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận chưa chia, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ. Chỉ tiêu Giá trị còn lại của tài sản cố định /Vốn cấp I là giá trị tài sản còn lại của tài sản được sử dụng để mang lại doanh thu cho ngân hàng trên nguồn vốn tự có của ngân hàng. Chỉ tiêu này thể hiện ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu phần trăm nguồn vốn tự có đầu tư vào tài sản cố định tạo lợi nhuận trong tương lai cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn càng an toàn. Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình = 2.548.273 (triệu đồng). Giá trị còn lại của tài sản cố định thuê tài chính = 0 (triệu đồng). Giá trị còn lại của tài sản cố định vô hình = 1.197.944 (triệu đồng). Giá trị còn lại của tài sản cố định = 2.548.273 + 0 + 1.197.944 = 3.746.217 (triệu đồng). Giá trị còn lại của tài sản cố đinh/Vốn cấp 1 = 3.746.21721.832.264 = 17,16% < 50% Vietinbank chưa đạt được tỷ lệ tối thiểu là 50% mà chỉ đạt đc 17,16%. Tỷ lệ này khá nhỏ so với quy định của thông tư 13/TT-NHNN/2010, điều này cho thấy ngân hàng đã không thực hiện được tốt chỉ tiêu này so với yêu cầu, cho thấy nguồn vốn tự có mang đi đầu tư vào tài sản cố định đã không tạo ra được lợi nhuận mong muốn trong tương lai. Tổng mức góp vốn, mua CP vào tất cả các DN, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác = 2.924.485 (triệu đồng). Vốn điều lệ = 20.229.722 (triệu đồng). Quỹ dự trữ của TCTD = 1.476.203 (triệu đồng). Vốn điều lệ + Quỹ dự trữ của TCTD = 21.705.925 (triệu đồng). Tổng mức góp vốn, mua CP vào tất cả các DN, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác/Vốn điều lệ và quỹ dự trữ của TCTD = 2.924.48521.705.925 = 13,47% < 40% Chỉ tiêu Tổng mức góp vốn, mua CP vào tất cả các DN, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác/Vốn điều lệ và quỹ dự trữ của TCTD cho biết ngân hàng sử dụng bao nhiêu phần trăm của Vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác. Chỉ tiêu này đạt 13.47%, đạt tiêu chuẩn so với quy định cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt, sử dụng hợp lý nguồn vốn điều lệ và quỹ dự trữ để đầu tư có lãi. 2.1.2. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tài sản có ( A - Asset quality ) Nội dung hoạt động chủ yếu của một ngân hàng thể hiện ở phía tài sản có thể hiện trên tiêu tổng hợp nói bảng cân đối kế toán của nó. Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tài sản có là chỉ lên chất lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng. Phần lớn rủi ro trong hoạt động ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản của nó, nên cùng với việc đảm bảo có đủ vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản có là yếu tố quan trọng đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn. Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời, trong đó tài sản sinh lời luôn chiếm phần chủ yếu. Tài sản có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro. Những tài sản này bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, các khoản đầu tư vào chứng khoán, góp vốn liên doanh, liên kết... trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản cho vay. Nói đến chất lượng tài sản là nói đến chất lượng tài sản có sinh lời, mà trước hết được phản ánh ở chất lượng của hoạt động tín dụng. Thông thường, chất lượng tín dụng của ngân hàng được đánh giá qua các chỉ số: Tỷ lệ giữa nợ quá hạn so với tổng dư nợ; tỷ lệ giữa tổn thất nợ ròng so với tổng dư nợ; tỷ lệ giữa dự phòng phải thu khó đòi so với tổng số nợ tổn thất ròng và so với tổng dư nợ. Tỷ lệ và tính chất nợ quá hạn, nợ khê đọng, mức độ tổn thất trong cho vay cũng như mức trích lập dự phòng về tổn thất cho vay là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Một ngân hàng có mức độ tín dụng xấu, tỷ lệ nợ khê đọng cao sẽ gây ra những tổn thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, trong khi mức dự phòng trích lập không đủ sẽ dẫn đến giảm sút vốn tự có và cuối cùng sẽ mất khả năng thanh toán. Bên cạnh chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng tài sản của ngân hàng còn thể hiện ở các tài sản có khác như danh mục đầu tư chứng khoán, tài sản bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Chất lượng những tài sản này thường thể hiện ở cơ cấu và trạng thái ngoại hối, chất lượng và trạng thái của danh mục đầu tư. Những khoản mục này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời và tính thanh khoản của một ngân hàng. Do đó, để đánh giá chất lượng tài sản và mức độ hoạt động của ngân hàng một cách đầy đủ và chính xác, một mặt phải xem xét toàn diện cơ cấu, tính chất tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ, mặt khác phải nghiên cứu mối tương quan giữa cơ cấu tài sản có và tài sản nợ. Mối tương quan này giúp đánh giá tính tối ưu trong cơ cấu tài sản, khả năng phản ứng của ngân hàng trước những biến động của thị trường, khả năng đứng vững trước những hiện tượng bất thường của môi trường kinh doanh và đáp ứng yêu cầu rút tiền của công chúng. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chất lượng tài sản của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố bên ngoài như biến động chính trị, sự thay đổi các chính sách và luật pháp của nước ngoài, sự biến động của các đồng tiền quốc gia. Khi đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng trong trường hợp này, cần tính đến tình hình sử dụng tài sản ở nước ngoài, mối tương quan giữa tài sản của nước ngoài và tài sản bằng ngoại tệ trong tổng tài sản ngân hàng. Đây là 10 ngân hàng có tỷ trọng cho vay lớn nhất năm 2011, trong đo Vietinbank là ngân hàng đứng thứ hai chỉ sau Agribank. Với tỷ trọng cho vay lơn như thế này, ngân hàng có thực sự quản lý tốt các khoản tín dụng này không. Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ đi phân tích các chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu về chất lương tài sản có của Ngân hàng Vietinbank. Ngoài ra chúng ta so sanh cụ thể ba ngân hàng được coi là lớn nhất Việt Nam để thấy rõ hơn tình trạng dư nợ tín dụng của ba ngân hàng này Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn tại BIDV, VCB và CTG Cơ cấu dư nợ của 3 ngân hàng đều tập trung chủ yếu ở kỳ hạn ngắn tuy nhiên phân bổ tỷ lệ có sự khác nhau. Trong khi dư nợ ngắn hạn tại BIDV và VCB chỉ 54-55% thì tỷ lệ này ở CTG lên xấp xỉ 60%. Dư nợ cho vay dài hạn tại BIDV và VCB đều trên 33% thì tại CTG chỉ 29,54% dư nợ dài hạn. Dư nợ dài hạn cao tại BIDV do đây là ngân hàng bán buôn và được Chính phủ chỉ định là ngân hàng giản ngân các khoản vay ODA. Trong khi đó CTG sau cổ phần hóa đã chuyển hóa và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Khi nghiên cứu bản báo cáo thường niên của ngân hàng Vietinbank, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng các khoản vay của các tổ chức tín dụng khác luôn đủ tiêu chuẩn. Do đó, khi phân tích các chỉ số để đánh giá chất lượng tài sản có của Vietinbank thì chủ yếu đi vào các khoản tín dụng của các khách hàng cá nhận và doanh nghiệp 2.1.2.1/Chỉ tiêu nợ quá hạn/ tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của một ngân hàng và khả năng sử dụng vốn của ngân hàng đó. Đây được xem là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Theo báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2011: tổng dư nợ của Ngân hàng này là : 296.934.912 triệu đồng, tổng nợ quá hạn đến thời điểm 31/12/2011 là : 8.221.195 triệu đồng ( trong đó nợ quá hạn của các TCTD khác chiếm 0%). Từ những dữ kiện trên, ta có thế dễ dàng tính đc chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Vietinbank là 2,77%. So với các ngân hàng khác( Vietcombank chỉ số này là 4,09%) thì chỉ số này ở mức độ trung bình, không quá cao. Điều này thể hiện ngân hàng Vietinbank có chất lượng tín dụng khá tốt, mức độ rủi ro không cao, chưa ở mức báo động ( theo quy định của Nhà nước là vượt 5%). 2.1.2.2Nợ xấu/ tổng dư nợ Dựa vào các chỉ số trên báo cáo tài chính cuối năm 2011 của ngân hàng Vietinbank, ta sẽ dễ dàng tính được tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng là 0,74%. Đây là một tỷ lệ khá nhỏ so với tình hình chung khi đem ra để so sánh với các ngân hàng trong cùng hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu này chứng tỏ rằng ngân hàng có khả năng quản lý các khoản cho vay hợp lý, chất lượng tín dụng khá cao. Đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ nợ xấu trong một số ngân hàng Việt Nam, trong đó Vietinbank có tỷ lệ nợ xấu ở mức không quá cao so với mặt bằng chung, chỉ đứng sau ngân hàng ACB và STB. Nhưng ngân hàng vẫn phải chú trọng nhiều hơn tới việc quản lý các khoản tín dụng để giảm thiểu tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. 2.1.2.3Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi/ tổng dư nợ Khả năng thu hồi là tiêu thức để đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng. Ta có thể thấy rằng: nếu chỉ xét riêng tỷ lệ nợ quá hạn để đi đến kết luận thì trong trường hợp tỷ lệ nợ quá hạn cao nhưng khả năng thu hồi lớn thì vẫn có thể nói chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng ấy là ổn định. Con số 0,307% là tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi so với tổng dư nợ. Đây là con số khá nhỏ thề hiện số nợ quá hạn không có khả năng thu hồi của ngân hàng Vietinbank là vô cùng thấp, chỉ chiếm chưa tới 1% tổng dư nợ. điều này càng chứng tỏ công tac tín dụng và giám sát các khoản vay của ngân hàng được làm khá tốt. Trình độ cũng như năng lực của cán bộ tín dụng khá cao. 2.1.2.4/Chỉ số nợ cần chú ý/ tổng dư nợ Đây là chỉ số bổ sung cho việc xác định tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này thể hiện tỷ trọng của nợ xấu trong tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì càng chứng tỏ công tác tin dụng tại ngân hàng chưa tốt, độ an toàn vốn của ngân hàng thiếu sự ổn định. Nhìn chung với tỷ lệ 2,02%, ngân hàng Vietinbank không phải là quá cao nhưng cũng đang chạm ngưỡng không cho phép của Nhà nước. So với một số ngân hàng trong cùng hệ thống thì chỉ số này ở mức trung bình, chưa đáng báo động. 2.1.2.5/Dự phòng rủi ro / tổng tài sản dự phòng phải trích theo quy định Trong năm, VietinBank đã thực hiện trích đủ theo quyết định 493/QĐ-NHNN 2010 Với con số -137,76%, khi đem so sánh với ngân hàng Vietcombank :-125,13%; ACB : -175,49%; NHTM CP Sài Gòn SHB : -54,49% Có thể thấy rằng ngân hàng Vietinbank đang có mức tỷ lệ dự phòng rủi ro đáng báo động(mặc dù chỉ tiêu này giảm so với năm 2010 là -180,0%). Tình hình nợ xấu và nợ khó đòi thực sự trở thành vấn đề cấp bách. Ngân hàng cần chú ý hơn để giảm tỷ lệ này xuông càng thấp càng tốt, đảm bảo an toàn vốn tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển mạnh hơn. 2.1.2.6/ Dư nợ cho vay ngành kinh tế lớn nhất trên tổng dư nợ cho vay. Chỉ tiêu dư nợ cho vay ngành kinh tế lớn nhất trên tổng dư nợ cho vay phản ánh mức độ cho vay cao nhất của ngân hàng với một ngành trong nền kinh tế để thấy được: Theo báo cáo tài chính năm 2011 của ngân hàng Viettinbank: Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng 293.434 tỷ đồng. Trong đó cho vay đối với ngành “ Công nghiệp chế biến và chế tạo” có số dư nợ cho vay cao nhất 84.812.339 triệu đồng. Dư nợ cho vay ngành kinh tế lớn nhất trên tổng dư nợ: 28.89% Chỉ tiêu này tương đối lớn chiếm tới 28,89% số lượng cho vay của ngân hàng vào các ngành kinh tế chứng tỏ ngân hàng đang kỳ vọng rất cao về sự tăng trưởng của ngành này trong tương lai. Tuy nhiên việc tập trung quá lớn nguồn vốn vào một ngành kinh tế làm giảm khả năng đầu tư sinh lời của ngân hàng vào các ngành kinh tế khác bên cạnh đó nó làm rủi ro với ngân hàng tăng lên khi lợi nhuận thực tế, mức tăng trưởng của ngành không như kỳ vọng của ngân hàng. 2.1.2.7/Tài sản có sinh lời/Tổng tài sản có nội bảng >=30% Tài sản có sinh lời bao gồm: tiền gửi, cho vay hoặc đầu tư vốn đang thu lãi không tính các khoản nợ không thu được lãi. Tài sản Có nội bảng được phân thành 6 mục chính: - Quan hệ với khách hàng không phải là TCTD - Quan hệ với các TCTD khác - Tiền mặt, chứng từ có giá, vàng - Tài sản cố định, thiết bị - Tài sản Có khác - Lỗ trong kinh doanh. => tài sản có nội bảng: 460.603.925(triệu đồng) => Tài sản có sinh lời/ tổng tài sản có nội bảng: 425951467460603925 =92.59% >30% Chỉ tiêu này thỏa mãn chính tỏ ngân hàng đã sử dụng hiệu quả trong việc sử dụng số lượng tài sản có của mình phục vụ cho việc đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu tài sản có sinh lời sẽ được phân tích kĩ hơn ở Phần 2-Phân tích NIM Chỉ tiêu tổng tài sản có nội bảng: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài sản của VietinBank trong năm 2011 so với 2010 Chỉ tiêu Tăng giảm tuyệt đối ( triệu đồng) Tăng giảm tương đối (%) Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 899 911 31,98 Tiền gửi tại NHNN 7 064 266 140,25 Tiền, vàng cho vay TCTD khác 14 491 144 28,
Luận văn liên quan