Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các doanh nghiệp diễn ra có tính chất thường xuyên phức tạp và mang tính khốc liệt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức quản lý sản xuất một cách khoa học và hợp lý, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ thực tế đó nhu cầu quản lý quá trình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Để quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh một cách khoa học và hợp lý, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những thông tin chi tiết, chính xác về tất cả cá khoan mục chi phí. Việc tính đúng tính đủ chi phí, xác định chính xác giá thành từng loại sản phẩm và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong kiểm soát chi phí và quyết định kinh doanh.
Trong những năm qua Công ty mía đường Lam Sơn không ngừng cải thiện quy trình sản xuất và tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời Công ty đã chú trọng đến công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đây là một vấn đề cơ bản gắn chặt với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
55 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5096 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty La Suco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY LA SUCO 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 3
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của DN 10
1.3 Giới thiệu quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 12
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 13
1.5 Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN 15
II. PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH 26
2.1 Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí 26
2.2 Phân tích giá thành sản phẩm 29
|2.3 Phân tích các khoản mục chi phí chủ yếu 35
III.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM CHI PHÍ VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 44
3.1 Thành tựu nổi bật của công ty 44
3.2 Mục tiêu đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 46
3.3 Giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược năm 2015 48
3.4 Giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm 53
KIẾN NGHỊ 56
1. Đổi mới, bổ sung và hoàn thiện máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động SXKD của công ty 56
2. Mở rộng, khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm 56
3. Định hướng công tác quản trị nhân lực 56
KẾT LUẬN 58
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các doanh nghiệp diễn ra có tính chất thường xuyên phức tạp và mang tính khốc liệt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức quản lý sản xuất một cách khoa học và hợp lý, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ thực tế đó nhu cầu quản lý quá trình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Để quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh một cách khoa học và hợp lý, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những thông tin chi tiết, chính xác về tất cả cá khoan mục chi phí. Việc tính đúng tính đủ chi phí, xác định chính xác giá thành từng loại sản phẩm và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong kiểm soát chi phí và quyết định kinh doanh.
Trong những năm qua Công ty mía đường Lam Sơn không ngừng cải thiện quy trình sản xuất và tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời Công ty đã chú trọng đến công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đây là một vấn đề cơ bản gắn chặt với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, nhóm chúng em lựa chọn chuyên đề thảo luận “ PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH”.
Do thiếu kiến thức và thời gian ngắn nên bài thảo luận còn nhiều điểm thiếu sót.Rất mong cô xem, đánh giá, nhận xét và bổ sung để bài thảo luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY LA SUCO
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Tên công ty : Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Tên giao dịch : Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Tên tiếng Anh : LamSon Sugar Cane Joint Stock Corporation
Tên viết tắt : Lasuco JSC
Logo
Trụ sở chính : Thị trấn Lam Sơm-Huyện Thọ Xuân - Tỉnh Thanh Hóa
Telephone: (84-373) 834 091/9
Fax: (84-373) 834 092
Email: lasuco@hn.vnn.vn
Website: www.lasuco.com.vn
1.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn - Thương hiệu LASUCO - Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. LASUCO đã bước sang năm thứ 31, chặng đường lịch sử hình thành và phát triển với biết bao thăng trầm thử thách cùng cả những dấu ấn và thành công.
Thời kỳ 1980 – 1988: Năm 1980 nhà máy bắt đầu xây dựng, thời gian xây dựng kéo dài hơn 5 năm, năm 1986 nhà máy đi vào sản xuất, đây là thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới. Nhà máy thiếu vốn, nguyên liệu không đủ 5% công suất, hơn 600 công nhân không có việc làm, nhà máy đứng bên bờ vực phá sản, đã nhiều lần bàn tới việc phá dỡ chuyển đi nơi khác.
Thời kỳ phát triển 1989 – 1999: Đây là thời kỳ mười năm sáng tạo đổi mới từ Nhà máy phát triển thành Công ty. Nhà máy đã phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ hợp tác của các nhà khoa học, đặc biệt là bắt đầu từ việc xác định gắn bó với dân, dựa vào dân, giúp nông dân giải quyết 3 cái khó, 3 cái thiếu là vốn, kỹ thuật, thị trường, vùng nguyên liệu được phát triển bền vững. Hiệp hội mía đường Lam Sơn, một mô hình kinh tế hợp tác mới liên kết giữa nông nghiệp gắn với công nghiệp, liên kết các thành phần kinh tế, tạo ra một mô hình liên minh Công – Nông – Trí thức, làm sống dậy cả một vùng đất trống đồi trọc hoang hoá, hình thành một vùng mía rộng, xanh tươi trù phú trên phạm vi 97 xã, 4 nông trường thuộc 9 huyện phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá. Sản xuất kinh doanh phát triển, tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất, văn hoá xã hội của nông dân, công nhân được cải thiện và ngày càng nâng cao, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn vùng Lam Sơn được đổi mới. Công ty trở thành mô hình tiêu biểu về liên minh Công – Nông. Năm 1999 Công ty và Tổng giám đốc Lê Văn Tam (nay là Chủ tịch HĐQT) được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.
Thời kỳ 2000 – 2007: Ngày 06/12/1999 Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn từ ngày 01/01/2000, vốn điều lệ ban đầu: 186 tỉ đồng, đặc biệt là nông dân trồng mía cũng được mua cổ phần (22,5%), đây là lần đầu tiên ở nước ta người nông dân tham gia làm chủ doanh nghiệp. Hơn 8 năm qua sản xuất kinh doanh của công ty liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân tăng từ 18-20% năm, lợi nhuận, nộp ngân sách, thu nhập của người lao động, cổ tức đều tăng, vượt các mục tiêu đề ra.
Trụ sở chính với diện tích 46 héc ta tại Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá thuộc vùng đất Lam Sơn lịch sử. Phía Đông giáp quốc lộ 15A và cách 4 km là sân bay quân sự Sao Vàng. Phía Tây giáp Đường Hồ Chí Minh, cách 3 km là đập Bái Thượng, cách 12 km là công trình thuỷ lợi thuỷ điện Hồ Cửa Đặt. Phía Bắc là Sông Chu, cách 3 km là Khu di tích lịch sử Lam Kinh. Phía Nam theo đường Hồ Chí Minh cách 22 km là khu du lịch sinh thái quốc gia Bến En.
Ngày 09/01/2008: Công ty đã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là LSS. Vốn điều lệ 300 tỷ đồng, Tổng tài sản trên 1.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 800 tỷ đồng. Có vùng nguyên liệu ổn định 15.000 – 20.000 héc ta, sở hữu 1.200 héc ta đất, trong đó có 2 nhà máy đường tổng công suất 7.000 tấn mía/ngày, 2 nhà máy sản xuất cồn 27 triệu lít/năm lớn nhất Việt Nam. Đội ngũ cán bộ, CNLĐ gần 1 nghìn người, đội ngũ kỹ sư các ngành nghề chiếm 14,90%, 100% công nhân được đào tạo nghề, trên 50% là thợ bậc cao.
LASUCO đang hướng tới hình thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh, mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và nghành nghề kinh doanh. Các sản phẩm chính là Mía - Đường - Cồn - Điện.
Ngày 15/11/2010 : Lasuco – Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển, vinh dự được Đảng và Chính phủ trao tặng Huân chương lao động hạng nhì.
1.1.2 Tầm nhìn và Sứ mệnh
a. Tầm nhìn
Giữ vững vị thế hàng đầu trong ngành mía đường Việt Nam.
Trở thành tập đoàn kinh tế Công - Nông nghiệp - Dịch vụ - Thương mại mạnh, giàu, gắn bó với Cộng đồng và vì Cộng đồng, trong đó lấy Mía đường – Cồn – Điện làm trụ cột.
b. Sứ mệnh
Xây dựng, phát triển và tôn vinh thương hiệu LASUCO thành một thương hiệu mạnh, uy tín trong nước và nước ngoài.
Mang lại lợi ích cho Khách hàng, Cổ đông, Người lao động, Người trồng mía và cho Cộng đồng thông qua hiệu quả hoạt động của Công ty.
Góp phần tạo ra một lực lượng lao động trí thức trẻ năng động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có tâm, có tầm để xây dựng Công ty ngày càng giàu mạnh và phát triển ổn định, bền vững
c.Triết lý kinh doanh
Đem Quả Phúc đến mọi nhà là hạnh phúc của LASUCO.
d.Chiến lược phát triển
Phát huy vị trí hàng đầu trong ngành Mía đường Việt Nam.
Tập trung nâng cao và làm mới hơn các sản phẩm chính: Đường – Cồn – Điện. Mang lại lợi ích cho Cộng đồng và Doanh nghiệp.
Đầu tư đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng lĩnh vực, địa bàn và ngành nghề kinh doanh. Đầu tư thiết bị và công nghệ mới, nâng công suất các nhà máy hiện có, tăng nhanh sản lượng Đường – Cồn – Điện – Nhiên liệu sinh học (Bio Diezel).
Phát huy văn hóa doanh nghiệp:
Hợp tác - Năng động - Sáng tạo
Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả
Bảo vệ và tôn vinh thương hiệu LASUCO. Xây dựng LASUCO thành tập đoàn kinh tế Công - Nông nghiệp - Dịch vụ - Thương mại hàng đầu trong ngành mía đường Việt Nam.
1.1.3 Quy mô hiện tại của Lasuco
a. Các công ty con
Công ty Cổ phần phân bón Lam Sơn
Vốn điều lệ: 5.200.000.000 đồng.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất phân bón.
- Xuất - Nhập khẩu phân bón.
- Dịch vụ vận tải đường bộ.
Vốn góp của LASUCO:3.000.000.000 đồng bằng 57,69% vốn điều lệ.
Công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng
Vốn điều lệ : 20.000.000.000 đồng.
Ngành nghề kinh doanh:
- Trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh các loại cây, con giống và thương phẩm.
- Chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi.
- Sản xuất và kinh doanh các loại phân bón, vật tư phục vụ nông nghiệp.
- Sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công trình thủy lợi.
Vốn góp của LASUCO: 18.196.593.886 đồng bằng 90,98% vốn điều lệ.
Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Lam Thành
Vốn điều lệ: 25.000.000.000 đồng
Ngành nghề kinh doanh:
Kinh doanh các mặt hàng đường, sữa, cho thuê kho, bãi, nhà xưởng.
Vốn góp của LASUCO: 12.750.000.000 đồng bằng 51% vốn điều lệ.
b. Các đơn vị hạch toán
Xí nghiệp Nguyên liệu.
Nhà máy đường số 1: Công suất 2.500 tấn mía ngày.
Nhà máy đường số 2: Công suất 4.500 tấn mía ngày.
Nhà máy cồn số 1: Công suất 1,5 triệu lít năm.
Nhà máy cồn số 2: Công suất 25 triệu lít năm.
Xí nghiệp cơ khí và dịch vụ sửa chữa
c. Các công ty liên kết
Tên công ty
Vốn điều lệ (trđ)
Lasuco góp vốn (trđ)
Tỷ lệ (%)
CTCP du lịch Thanh Hóa
12000
3784
31.53
CTCPcơ giới nông nghiệp Lam Sơn
2115
630
29.7
CTCP rượu Việt Nam – Thụy Điển
30000
2700
9
CTCP giấy Lam Sơn
10000
1900
19
CTCP Đầu tư Thương mại Lam Sơn
35000
10000
28.75
Ngoài ra công ty cổ phần mía đường lam Sơn còn đầu tư vào một số công ty như biểu đồ dưới
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của DN
1.2.1 Ngành nghề kinh doanh
- Công nghiệp đường, cồn, nha nước uống có cồn và không có cồn
- Chế biến các sản phẩm sau đường, nông, lâm sản, thức ăn gia súc
- Dịch vụ vận tải, cơ khí, cung ứng vật tư nguyên liệu;
- Sản xuất và cung ứng giống cây , con, tiêu thụ sản phẩm
- Chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa, bò thịt, chế biến các sản phẩm cao su, giấy bao bì carton, kinh doanh thương mại, khách sạn ăn uống
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm trên và tài sản cố định, máy móc, thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế phục vụ cho sản xuất kinh doanh
- Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê
- Sản xuất kinh doanh CO2 (Khí, lỏng, rắn)
- Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp, công nghiệp;
- Kinh doanh vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa, ô tô và đường thủy nội.
- Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt
- Dịch vụ sửa chữa và gia công máy móc, thiết bị
- Dịch vụ làm đất nông, lâm nghiệp
1.2.2 Cơ cấu sản phẩm
Đường là sản phẩm chính của công ty, chiếm 78% tổng doanh thu 2008.
- Đường tinh luyện RE (refined extra), có độ tinh khiết cao, hàm lượng đường Sac > 99.9%, độ ẩm thấp, đạt chất lượng quốc tế chủ yếu cho xuất khẩu và sản xuất thực phẩm như Vinamilk, Pepsico, Coca Cola.
- Đường kính trắng RS (refined standard): đạt tiêu chuẩn Việt Nam, hàm lượng đường Sac > 99.8% nhưng độ ẩm cao hơn và ít tinh khiết hơn đường RE, dùng cho gia đình và được phân phối nội địa.
- Đường vàng: được sản xuất trực tiếp từ cây mía.
- Cồn là sản phẩm phụ từ mật rỉ trong quá trình ép mía. Sản phẩm này được xuất khẩu, dùng làm nguyên liệu xăng pha cồn.
- CO2 là sản phẩm thu được trong quá trình chưng cất cồn, đóng góp tỷ trọng nhỏ trong doanh thu.
1.3 Giới thiệu quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
(Nguồn tài liệu: Phòng Kinh tế - Kĩ thuật)
* Đặc điểm của quy trình: Theo quy trình sản xuất chế biến đường của Công ty thì hoạt động sản xuất ra sản phẩm đường tập trung ở phân xưởng chế biến đường bắt đầu từ khâu ép mía đến khi ra đường thành phẩm và phụ phẩm mật rỉ, hai phân xưởng còn lại là phân xưởng Động lực đảm nhiệm chức năng cung cấp hơi, nhiệt cho bộ phận nấu; phân xưởng Cơ điện đảm bảo hệ thống điện cho toàn bộ dây chuyền hoạt động bình thường.
Quy trình sản xuất đường tinh luyện: thường qua các giai đoạn sau:
Ép: Mía được cắt nhỏ, đem đi nghiền. Sản phẩm đầu ra là nước mía (còn gọi là nước chè trích) và bã mía. Bã mía được dùng làm nguyên liệu đốt cho quá trình chưng cất.
Tinh chế nước mía: Nước chè trích được đem đi lọc, lắng, xử lý hóa chất. Đầu ra thu được nước chè trong và bã bùn. Bã bùn được đem làm phân bón.
Chưng cất: Nước chè trong được cô đặc trong thiết bị chưng chất chân không tạo ra xi rô hay là nước ép cô đặc.
Kết tinh đường: Si rô được đem chưng cất trong nồi chân không đến khi kết tinh đường.
Tách đường: hỗn hợp đường kết tinh được đưa vào máy quay li tâm. Các tinh thể đường được giữ lại trong máy trong khi chất lỏng (mật rỉ) được loại ra bằng lực ly tâm. Mật rỉ được đưa về nồi chân không để tiếp tục tách đường cho đến lượng đường còn rất thấp. Sản phẩm tạo ra là đường thô và mật rỉ. Đường thô được xử lý thành đường tinh luyện. Mật rỉ được lên men để sản xuất cồn.
Luyện đường tinh luyện:
Đường thô được hòa tan, lọc để loại bỏ tạp chất, hấp thụ màu giúp dung dịch trở nên trong suốt.
Dung dịch đường trong suốt được chứng cất cho bốc hơi, quay ly tâm, sấy khô, phân loại hạt. Sản phẩm cuối là đường tinh luyện RE.
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
(Nguồn phòng nhân sự)
* Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ): là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường. ĐHĐCĐ có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ.
* Hội đồng Quản trị (HĐQT): là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 7 thành viên với nhiệm kỳ là 5 năm. HĐQT thay mặt cổ đông quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty. Các thành viên HĐQT nhóm họp và bầu Chủ tịch HĐQT.
* Ban kiểm soát (BKS): Ban kiểm soát là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh; trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính của Công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát gồm bà Lê Thị Tiến là trưởng ban Kiểm sát thành viên và ba thành viên BKS với nhiệm kỳ là 5 năm do Đại hội đồng cổ đông bầu ra..
* Ban Giám đốc (BGĐ): gồm có một Tổng Giám đốc và năm Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm chính trước HĐQT về tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty. Ban Giám đốc hiện nay của Công ty là những người có kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh doanh và chuyên môn cao trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Ông Lê Văn Tam là Chủ tịch hội đồng của công ty.
Một số phòng ban chính như :
* Phòng nhân sự : Quản lý công tác tổ chức nhân sự, quản lý lao động, tiền lương và công tác quản trị hành chính, sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nội qui, qui chế quản lý về công tác lao động, tiền lương, xây dựng các chính sách về tiền lương, tiền thưởng.
* Phòng tài chính kế toán: Quản lý công tác tài chính, kế toán , thống kê của Công ty, thực hiện công tác kế toán của các Công ty, đáp ứng đầy đủ, kịp thời tiền vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, kiểm soát giá thành, kiểm soát hợp đồng nhập, xuất, tổng hợp, phân tích tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, lập hồ sơ đòi tiền khách hàng, theo dõi và thu hồi công nợ của Công ty, kiểm tra, tổng hợp và phân tích báo cáo hàng tháng.
* Phòng kế hoạch kỹ thuật: tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc và Lãnh đạo Công ty trong việc quản lý vận hành Nhà máy, quản lý, thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình.
* Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động kinh doanh toàn Tổng công ty và trực tiếp tổ chức kinh doanh trên thị trường để thực hiện kế hoạch của Tổng công ty.
1.5 Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN
1.5.1 Đặc điểm về sản phẩm
Đường tinh luyện Lam Sơn (RE)
Với dây truyền ưu việt sản phẩm Đường tinh luyện Lam Sơn được sản xuất trực tiếp từ cây mía, với hệ thống tự động hóa toàn bộ dây truyền sản xuất, sử dụng công nghệ làm sạch bằng phương pháp Cabonat hóa, sử dụng công nghệ trao đổi Ion. Sản phẩm đường tinh luyện Lam Sơn có độ tinh khiết cao, chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn của Châu Âu, Mỹ, ngoài ra còn sản xuất theo tiêu chuẩn của khách hàng đặc biệt, những khách hàng lớn đòi hỏi kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng đó là: Cocacola, Pepsico, Vinamilk…..
Chỉ tiêu chất lượng: Độ màu 10-15 IU; Hàm lượng đường Sac ≥ 99,90 % khối lượng; Độ ẩm ≤ 0,03 % khối lượng; Hàm lượng đường khử ≤ 0,02 % khối lượng; Tro dẫn điện: 0,010% khối lượng; tạp vật ≤ 0,10 mg/kg.
Quy cách đóng gói: Bao đường 1kg đựng trong túi PE; Bao đường loại 50kg đựng trong túi PE và PP
Đường vàng tinh khiết
Có mùi thơm đặc trưng của đường mía mà chỉ có ở vùng mía Lam Sơn, Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền hiện đại của TSK Nhật Bản, sản phẩm được cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng, ngoài ra một phần lớn sản phẩm được dùng làm nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm khác như: Sản xuất bánh kẹo, đồ uống, ….. Chỉ tiêu chất lượng: Độ màu 800-1000 IU; Hàm lượng đường Sac ≥ 99,00 % khối lượng; Độ ẩm ≤ 0,10 % khối lượng; Hàm lượng đường khử ≤ 0,13 % khối lượng; Tro dẫn điện ≤ 0,20 %; Tạp vật ≤ 80 mg/kg.
Quy cách đóng gói: Bao đường 1kg đựng trong túi PE; Bao đường loại 50kg đựng trong túi PE và PP.
Đường kính trắng
Có từ những năm 1990 của thế kỷ trước, sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ cây mía, sử dụng công nghệ lắng nổi trong quá trình làm sạch, nhờ đó loại được tất cả các tạp chất và cho một loại mật chè tinh cung cấp cho quá trình nấu đường, với hệ thống nấu đường tự động cho ra một loại sản phẩm đạt chất lượng cao, sản phẩm chủ yếu được sử dụng hàng ngày làm thức uống.
Chỉ tiêu chất lượng: Độ màu 90-100 IU; Hàm lượng đường Sac ≥ 99,80 % khối lượng; Độ ẩm ≤ 0,05 % khối lượng; Hàm lượng đường khử ≤ 0,08 %; Tro dẫn điện ≤ 0,06 %; Tạp vật ≤ 30 mg/kg;
Quy cách đóng gói: Bao đường 1kg đựng trong túi PE; Bao đường loại 50kg đựng trong túi PE và PP.
Sản phẩm cồn tinh chế
Do Lasuco sản xuất có chất lượng cao dùng để xuất khẩu, dùng để làm nguyên liệu xăng pha cồn có nguồn gốc từ thiên nhiên, được sản xuất trên dây truyền hiện đại theo công nghệ sản xuất của Afalavan (Ấn Độ). Sản phẩm được trưng cất nhiều lần qua hệ thống thiết bị được điều khiển tự động hóa hoàn toàn, chất lượng sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn EU, Mỹ… Sản phẩm của chúng tôi được xuất khẩu sang thị trường Thụy Sỹ, Pháp, Mỹ … để làm ra một số loại rượu cao cấp.
Chỉ tiêu chất lượng: Hàm lượng Etanol ≥ 970V; Hàm lượng axitaxetic < 0,3 mg/100ml; Hàm lượng Aldehyde < 0,4 mg/100ml; Hàm lượng rượu bậc cao < 0,005 mg/100m; Hàm lượng Metanol < 0,001mg/100ml.
Quy cách đóng gói: Đựng trong bồn chứa.
Sản phẩm CO2 là sản phụ tận thu từ quá trình lên men của sản xuất cồn, qua hệ thống thu hồi và làm lạnh được sản phẩm CO2 băng, sản phẩm được cung cấp cho các nghành chế biến thực phẩm,