Đề tài Phân tích chiến lược của công ty Tiffany & CO

Lịch sử của công ty Tiffany & Co., bắt đầu từ năm 1837 khi Charles Lewis Tiffany và người bạn từ thuở ấu thơ John Young lên New York City để mở một cửa hàng chuyên bán những món đồ đắt tiền, chỉ có một không hai, với số vốn 1,000 mỹ kim do cha ông cho mượn. Một trong những đặc điểm của cửa hàng này là tất cả món đồ trong tiệm đều có ghi giá bán rõ ràng và yêu cầu không trả giá. Trong ngày đầu tiên, ông chỉ bán được 4.9 mỹ kim, nhưng sang đến những ngày sau đó thì khách hàng nô nức kéo đến cửa tiệm của ông để tìm mua những món đồ lạ, không hề thấy bày bán ở nơi khác. Năm 1841 Tiffany và Young đã có thêm một đối tác, JL Ellis, và cửa hàng được đổi tên thành Tiffany, Young & Ellis. Vào năm 1845, cửa hàng bắt đầu bán những trang sức thật và trở thành cửa tiệm bán đồ hoàn thiện nhất thành phố lúc bấy giờ. Năm 1847, các món đồ bằng bạc được đưa vào làm sản phẩm cho cửa hàng. Ngoài các mặt hàng chủ yếu, Tiffany còn bán thêm đồng hồ, đồ trang trí, huy hiệu, nước hoa, các món đồ chăm sóc tóc và da, đồ dùng cho bữa ăn và những thứ lặt vặt khác. Vốn do người cộng tác mới góp vào giúp Young có thể đi Paris mua đồ và sau đó thành lập chi nhánh tại đây. Khi chế độ quân chủ Pháp bị lật đổ vào năm 1848, Young đã mua lại vương miện, một số trang sức. Sau đó ông đem trưng bày số trang sức đó và kiếm được một khoản lợi nhuận. Năm 1851, lần đầu tiên ông giới thiệu dòng bạc cao cấp với tiêu chuẩn 925/1000 tại Mỹ. Năm 1852, ông kí hợp đồng cung cấp bạc độc quyền cho John C.Moore. Năm 1853 Tiffany lên nắm quyền kiểm soát công ty và đổi tên thành Tiffany & Co. Trong suốt thời kì nội chiến, công ty ông trở thành nguồn cung cấp kiếm, cờ và dụng cụ dùng cho phẫu thuật, nhập khẩu súng ống, đạn dược. Trong khoảng thời gian vàng son sau đó, công ty phải đối mặt với vấn đề tìm nguồn trang sức để đáp ứng nhu cầu đang lên của khách hàng. Vào lúc bấy giờ công ty đang thống trị thị trường trang sức bạc của Mỹ. Phân xưởng Moore cũng trở thành một phần của công ty.

doc40 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3019 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược của công ty Tiffany & CO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TIFFANY & CO I. Giới thiệu về công ty Tiffany & Co: 1. Lịch sử hình thành và phát triển Lịch sử giai đoạn đầu: Lịch sử của công ty Tiffany & Co., bắt đầu từ năm 1837 khi Charles Lewis Tiffany và người bạn từ thuở ấu thơ John Young lên New York City để mở một cửa hàng chuyên bán những món đồ đắt tiền, chỉ có một không hai, với số vốn 1,000 mỹ kim do cha ông cho mượn. Một trong những đặc điểm của cửa hàng này là tất cả món đồ trong tiệm đều có ghi giá bán rõ ràng và yêu cầu không trả giá. Trong ngày đầu tiên, ông chỉ bán được 4.9 mỹ kim, nhưng sang đến những ngày sau đó thì khách hàng nô nức kéo đến cửa tiệm của ông để tìm mua những món đồ lạ, không hề thấy bày bán ở nơi khác. Năm 1841 Tiffany và Young đã có thêm một đối tác, JL Ellis, và cửa hàng được đổi tên thành Tiffany, Young & Ellis. Vào năm 1845, cửa hàng bắt đầu bán những trang sức thật và trở thành cửa tiệm bán đồ hoàn thiện nhất thành phố lúc bấy giờ. Năm 1847, các món đồ bằng bạc được đưa vào làm sản phẩm cho cửa hàng. Ngoài các mặt hàng chủ yếu, Tiffany còn bán thêm đồng hồ, đồ trang trí, huy hiệu, nước hoa, các món đồ chăm sóc tóc và da, đồ dùng cho bữa ăn và những thứ lặt vặt khác. Vốn do người cộng tác mới góp vào giúp Young có thể đi Paris mua đồ và sau đó thành lập chi nhánh tại đây. Khi chế độ quân chủ Pháp bị lật đổ vào năm 1848, Young đã mua lại vương miện, một số trang sức. Sau đó ông đem trưng bày số trang sức đó và kiếm được một khoản lợi nhuận. Năm 1851, lần đầu tiên ông giới thiệu dòng bạc cao cấp với tiêu chuẩn 925/1000 tại Mỹ. Năm 1852, ông kí hợp đồng cung cấp bạc độc quyền cho John C.Moore. Năm 1853 Tiffany lên nắm quyền kiểm soát công ty và đổi tên thành Tiffany & Co. Trong suốt thời kì nội chiến, công ty ông trở thành nguồn cung cấp kiếm, cờ và dụng cụ dùng cho phẫu thuật, nhập khẩu súng ống, đạn dược. Trong khoảng thời gian vàng son sau đó, công ty phải đối mặt với vấn đề tìm nguồn trang sức để đáp ứng nhu cầu đang lên của khách hàng. Vào lúc bấy giờ công ty đang thống trị thị trường trang sức bạc của Mỹ. Phân xưởng Moore cũng trở thành một phần của công ty. Năm 1867 Tiffany đã sớm khẳng định tên tuổi của mình với toàn thế giới khi là công ty Mỹ đầu tiên đoạt giải thưởng nhà chế tác bạc đẹp nhất tại triển lãm Paris Exposition Universelle. Không lâu sau đó, nó trở thành người thiết kế trang sức cho hầu hết vua chúa Châu Âu. Các khách hàng chính của công ty là tầng lớp giàu có đang nở rộ tại Mỹ. Tiffany thỏa mãn cho tất cả bọn họ bất kể các ham muốn cầu kì hay khác thường đến thế nào. Đỉnh điểm của sự kì quái này diễn ra khi Diamond Jim Brady đặt hàng Tiffany làm cho mình chiếc bình bằng vàng nguyên kê trong phòng ngủ cho Lillian Russell với một con mắt lồi lên tại tâm đáy bình. Theo ước tính năm 1878, Tiffany nắm trong tay một lượng đá quý có trị giá 40 triệu đôla. Trong số đó có cả viên kim cương vàng 128.54 carats. Viên kim cương này hiện nay vẫn được lưu giữ tại cửa hàng của công ty đặt tại Newyork. Năm 1894, một nhà máy được thiết lập tại New Jersey, Forest Hill và sau đó xáp nhập bởi Neward để sản xuất đồ bạc, văn phòng phẩm và hàng hóa bằng da. Năm 1902, Chales Tiffany qua đời để lại một số lượng bất động sản ước tính khoảng 35 triệu đôla. Công ty Tiffany lúc này đã trở thành công ty lừng danh thế giới với số vốn hơn 2 triệu mỹ kim (một con số khổng lồ vào đầu thập niên 1900) và được coi là công ty kim hoàn hàng đầu ở vùng Bắc Mỹ. Ông Tiffany cũng là một trong những nhà sáng lập Hội Nghệ Thuật tại New York và cũng đóng góp rất nhiều vào việc điều hành bảo tàng viện Metropolitan Museum of Art. Louis Comfort Tiffany (1848-1922) về sau trở thành một nhà vẽ kiểu lừng danh thế giới chuyên về đồ kim hoàn, thảm, chụp đèn bằng kiếng ghép lại. Các tác phẩm của ông được cá nhân cũng như các viện bảo tàng sưu tập và trưng bày khắp nơi trên thế giới. Năm 1905 cửa hàng đã chuyển về tòa nhà góc đường đại lộ 5 được thiết kế bởi Stanford White. Doanh thu của Tiffany tăng từ 7 triệu năm 1914 to 17.7 triệu đôla vào năm 1919. Con số này hiếm khi đạt đến vào những thập niên 1920 giúp cho lợi nhuận của công ty giữ ở mức cao và cổ tức tăng đều đặn. Nếu mua một cổ phần vào năm 1913 là 600 đôla thì nó vẫn sẽ có cùng giá trị vào năm 1929. Vượt qua khủng hoảng: 1929 - 1960 Năm 1929 xảy ra sự cố trên thị trường chứng khoán. Doanh thu của Tiffany giảm 45% còn 8.4 triệu đôla vào năm 1930, giảm 37% còn 5.4 triệu đôla vào năm 1931, và 45% còn 2.9 triệu đôla vào năm 1932, khi chính quyền liên bang áp đặt 10% thuế bổ sung vào thuế môn bài đánh cho mặt hàng trang sức. Công ty buộc phải sa thải nhân viên vào các năm 1933, 34, 35, 38 và 39. Công ty mất gần 1 triệu đôla mỗi năm trong suốt thập kỉ này nhưng ngân quĩ dự trữ của nó chưa bao giờ ngừng trả cổ tức đợt nào, mặt dù có giảm đi 5 đôla trên một cổ phần vào năm 1940. Trong năm đó 3.6 triệu đôla được lấy từ dự trữ để duy trì hoạt động kinh doanh, cửa hàng tại London buộc phải đóng cửa. Cũng trong năm 1940, Tiffany chuyển đến số 57 đại lộ 5 nơi mà công ty đã chi ra 2.5 triệu đôla để xây dựng tòa nhà bảy tầng được thiết kế bởi Cross & Cross. Đây là tòa nhà đầu tiên được trang bị đầy đủ máy lạnh ở New York. Louis de B. Moore kế vị cha mình là chủ tịch trong năm đó. Trong Thế chiến II, nhà máy Newark (nơi chuyên làm dụng cụ phẫu thuật trong suốt Thế chiến thứ nhất) được dùng chủ yếu để cung cấp các sản phẩm dành cho quân sự. Nơi đây đã tạo ra các bộ phận có độ chính xác cao cho súng phòng không (còn được dùng cho cuộc chiến tranh Triều Tiên sau này) và các khối chuẩn cho máy bay. Vận may đã giúp công ty hồi phục được phần nào trong thời kì này, nhưng thu nhập trong năm 1949 chỉ đạt đến 19,368 đôla. Lợi nhuận thuần chỉ chỉ đạt 14.787 đôla vào năm 1952, khi các cửa hàng tại Paris bị đóng cửa, và 24.906 đôla năm 1953. Doanh thu 7 triệu đôla vào năm 1955 không nhiều hơn so với những gì nó đạt được vào giai đoạn 1914. Phong cách quản lý bảo thủ và lạc hậu của công ty đã bị các cổ đông chỉ trích. Một trong số đó là Harry Maidman - một người môi giới bất động sản bị hấp dẫn bởi hợp đồng thuê dài hạn của trụ sở chính công ty. Ông ta đã ông thầm bán đi 30% cổ phần. Năm 1955, cùng với việc từ chối vị trí trong ban giám đốc Maidman bán lại cổ phần của mình cho công ty Bulova Watch. Để ngăn chặn Bulova Watch nắm quyền kiếm soát, những người thừa kế của Tiffany và các cộng sự đã bán đi 51% cổ phần ước tính 3.8 triệu đôla cho Hoving Corp. Walter Hoving, người đã nhanh chóng trở thành chủ tịch và giám đốc điều hành của Tiffany, báo cáo với General Shoe Corp (sau này là Genesco, Inc), trong đó đã chia sẻ một phần lớn công ty riêng của mình vào năm 1956. Ông ta vẫn không giành được quyền kiểm soát các cửa hàng của công ty cho đến năm 1961, khi ông triệu tập một nhóm nhà đầu tư mua lại cổ phần Genesco and Bulova. Tuy nhiên, Hoving ngay sau đó đánh dấu việc giảm giá đầu tiên trong lịch sử của Tiffany nhằm cho đi toàn bộ những hàng hóa mà ông ta cho rằng sặc sỡ và tầm thường. Ông ta ngừng bán những chiếc nhẫn kim cương cho đàn ông cũng vì lý do này và cũng cho ngừng bán hàng hóa da, đồ cổ, đĩa bạc, đồ đồng vì nó không đáng là sự chú ý của Tiffany. 1960 - 1970: Tập trung vào "Thẩm mỹ" Vào giai đoạn này, Hoving tuyển mộ một nhóm những nhà thiết kế tài năng để tạo ra một tiêu chuẩn mới về chất lượng cho sản phẩm của Tiffany. Jean Schlumberger được thuê để thiết kế những đồ trang sức tốt nhất và đắt giá nhất cho công ty. Henry Platt mở rộng đội ngũ nhân viên cho xưởng trang sức từ 60 lên 80, và sau đó đưa vào thêm các nhà thiết Elsa Peretti, Angela Cummings, and Paloma Picasso để tạo ra những đồ trang sức chỉ dành riêng cho Tiffany. Van Day Treux, giám đốc thiết kế mới, đã làm hồi sinh lại những sản phẩm bạc cao cấp mạ vàng, các mẫu đĩa bạc cũ và cho thêm vào dòng sản phẩm china mới. Gene Moore được giao nhiệm vụ sửa sang hình thức cho cửa hàng. Ông mất gần như 40 năm để tạo nên cách thức trưng bày nổi bật và cuốn hút. “Thẩm mĩ nếu hiểu đúng nghĩa, doanh thu sẽ luôn tăng”, Hoving đã phát biểu rất dứt khoát. Nhằm mở rộng thêm cơ sở khách hàng của mình, cửa hàng đã đưa thêm hàng những hàng hóa chất lượng vẫn cao nhưng giá thấp hơn như vòng đeo chìa khóa chỉ với giá 3.5 đôla. Vào đầu thập niên 1960 một phần ba khách quen của cửa hàng sống ở cách đó 100 dặm hoặc xa hơn. Một trong nhiều thư kí bán hàng lâu năm của công ty nói rằng, "Có thể nhận thấy rằng có những khách hàng ở đây có những cái tên mà ngay cả tôi cũng không biết". Một cửa hàng San Francisco đã được mở vào năm 1963, và các chi nhánh tại Chicago, Houston, Beverly Hills, và Atlanta cũng lần lượt được thành lập ngay sau đó. Bảng cân đối kế toán đã phán ánh sự quay vòng của Tiffany. Doanh thu hằng năm đạt 21.9 triệu đôla trong năm tài chính 1966 (tính đến 31/1/1967). Lợi nhuận thuần tăng lên mỗi năm, từ 173,612 đôla năm 1955 lên 1.7 triệu đôla năm 1966. Năm đó gần 65 phần trăm doanh thu của Tiffany đến từ trang sức, 18 phần trăm từ bạc, 14 phần trăm từ đồ sứ và thủy tinh, và 3 còn phần trăm từ văn phòng phẩm (khắc, không in) và các mặt hàng đặc biệt khác. Công ty làm tất cả những đồ trang sức kim cương và một phần nhỏ trang sức bằng vàng tại chính cửa hàng tại đại lộ 5 của mình. Hầu như tất cả đều được thiết kế bởi đội ngũ nhân viên của mình. Gần như tất cả bạc cao cấp của công ty (được phân phối tại 150 đại lý nhượng quyền cũng như các cửa hàng Tiffany) cũng đã được đội ngũ nhân viên thiết kế, và 85 phần trăm được sản xuất tại nhà máy Newark. Các sản phẩm sứ và thủy tinh đều được làm theo tiêu chuẩn kĩ thuật của công ty. Catalog chính đầu tiên của công ty (miễn phí đến năm 1972) hoàn toàn được in màu. Quyền sở hữu mới 1970 - 89 Tình hình kinh doanh tiếp tục phát triển vào những năm 1970. Doanh thu gia tăng từ $23 triệu năm 1970 lên $35.2 triệu năm 1974. Thu nhập thuần vượt qua con số $1 triệu năm 1972 và đạt đến $2.1 triệu vào năm sau đó. Tháng 11/1978 Tiffany & co được bán cho Avon Products Inc - công ty sản xuất và phân phối mĩ phẩm hàng đầu thế giới. Doanh thu của Tiffany đã lên tới $60.2 triệu và lợi nhuận ròng khoảng $4 triệu trong năm tài chính trước đó. Hoving vẫn là chủ tịch và giám đốc điều hành cho đến cuối năm 1980, khi ông về hưu. Avon dành $53 triệu để mở cửa hàng Tiffany tại Dallas và Kansas, mở rộng các đơn đặt hàng trực tiếp email của mình, giới thiệu thẻ tín dụng của Tiffany, đơn giản hóa và tin học hóa hoạt động của công ty. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận hoạt động trên doanh thu của công ty giảm từ 17,6 phần trăm đến 6,5 phần trăm giữa 1979 và 1983, chủ yếu là bởi vì nó đã cố gắng để cạnh tranh với các cửa hàng bách hóa bán đồng hồ, đồ sứ và đồ thủy tinh lãi thấp. Môt bài báo Newsweek 1984 chỉ ra rằng cửa hàng tại đại lộ 5 này đã đưa rất nhiều mặt hàng rẻ tiền, điều này làm nó đã bắt đầu trông như Macy's trong thời gian giảm giá, và có nhiều khách hàng đã phàn nàn về sự giảm đi của chất lượng và dịch vụ. Tháng 8/1984 Avon chấp thuận bán Tiffany cho một nhóm nhà đầu tư mà đứng đầu là William R. Chaney với giá $135.5 triệu tiền mặt. Công ty đã chỉ kiếm được $984,000 vào năm 1983 với doanh thu $124.200.000. Dưới sự quản lý mới Tiffany & Co được định hướng lại. Công ty tìm cách trấn an các khách hàng của mình rằng sự tinh tế của Tiffany vẫn được bảo tồn. Công ty cũng cắt giảm chi phí bằng cách đóng cửa nhà máy Newark và cửa hàng của mình tại Kansas, cắt giảm nhân viên, và bắt tay vào một chương trình để bán buôn trang sức, đồ bạc của mình và dòng sản phẩm da đã được khối phục dưới sự quản lý của Avon. Tiffany mất đi $5.1 triệu năm 1984 và $2.6 triệu năm 1985, chủ yếu là vì vay nặng lãi để thanh toán Avon, nhưng vào năm 1986 công ty đã thu được $6.7 triệu với doanh thu thuần $182.5 triệu, dù phải chi ra $9.1 triệu để trả lãi Trong năm 1987 công ty đã kiếm được $16.8 triệu và doanh thu thuần là $230.5 triệu. Tiffany & Co trở lại sàn giao dịch vào năm 1987 nâng số vốn lên $103.5 triệu bằng việc bán 4.5 triệu cổ phần trong cổ phần thường. Khoảng $43 triệu trong tổng số này được dùng để thanh toán gần như tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của công ty. Công ty lúc này không còn sở hữu tòa nhà tại đại lộ 5 cũng như mảnh đất tại khu vực đó mà nó phải mua lại $2 triệu vào năm 1963. Nước hoa của Tiffany được giới thiệu vào năm 1987 với giá $220 trên 1 once và được tiếp thị đến các cửa hàng bách hóa trên toàn đất nước. Khăn len và lụa cũng được giới thiệu trong năm này, ngay sau đó không lâu cà vạt đã được thêm vào, và dòng sản phẩm túi xách, bóp, ví, cặp đựng tại liệu cũng được mở rộng. Cửa hàng tại London đã được mở lại vào năm 1986, cửa hàng ở Munich và Zurich mở cửa năm 1987 và 1988. Để tạo điểm nhấn cho sự tráng lệ vào năm 1988 Tiffany đã trưng bày trong năm cửa hàng của mình bộ sưu tập bao gồm 22 món nữ trang độc đáo được làm bởi xưởng của mình với giá trị hơn $10 triệu. Trưng bày tất cả nhưng chỉ bán một phần. Có lẽ đó là nghịch lý nhưng lại có ích, điểm nhấn của Tiffany vào tính sang trọn, xa hoa đã thu hút được công chúng, hơn 25000 người đã đến thăm cửa hàng vào thứ bảy trong mùa lễ. Năm 1990 vào sau đó: Số lượng catalog gởi qua đường bưu điện của Tiffany đạt đến 15 triệu vào năm 1994. Những ấn phẩm này được xem như là các công cụ tạo nên quảng bá cho hình ảnh và tăng doanh số cho cửa hàng cũng đồng thời là nguồn lợi nhuận cho chính chúng. Các nỗ lực tiếp thị trực tiếp của công ty cũng bao gồm cả hình thức bán từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp và catalog quà tặng doanh nghiệp mỗi năm. Khách hàng doanh nghiệp mua sản phẩm của Tiffany để làm quà tặng, dịch vụ chăm sóc nhân viên, quà thưởng cho thành tích tốt, quà để khích lệ khách hàng và quà cho các mục đích khác. Viễn Đông cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Tiffany. Mitsukoshi Ltd, “Chuỗi cửa hàng bán đồ cao cấp của Nhật Bản," đã kiếm được $ 26.5 triệu từ các sản phẩm của Tiffany trên $ 290 triệu doanh thu năm 1988 khi họ bắt đầu đưa các sản phẩm của Tiffany vào cửa hàng của mình. Tiffany's đã mở hai cửa hàng tại Hồng Kông trong năm 1988 và 1989, cái thứ ba ở Đài Loan vào năm 1990, và cái thứ 4 tại Singapore vào năm 1991. Năm 1992 đánh dấu thêm một năm giảm sút nữa của Tiffany do hai nguyên nhân. Doanh số bán của Mitsukoshi giảm xuống 35% và bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái, người tiêu dùng Nhật cắt giảm chi tiêu làm cho các cửa hàng lưu lại một lượng tồn khó trên mức cần thiết. Những nguyên nhân này cùng với sự suy thoái kinh tế 1990-1991 ở Mỹ buộc Tiffany tái lập vào việc bán hàng công chúng một lần nữa. Một chiến dịch thông tin mới nhấn mạnh rằng giá trị mua sắm trung bình cho các sản phẩm của Tiffany là dưới $200 và các chiếc nhẫn đính hôn kim cương sẽ bắt đầu từ mức giá $850. Để đảm bảo cho công ty tránh khỏi việc tụt vị trí then chốt trên thị trường, công ty vẫn tiếp tục duy trì hình tượng đẳng cấp thông qua việc phát phát các tập sách liên quan đến sản phẩm Tiffany và trưng bày trong các cửa hàng. Tránh việc xem Tiffany là một cơ sở sản xuất hàng xa xỉ, Chaney đã miêu tả Tiffany như là một công ty dẫn đầu về thiết kế cung cấp những sản phẩm chất lượng với mức giá cạnh tranh. Điều này chứng tỏ chiến dịch tiếp thị đã thành công khi doanh thu của Tiffany tăng lên đến $682.8 trong năm 1994, nhờ tỉ lệ tăng trưởng từ các nhà bán lẻ quốc tế. Đến giữa năm 1995 Tiffany đã có 18 cửa hàng bán lẻ tại Mỹ. Trên phương diện quốc tế, công ty thành lập cửa hàng ở cả London và Tokyo. Năm 1995, Bảo tàng Louvre đã tôn vinh nhà thiết kế của Tiffany là Jean Schlumberger sau khi ông chết, đây là lần thứ ba bảo tàng tôn vinh một nhà thiết kế trang sức. Tiffany tăng trưởng liên tục qua 2000 đến 2007, công ty hoạt động với 64 cửa hàng Tiffany & Co tại Mỹ và 103 cửa hàng Tiffany & Co quốc tế bao gồm các địa điểm ở Đông Á, Châu Âu, và Trung Đông. Năm 2008 vừa rồi viện nghiên cứu tầng lớp thượng lưu Mỹ có trụ sở tại New York đá tiến hành khảo sát dựa trên mạng lưới 500 khách hàng có mức giá trị tài sản bình quân 15.1 triệu USD về bình chọn 20 thương hiệu trang sức xa xỉ nhất. Các khách hàng đá xếp hạng trang sức xa xỉ dựa trên 4 tiêu chí đó là: Chất lượng cao cấp, độc nhất, mức độ phổ biến địa vị xã hội và dịch vụ khách hàng tốt nhất. Công ty đứng ở vị trí thứ năm trong số 10 thương hiệu trang sức hàng đầu thế giới. 2. Sứ mệnh và viễn cảnh a. Viễn cảnh: Charles Lewis Tiffany founded Tiffany & Co. with the vision of making quality items that would be desired by a discerning group who sought luxury from the items they bought. Viễn cảnh của Charles Lewis Tiffany thành lập Tiffany & co là tạo ra những sản phẩm chất lượng dành cho những ai khát khao theo đuổi sự sang trọng, xa hoa từ những sản phẩm mình mua. b. Sứ mệnh: Tiffany & co seeks to enrich the lives of its customers by creating enduring objects of extraordinary beauty that will be cherished for generations. Tiffany & co theo đuổi việc làm phong phú cuộc sống các khách hàng của mình thông qua việc tạo nên những sản phẩm dài lâu với vẻ đẹp độc đáo và sẽ được yêu mến cho các thế hệ. Sứ mệnh sản phẩm của chúng tôi là sản xuất ra những sản phẩm với thiết kế vĩnh cửu sử dụng những nguyên liệu tinh khiết nhất và thể hiện sự tinh tế nhất. Các sản phẩm của chúng tôi đại diện cho thế giới của sự tinh tế. Các sản phẩm của Tiffany mang đậm phong cách và vượt lên trên cả xu hướng của thời trang. Chúng đem đến cho khách hàng giá trị dài lâu và mang vẻ đẹp, sự hứng thú từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sứ mệnh về dịch vụ của chúng tôi là được công nhận mang lại sự ấm áp, thanh lịch và hiệu quả. Chúng tôi sẽ tiến hành tư vấn, chia sẻ các kiến thức chuyên môn và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng của mình. Chúng tôi sẽ luôn luôn thực hiện đúng các cam kết. Các sứ mệnh của chúng tôi với các bên liên quan phản ánh các cam kết của mình với các nhân viên, cổ đông và cộng đồng ủng hộ cho chúng tôi. Đối với nhân viên của mình, chúng tôi sẽ tạo nên một môi trường để công nhận và khen thưởng cho sự sáng tạo, sáng kiến và cống hiến và tôn trọng tính đa dạng, phẩm cách và các giá trị chia sẻ của tập thể và gia đình. Chúng tôi sẽ tuân theo các luật, phong tục tập quán và giá trị của các cộng đồng địa phương và làm giàu cho cộng đồng thông qua sự tham gia của nhân viên với vai trò công dân trong xã hội và sự ủng hộ tài chính của mình cho nguyện vọng cộng đồng. Đối với các cổ đông, chúng tôi nhắm đến việc tạo ra thu nhập tài chính cao hơn với việc kinh doanh, kiểm toán và các thông lệ đạo đức thể hiện sự nhất quán và minh bạch. Mục đích cốt lõi: Mục đích cốt lõi là lý do tồn tại của tổ chức. Nó làm động lực cho công ty thực hiện các hoạt động của mình. Đối với Tiffany đó là “The purpose of Tiffany is to offer the world the best jewelry with high quality to display the nobleness and the great tiffany heritage”, tạm dịch “Mục đích của Tiffany là đem đến cho thế giới trang sức tốt nhất với chất lượng cao thể hiện sự cao quý và di sản tuyệt vời của Tiffany”. Tiffany luôn muốn đem đến những trang sức chất lượng nhất, tôn vinh vẻ đẹp sự cao quý và thể hiện những gì mà nó làm tốt nhất. Bởi Tiffany luôn tin rằng vẻ đẹp sẽ làm giàu cho cuộc sống. Cho dù là trong bất kì thời điểm nào dù tốt hay xấu mọi người đều tìm đến vẻ đẹp và niềm vui. Giá trị cốt lõi: quality, craftsmanship and design excellence Chất lượng, Kĩ nghệ và Hoàn hảo trong thiết kế. Giá trị cốt lõi là niềm tin lâu dài của một tổ chức. Nó là một nhóm nhỏ các nguyên lý hướng dẫn ngàn đời. Đối với Tiffany & co những giá trị họ luôn gìn giữ đó là Chất lượng cao, Kỹ nghệ cao và sự hoàn hảo trong thiết kế. Thành lập cách đây hơn 170 năm dù đã trải qua nhiêu thăng trầm công ty vẫn không xa rời chúng mà vẫn luôn gìn giữ. Công ty luôn tỉ mĩ trong quá trình lựa chọn nguyên liệu với tiêu chuẩn tinh khiết nhất để tạo ra các sản phẩm của mình. Sự tuyển lựa này đã đem đến làm cho người sáng lập Tiffany được xem là “vua của kim cương”. Tiffany là công ty đầu tiên đưa ra tiêu chuẩn bạc cao cấp 925/1000 và tiêu chuẩn bạch kim cho ngành trang sức tại Mỹ. Các sản phẩm của công ty luôn đi cùng với những kỹ nghệ cao trong chế tác. Bản thân người sáng lập đời đầu của công ty đều là những nghệ nhân nên họ luô
Luận văn liên quan